1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1990 - 2004

12 612 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 20,87 KB

Nội dung

THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CẤU CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1990 - 2004 I. thực trạng phát triển kinh tế trong giai đoạn 1990 - 2004 1. Giai đoạn 1991 - 1995 Giai đoạn này đánh dấu một mốc quan trọng đối với kinh tế Việt Nam, là giai đoạn nền kinh tế tốc độ tăng trưởng cao nhất từ trước tới nay. GDP tăng bình quân năm là 8,2% từ 1991 - 1995. Đặc biệt nổi bật là sự tăng trưởng của ngành công nghiệp, trong giai đoạn này giá trị sản lượng công nghiệp tăng trưởng bình quân là 13,4%/năm, lạm phát được đẩy lùi từ 67,7% năm 1991 lên 18,2%/GDP năm 1995, tổng đầu tư toàn xã hội tăng từ 15,1% GDP năm 1991 lên 27,1% GDP năm 1995; cấu kinh tế chuyển biến tích cực theo hướng công nghiệp hoá: năm 1991 tỷ trọng các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ tương ứng là 23,5; 40,5%; 36% đến năm 1995 thay đổi cấu trong 3 ngành đó là: 27,2%; 28,8%; 44,1%. Xuất khẩu tăng mạnh hơn 2 lần từ 1991 là 2,042 tỷ đô la đến 1995 là 5,2 tỷ đô la. Nguyên nhân của sự tăng trưởng giai đoạn 1991 - 1995 Nguyên nhân bao trùm của tốc độ tăng trưởng cao trong giai đoạn này la những cải cách mạnh mẽ vào cuối những năm 80. Từ sự kiện đổi mới Đại hội VI năm 1986 đến năm 1990, Việt Nam đã liên tục thực hiện cải cách, mở cửa theo hướng chế htị trường, những chủ trương đó đã phát huy mạnh mẽ tiềm lực trong nước, tạo điều kiện cho mọi ngời dân, mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh theo chế thị trường; thu hút nhanh vốn đầu tư nước ngoài, từ năm 1993 nguồn tài trợ ODA là những nguyên tố quan trọng tăng nguồn đầu tư trong khi tiết kiệm và đầu tư trong nước thấp. Ngoài ra từ năm 1988, Việt Nam xuất hiện một ngành mới là khai thác dầu thô, trong năm 1989, dầu thô đã đóng góp 7,2% tổng thu ngân sách 1,1% GDP trong các năm 1990 - 1991, dầu thô đã đóng góp tới 13,1% và 20,8% tổng thu ngân sách 2,0% và 2,8% GDP. Xuất khẩu dầu thô đã thu hút được nguồn thu gần đủ để bù đắp cắt giảm viện trợ của khối Liên Xô cũ. Cũng với đó là Việt Nam đã nhanh chóng tìm ra thị trường mới để tăng giá trị xuất khẩu, hàng hóa, nên về nguyên tắc, sự sụp đổ của khối Liên Xô cũ không ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế nước ta. 2. Giai đoạn 1996 - 1999 Nếu như giai đoạn 1991 - 1995 nền kinh tế Việt Nam tăng nhanh và ổn định, thì bắt đầu từ năm 1996, đã bộc lộ nhiều yếu kém nội tại của nền kinh tế. Tốc độ tăng GDP đã giảm từ năm 1996, sau đó giảm rất nhanh xuống 4,8% năm 1999 từ 9,45 năm 1995. Từ năm 1996, thì những chính sách "cởi trói" của các năm cuối thập kỷ 80 không còn phát huy tác dụng như những năm 1991 - 1995. Sau một giai đoạn nền kinh tế phát triển nhanh nghĩa tăng mạnh các lực lượng sản xuất, htì nó cũng đỏi hỏi các dịnh chế, các chính sách cần đổi mơi để phù hợp với nền kinh tế thị trường ở nước ta cao hơn. Hệ quả tất yếu la mức độ chậm chạp trong việc cải thiện năng lực cạnh tranh vốn đã yếu kém của sản phẩm Việt Nam trên thị trường cả trong lẫn ngoài nước, cấu kinh tế bất hợp lý, xảy ra tình trạng không cân đối giữa cung và cầu. Hệ số ICOR tăng nhanh (từ khoảng 2,8 - 3,5 trong thời kỳ 1990 - 1996 lên 4,9 - 5,4 trong các năm 1998 và 1999) là một trong những bằng chứng rõ nhất của tình trạng hoạt động kém hiệu quả của nền kinh tế giai đoạn 1996 - 1999 3. Giai đoạn 2000 - 2004 Trên sở tình hình phát triển kinh tế - xã hội 3 năm 2001 - 2003 và những dự báo khả năng thực hiện kế hoạch năm 2004 như trên, thể sơ bộ đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu va nhiệm vụ 4 năm 2001 - 2004 so với kế hoạch 5 năm như sau: Nền kinh tế vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá và ổn định; nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân 4 năm 2001 - 2004 khoảng 7,2% (năm 2001 tăng 6,9%, năm 2002 tăng 7,1% năm 2003 tăng 7,3%, năm 2004 tăng 7,6%); tuy thấp hơn 0,3% só với mức kế hoạch bình quân chung 5 năm 2001 - 2005; nhưng trong điều kiện khó khăn cả ở trong và ngoài nước thì mức tăng trưởng đạt được 4 năm qua là một cố gắng rất lớn; đây là mức tăng trưởng khá cao so với các nước trong khu vực. Giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng bình quân trong 4 năm (2001 - 2004) là 5,2% (kế hoạch là 4,8%). Tuy nhiên, giá trị tăng thêm (GDP nông nghiệp) dự kiến chỉ đạt khoảng 3,4%, thấp hơn mục tiêu đề ra (mục tiêu 5 năm là 4%/năm). Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân trong 4 năm (2001 - 2004) tăng 15,3%, (kế hoạch 5 năm 2001 - 2005 là 13,1%). Tuy nhiên, do chi phí sản xuất còn cao nên giá trị tăng thêm của công nghiệp bình quân 4 năm chỉ đạt 10%, thấp hơn kế hoạch (kế hoạch 5 năm là 10,4%). Giá trị các ngành dịch vụ tăng bình quân 4 năm khoảng 7,2%, thấp hơn so với mục tiêu của kế hoạch 5 năm 2001- 2005 đề ra là 7,5%. Giá trị tăng thêm bình quân 4 năm đạt 6,6% (mục tiêu kế hoạch 5 năm la 6,8%). Tính chung 4 năm, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt gần 77 tỷ USD, tốc độ tăng xuất khẩu bình quân 4 năm là khoảng 14,6% (năm 2001 tăng 4,1%, năm 2002 tăng 11,2%; năm 2003 tăng 20,8%; năm 2004 tăng 24%) (kế hoạch 5 năm là 104 - 110 tỷ USD, tăng 14 - 16%). Kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người năm 2004 đạt trên 305 USD/người, tuy còn ở mức thấp nhưng đã thuộc loại các nước nền ngoại thương phát triển. Ước tổng vốn đầu tư đưa vào nền kinh tế 4 năm 2001 - 2004 (tính theo giá 2000) khoảng 731 nghìn tỷ đồng, đạt khoảng 88% kế hoạch 5 năm đề ra. Trong đó, vốn đầu tư thuộc ngân sách Nhà nước chiếm 21,9%; vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước chiếm 14,7%; vốn đầu tư của Doanh nghiệp Nhà nước chiếm 17,7%; vốn đầu tư của tư nhân và dân cư chiếm 25,7%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm 17,3%. Trong 4 năm 2001 - 2004 cam kết ODA dự kiến đạt khoảng 10,5 tỷ USD; giải ngân ODA ước đạt khỏng 6,2 tỷ USD. Thu ngân sách Nhà nước 4 năm qua đạt khá, tỷ lệ huy động vào ngân sách trung bình là 22,7% GDP. Tình hình giá cả biến dộngvà diễn biến phức tạp. Chỉ số giá tiêu dùng tăng bình quân 4 năm khoảng 4,5%/năm (kế hoạch là dưới 5%). Tạo việc làm mới trong 4 năm cho 5,9 triệu lao động (kế hoạch 5 năm là 7,5 triệu lao động); tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2004 giảm xuống còn 8,3% (kế hoạch đến năm 2005 là 22 - 25%). Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi đến cuối năm 2004 là 26% (kế hoạch đến năm 2005 là 22 - 25%). Tỷ lệ hộ được dùng nước sạch ở nông thôn đến cuối năm 2004 là 58% (kế hoạch đến cuối 2005 là 62%) Mức tăng trưởng trong 4 năm qua tuy khá, nhưng với quy mô nền kinh tế nước ta còn quá nhỏ bé thì tốc đọ tăng trưởng như vậy còn quá thấp để thể rút ngắn khoảng cách so với các nước trong khu vực. Điều đó đòi hỏi cần sự phấn đấu cao hơn, bứt phá mạnh hơn trong các năm tới, trước mắt là năm 2005 để nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững và hiệu quả. 4. Tổng quan về sự phát triển của công nghiệp Trong những năm qua công nghiệp đã đạt được những thành tựu đáng kể, góp một phần lớn đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, do phát huy được lợi thế so sánh trong việc khai thác tài nguyên và phát huy lợ thế về sử dụng nguồn lao động. Những kết quả đó là sự cố gắng rất lớn của nền kinh tế nói chung và của ngành công nghiệp nói riêng. Tỷ lệ công nghiệp chiếm trong tổng sản phẩm trong nước từ 21,85% năm 1995, đến năm 1998 đã tăng lên 26,84% (nếu kể cả xâydựng tỷ lệ này tương ứng là 28,72% và 32,59%). Đến năm 2004 tỷ trọng công nghiệp trong GDP tăng lên 39,3% năm 2005 ước đạt 42%. Công nghiệp đã góp phần quan trọng trong tăng giá trị xuất khẩu của quốc gia, chiếm khoảng 60% trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Một số sản phẩm xuất khẩu giá trị kim ngạch lớn là: dầu thô, hàng dệt may, hàng da giầy, hàng nông sản chế biến. Gần đây kim ngạch xuất khẩu sản phẩm linh kiện điện tử cũng đã đạt trên 500 triệu USD. Ngành công nghiệp khai thác: Trong những năm vừa qua công nghiệp khai thác đã phát triển mạnh, đặc biệt là ngành khai thác dầu khí, đây là ngành cai trò quan trọng đóng góp cho sự khởi động của quá trình công nghiệp hoá đất nước. Hiện nay ngành công nghiệp khai thác đã chiếm khoảng 20% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp, riêng ngành dầu khí chiếm trên 18,5%. Sản lượng dầu thô năm 2004 đạt trên 20,05 triệu tấn, đóng góp 23% cho giá tị kim ngạhc xuất khẩu của cả nước.Trong những năm tới nguồn tài nguyên này đang gia tăng, đặc biệt là khá lợi thế này sẽ tạo điều kiện cho viẹc phát triển các ngành công nghiệp xuất khẩu chế biết phát triển theo, tạo nguồn nguyên liệu cho sản xuất trong nước và xuất khẩu. Đặc biệt sẽ tạo ra chương trình phát triển đồng bộ từ khai thác, sự chuyển đén chế biến khí đang mở ra triển vọng phát triển cho nhiều ngành công nghiệp, trước hết là phát điện và một số ngành công nghiệp hoá và phân bón. Công nghiệp chế biến: Tỷ trọng các ngành công nghiệp chế biến và chế tác đã chiếm trên 80% trong giá trị sản xuất công nghiệp; đã từng bước đổi mới công nghiệp trong một số ngành nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, hướng mạnh về xuất khẩu. Đã xu hướng hình thành những ngành công nghiệp công nghệ cao, thực hiện chuyển dịch cấu công nghiệp theo định hướng đi từ những ngành công nghiệp thu hút nhiều lao động với công nghệ thấp đến các ngành công nghiệp thu hút nhiều lao động với công nghệ tiên tiến và công nghệ cao, đó là các ngành công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin, ngành khí chế tạo phát triển theo hướng nội địa hoá phụ tùng cấu kiện cho công nghiệp lắp ráp, trong đó các loại động cơ. Các ngành công nghiệp chế biến sử dụng nguyên liệu từ các ngành nông, lâm thuỷ sản hải sản chiếm tỷ lệ cao chất trogn ngành công nghiệp chế biến và chế tác, khoảng 36% trong giá trị sản xuất công nghiệp. Đã tạo ra nhiều sản phẩm suất khẩu giá trị kim ngạch lớn và khả năng cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới như: thuỷ hải sản, gạo cà phê, cao su, chè, hạt điều… Tuy nhiên các ngành công nghiệp mới chỉ làm ở khâu sơ chế ban đầu, chủ yếu vẫn là xuất khẩu nguyên liệu. Nguyên liệy nông sản ta thị trường sản phẩm tươi sống. Ngành công nghiệp này chưa phat triển mạnh nhưng lại gó phần phân công lại lao động trong nông nghiệp thêo hướng CNH. Trong những năm gần đầ cấu lao động giữa công và nông nghiệp hầu như không thay đổi. Một số sản phẩm nước ta cso nhiều lợi thế so sánh như rau quả xuất nhập khẩu cũng chưa phát triển hết tiềm năng. Các ngành công nghiệp nhân công, thu hút nhiều lao động như ngành con dệt, may, da giầy chiếm khoảng 32% trong giá trị sản xuất công nghiệp, đã đóng góp giá trị kim ngạch xuất khẩu ngành công nghiệp USD nếu tính cả ngành da giầy, giá trị kim ngạch xuất khẩu trên 6,9 tỷ USD, đứng đầu trong các hàng xuất khẩu. Trong những năm vừa qua ngành công nghiệp gia công xuất khẩu này đã phát triển, giải quyết nhiều công ăn việc làm cho xã hội và phân bố triên nhiều địa phươg cả thành thị và một số vùng nông thôn. Đây là những ngành công nghiệp mà ta đang lựo thế vè nguồn nhân công nhiều với mức lương thấp và thị trường thư EU, Mỹ và Nhật. Ngành công nghiệp may của ta hiện nay đã xuất khẩu gia công cho trên 40 nước và đã thu hít đựơc nhiều dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài. Tuy nhiên hiện nay chủ yếu vẫn xuất khẩu dưới dạng gia công đặt hàng, tỷ lệ giá trị gia tăng thấp. Mỗi liên kết trong ngành còn yếu, phần lớn vải gia công đều từ nguồn nước ngoài vào vải sản xuất trong nước cung cáp chi xuất nhập khẩu còn rất ít, khoảng dưới 10%. Nguyên nhân chủ yếu là công nghệ yếu kém dẫn đến chất lượng không đạt yêu cầu. Mặt khác cũng nguyên nhân do trình độ tiếp cận thị trường yếu kém vẫn cần dựa vào đối tác gia công. Môi trường đầu tư cũng như môi trường kinh doanh cũng còn bất cập, chưa tạo động lực cho ccs Doanh nghiệp vừa và nhỏ và khu vực tư nhân phát triển. 5. Tác động của quá trình chuyển dịch cấu công nghiệp đến sự phát triển kinh tế 5.1. Chuyển dịch cấu CN góp phần tăng trưởng GDP Chuyển dịch cấu công nghiệp đã đóng góp quan trọng vào tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế, góp phần nâng cao đời sống vật chất, văn hóa chất tinh thần của nhân dân. Từng bước tạo ra cấu kinh tế hợp lý. Đồng thời chuyển dịch cấu công nghiệp còn góp phần thúc đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH đất nước. Tạo ra tiền đề cho quá trình hội nhập kinh tế. 5.2. Chuyển dịch cấu công nghiệp tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch cấu kinh tế Tỷ trọng ngành công nghiệp trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân tăng từ 19,8% năm 1991 lên 21,9% năm 1995 và 36,6% năm 2000, năm 2005 ước đạt 42%. Góp phần thúc đẩy chuyển dịch cấu kinh tế, khẳng định vai trò chủ đạo của công nghiệp trong nền kinh tế. Bên cạnh đó công nghiệp còn góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động và còn thúc đẩy các ngành khác phát triển như công nghiệp nông thôn, y tế giáo dục, các lĩnh vực dịch vụ… Tạo ra môi trường thuận lợi cho vi ệc Việt Nam gia nhập các tổ chức kinh tế thế giới. II. Những thách thức đối với phát triển công nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế việt nam Phát triển công nghiệp trong những năm qua đã đạt nhiều thành tựu và đã đóng góp lớn cho tăng trưởng của nền kinh tế, tuy nhiên nhìn chung vẫn đang ở điểm xuất phát thấp, sức cạnh tranh công nghiệp còn nhiều yếu kém, còn gặp nhiều thách thức trong việc gia nhập thị trường khu vực và thế giới trong môi trường tự do hóa. Một số điểm đánh giá cụ thể như sau: 1. Về khả năng cạnh tranh Khả năng cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp so với các nước trong khu vực và trên thị trường thế giới về chất lượng, giá cả và thời gian giao hàng, dịch vụ sau bán hàng còn thấp. Chỉ tiêu tổng hợp nhất về khả năng cạnh tranh là năng suất lao động thấp, chi phí đầu tư cao, tiêu hao vật chất đầu vào lớn và trình độ quản lý kém đã làm giảm đi những lợi thế so sánh, hạn chế lợi thế cạnh tranh. Phần lớn các ngành công nghiệp đều yêu cầu bảo hộ của Chính phủ. Ngoài các biện pháp về thuế quan, còn phải duy trì nhiều biện pháp phi thuế quan như hạn chế số lượng, cấp quốc gia… 2. Về trình độ trang bị công nghệ Phần lớn công nghệ trong các ngành công nghiệp đều lạc hậu cũng là một nguyên nhân làm giảm khả năng cạnh tranh. Tốc độ đổi mới công nghệ mới đạt khoảng 7-8% năm. Khả năng chuyển giao công nghệ thông qua đầu tư nước ngoài chưa nhiều. Năng lực nội sinh về công nghệ chưa đáp ứng được yêu cầu, nghiên cứu và phát triển chưa gắn với sản xuất và đáp ứng đúng yêu cầu sản xuất. Ngược lại, các sở sản xuất cũng không đặt hàng cho các quan nghiên cứu và triển khai. Những ngành công nghiệp kỹ thuật cao chậm phát triển, chưa tạo được những tác động nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm của các ngành công nghiệp và các ngành nghề khác của nền kinh tế quốc dân, nâng cao năng suất lao động xã hội. Nguồn nhân lực đáp ứng cho yêu cầu phát triển các ngành công nghiệp cao cũng còn thiếu và hạn chế về trình độ, hạn chế về chủ động tiếp nhận chuyển giao công nghệ của nước ngoài. Trình độ công nghiệp hóa còn thấp thể hiện trên mức tiêu dùng một số sản phẩm như năng lượng điện, sắt thép, xi măng… còn thấp xa so với các nước trong khu vực và các nước công nghiệp. Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm là ngành vai trò quan trọng, chế biến các nguyên liệu từ nông nghiệp, tạo ra sự phân công lao động mới trong nông nghiệp và nông thôn, góp phần công nghiệp hóa nông nghiệp và nông thôn. Nhưng hiện nay, nguyên liệu từ sản xuất nông nghiệp mới chỉ khoảng 30% đưa vào chế biến công nghiệp. Chủ yếu là chế biến thô, sơ chế hoặc bảo quản, thực chất vẫn chủ yếu là xuất khẩu sản phẩm nguyên liệu thô như hải sản đông lạnh, cà phê, cao su… Kim ngạch xuất khẩu công nghiệp chiếm phần lớn là xuất khẩu nguyên liệu thô như dầu thô, khoáng sản, nguyên liệu từ nông lâm, hải sản. Tình trạng này vừa hạn chế đóng góp giá trị gia tăng, tạo thêm việc làm, vừa không nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm từ nguồn tài nguyên thiên nhiên và nông nghiệp. Tỷ lệ tạo giá trị gia tăng qua chế biến công nghiệp cũng còn thấp, một số sản phẩm gia công xuất khẩu là điển hình, mới chỉ thu được tiền công với giá nhân công thấp, nguyên liệu chủ yếu phải nhập khẩu. Ngành dệt may là ngành xuất khẩu đạt kim ngạch lớn trên 4,2 tỷ USD năm 2004 3. Về môi trường đầu tư phát triển công nghiệp chế tổ chức và môi trường phát triển còn bất cập. Khu vực doanh nghiệp Nhà nước hiện nay nắm những sở sản xuất lớn và những ngành công nghiệp then chốt, nhưng hiệu quả sản xuất không cao và khả năng cạnh tranh yếu. [...]... đó chính là các nguyên nhân làm cho công nghiệp Việt Nam thực sự chưa chủ động sáng tạo trong quá trình phát triển Thứ hai phần lớn công nghệ trong các ngành công nghiệp của Việt Nam đều lạc hậu và cũ kỹ đây cũng là một nguyên nhân làm giảm khả năng cạnh tranh củă các sản phẩm công nghiệp Tốc độ đổi mới công nghệ còn chậm mới đạt khoảng 7-8 % năm Khả năng chuyển giao công nghệ thông qua đầu tư nước ngoài... thế giới Thứ ba trình độ công nghiệp hóa còn thấp thể hiện trên mức tiêu dùng một số sản phẩm như năng lượng điện, sắt thép, xi măng Còn thấp xa so với các nước trong khu vực và các nước công nghiệp Đây là biểu hiện của sự tiến bộ trong CNH Nói chung thực trạng công nghiệp của chúng ta còn nhiều yếu kém, chính vì thế mà trong giai đoạn tới cần phải sự chuyển dịch cấu công nghiệp hợp lý hơn để phù... trường phát triển khu vực công nghiệp tư nhân tuy đã cải thiện nhưng chưa thực sự tạo được động lực phát triển và bản thân khu vực này cũng còn nhỏ bé, thiếu sức cạnh tranh Qua thực trạng phát triển công nghiệp trong những năm qua ta thấy công nghiệp Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng của nền kinh tế, tuy nhiên nhìn chung ngành công nghiệp vẫn đang ở điểm... lượng sản phẩm củă các ngành công nghiệp và các ngành nghề khác củă nền kinh tế quốc dân, nâng cao năng suất lao động xã hội Nguồn nhân lực đáp ứng cho yêu cầu phát triển các ngành công nghệ cao cũng còn thiếu và hạn chế về trình độ, hạn chế về chủ động tiếp nhận chuyển giao công nghệ của nước ngoài Đây là một mặt yếu kém mà công nghiệp Việt Nam cần giải quyết ngay trong giai đoạn tới để thể gia nhập... phát thấp, chất lượng sản phẩm kém, sức cạnh tranh công nghiệp còn nhiều yếu kém, nhiều thách thức trong việc gia nhập thị trường khu vực và thế giới trong môi trường tự do hóa Sự yếu kém này là do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan Nói chung từ thực trạng trên ta rút ra đánh giá cụ thể như sau: Thứ nhất, là khả năng cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp so với các nước trong khu vực và trên thị... qua đầu tư nước ngoài chưa nhiều Năng lực nội sinh về công nghệ chưa đáp ứng được yêu cầu; nghiên cứu và triển khai chưa gắn với sản xuất và chưa đáp ứng đúng yêu cầu sản xuất, ngược lại các sở sản xuất cũng không đáp ứng đúng yêu cầu sản xuất, ngược lại các sở sản xuất cũng không đặt hàng cho các quan nghiên cứu triển khai Những ngành công nghiệp kỹ thuật cao chậm phát triển, chưa tạo được những... thị trường thế giới về chất lượng, giá cả và thời gian giao hàng, các dịch vụ sau bán hàng Chỉ tiêu tổng hợp nhất về khả năng cạnh tranh là năng suất lao động thấp, chi phí đầu tư cao, nên tiêu hao vật chất đầu vào lớn và trình độ quản lý kém đã làm giảm đi những lợi thế so sánh, làm hạn chế lợi thế cạnh tranh Phần lớn các ngành công nghiệp đều yêu cầu bảo hộ của Chính phủ Ngoài ra các biện pháp về thuế . THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1990 - 2004 I. thực trạng phát triển kinh tế trong giai đoạn 1990 - 2004 1. Giai đoạn. quá trình chuyển dịch cơ cấu công nghiệp đến sự phát triển kinh tế 5.1. Chuyển dịch cơ cấu CN góp phần tăng trưởng GDP Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp đã

Ngày đăng: 26/10/2013, 15:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w