1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thị trường xuất khẩu gạo 2008, triển vọng 2009

6 392 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 336 KB

Nội dung

thị trường xuất khẩu gạo 2008, triển vọng 2009

Trang 1

Những thành tựu của thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam năm 2008 vàxu hướng phát triển năm 2009

Năm 2008, sản lượng gạo thế giới và Việt Nam tăng mạnh, chủ yếu là do tăng diện tích sản xuất và tăng năng suất tại các nước sản xuất chính trên thế giới Sản xuất lúa năm 2008 có triển vọng tốt ở khu vực Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ Latinh Tại các nước sản xuất gạo lớn trên thế giới như Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan, Trung Quốc, do điều kiện thời tiết thuận lợi, cùng với việc mở rộng diện tích nên sản lượng gạo đạt cao Tại Việt Nam, năm 2008 là năm đạt sản lượng lúa cao nhất từ trước cho đến nay do diện tích lúa được

mở rộng và năng suất tăng Sản lượng lúa cả năm 2008 đạt 38,6 triệu tấn, tăng 2,7 triệu tấn so với năm 2007

Hình 1: Diện tích và sản lượng lúa cả nước, 2000-2008

Nguồn: AGROINFO, tổng hợp số liệu từ Cục trồng trọt, Bộ NN&PTNT

Thị trường gạo trong nước: Cung ổn định, sốt cầu ảo, giá gạo tăng cao trong những tháng đầu năm 2008 nhưng giảm mạnh trong những tháng cuối năm 2008

Thị trường gạo Việt Nam năm 2008 có nhiều biến động Trong nửa đầu năm 2008, thị trường gạo trong nước có nguồn cung ổn định, tuy nhiên do sốt cầu ảo nên giá gạo tăng cao trong những tháng đầu năm 2008 Đặc biệt là tuần cuối tháng 4/2008, đã xảy ra một cơn sốt gạo Tại các chợ đầu mối lớn như: Xuân Khánh, An Nghiệp, Cái Khế , trong 3 ngày (từ 26-29/4/08) diễn ra cơn sốt gạo, giá gạo đạt mức 15.000-20.000 đồng/kg tuỳ loại gạo, tăng gấp hai, thậm chí gấp ba lần so với mức giá trung bình của 4 tháng trước đó

Nguyên nhân chính gây nên sự biến động mạnh về giá gạo là do giá gạo thế giới tăng mạnh, cộng với việc thiếu thông tin dự báo về thị trường lúa gạo, đã dẫn đến việc người dân hiểu sai về tình hình cung cầu, tạo tâm lý hoang mang và người dân đổ xô đi mua gạo tích trữ Cộng thêm với việc một số đại lý bán gạo đóng cửa ngừng cung cấp gạo đã dẫn đến tình trạng “sốt gạo” trong dân Hơn nữa, việc có nhiều đối tượng tham gia đầu cơ gạo, có cả các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng nông sản khác như hạt tiêu, cà phê; các nhà kinh doanh chứng khoán, thậm chí cả các chủ tàu cá cũng gom gạo và bán gạo trái phép cho các chủ tàu cá ở một số nước khác trong khu vực đã đẩy giá gạo trong nước tăng lên.

Tuy nhiên, ngay sau đó, giá gạo tại thị trường trong nước đã trở lại mức ổn định do điều hành của chính phủ cùng với chính sách bình ổn giá gạo của hệ thống các siêu thị như Coop Mart, Big C1 Tại thị 1 Hệ thống siêu thị Coop Mart đã không hạn chế khối lượng mua gạo và mở cửa phục vụ người tiêu dùng Hệ thống siêu thị Big C tăng cường thêm 200 tấn gạo để cung ứng cho các siêu thị trực thuộc ở Tp HCM, Biên Hoà, Đà Nẵng, Hà Nội, Hải Phòng với giá bán thấp, tương đương hoặc chỉ cao hơn một chút so với giá trước khi diễn ra cơn sốt, ở

Trang 2

trường thành phố Hồ Chí Minh, giá gạo tẻ thường tại thời điểm tháng 5/2008 dao động ở mức 8.800-10.500 đồng/kg Tại Cần Thơ, giá gạo tẻ thường trung bình đạt mức 8.000-9.000 đồng/kg.

Sau khi tăng mạnh trong những tháng đầu năm 2008, giá lúa gạo tại thị trường trong nước liên tục giảm, ngay cả khi có yêu cầu thu mua lúa của Chính phủ với mức 5.000 đồng/kg trở lên để đảm bảo lãi cho nông dân Tuy nhiên, đến tháng 12/2008, tác động ký kết của những hợp đồng xuất khẩu mới từ Châu Phi, Irắc…đã làm giá lúa gạo tại thị trường trong nước bắt đầu trong xu hướng tăng trở lại Tính đến cuối tháng 12/2008, giá lúa tẻ thường tại các tỉnh ĐBSCL trung bình tăng 100-200 đồng/kg so với các tháng 11/08, đạt 4.000-4.200 đồng/kg Giá gạo tẻ thường tại các tỉnh ĐBSCL tháng 12/08 dao động ở mức 7.800-8.000 đồng/kg, tiếp tục tăng 200-500 đồng/kg so với tháng 11/08.

Hình 2: Diễn biến giá lúa tẻ thường, gạo tẻ thường tại thị trường Cần Thơ, tháng 1-tháng 12 (Vnd/kg)

Nguồn: Dữ liệu thị trường nông sản AGRODATA, Trung tâm thông tin PTNNNT, Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT, www.agro.gov.vn

Thị trường gạo xuất khẩu chịu tác động mạnh chính sách điều hành xuất khẩu gạo năm 2008

Theo số liệu thống kê chính thức của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2008 đạt 4,8 triệu tấn, với trị giá gần 3 triệu USD, tăng 5,9% về lượng, nhưng tăng 95,3% về giá trị so với năm 2007 Trị giá xuất khẩu gạo cả năm 2008 của Việt Nam tăng mạnh so với năm 2007 do gạo xuất khẩu được giá cao trong những tháng đầu năm 2008

Trong 3 tháng đầu năm 2008, xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng mạnh và lượng và kim ngạch do liên tục ký được các hợp đồng xuất khẩu gạo mới Tuy nhiên, đến ngày 25/3/2008, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ban hành công văn số 78/TB-VPCP, chỉ đạo tạm dừng ký thêm hợp đồng xuất khẩu gạo mới cho đến tháng 6/2008 nhằm đảm bảo an ninh lương thực Ngay khi chính sách này được thực thi, số lượng xuất khẩu gạo giảm mạnh so với quý I/2008 Từ tháng 4-tháng 6/2008, tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam đạt 1,487 triệu tấn gạo, đưa tổng lượng gạo xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2008 lên 2,506 triệu tấn, đạt mức xấp xỉ so với lượng gạo xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2007

Chính phủ đã chính thức cho phép doanh nghiệp ký hợp đồng xuất khẩu gạo trở lại từ 1/7/2008, sau khi thu hoạch lúa đông xuân được mùa ở miền Bắc và miền Nam, với sản lượng đạt cao Ngay trong tháng 7/2008, Việt Nam đã xuất khẩu 496,6 nghìn tấn gạo, với trị giá đạt 430,9 triệu USD, do giá gạo xuất khẩu bình quân tại thời điểm này vẫn đạt mức cao 971 USD/tấn Hết tháng 7, Việt Nam đã xuất khẩu được hơn 3 triệu tấn gạo, trị giá đạt 1,9 tỷ USD

Trang 3

Tuy nhiên, từ tháng 8 đến tháng 11/2008, lượng và giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam trong xu hướng giảm do nhu cầu tiêu thụ gạo trên thế giới và giá gạo thế giới đang trong xu hướng giảm mạnh Cộng thêm với việc tác động của chính sách áp dụng mức thuế tuyệt đối xuất khẩu đối với mặt hàng gạo2 được bắt đầu thực hiện từ ngày 21/7/2008 đã phần nào tác động đến khả năng cạnh tranh về giá trong hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam Trong 4 tháng (từ tháng 8-đến tháng 11/2008), xuất khẩu gạo Việt Nam chỉ đạt 1,4 triệu tấn, trị giá đạt 826,3 triệu USD.

Trước tình hình đó, ngày 15/8/2008, Bộ Tài Chính đã điều chỉnh mức giá gạo chịu thuế khởi điểm lên 800.000 VND/tấn gạo xuất khẩu, với giá 800 USD/tấn, đồng thời mở rộng tín dụng với lãi suất ưu đãi cho doanh nghiệp thu mua gạo xuất khẩu Và đến ngày 19/12/08, Bộ Tài Chính đã chính thức ngưng đánh thuế tuyệt đối xuất khẩu đối với mặt hàng gạo để khuyến khích xuất khẩu gạo, thúc đẩy lưu thông lượng lúa hàng hoá tồn đọng trong nước

Động thái tốt từ chính sách của Chính phủ, cộng thêm với nhu cầu khách hàng tăng trở lại đã làm tăng mạnh kim ngạch và số lượng gạo Việt Nam xuất khẩu trong tháng 12/2008 Tại thời điểm này, Việt Nam đã ký được hợp đồng xuất khẩu 100 nghìn tấn gạo 5% tấm cho Malaysia; 60 nghìn tấn gạo 5% tấm sang Irắc và nhu cầu nhập khẩu gạo tăng từ Châu Phi đã thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam Tháng 12/08, Việt Nam xuất khẩu được 436,5 nghìn tấn gạo, trị giá đạt 180 triệu USD, tăng 51,8% về lượng và gần 34% về giá trị so với tháng 11/2008.

2Ngày 21 tháng 7 năm 2008, Chính phủ ban hành Quyết định số 104/2008/QĐ-TTg về việc áp dụng mức thuế tuyệt đối thuế xuất khẩu đối với mặt hàng gạo và phân bón xuất khẩu Có 8 mức thuế được áp dụng được tính vào giá gạo xuất khẩu, thấp nhất giá từ 600 USD/tấn đến dưới 700 USD/tấn chịu mức thuế tuyệt đối là 500.000 đồng/tấn và cao nhất trên 1.300 USD/tấn được áp dụng mức thuế 2.900.000đồng/tấn Mức thuế này sẽ tăng luỹ tiến theo mức tăng của giá gạo xuất khẩu.

Trang 4

Hình 3: Tác động của các chính sách điều hành xuất khẩu gạo đến hoạt động xuất khẩu gạo năm 2008

Nguồn: Dữ liệu thị trường nông sản AGRODATA, Trung tâm thông tin PTNNNT, Viện Chính sách và

Chiến lược PTNNNT, www.agro.gov.vn

Xuất khẩu gạo theo thị trường: Xuất khẩu gạo giảm mạnh tại thị trường Châu Á, tăng mạnh tại thị trường Châu Phi

Năm 2008, xuất khẩu gạo của Việt Nam đi các thị trường đều tăng, duy chỉ có thị trường Châu Á là giảm mạnh so với năm 2007 (giảm từ 78,1% năm 2007 xuống còn 58,8%) Trong số các thị trường có tỷ trọng xuất khẩu gạo tăng thì thị trường châu Phi là tăng mạnh nhất, tăng hơn gấp đôi so với năm 2007 (từ 8,4% năm 2007 lên 22% năm 2008).

Hình 4: Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam đi các thị trường năm 2007-2008 (%)

Nguồn: AGROINFO, Tính toán dựa trên số liệu của Tổng cục Hải quan

Trang 5

Năm 2008 cũng là năm thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam được mở rộng Nếu như trong năm 2007, gạo Việt Nam được xuất khẩu đến 63 quốc gia/vùng/lãnh thổ thì đến năm 2008, con số này đã tăng lên gấp đôi (128 quốc gia/vùng/lãnh thổ) Cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo năm 2008 của Việt Nam có sự thay đổi đặc biệt trong việc xuất khẩu gạo sang thị trường Indonesia Thực tế, trong các năm trước đây, cũng như năm 2007, Indonesia luôn là thị trường xuất khẩu gạo lớn của Việt Nam (chiếm 24% tổng lượng xuất khẩu), thì năm 2008, nước này đã giảm mạnh lượng nhập khẩu gạo (chỉ chiếm hơn 1% tổng lượng gạo xuất khẩu) do có thể tự đáp ứng được nhu cầu gạo tại thị trường trong nước, do lượng dự trữ trong nước cao và mở rộng sản xuất Thậm chí, sang năm 2009, sau khi thu hoạch lúa vụ chính, nước này sẽ xem xét đến khả năng xuất khẩu gạo Năm 2008, Indonesia chỉ nhập 76,4 nghìn tấn gạo từ thị trường Việt Nam, giảm mạnh so với mức hơn 1 triệu tấn gạo của năm 2007.

Top 10 thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất từ Việt Nam năm 2008

Trong 10 thị trường gạo xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam năm 2008 thì, Phillippines vẫn là thị trường đứng tại vị trí số một, chiếm gần 40% tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam, tăng 9,3% thị phần so với năm 2007 Tổng lượng gạo Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Phillippines trong năm 2008 đạt 1,7 triệu tấn gạo, trị giá đạt gần 1,2 tỉ USD Thứ hai là thị trường Cuba, chiếm thị phần 15%, tăng 4% thị phần so với năm 2007 Trong 10 thị trường có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất này thì có 3 thị trường bao gồm Philippin, Malaysia, Cu Ba là thị trường truyền thống, chiếm 63,8% về giá trị và 54,8% về lượng 7 thị trường còn lại là các thị trường thương mại (chiếm 18,4% về giá trị và 23,3% về lượng), trong đó thị trường châu Phi chiếm tới 11,7% về giá trị và 14,5% về lượng.

Hình 5: Top 10 thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất từ Việt Nam, 2008

Nguồn: AGROINFO, tính theo số liệu của Tổng cục Hải quan

Tốc độ tăng trưởng của top 10 thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất từ Việt Nam

Trong top 10 thị trường có kim ngạch nhập khẩu gạo lớn nhất từ Việt Nam năm 2008 thì các thị trường thương mại có tốc độ tăng trưởng về lượng và kim ngạch lớn, còn các thị trường truyền thống có tốc độ tăng trưởng thấp hơn

Tại 3 thị trường truyền thống, lượng gạo Việt Nam xuất khẩu năm 2008 thay đổi không đáng kể so với năm 2007 (tăng 1,5% tại Philippin, 13,4% tại Cuba và 21,4% tại Malaysia) nhưng kim ngạch xuất khẩu lại tăng hơn 100% (tăng 133,5% tại Philippin, 145,5% tại Cuba, 126,6% tại Malaysia)

Tại các thị trường thương mại còn lại, Senegal có sự tăng trưởng về lượng và kim ngạch lớn nhất (tăng 4.848,9% về lượng và 6.411,3% về giá trị) so với năm 2007 Gana có sự sụt giảm cả về lượng và giá trị so với năm 2007 Điều đáng chú ý là năm 2008, I-rắc bắt đầu nhập khẩu gạo Việt Nam trở lại khi tạm

Trang 6

ngừng nhập khẩu vào năm 2007 Trước đây, I-rắc cũng được coi là 1 thị trường truyền thống trong xuất khẩu gạo của Việt Nam

Hình 6: Tốc độ tăng trưởng của top 10 thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất từ Việt Nam, 2007-2008 (%)

Nguồn: AGROINFO, tính theo số liệu của Tổng cục Hải quan

Thị trường triển vọng 2009

Dựa trên các đánh giá về tốc độ tăng trưởng nhập khẩu năm 2008, tốc độ tăng trưởng GDP năm 2008 và 2009, tốc độ tăng dân số năm 2009 cũng như đánh giá điểm kim ngạch và điểm tăng trưởng, Trung tâm Thông tin PTNNNT (AGROINFO) đã chỉ ra được những thị trường nhập khẩu gạo tiềm năng năm 2009 Theo cách cho điểm như trên, các thị trường truyền thống như Philippin, Cuba, Malaysia vẫn là những thị trường tiềm năng Thị trường Philippines có tốc độ tăng trưởng nhập khẩu năm 2008 đạt 152,6%, tốc độ tăng trưởng GDP 2009 dự kiến đạt 3,8% Thị trường Malaysia có tốc độ tăng trưởng nhập khẩu năm 2008 đạt 133,7%, có tốc độ tăng trưởng GDP năm 2009 đạt 4,8%

Tuy nhiên, các thị trường thật sự đáng được chú ý là thị trường Châu Phi Tình hình phát triển kinh tế tại một số nước thuộc khu vực Châu Phi tương đối thuận lợi Trước tác động của khủng hoảng tài chính thế giới, hầu hết nền kinh tế trên thế giới được dự báo là giảm tăng trưởng trong năm 2009 so với năm 2008 nhưng tại khu vực Châu Phi, tốc độ tăng trưởng GDP 2009 của một số nước tăng so với năm 2008 như: Senegal được có tốc độ tăng trưởng GDP 2009 đạt 5,8%, cao hơn mức 4,3% của năm 2008; tốc độ tăng trưởng GDP của Kenya năm 2009 đạt 6,4%, cao hơn mức 3,3% của năm 2008…Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu năm 2008 tại một số nước trong khu vực Châu Phi cũng đạt cao như: Senegal (6406%); Syria (29338%); Kenya (2140%); Bờ Biển Ngà (65,9%)…Ngoài ra, theo các chuyên gia nhận định, khu vực Châu Phi năm 2009 sẽ không có đột biến lớn trong chính sách thương mại Hơn nữa, thị trường không đòi hỏi quá khắt khe về chất lượng sản phẩm Vì vậy, thị trường Châu Phi là thị trường được đánh giá là tiềm năng lớn trong hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam, điển hình là một số quốc gia như Angola, Bờ biển Ngà, Senegal, Nam Phi và Kenya.

Nhóm tác giả: Nguyễn Trang Nhung, Phạm Quang DiệuTrích trong báo cáo “Báo cáo thường niên ngành hàng gạo Việt Nam 2008 và triển vọng 2009” của

Trung tâm Thông tin PTNNNT (AGROINFO), Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT)

Ngày đăng: 01/11/2012, 14:14

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Diện tích và sản lượng lúa cả nước, 2000-2008 - thị trường xuất khẩu gạo 2008, triển vọng 2009
Hình 1 Diện tích và sản lượng lúa cả nước, 2000-2008 (Trang 1)
Hình 2: Diễn biến giá lúa tẻ thường, gạo tẻ thường tại thị trường Cần Thơ, tháng 1-tháng 12 (Vnd/ kg) - thị trường xuất khẩu gạo 2008, triển vọng 2009
Hình 2 Diễn biến giá lúa tẻ thường, gạo tẻ thường tại thị trường Cần Thơ, tháng 1-tháng 12 (Vnd/ kg) (Trang 2)
Hình 3: Tác động của các chính sách điều hành xuất khẩu gạo đến hoạt động xuất khẩu gạo năm 2008 - thị trường xuất khẩu gạo 2008, triển vọng 2009
Hình 3 Tác động của các chính sách điều hành xuất khẩu gạo đến hoạt động xuất khẩu gạo năm 2008 (Trang 4)
Hình 4: Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam đi các thị trường năm 2007-2008 (%) - thị trường xuất khẩu gạo 2008, triển vọng 2009
Hình 4 Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam đi các thị trường năm 2007-2008 (%) (Trang 4)
Hình 5: Top 10 thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất từ Việt Nam, 2008 - thị trường xuất khẩu gạo 2008, triển vọng 2009
Hình 5 Top 10 thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất từ Việt Nam, 2008 (Trang 5)
Hình 6: Tốc độ tăng trưởng của top 10 thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất từ Việt Nam, 2007-2008 (%)  - thị trường xuất khẩu gạo 2008, triển vọng 2009
Hình 6 Tốc độ tăng trưởng của top 10 thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất từ Việt Nam, 2007-2008 (%) (Trang 6)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w