1. Trang chủ
  2. » Nghệ sĩ và thiết kế

Tải Giáo án Ngữ văn 9 bài: Trả bài tập làm văn số 5 - Giáo án điện tử Ngữ Văn 9

4 13 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 10,49 KB

Nội dung

+Nêu một số biểu hiện của nó trong học sinh hiện nay: học bài, làm bài tập đối phó khi thầy cô trả bài, kiểm tra, vào lớp không làm bài, không chép bài…. - Hậu quả của học qua loa, đối p[r]

Trang 1

Tuần 25:

Ngày dạy: ………

Bài: TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5

I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1- Kiến thức:

Giúp nhận rõ ưu khuyết điểm trong bài viết của mình, biết sửa lỗi diễn đạt

và chính tả

2 - Kĩ năng:

Hoàn thiện quy trình viết bài văn nghị luận về một sự việc hiện tượng

trong đời sống xã hội

3- Thái độ:

Giáo dục h/s tính tự giác khi sửa lỗi

II.CHUẨN BỊ:

- GV: Sách GK, giáo án

- HS: Chuẩn bị ý kiến

III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1.Ổn định tổ chức:

2.Kiểm tra bài cũ:

3.Bài mới:

*Vào bài:

*HĐ1: Tìm hiểu đề- lập dàn ý

Đề 1: Một cuộc điều tra 2.000 thanh niên nam ở Hà Nội năm 1981

cho thấy: từ 11 đến 15 tuổi: 25% các em đã hút thuốc lá; từ 16 đến

20 tuổi: 52%; trên 20 tuổi: 80% Tỉ lệ này ngang với các nước châu

Âu (theo Nguyễn Khắc Viện) Hãy trình bày suy nghĩ của em về

hiện tượng trên.

HƯỚNG DẪN CHẤM

A YÊU CẦU CHUNG:

- Viết đúng kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống theo

yêu cầu

- Bài viết có bố cục ba phần rõ ràng, mạch lạc, sáng tạo

- Không mắc các lỗi về chính tả, dùng từ, diễn đạt

B YÊU CẦU CỤ THỂ:

I Mở bài:

Giới thiệu về hiện tượng Đặt vấn đề cần phòng chống tác hại của thuốc

II Thân bài:

Tập trung phân tích các luận điểm sau:

- Giải thích: thuốc lá là một lại chất gây nghiện do có chất ni- cô- tin.

- Nêu hiện tượng: công viên, trường học, quán nước,… đây đó có nhiêu

người hút thuốc lá, đặc biệt có học sinh cũng tham gia hút thuốc lá

- Hậu quả:

+Tốn tiền bạc

I Tìm hiểu đề- lập dàn ý

1.Tìm hiểu đề 2.Tìm ý 3.Lập dàn ý 3.Đáp án

Trang 2

+Ảnh hưởng sức khoẻ

+Vệ sinh môi trường

+Ảnh hưởng đến người xung quanh

- Nguyên nhân:

+Chưa hiểu biết về tác hại của thuốc lá

+Muốn tìm tòi, khám phá, thử cho biết, bắt chước

+Bị bạn bè rủ rê

+Do cha mẹ thiếu quan tâm

- Đánh giá:

+Nỗi lo của toàn xã hội

+Không nên hút thuốc lá

+Không có lợi mà có nhiều tác hại

- Giải pháp khắc phục:

+Bản thân nói không với thuốc lá

+Nhà trường tuyên truyền giáo dục

+Gia đình nêu gương không hút thuốc lá, giáo dục con em về tác hại của thuốc lá

+Nhà nước xử lí nghiêm những hành vi vi phạm Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá

III Kết bài:

- Khẳng định mỗi người cần từ bỏ và nói không với thuốc lá

- Chấp hành Luật phòng chống tác hại của thuốc lá

- Bài học: nói không (không thử, không hút), tuyên truyền cho người xung quanh không hút thuốc lá

Đề 2: Hiện nay có một số học sinh học qua loa, đối phó không học thật sự Em hãy phân tích bản chất của lối học đối phó để nêu lên những tác hại của nó.

B.YÊU CẦU CỤ THỂ:

I Mở bài (1đ): Giới thiệu về hiện tượng

II Thân bài (8đ): Tập trung phân tích các luận điểm sau:

- Trình bày:

+Học qua loa, đối phó là như thế nào: Học đối phó là lối học bị động, hình thức, không lấy việc học làm mục đích chính

+Nêu một số biểu hiện của nó trong học sinh hiện nay: học bài, làm bài tập đối phó khi thầy cô trả bài, kiểm tra, vào lớp không làm bài, không chép bài…

- Hậu quả của học qua loa, đối phó:

+Do học bị động nên không thấy hứng thú - chán học hiệu quả thấp +Không đi sâu vào việc học thực, dù có bằng cấp nhưng đầu óc vẫn rỗng tuếch

+Lối học đó chẳng những làm cho người học mệt mỏi, mà còn không tạo ra được những nhân tài đích thực cho đất nước

- Nguyên nhân của hiện tượng trên:

+Chưa xác định được ý nghĩa của việc học, học kém

+Lười biếng, thụ động

+Mê chơi, bị các trò chơi vô bổ lôi cuốn, …

Trang 3

- Đánh giá: +Thái độ của em đối với hiện tượng đó: là hiện tượng sai

lệch,…

+Đề ra giải pháp khắc phục: Có kế hoạch học tập nghiêm túc, chủ

động theo hướng dẫn của giáo viên (học trên lớp, học ở nhà, sắp xếp

thời gian vui chơi hợp lí,…)

III.Kết bài (1đ):

- Khẳng định tính sai trái, lệch lạc của việc học qua loa, đối phó

- Lời khuyên, bài học bản thân

C BIỂU ĐIỂM:

Điểm: 8- 10: Đạt các yêu cầu của bài văn nghị luận, diễn đạt mạch lạc,

sử dụng lập luận, lí lẽ, dẫn chứng hợp lí, thuyết phục, mắc không quá 5

lỗi dùng từ, chính tả

Điểm 6.5- 7.5: Đạt các yêu cầu của bài văn nghị luận, diễn đạt mạch lạc,

sử dụng lập luận, lí lẽ, dẫn chứng hợp lí, thuyết phục, có thể còn thiếu

sót một vài ý, văn viết suôn sẻ, mắc không quá 7 lỗi dùng từ, chính tả

Điểm 5- 6: Đạt các yêu cầu của bài văn nghị luận, có sử dụng lập luận,

lí lẽ, dẫn chứng nhưng còn sơ lược, mắc không quá 10 lỗi dùng từ, chính

tả

Điểm 3.5- 4.5: Bài viết có nhiều điểm yếu, chưa đạt các yêu cầu trên.

Điểm: 0- 3 Bài làm lạc đề, không đạt các yêu cầu trên Bài viết bộc lộ

quá nhiều yếu kém

*HĐ2: Nhận xét đánh giá:

1/ Nhận xét chung: GV nhận xét khái quát toàn bộ bài kiểm tra.

*Ưu điểm:

- Thể loại: Xác định đúng VB nghị luận

- Nội dung: Trình bày được các luận điểm, có lí lẽ, dẫn chứng

- Phương pháp: phân tích, tổng hợp

- Hình thức: Bố cục 3 phần tương đối hợp lý Trình bày sạch đẹp

Nhiều bài viết mạch lạc, câu, đoạn, liên kết câu chặt chẽ

- Nhiều bài viết thể hiện rõ quan điểm của mình, đầy đủ các nội dung

*Hạn chế:

- Mở bài chưa thể hiện đề bài, kết bài chưa thể hiện đánh giá, lời

khuyên, bài học

- Một số bài viết sơ lược, mắc nhiều lỗi dùng từ, đặt câu, xây dựng đoạn,

dùng từ ngữ không chính xác Chưa vận dụng các phép lập luận đã học

- Một số bài diễn đạt thiếu mạch lạc, trình bày chưa đầy đủ các luận

điểm

2/ Kết quả

3/ Trả bài – Rút KN

- Trao đổi bài cho nhau – thảo luận, rút kinh nghiệm

- Đọc một số đoạn, bài viết tốt

- Chữa 1 số lỗi dùng từ sai, lỗi viết câu, trình bày đoạn, diễn đạt, …

II.Nhận xét đánh giá

1.Nhận xét chung

- Ưu

+Thể loại +Nội dung +PP

+Hình thức

- Khuyết

+MB +Sơ lược +Diễn đạt

2 Kết quả cụ thể

+Trên 5: 6 +Dưới 5: 57

3.Trả bài rút kinh nghiệm

Trang 4

IV.CỦNG CỐ- HD HS HỌC Ở NHÀ

*Củng cố: Những điểm cần lưu ý khi viết bài văn nghi luận về một vấn đề đời

sống xã hội

*HD: Chuẩn bị bài Mùa xuân nho nhỏ.

Ngày đăng: 30/12/2020, 16:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w