- Vòng đỉnh Ren được vẽ đóng kín bằng nét liền đậm.. Ren trong: Được hình thành trong mặt trong của lỗ.[r]
Trang 1Tuần: 05 Ngày soạn: 20-09-2017 Tiết : 10 Ngày dạy : 22-09-2017
I Mục tiêu:
1 Kiến thức:
- Nhận biết được chi tiết có ren trên BVKT
- Tình bày được các quy ước vẽ ren
2 Kỹ năng:
- Biểu diễn được ren đúng qui ước vẽ ren.
3 Thái độ:
- Tinh thần làm việc tích cực, chính xác
II Chuẩn bị:
1 GV: Một số chi tiết có Ren.
2 HS: Hình vẽ 11.1
III Tổ chức hoạt động dạy và học:
1 Ổn định lớp: (1 phút)
8A1:
8A2:
2 Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
- Thế nào là bản vẽ chi tiết? Công dụng của bản vẽ chi tiết?
- Nêu trình tự đọc bản vẽ chi tiết?
3 Đặt vấn đề: (1 phút) Các cây bút muốn ghép phần ngoài với nhau thì phải có cái gì? Và nó có
công dụng gì? Nó được biểu diễn như thế nào? Vào bài học hôm nay ta cùng tìm hiểu
4 Tiến trình:
Hoạt động 1: Tìm hiểu chi tiết có ren: (10 phút)
- HS chú ý theo dõi
- Theo dõi và lấy thêm ví dụ
- Dùng lắp ráp các chi tiết và truyền lực
- Ren trục (Ren ngoài)
- Ren lỗ ( Ren trong)
- HS trả lời cá nhân
- Giới thiệu một số chi tiết có ren
- Lấy ví dụ cụ thể
- Công dụng của Ren?
- Có bao nhiêu loại Ren?
- Trên bản vẽ Ren được biểu diễn như thế nào?
Hoạt động 2: Tìm hiểu qui ước biểu diễn ren: (20 phút)
- Tìm hiểu cấu tạo Ren ngoài và tiến hành theo
yêu cầu
- Tìm hiểu cấu tạo Ren trong và tiến hành theo
yêu cầu
- Ren nhìn thấy
- GV cho HS xem cấu tạo Ren ngoài và hình biểu diễn Ren ngoài để hoàn thành những câu hỏi trong SGK?
- Cho xem cấu tạo Ren trong và hình biểu diễn Ren trong để hoàn thành những câu hỏi trong SGK?
- Sự giống nhau của Ren trục và Ren lỗ?
Bài 11:
BIỂU DIỄN REN
Trang 2- Tìm hiểu qui ước biểu diễn Ren đối với ren bị
che khuất
- Cho HS xem hình 11.6 và tìm hiểu quy ước của ren không nhìn thấy?
Hoạt động 3: Củng cố, hướng dẫn về nhà: (8 phút)
- HS đọc ghi nhớ SGK
- HS trả lời cá nhân
- HS làm bài tập theo sự hướng dẫn của GV
- Chú ý lắng nghe
- Cho HS đọc kĩ phần ghi nhớ?
- Cho HS trả lời câu hỏi SGK?
- Làm bài tập: 1,2
- Chuẩn bị bảng 9.1 cho bài 12
- Học thuộc ghi nhớ SGK
5 Ghi bảng:
I Chi tiết có Ren:
- Ren dùng để lắp ráp các chi tiết với nhau hay dùng để truyền lực
- Theo sự hình thành Ren được chia thành hai loại:
+ Ren trục (Ren ngoài)
+ Ren lỗ ( Ren trong)
II Qui ước vẽ Ren:
1 Ren ngoài: Là Ren được hình thành ở mặt ngoài của chi tiết.
- Đường đỉnh ren được vẽ bằng nét liền đậm
- Đường chân ren đuợc vẽ bằng nét liền mảnh
- Đường giới hạn Ren được vẽ bằng nét liền đậm
- Vòng đỉnh Ren được vẽ đóng kín bằng nét liền đậm
- Vòng chân Ren được vẽ hở (1/4) bằng nét liền mảnh
2 Ren trong: Được hình thành trong mặt trong của lỗ.
- Đường đỉnh ren được vẽ bằng nét liền đậm
- Đường chân ren đuợc vẽ bằng nét liền mảnh
- Đường giới hạn Ren được vẽ bằng nét liền đậm
- Vòng đỉnh Ren được vẽ đóng kín bằng nét liền đậm
- Vòng chân Ren được vẽ hở (1/4) bằng nét liền mảnh
3 Ren bị che khuất:
- Các đường đỉnh ren, chân ren, giới hạn ren vẽ bằng nét đứt
IV Rút kinh nghiệm :