1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích mối quan hệ giữa chi phí khối lượng lợi nhuận (c v p) tại công ty TNHH tin học á đông vi na

85 48 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích mối quan hệ C-VP (Chi phí - Khối lượng - Lợi nhuận) tại Công ty TNHH Tin học Á Đông Vina
Tác giả Trần Nguyễn Minh Toàn
Người hướng dẫn Ths. Trần Thị Quỳnh Hương
Trường học Trường Đại Học Công Nghiệp TP. HCM
Chuyên ngành Kế toán - Kiểm toán
Thể loại Chuyên đề tốt nghiệp
Năm xuất bản 2020
Thành phố TP. HCM
Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 1,15 MB

Nội dung

Kỹ thuật này không những có ý nghĩa quan trọng trong khai thác các khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp, cơ sở cho việc ra các quyết định lựa chọn hay quyết định điều chỉnh về sản xuất ki

Trang 1

BỘ CÔNG THƯƠNG BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HCM

KHOA KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN

******

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

Đề tài:

PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ

C-V-P (CHI C-V-PHÍ - KHỐI LƯỢNG - LỢI NHUẬN) TẠI CÔNG TY TNHH TIN HỌC Á ĐÔNG VI NA

Giảng viên hướng dẫn : Ths Trần Thị Quỳnh Hương Sinh viên thực hiện : Trần Nguyễn Minh Toàn

Mã số sinh viên : 09241701

TP HCM, THÁNG 11/2020

Trang 2

BỘ CÔNG THƯƠNG BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HCM

KHOA KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN

******

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

Đề tài:

PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ

C-V-P (CHI C-V-PHÍ - KHỐI LƯỢNG - LỢI NHUẬN) TẠI CÔNG TY TNHH TIN HỌC Á ĐÔNG VI NA

Giảng viên hướng dẫn : Ths Trần Thị Quỳnh Hương Sinh viên thực hiện : Trần Nguyễn Minh Toàn

Mã số sinh viên : 09241701

TP HCM, THÁNG 11/2020

Trang 3

NHẬN XÉT (Của cơ quan thực tập)

TP HCM, ngày……tháng……năm 2020

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

Trang 4

NHẬN XÉT (Của giáo viên hướng dẫn)

TP HCM, ngày……tháng……năm 2020

Trang 5

NHẬN XÉT (Của giáo viên phản biện)

TP HCM, ngày……tháng……năm 2020

Trang 6

LỜI CẢM ƠN

Đất nước Việt Nam ngày càng phát triển, xã hội không ngừng phát triển,con người Việt Nam không ngừng học hỏi, rèn luyện để trở thành những conngười hữu ích cho xã hội, xuất sắc trong công việc Đặc biệt, trong thời đại toàncầu hóa như hiện nay, con người phải không ngừng học tập, trau dồi kiến thức,nắm bắt cơ hội vươn đến thành công

Trong suốt quá trình học tập tại trường Đại học Công nghiệp Tp.HCM, em

đã nhận được sự dạy dỗ tận tình của tất cả quý thầy cô, và em đã học tập đượcnhiều kinh nghiệm quý báu, thu nhận được những kiến thức bổ ích Đó là cơ sở,

là nền tảng cho con đường sự nghiệp của em sau này

Nhân đây, em xin gửi đến Ban Giám Hiệu nhà trường cùng tất cả quý thầy

cô lời cảm ơn chân thành nhất Và em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến côQuỳnh Hương và thầy Sinh về sự hướng dẫn tận tình của thầy cô giúp em hoànthành chuyên đề tốt nghiệp này

Trong suốt quá trình thực tập, em đã nhận được sự giúp đỡ và chỉ dạy tậntình của các anh chị trong cơ quan, giúp em học tập được những kinh nghiệm quýbáu, em xin chân thành cảm ơn

Sinh viên thực hiện

Trang 8

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Giá vốn hàng bán phân theo nhóm sản phẩm

Bảng 2.2 Bảng tổng hợp BP BH của 4 nhóm sản phẩm năm 2011Bảng 2.3 Bảng tổng hợp BP QLDN của 4 nhóm sản phẩm năm 2011Bàng 2.4 Bảng tổng hợp ĐP BH của 4 nhóm sản phẩm năm 2011Bảng 2.5 Bảng tổng hợp ĐP QLDN của 4 nhóm SP năm 2011

Bảng 2.6 Bảng tổng hợp chi phí 4 nhóm sản phẩm của năm 2011Bảng 2.7 Báo cáo thu nhập theo SDĐP của từng nhóm SP năm 2011Bảng 2.8 Báo cáo thu nhập theo SDĐP của từng đơn vị SP năm 2011

Bảng 2.9 Cơ cấu chi phí của từng nhóm sản phẩm năm 2011

Bảng 2.10 LN của nhóm tai nghe Sony thay đổi trong các trường hợpBảng 2.11 Sản lượng hoà vốn của nhóm tai nghe Sony thay đổi

Bảng 2.12 Lợi nhuận của nhóm USB Sony thay đổi trong các trường hợp

Bảng 2.13 Sản lượng hoà vốn của nhóm USB Sony thay đổi

Bảng 2.14 Báo cáo DT theo SDĐP, đòn bẩy và SL hoà vốn năm 2011Bảng 2.15 Sản lượng tiêu thụ của các nhóm sản phẩm trong năm 2011Bảng 2.16 Dự báo sản lượng tiêu thụ trong năm 2020

Bảng 2.17 Báo cáo thu nhập theo SDĐP của sản lượng dự báo năm 2020

Bảng 2.18 Lợi nhuận mục tiêu năm 2020

Bảng 2.19 Lợi nhuận trước và sau thuế mong muốn năm 2020

Trang 9

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình vẽ 2.1 Sơ đồ tổ chức công ty Á Đông Vi Na

Hình vẽ 2.2 Sơ đồ tổ chức phòng kế toán công ty Á Đông Vi Na

Hình vẽ 2.3 Sản lượng tiêu thụ của từng nhóm sản phẩm năm 2011Hình vẽ 2.4 Sản lượng tiêu thụ của các nhóm sản phẩm trong năm 2011Hình vẽ 2.5 Cơ cấu chi phí của từng nhóm sản phẩm năm 2011

Hình vẽ 2.6 Lợi nhuận thay đổi của nhóm tai nghe Sony

Hình vẽ 2.7 Sản lượng hoà vốn thay đổi của nhóm tai nghe Sony

Hình vẽ 2.8 Lợi nhuận thay đổi của nhóm USB Sony

Hình vẽ 2.9 Sản lượng hoà vốn thay đổi của nhóm USB Sony

Trang 10

MỤC LỤC

1.1 Ý nghĩa của việc phân tích mối quan hệ C-V-P 3

1.2.1 Một số khái niệm sử dụng trong phân tích mối quan hệ C-V-P 4

1.2.3 Phân tích điểm hòa vốn trong MQH với giá bán và kết cấu hàng bán 121.3 Hạn chế của mô hình phân tích mối quan hệ CVP 13

2.1 Giới thiệu về Công ty TNHH Tin Học Á Đông Vi Na 15

3.1 Nhận xét về thực trạng phân tích mối quan hệ C-V-P tại công ty 413.1.1 Số dư đảm phí và tỷ lệ số dư đảm phí 41

3.1.4 Phân tích dự báo doanh thu và lợi nhuận mục tiêu 493.2 Giải pháp cho thực trạng phân tích mối quan hệ C-V-P tại công ty 49

3.2.3 Cải thiện mô hình C-V-P truyền thống 55

3.3.1 Về việc áp dụng hệ thống kế toán quản trị 57

Trang 11

Phần mở đầu Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

Lý do chọn đề tài

Nền kinh tế nước ta hiện nay có nhiều cơ hội cũng như nhiều thách thức,

thông tin kịp thời, chính xác và thích hợp có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự

thành công của một tổ chức Kế toán quản trị đã và đang giúp các nhà quản trị

đưa ra những thông tin thích hợp cho quản trị, đưa ra những quyết định kinh

doanh nhanh, chuẩn xác và có vai trò như một nhà tư vấn quản trị nội bộ của mọi

tổ chức Khi quyết định lựa chọn một phương án tối ưu hay điều chỉnh về sản

xuất của nhà quản trị, bao giờ cũng quan tâm đến hiệu quả kinh tế của phương án

mang lại, vì vậy kế toán quản trị phải tìm cách tối ưu hoá mối quan hệ giữa chi

phí và lợi ích của phương án lựa chọn Tuy nhiên, không có nghĩa là mục tiêu

duy nhất là luôn luôn hạ thấp chi phí Phân tích mối quan hệ giữa chi phí - khối

lượng - lợi nhuận (CVP) là một kỹ thuật phân tích mà kế toán quản trị dùng để

giải quyết những vấn đề nêu trên Kỹ thuật này không những có ý nghĩa quan

trọng trong khai thác các khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp, cơ sở cho việc ra

các quyết định lựa chọn hay quyết định điều chỉnh về sản xuất kinh doanh nhằm

tối đa hoá lợi nhuận, mà còn mang tính dự báo thông qua những số liệu phân tích

nhằm phục vụ cho nhà quản trị trong việc điều hành hiện tại và hoạch định cho

tương lai Đó là lý do mà tôi quyết định chọn đề tài “ Phân tích mối quan hệ giữa

chi phí - khối lượng - lợi nhuận (C-V-P) tại công ty TNHH Tin Học Á Đông Vi Na

” Thông qua đề tài này, tôi có thể nghiên cứu các lý thuyết học được, áp dụng

vào điều kiện kinh doanh thực tế nhằm rút ra những kiến thức cần thiết giúp cho

việc điều hành , sản xuất và kinh doanh của công ty có hiệu quả hơn

Mục tiêu nghiên cứu

Thông qua việc phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng - lợi nhuận của

công ty TNHH Tin học Á Đông Vi Na để thấy được sự ảnh hưởng của kết cấu chi

phí đối với lợi nhuận của công ty, đánh giá sự hiệu quả đối với cơ cấu chi

Trang 12

Phần mở đầu Trang 2

phí đó và đưa ra những biện pháp giải quyết nhằm nâng cao hơn nữa lợi nhuận

của công ty đồng thời dự báo tình hình tiêu thụ của công ty trong năm 2020

Nội dung nghiên cứu

Nghiên cứu mối quan hệ của số dư đảm phí, tỷ lệ số dư đảm phí sản

phẩm đến lợi nhận và doanh thu hòa vốn của công ty là cơ sở cho việc thực hiện

những mục tiêu

nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu chung: nghiên cứu mô tả, từ quá trình hoạt

động của công ty đến những phân tích, kết luận và giải pháp

Phương pháp thu thập số liệu:

 Thu thập số liệu thứ cấp: thu thập từ nhật ký sản xuất, nhật ký bán hàng, sổ chi

tiết phát sinh trong tháng , bảng cân đối kế toán, báo cáo hoạt động kinh doanh,

biên bản sàn xuất

 Thu thập số liệu sơ cấp: phỏng vấn trực tiếp nhân viên kế toán và sử dụng các

phương pháp dự báo nhằm đưa ra cơ sở dự báo

 Phương pháp phân tích số liệu: sử dụng các phương pháp thống kê, tổng hợp,

so sánh…

Phạm vi nghiên cứu

Do công ty kinh doanh rất nhiều các mặt hàng nên phạm vi nghiên cứu

của bài này được giới hạn trong việc phân tích CVP các nhóm sản phẩm chiến

lược (về doanh thu) chiếm tỷ trọng lớn của công ty trong năm 2011

Trang 13

Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích mối quan hệ C-V-P Trang 3

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH MỐI

QUAN HỆ C-V-P

1.1 Ý nghĩa của việc phân tích mối quan hệ C-V-P

Công ty bia Huda Huế phải bán được bao nhiêu lít bia mỗi năm để công ty

có thể hoà vốn? Lợi nhuận của Việt Nam Airlines sẽ bị ảnh hưởng như thế nào

nếu hãng này mở thêm chuyến bay từ Thành phố Hồ Chí Minh đi Los Angles của

Mỹ? Khi Khách sạn Century giảm giá phòng ngủ thì doanh thu và lợi nhuận của

công ty sẽ thế nào? Nổ lực cắt giảm chi phí sản xuất của Procter & Gamble Việt

nam sẽ ảnh hưởng như thế nào đến giá bán, doanh thu và lợi nhuận của Công ty?

Các nhân viên kế toán quản trị sẽ sử dụng “phân tích mối quan hệ giữa chi phí

-sản lượng - lợi nhuận” để trả lời các câu hỏi trên Phân tích này gọi tắt là phân

tích CVP (Cost – Volumn – Profit Analysis)

“Phân tích mối quan hệ giữa chi phí - khối lượng - lợi nhuận là xem xét

mối quan hệ nội tại của các nhân tố: giá bán, sản lượng, chi phí khả biến, chi phí

bất biến và kết cấu mặt hàng, đồng thời xem xét sự ảnh hưởng của các nhân tố đó

đến lợi nhuận của doanh nghiệp.” [1,122]

Phân tích mối quan hệ giữa chi phí - khối lượng -lợi nhuận có ý nghĩa vô

cùng quan trọng trong việc khai thác khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp, là cơ

sở để đưa ra các quyết định như: chọn dây chuyền sản phẩm sản xuất, định giá

sản phẩm, chiến lược bán hàng…

Để thực hiện phân tích mối quan hệ giữa chi phí - khối lượng - lợi nhuận

cần thiết phải nắm vững cách ứng xử của chi phí để tách toàn bộ chi phí của

doanh nghiệp thành khả biến, bất biến, phải hiểu rõ báo cáo thu nhập theo số dư

đảm phí, đồng thời phải nắm vững một số khái niệm cơ bản sử dụng trong phân

tích

Trang 14

Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích mối quan hệ C-V-P Trang 4

1.2 Nội dung phân tích mối quan hệ C-V-P

1.2.1 Một số khái niệm sử dụng trong phân tích mối quan hệ C-V-P

1.2.1.1 Số dư đảm phí (CM - Contribution margin)

“Số dư đảm phí (hay còn gọi là Lãi trên biến phí) là chênh lệch giữa

doanh thu và chi phí khả biến Số dư đảm phí khi đã bù đắp chi phí bất biến, số

dôi ra sau khi bù đắp chính là lợi nhuận Số dư đảm phí có thể tính cho tất cả loại

sản phẩm, một loại sản phẩm và một đơn vị sản phẩm.” [1,122]

- Nếu gọi x: số lượng, g: giá bán, a: chi phí khả biến đơn vị, b: chi phí bất biến

Ta có báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí như sau:

5 Lợi nhuận (g - a)x - b

- Từ khi báo cáo thu nhập tổng quát trên, ta xét các trường hợp sau:

+ Khi xn không hoạt động sản lượng x = 0 ⇒ lợi nhuận doanh nghiệp : P = -b nghĩa là doanh nghiệp lỗ bằng chi phí bất biến.

+ Tại sản lượng x h mà ở đó số dư đảm phí bằng chi phí bất biến ⇒ lợi

nhuận doanh nghiệp: P = 0, nghĩa là doanh nghiệp đạt được điểm hoà vốn

⇒ (g – a)x h = b

⇒ x h = g - ab [ sản lượng hoà vốn = Số dư đảm phí đơn vịChi phí bất biến ]

+ Tại sản lượng x 1 > x h ⇒ lợi nhuận x n P 1 = (g – a).x 1 – b

+ Tại sản lượng x 2 > x 1 > x h ⇒ lợi nhuận x n P 2 = (g – a).x x – b - Như vậy, khi sản lượng tăng 1 lượng là Δx =

Trang 15

Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích mối quan hệ C-V-P Trang 5

Kết luận:

Thông qua khái niệm số dư đảm phí ta được mối quan hệ giữa sản lượng

và lợi nhuận Mối quan hệ đó là : Nếu sản lượng tăng 1 lượng thì lợi nhuận tăng

lên 1 lượng bằng sản lượng tăng lên nhân cho số số dư đảm phí đơn vị Tuy

nhiên, qua tìm hiểu khái niệm này, ta cũng nhận ra được một số nhược điểm sau:

 Không giúp người quản lý có cái nhìn tổng quát giác độ toàn bộ doanh nghiệp,

nếu doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhiều loại sản phẩm, bởi vì sản lượng

của từng sản phẩm không thể tổng hợp ở toàn doanh nghiệp

 Làm cho người quản lý dễ nhầm lẫn trong việc ra quyết định, bởi vì tưởng rằng

tăng doanh thu của những sản phẩm có số dư đảm phí lớn thì lợi nhuận tăng

lên, nhưng điều này có khi hoàn toàn ngược lại

Để khắc phục những nhược điểm của số dư đảm phí, ta kết hợp sử dụng

khái niệm tỷ lệ số dư đảm phí

1.2.1.2 Tỷ lệ số dư đảm phí (CMR - Contribution margin ratio)

“Tỷ lệ số dư đảm phí là tỷ lệ phần trăm của số dư đảm phí tính trên

doanh thu Chỉ tiêu này có thể tính cho tất cả các loại sản phẩm, một loại sản

phẩm (cũng bằng một đơn vị sản phẩm).” [1,123]

- Tỷ lệ số dư đảm phí đơn vị g - a

g

- Từ những dữ kiện nêu trong báo cáo thu nhập ở phần trên , ta có:

+ Tại sản lượng x 1 ⇒ Doanh thu: g.x 1 ⇒ lợi nhuận P 1 = (g – a).x 1 – b

+ Tại sản lượng x 2 > x 1 ⇒ Doanh thu: g.x 2 ⇒ lợi nhuận P 2 = (g – a).x 2 – b - Như vậy, khi doanh thu tăng 1 lượng g.x 2 – g.x 1

⇒ Lợi nhuận tăng 1 lượng là: ΔP = P2 – P1

Trang 16

Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích mối quan hệ C-V-P Trang 6

Thông qua khái niệm về tỉ lệ số dư đảm phí ta rút ra mối quan hệ giữa

doanh thu và lợi nhuận, mối quan hệ đó là: nếu doanh thu tăng 1 lượng thì lợi

nhuận tăng 1 lượng bằng doanh thu tăng lên nhân cho tỉ lệ số dư đảm phí

Từ kết quả trên, ta rút ra hệ quả sau: Nếu tăng cùng 1 lượng doanh thu ở

tất cả những sản phẩm, những lĩnh vực, những bộ phận, những doanh nghiệp

v.v thì những doanh nghiệp nào, những bộ phận nào có tỉ lệ số dư đảm phí lớn

thì lợi nhuận tăng lên càng nhiều

Để hiểu rõ, đặc điểm của những doanh nghiệp có tỉ lệ số số dư đảm phí

lớn, nhỏ ta nghiên cứu khái niệm kết cấu chi phí

1.2.1.3 Kết cấu chi phí

Kết cấu chi phí là mối quan hệ tỉ trọng của từng loại chi phí khả biến, bất

biến chiếm trong tổng chi phí

Những doanh nghiệp có chi phí bất biến chiếm tỉ trọng lớn thì khả biến

chiếm tỉ trọng nhỏ ⇒ tỉ lệ số dư đảm phí lớn, nếu tăng, giảm doanh thu thì lợi

nhuận tăng, giảm nhiều hơn Những doanh nghiệp có chi phí bất biến chiếm tỉ

trọng lớn thường là những doanh nghiệp có mức đầu tư lớn, vì vậy nếu gặp thuận

lợi tốc độ phát triển nhanh, ngược lại nếu gặp rủi ro doanh thu giảm thì lợi nhuận

giảm nhanh, hoặc sản phẩm không tiêu thụ được, thì sự phá sản diễn ra nhanh

chóng

Những doanh nghiệp có chi phí bất biến chiếm tỉ trọng nhỏ ⇒ khả biến

chiếm tỉ trọng lớn, vì vậy tỉ lệ số dư đảm phí nhỏ, nếu tăng giảm doanh thu thì lợi

nhuận tăng, giảm ít hơn Những doanh nghiệp có chi phí bất biến chiếm tỉ trọng

nhỏ là những doanh nghiệp có mức đầu tư thấp vì vậy tốc độ phát triển chậm,

nhưng nếu gặp rủi ro, lượng tiêu thụ giảm hoặc sản phẩm không tiêu thụ được thì

sự thiệt hại sẽ thấp hơn

1.2.1.4 Đòn bẩy hoạt động (Operating leverage)

“Đòn bẩy hoạt động chỉ cho chúng ta thấy với một tốc độ tăng nhỏ của

doanh thu, sản lượng bán ra sẽ tạo ra một tốc độ tăng lớn về lợi nhuận Một cách

tổng quát là: Đòn bẩy hoạt động là khái niệm phản ảnh mối quan hệ giữa tốc độ

Trang 17

Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích mối quan hệ C-V-P Trang 7

tăng lợi nhuận và tốc độ tăng doanh thu, sản lượng bán ra và tốc độ tăng lợi

nhuận bao giờ cũng lớn hơn tốc độ tăng doanh thu.” [1,58]

Tốc độ tăng lợi nhuận

Tốc độ tăng doanh thu (sản lượng bán)

Giả định có 2 doanh nghiệp cùng doanh thu và lợi nhuận, nếu tăng cùng

một lượng doanh thu như nhau, thì những doanh nghiệp có tỉ lệ số dư đảm phí

lớn, lợi nhuận tăng lên càng nhiều, vì vậy tốc độ tăng lợi nhuận lớn hơn và đòn

bẩy hoạt động sẽ lớn hơn Điều này cho thấy những doanh nghiệp mà tỉ trọng chi

phí bất biến lớn hơn khả biến thì tỉ lệ số dư đảm phí lớn từ đó đòn bẩy hoạt động

sẽ lớn hơn và lợi nhuận sẽ rất nhạy cảm với sự thay đổi doanh thu, sản lượng bán

Ví dụ:

- Doanh nghiệp X, chi phí bất biến chiếm tỉ trọng lớn, nên tỉ lệ số dư đảm phí lớn (70%) ⇒ Đòn bẩy hoạt động lớn hơn (7) Vì vậy cứ 1% tăng doanh

thu

thì lợi nhuận tăng 7 lần (7%)

- Doanh nghiệp Y, chi phí bất biến chiếm tỉ trọng nhỏ, nên tỉ lệ số dư đảm phí nhỏ (30%) ⇒ Đòn bẩy hoạt động nhỏ (3) Vì vậy cứ 1% tăng doanh thu

thì lợi nhuận tăng 3 lần (3%)

- Với những dữ liệu đã cho ở trên, ta có:

+ Tại sản lượng x 1 ⇒ doanh thu g.x 1 ⇒ lợi nhuận P 1 = (g - a).x 1 – b

+ Tại sản lượng x 2 ⇒ doanh thu g.x 2 ⇒ lợi nhuận P 2 = (g - a).x 2 – b

⇒ Tốc độ tăng lợi nhuận P2.P1 (g - a).(x2 - x1)

Trang 18

Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích mối quan hệ C-V-P Trang 8

Như vậy tại một mức doanh thu, sản lượng cho sẵn sẽ xác định được đòn

bẩy hoạt động tại mức doanh thu đó, nếu dự kiến được tốc độ tăng doanh thu sẽ

dự kiến được tốc độ tăng lợi nhuận và ngược lại

Sản lượng tăng lên, doanh thu tăng lên, lợi nhuận tăng lên và độ lớn đòn

bẩy hoạt động ngày càng giảm đi Đòn bẩy hoạt động lớn nhất khi sản lượng mà

vượt qua điểm hoà vốn

1.2.2 Phân tích điểm hoà vốn

Phân tích điểm hoà vốn là một nội dung quan trọng trong phân tích mối

quan hệ giữa chi phí -khối lượng - lợi nhuận Nó cung cấp cho người quản lý xác

định được sản lượng, doanh thu hoà vốn, từ đó xác định vùng lãi, vũng lỗ của

doanh nghiệp

1.2.2.1 Xác định điểm hoà vốn

Điểm hoà vốn là điểm mà tại đó doanh thu bằng chi phí hoặc số dư đảm

phí bằng chi phí bất biến Với những dữ kiện đã cho ở phần trên, ta có:

+ Chi phí khả biến : a.x

+ Chi phí bất biến : b

+ Tổng chi phí : a.x + b

- Tại điểm hoà vốn, ta có: Doanh thu = Chi phí

+ Gọi xh là sản lượng ⇒ g.x h = a.x h + b

g - a

Vậy:

Lãi trên biến phí đơn vị

Trang 19

Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích mối quan hệ C-V-P Trang 9

* Chú ý: công thức tính doanh thu hoà vốn trên rất cần thiết để tính doanh thu

hoà vốn của toàn bộ công ty nếu công ty sản xuất kinh doanh nhiều loại sản

phẩm.

1.2.2.2 Đồ thị mối quan hệ CVP

a) Đồ thị điểm hoà vốn

Để vẽ đồ thị điểm hoà vốn, ta có 2 đường:

y

DoanhChi phíĐiểm hoà

b

Ngoài đồ thị trên, ta có thể vẽ đồ thị điểm hoà vốn chi tiết hơn bằng cách

tách đường tổng chi phí y = a.x + b bằng 2 đường:

+ Đường chi phí khả biến : y = a.x

+ Đường chi phí bất biến : y = b

⇒ Ta có đồ thị chi tiết hơn như sau:

Trang 20

Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích mối quan hệ C-V-P Trang 10

Một loại đồ thị khác trong đồ thị về mối quan hệ giữa chi phí khối lượng

và lợi nhuận đó là đồ thị lợi nhuận Đồ thị này có ưu điểm là dễ vẽ và phản ánh

được mối quan hệ giữa sản lượng với lợi nhuận, tuy nhiên nó không phản ánh

được mối quan hệ giữa chi phí với sản lượng

Với những dự kiến đã cho ở phần trên ta có mối quan hệ giữa sản lượng

và lợi nhuận được biểu diễn bằng hàm số sau:

[ x4 = y - ab ]

Trang 21

Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích mối quan hệ C-V-P Trang 11

c) Phân tích lợi nhuận

Nếu gọi p là lợi nhuận, ta có tại điểm lợi nhuận p > 0 thì:

+ Số dư đảm phí = chi phí bất biến + lợi nhuận

+ Hoặc: Doanh thu = chi phí khả biến + chi phí bất biến + lợi nhuận

Gọi xp là sản lượng tại điểm lợi nhuận p

⇒ (g – a).x p = b + p

p g - a

Vậy:

Sản lượng tại điểm lợi nhuận p =

Chi phí bất biến + lợi nhuận

Doanh thu tại điểm lợi nhuận p =

Chi phí bất biến + lợi nhuận

Tỷ lệ số dư đảm phí

Từ công thức trên ⇒ g.x p = b

1 - ag

doanh thu (hoặc giá bán)

Như vậy, dựa vào các công thức trên, khi đã biết chi phí bất biến, số dư

hoặc tỉ lệ số dư đảm phí nếu dự kiến được lợi nhuận sẽ xác định sản lượng, doanh

thu tại điểm lợi nhuận đó và ngược lại

Trang 22

Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích mối quan hệ C-V-P Trang 12

d) Số dư an toàn (Margin of safety)

Số dư an toàn là chênh lệch giữa doanh thu đạt được (theo dự tính hoặc

theo thực tế) so với doanh thu hoà vốn

 Số dư an toàn = Doanh thu đạt được - Doanh thu hoà vốn

Số dư an toàn của các xí nghiệp khác nhau do kết cấu chi phí của các xí

nghiệp khác nhau Thông thường những xí nghiệp có chi phí bất biến chiếm tỉ

trọng lớn, thì tỉ lệ số dư đảm phí lớn, do vậy nếu doanh số giảm thì lỗ phát sinh

nhanh hơn và những xí nghiệp đó có số dư an toàn thấp hơn

Để đánh giá mức độ an toàn ngoài việc sử dụng số dư an toàn, cần kết

hợp với chỉ tiêu tỉ lệ số dư an toàn

1.2.3 Phân tích điểm hòa vốn trong mối quan hệ với giá bán và kết cấu

hàng bán

1.2.3.1 Phân tích điểm hòa vốn trong mối quan hệ với giá bán

Điểm hòa vốn cũng được phân tích trong đơn giá bán thay đổi Trong

những phần trên, ta chỉ nghiên cứu điểm hòa vốn trong điều kiện giá vốn không

thay đổi, cần sản xuất và tiêu thụ bao nhiêu sản phẩm để đạt hòa vốn.Trong điều

kiện giá bán thay đổi, sản lượng cần sản xuất và tiêu thụ ở điểm hòa vốn sẽ thay

đổi tương ứng như thế nào?

Phân tích điểm hòa vốn trong điều kiện giá bán thay đổi là một vấn đề có

ý nghĩa quan trọng đối với nhà quản trị doanh nghiệp, vì từ đo họ có thể dự kiến

khi giá bán thay đổi cần xác định mức tiêu thụ là bao nhiêu để đạt hòa vốn với

đơn giá tương ứng đó

1.2.3.2 Phân tích điểm hòa vốn trong mối quan hệ với kết cấu hàng bán

Kết cấu hàng bán là tỷ trọng của từng loại sản phẩm bán trong tổng số

các loại sản phẩm bán

Các loại sản phẩm khác nhau sẽ có chi phí và giá bán khác nhau, do đó

SDĐP và tỷ lệ SDĐP cũng khác nhau Khi doanh nghiệp kinh doanh nhiều loại

sản phẩm khác nhau và tỷ trọng của các loại sản phẩm trong tổng lượng bán khác

nhau ở tùng kỳ phân tích thì điểm hòa vốn sẽ thay đổi Do vậy, nếu biết kết hợp

Trang 23

Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích mối quan hệ C-V-P Trang 13

hợp lý tỷ trọng của các loại sản phẩm bán trong tổng lượng bán, doanh nghiệp sẽ

đạt lợi nhuận tối đa, ngược lại, lợi nhuận sẽ bị ảnh hưởng xấu

1.3 Hạn chế của mô hình phân tích mối quan hệ CVP

Qua nghiên cứu mối quan hệ CVP ở trên, chúng ta thấy rằng việc đặt chi

phí trong mối quan hệ với khối lượng và lợi nhuận để phân tích đề ra quyết định

kinh doanh chỉ có thể thực hiện được trong một số điều kiện giả định, mà những

điều kiện này rất ít khi xảy ra trong thực tế Những điều kiện giả định đó là:

 Mối quan hệ giữa khối lượng sản phẩm, mức độ hoạt động với chi phí và thu

nhập là mối quan hệ tuyến tính trong suốt phạm vi thích hợp Tuy nhiên, thực tế

cho chúng ta thấy rằng, khi sản lượng thay đổi sẽ làm thay

đổi cả lợi nhuận lẫn chi phí Khi gia tăng sản lượng, chi phí khả biến tăng

theo đường cong còn chi phí bất biến sẽ tang theo dạng gộp chứ không

phải dạng tuyến tính như chúng ta giả định

 Phải phân tích một cách chính xác chi phí của doanh nghiệp thành chi phí khả

biến và bất biến, điều đó là rất khó khăn, vì vậy phân chia chi phí hỗn hợp

thành yếu tố khả biến và bất biến lại càng khó khăn hơn, và việc phân chia chi

phí này chỉ mang tính gần đúng

 Tồn kho không thay đổi trong khi tính toán điểm hòa vốn, điều này có nghĩa là

sản lượng sản xuất bằng sản lượng bán ra, điều này khó có thể có thực trong

thực tế Như chúng ta đã biết, khối lượng sản phẩm tiêu thụ không chỉ phụ

thuộc vào khối lượng sản phẩm sản xuất mà còn phụ thuộc vào tình hình tổ

chức công tác tiêu thụ sản phẩm như ký hợp đồng tiêu thụ với khách háng,

chiến dịch tiếp thị, quảng cáo, công việc vận chuyển, tình hình thanh toán…

 Năng lực sản xuất như máy móc thiết bị, công nhân không thay đổi trong suốt

phạm vi thích hợp Điều này không đúng bởi nhu cầu kinh doanh là phải luôn

phù hợp với thị trường Muốn hoạt động hiệu quả, tạo nhiều lợi nhuận doanh

nghiệp phải luôn đổi mới Ví dụ như đổi mới máy móc thiết bị ( điều này có thể

giảm bớt lực lượng lao động…)

Trang 24

Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích mối quan hệ C-V-P Trang 14

 Giá bán sản phẩm không đổi Tuy nhiên giá bán không chỉ do doanh nghiệp

định ra mà còn phụ thuộc vào quan hệ cung cầu trên thị trường

Kết luận chương 1

Việc am hiểu mối quan hệ giữa chi phí - sản lượng - lợi nhuận (CVP) là cần

thiết cho việc quản lý thành công một doanh nghiệp Phân tích CVP cho thấy

được ảnh hưởng lên lợi nhuận của doanh nghiệp của sự thay đổi doanh thu, chi

phí, kết cấu bán hàng, và giá bán sản phẩm Phân tích CVP là một công cụ cho

nhà quản lý nhận thức rõ những quá trình thay đổi nào là có lợi nhất cho doanh

nghiệp

Việc xác định được sản lượng và doanh thu để doanh nghiệp hoà vốn hoặc

đạt được lợi nhuận mục tiêu cung cấp cho nhà quản lý thông tin hữu ích cho việc

lập kế hoạch và ra quyết định Hai phương pháp được sử dụng để xác định sản

lượng/doanh thu để doanh nghiệp hoà vốn hoặc đạt được mức lợi nhuận mục tiêu

là phương pháp số dư đảm phí (contribution approach) và phương pháp phương

trình (equation approach) Một số nhà quản lý thì thích sử dụng đồ thị CVP hoặc

đồ thị lợi nhuận

Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí (contribution income statement) được

thiết lập trên cơ sở phân loại chi phí thành chi phí biến đổi và chi phí cố định là

rất hữu ích cho nhà quản lý trong phân tích CVP Báo cáo thu nhập này cho phép

nhà quản lý dự đoán được ảnh hưởng của sự biến động doanh thu lên lợi nhuận

của doanh nghiệp Báo cáo này cũng cho thấy rõ được cấu trúc chi phí của một

doanh nghiệp, tức là tỷ lệ tương đối giữa chi phí cố định và chi phí biến đổi Cấu

trúc chi phí của doanh nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến sử biến động của lợi

nhuận theo sự biến động của doanh thu

Các khái niệm được khai triển trong bài này nêu ra một cách suy nghĩ chứ

không phải thủ tục tính toán máy móc Chính việc nghiên cứu mối quan hệ chi

phí - sản lượng - lợi nhuận sẽ giúp cho nhà quản lý hướng hoạt động của doanh

nghiệp theo các mục tiêu lợi nhuận đã đặt ra

Trang 25

Chương 2: Thực trạng phân tích mối quan hệ C-V-P tại công ty Trang 15

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH MỐI QUAN

HỆ CVP TẠI CÔNG TY TNHH TIN HỌC Á

ĐÔNG VI NA

2.1 Giới thiệu về Công ty TNHH Tin Học Á Đông Vi Na

2.1.1 Thông tin sơ lược

Tên công ty:

 Viết bằng tiếng Việt: Công ty TNHH Tin Học Á Đông Vi Na

 Viết bằng tiếng nước ngoài: Á Đông Vi Na Computer Company Limited

 Viết tắt: ADVN Computer Co., LTD Địa

Trang 26

Chương 2: Thực trạng phân tích mối quan hệ C-V-P tại công ty Trang 16

 Công ty TNHH Tin Học Á Đông Vi Na được thành lập lần đầu tiên theo giấy

phép số 4102041987 do Sở Kế Hoạch Và Đầu Tư thành phố Hồ Chí Minh cấp

ngày 11 tháng 8 năm 2006

 Công ty TNHH Tin Học Á Đông Vi Na đăng ký thay đổi lần thứ 5 giấy chứng

nhận doanh nghiệp công ty TNHH hai thành viên trở lên theo giấy phép số

0304515709 do Sở Kế Hoạch Và Đầu Tư thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 06

tháng 05 năm 2011

Vốn điều lệ:

6.000.000.000 đồng (Viết bằng chữ: Sáu tỷ đồng)

2.1.2 Lịch sử hình thành

Á Đông Vi Na được thành lập vào tháng 08 năm 2006 với tiền thân là Công ty Tin

Học Ách Chủ, một trong những công ty con của AceCom Technologies Pte

LTD (một trong 100 doanh nghiệp thành công nhất Singapore) trong khu vực

Đông Nam Á Qua nhiều năm, Á Đông Vi Na đã từng bước lớn mạnh và phát

triển trong lĩnh vực kinh doanh các sản phẩm, linh kiện máy tính, thiết bị văn

phòng, thông tin liên lạc và giải trí mang thương hiệu tầm cỡ và uy tín tại thị

trường Việt Nam như: Sony, Hitachi, Western Digital, InFocus, XtremeMac,

iOmega, iSmart, Prolink…

Á Đông Vi Na luôn phấn đấu, nỗ lực không ngừng để đem lại cho người tiêu dùng

những sản phẩm công nghệ tiên tiến, và đã trở thành một trong những

thương hiệu đáng tin cậy và được yêu thích nhất Á Đông Vi Na luôn cam kết

cung cấp hàng chính hãng từ các nhà sản xuất, chất lượng luôn được đảm bảo và

mức giá phù hợp trong môi trường cạnh tranh

Một tổ chức phát triển bền vững luôn cần có một đội ngũ nhân lực tốt về

chất và lượng Chính vì quan niệm đó mà đội ngũ nhân lực của Á Đông Vi Na

luôn được chọn lọc kỹ càng trước khi trải qua các quá trình đào tạo Công ty cập

nhật thường xuyên những kiến thức sản phẩm mới nhất, không ngừng nâng cao

trình độ chuyên môn kỹ thuật và tác phong giao tiếp với khách hàng luôn được

chú trọng Công ty xem khả năng làm hài lòng khách hàng là thước đo thành

công của chính mình

Trang 27

Chương 2: Thực trạng phân tích mối quan hệ C-V-P tại công ty Trang 17

2.1.3 Ngành nghề kinh doanh

Quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu máy vi tính để bàn, máy vi tính xách

tay, linh kiện máy vi tính, máy móc thiết bị văn phòng, máy điện thoại, thiết bị

viễn thông, thiết bị điện dân - dụng công nghiệp, dịch vụ máy tính và các dịch vụ

liên quan

Kinh doanh, phân phối, lắp đặt máy tính, linh kiện và thiết bị ngoại vi

Dịch vụ sửa chữa, cài đặt, bảo trì hệ thống và linh kiện máy tính

Sản xuất, gia công, mua bán phần mềm máy tính

Thiết kế hệ thống máy tính ( Thiết kế mạng máy tính, tạo lập trang chủ

internet, thiết kế hệ thống máy tính tích hợp với phần cứng máy tính, phần mềm

với các công nghệ truyền thông )

Kinh doanh bất động sản (thực hiện theo khoản 1 Điều 10 Luật Kinh

Hình vẽ 2.1 Sơ đồ tổ chức công ty Á Đông Vi Na

Trang 28

Chương 2: Thực trạng phân tích mối quan hệ C-V-P tại công ty Trang 18

Ban giám đốc: là người đại diện pháp nhân của công ty, chịu trách nhiệm trước

pháp luật về toàn bộ hoạt động kinh doanh; là người trực tiếp tổ chức và điều

hành

Phòng kinh doanh: cung cấp cho ban giám đốc về mọi hoạt động kinh doanh

hàng hóa; tổ chức marketing, nghiên cứu thị trường, thực hiện các giao dịch

mua bán; quảng bá tiếp thị cho công ty; đề ra các kế hoạch nhằm tối đa hóa lợi

nhuận

Phòng marketing: Lập kế hoạch đề xuất và thực hiện các chương trình khuyến

mãi, quảng cáo hỗ trợ kinh doanh

Phòng kế toán: lập và lưu trữ các chứng từ của toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế

phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh theo đúng quy định hiện hành;

thực hiện công tác kế toán; đề xuất các giải pháp để nâng cao năng suất sử dụng

vốn, giảm chi phí

Phòng xuất nhập khẩu: chuẩn bị đầy đủ các bộ hồ sơ kê khai hải quan chính

xác, nhanh chóng & kịp thời Nộp hồ sơ, làm & hoàn thành các thủ tục hải

quan, nhận hàng tại cảng trong thời gian ngắn nhất có thể Quản lý & giám sát

việc vận chuyển đưa hàng về kho Đảm bảo hàng hoá còn nguyên niêm phong

của hãng hoặc đúng số lượng kiểm hoá của hải quan tại cảng Kiểm soát thời

hạn trả thuế và làm báo cáo thuế nhập khẩu phải trả theo từng lô hàng, tổng hợp

tình hình nhập khẩu theo tháng

Kho và giao nhận: quản lý và báo cáo tình hình nhập, xuất kho và giao nhận

hàng hóa

Phòng kỹ thuật, bảo hành: tổ chức lắp ráp máy vi tính, linh kiện điện tử; giải

quyết các vấn đề về máy móc trong nội bộ công ty; thực hiện dịch vụ bảo hành

và sửa chữa cho khách hàng; kiểm tra chất lượng hàng hóa lúc nhập cũng như

lúc xuất cho khách hàng

Phòng chăm sóc khách hàng: thu nhận thông tin phản hồi từ khách hàng và

giải đáp các vấn đề thắc mắc về kinh doanh, chương trình marketing, bảo

hành…

Trang 29

Chương 2: Thực trạng phân tích mối quan hệ C-V-P tại công ty Trang 19

2.1.4.2 Cơ cấu phòng kế toán

Kế toán trưởng

Kế toán tổng hợp

Hình vẽ 2.2 Sơ đồ tổ chức phòng kế toán công ty Á Đông Vi Na

Kế toán trưởng:

 Tham mưu cho giám đốc về tổ chức thực hiện công tác kế toán tài chính

 Phụ trách chỉ đạo phòng kế toán, xem xét việc ghi chép chứng từ, sổ sách lưu trữ,

quản lý hồ sơ kế toán và xử lý kịp thời các sai sót

 Kết hợp cùng kế toán tổng hợp lập báo cáo tài chính, phân tích báo cáo tài chính để

nắm bắt tình hình tài chính và báo cáo kịp thời cho cấp trên

 Tham mưu trong các cuộc họp và ký các hợp đồng tín dụng

 Chịu trách nhiệm với cơ quan thuế về cục quản lý vốn.

Kế toán tổng hợp:

 Tập hợp số liệu từ kế toán chi tiết, tiến hành hạch toán tổng hợp

 Tập hợp doanh thu và chi phí để xác định kết quả kinh doanh.

 Lập báo cáo dưới sự hướng dẫn của kế toán trưởng để nộp cho cấp trên.

Kế toán công nợ:

 Tổ chức ghi chép, phản ánh và tổng hợp các số liệu về tình hình phải thu, phải trả của

công ty

 Lập báo cáo phải thu, phải trả

Trang 30

Chương 2: Thực trạng phân tích mối quan hệ C-V-P tại công ty Trang 20

 Theo dõi các khoản nợ khó đòi và lập dự phòng đối với các khoản nợ

này

Thủ quỹ:

 Tổ chức ghi chép, theo dõi chi tiết tình hình thu chi tiền mặt

 Tính toán lương và các khoản trích theo lương quy định.

 Theo dõi tình hình tồn quỹ tại quỹ và ngân hàng để kịp thời phát hiện khi có chênh

lệch giữa thực tế và sổ sách

 Lập báo cáo quỹ hằng ngày

Kế toán kho, bán hàng:

 Lập hoá đơn bán hàng

 Theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn từng loại hàng hóa.

 Tham gia công tác kiểm kê, báo cáo tồn kho thực kiểm so với sổ sách vào cuối tháng

2.1.5 Chính sách kế toán

 Chế độ kế toán: áp dụng theo quyết định số 48/2006/QĐ_BTC ngày

20/03/2006 của Bộ Tài Chính

 Hình thức kế toán: nhật ký chung

 Hạch toán thuế GTGT: theo phương pháp khấu trừ.

 Hạch toán hàng tồn kho: theo phương pháp kê khai thường xuyên.

 Xác định giá trị hàng tồn kho: theo phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO)

 Trình tự ghi sổ:

 Hằng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc đã kiểm tra, các nhân viên kế toán phụ trách

từng phần sẽ nhập số liệu vào sổ chứng từ gốc

 Cuối tháng hoặc định kỳ, căn cứ vào sổ chứng từ gốc này, các kế toán viên lập sổ nhật

ký chuyên dùng và sổ chi tiết Các sổ này sau khi lập xong được chuyển đến kế toán

trưởng hoặc người được kế toán trưởng

ủy quyền ký duyệt rồi chuyển đến cho kế toán tổng hợp với đầy đủ

chứng từ gốc kèm theo để kế toán kiểm tra và sử dụng phần mềm ghi vào

sổ nhật ký chung và sổ cái

Trang 31

Chương 2: Thực trạng phân tích mối quan hệ C-V-P tại công ty Trang 21

 Cuối tháng khóa sổ và tìm ra tổng tiền của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng

ở trong sổ nhật ký chung, tổng phát sinh nợ, có của các tài khoản có trên sổ cái, rồi từ

sổ cái lập bảng cân đối số phát sinh của các tài khoản tổng hợp Tổng số phát sinh nợ

và số phát sinh có của các tài khoản tổng hợp trên bảng cân đối số phát sinh phải khớp

nhau và khớp với tổng số tiền trên sổ nhật ký chung

 Sau khi kiểm tra đối chiếu khớp với số liệu nói trên, bảng cân đối số phát sinh được sử

dụng để lập bảng cân đối kế toán và các báo biểu kế toán khác

2.2 Ứng dụng mô hình phân tích CVP để cung cấp thông tin cho việc ra

quyết định kinh doanh tại công ty

2.2.1 Phân loại chi phí theo cách ứng xử chi phí tại công ty

Để ứng dụng mô hình phân tích CVP vào công ty thì tất cả các chi phí

phải được phân loại thành định phí và biến phí, điều này công ty đã thực hiện

được Chúng ta hãy xem thử công ty hiện đang phân loại chi phí như thế nào

2.2.1.1 Chi phí khả biến (biến phí)

Chi phí khả biến của công ty gồm: biến phí giá vốn hàng bán, biến phí

bán hàng và biến phí quản lý doanh nghiệp

a) Giá vốn hàng bán

Giá vốn hàng bán gồm giá mua hàng hoá và chi phí vận chuyển

 Giá mua hàng hoá = đơn giá mua chưa thuế GTGT x số lượng mua (Xem

phụ lục PL 01.01 – PL 01.06)

 Chi phí vận chuyển hàng hoá được hạch toán TK 156200 “Chi phí mua hàng”,

khi hàng hoá được bán ra thì chi phí vận chuyển được phân bổ và ghi nhận vào

TK 63200 “Giá vốn hàng bán”, nếu hàng hoá được bán ra càng nhiều thì chi phí

vận chuyển càng nhiều

Giá vốn hàng bán phân theo nhóm sản phẩm của năm 2011 như sau:

Trang 32

Chương 2: Thực trạng phân tích mối quan hệ C-V-P tại công ty Trang 22

Bảng 2.1 Giá vốn hàng bán phân theo nhóm sản phẩm

14,660,662,433 13,512,131,275 1,148,531,158

Sony Nhóm USB

2,608,857,777 2,595,878,385 12,979,392

Sony Nhóm Thẻ nhớ

5,163,884,136 5,138,193,170 25,690,966

Sony Tổng cộng 27,078,634,624 25,859,142,530 1,219,492,094

(Nguồn: phòng kế toán)

b) Biến phí bán hàng

Biến phí bán hàng của công ty bao gồm những khoảng sau:

 Chi phí tem bảo hành, phiếu bảo hành, tem phụ, tem quảng cáo

 Chi phí bao bì đựng sản phẩm.

 Chi phí bảo hành sản phẩm.

 Hoa hồng cho nhân viên giao nhận.

 Hoa hồng, tiền thưởng cho nhân viên kinh doanh.

 Hoa hồng chiết khấu cho đại lý.

 Các khoản chi phí khác.

Trong đó:

 Chi phí tem bảo hành thông minh, phiếu bảo hành, tem phụ, tem quảng cáo; chi

phí bao bì đựng sản phẩm; chi phí bảo hành sản phẩm biến thiên theo số lượng

sản phẩm bán ra

 Hoa hồng cho nhân viên giao nhận biến thiên theo số lượng đơn hàng bán ra

Trang 33

Chương 2: Thực trạng phân tích mối quan hệ C-V-P tại công ty Trang 23

 Hoa hồng, tiền thưởng cho nhân viên kinh doanh; hoa hồng chiết khấu cho đại

lý biến thiên theo doanh số bán ra

 Các khoản chi phí khác phải xét theo từng trường hợp cụ thể

Hiện nay, công ty mua đi và bán lại rất nhiều mặt hàng, nên việc tính chi

phí bán hàng được thực hiện bằng cách phân bổ cho các nhóm sản phẩm căn cứ

vào doanh thu bán ra bằng công thức:

Từ 4 bảng kê chi tiết (Xem phụ lục PL 02.01, PL 02.02, PL 02.03, PL

02.04), ta có bảng tổng hợp biến phí bán hàng theo nhóm sản phẩm như sau:

Trang 34

Chương 2: Thực trạng phân tích mối quan hệ C-V-P tại công ty Trang 24

c) Biến phí quản lý doanh nghiệp

Bảng 2.3 Bảng tổng hợp BP QLDN của 4 nhóm sản phẩm năm 2011

ĐVT: đồng

BP QLDN Tháng Tai nghe Sony Loa Sony USB Sony Thẻ nhớ Sony Tổng

Định phí bán hàng của công ty bao gồm những khoản sau:

 Chi phí marketing, quảng cáo

 Tiền lương của nhân viên kinh doanh.

 Các khoản trích theo lương của nhân viên kinh doanh.

 Chi phí khác.

Trang 35

Chương 2: Thực trạng phân tích mối quan hệ C-V-P tại công ty Trang 25

tiêu thụ theo lương bộ

quảng cáo

phận KD

Nhóm tai

77,709,031 84,184,783 161,893,814 20,135 8,040nghe Sony

Nhóm loa

273,963,212 296,793,480 570,756,691 11,560 49,373Sony

Tổng 459,566,164 497,863,344 957,429,509 79,700 67,059

(Nguồn: phòng kế toán)

b) Định phí quản lý doanh nghiệp

Định phí quản lý doanh nghiệp của công ty bao gồm những khoản sau:

 Tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên thuộc bộ phận quản

lý doanh nghiệp như: kế toán, kinh doanh (trưởng phòng), marketing, kho và

giao nhận, bảo hành, chăm sóc khách hàng

 Chi phí dịch vụ mua ngoài như: tiền điện, nước, điện thoại, mạng internet;

tiền mua văn phòng phẩm; tiền thuê văn phòng; công tác phí của nhân viên

và các khoản chi phí bằng tiền khác

Trang 36

Chương 2: Thực trạng phân tích mối quan hệ C-V-P tại công ty Trang 26

Bảng 2.5 Bảng tổng hợp ĐP QLDN của 4 nhóm SP năm 2011

ĐVT: đồng

Định phí quản lý doanh nghiệp

phận QLDN

Nhóm tai

286,448,664 134,799,371 421,248,035 20,135 20,921nghe Sony

Nhóm loa

785,642,130 369,713,944 1,155,356,074 11,560 99,944Sony

Nhóm USB

160,969,724 75,750,458 236,720,183 25,370 9,331Sony

Nhóm thẻ

320,048,986 150,611,287 470,660,273 22,635 20,793nhớ Sony

Tổng 1,553,109,504 730,875,061 2,283,984,564 79,700 150,990

(Nguồn: phòng kế toán)

2.2.1.3 Tổng hợp chi phí của công ty trong năm 2011

Bảng 2.6 Bảng tổng hợp chi phí 4 nhóm sản phẩm của năm 2011

Trang 37

Chương 2: Thực trạng phân tích mối quan hệ C-V-P tại công ty Trang 27

2.2.2 Phân tích các chỉ tiêu dựa theo mối quan hệ CVP

2.2.2.1 Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí tại công ty

Bảng 2.7 Báo cáo thu nhập theo SDĐP của từng nhóm SP năm 2011

ĐVT: đồng

Chỉ tiêu Nhóm tai nghe Nhóm loa Nhóm USB Nhóm thẻ nhớ Tổng

Trang 38

Chương 2: Thực trạng phân tích mối quan hệ C-V-P tại công ty Trang 28

2.2.2.2 Số dư đảm phí (SDĐP) và tỷ lệ SDĐP

Bảng 2.8 Báo cáo thu nhập theo SDĐP của từng đơn vị SP năm 2011

ĐVT: đồng

Chỉ tiêu Nhóm tai Nhóm loa Nhóm USB Nhóm thẻ Tổng

nghe Sony Sony Sony nhớ Sony

Trang 39

Chương 2: Thực trạng phân tích mối quan hệ C-V-P tại công ty Trang 29

2.2.3.2 Cơ cầu chi phí

Cơ cấu chi phí năm 2011 của từng nhóm sản phẩm như sau:

Bảng 2.9 Cơ cấu chi phí của từng nhóm sản phẩm năm 2011

Hình vẽ 2.5 Cơ cấu chi phí của từng nhóm sản phẩm năm 2011

2.2.3.3 Các thước đo tiêu chuẩn hoà vốn

a) Sản lượng hoà vốn

Ta có sản lượng hoà vốn của các nhóm sản phẩm như sau:

Trang 40

Chương 2: Thực trạng phân tích mối quan hệ C-V-P tại công ty Trang 30

b) Doanh thu hoà vốn

Ta có doanh thu hoà vốn của các nhóm sản phẩm như sau:

c) Thời gian hoàn vốn

Ngày đăng: 29/12/2020, 19:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w