Tải Giải bài tập SGK Sinh học 8 bài 21: Hoạt động hô hấp - Giải bài tập Sinh học rút gọn lớp 8 bài 21

3 16 0
Tải Giải bài tập SGK Sinh học 8 bài 21: Hoạt động hô hấp - Giải bài tập Sinh học rút gọn lớp 8 bài 21

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

- Giải thích: khi hoạt động mạnh và nhiều, nhu cầu ôxi để phân giải đường tạo năng lượng cung cấp cho hoạt động đó của cơ thể tăng lên → hô hấp nhanh và mạnh để kịp cung cấp ôxi cũng như[r]

(1)

Giải bài tập SGK Sinh học 8 bài 21: Hoạt động hô hấp

Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 21 trang 69:

- Các cơ xương ở lồng ngực đã phối hợp hoạt động với nhau như thế nào để làm tăng thể tích lồng ngực khi hít vào và làm giảm thể tích lồng ngực khi thở ra?

- Dung tích phổi khi hít vào, thở ra bình thường và gắng sức có thể phụ thuộc vào các yếu tố nào?

Trả lời:

- Các cơ xương ở lồng ngực:

+ Khi hít vào: Cơ liên sườn ngoài co, cơ hoành co cùng sự nâng lên của xương ức và xương sườn → tăng thể tích lồng ngực

+ Khi thở ra: Cơ liên sườn ngoài dãn, các xương sườn hạ xuống, cơ hoành dãn → giảm thể tích

- Dung tích phổi khi hít vào, thở ra bình thường và gắng sức có thể phụ thuộc vào tầm vóc cơ thể, giới tính, lứa tuổi, tình trạng sức khỏe và sự luyện tập

Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 21 trang 70:

- Hãy giải thích sự khác nhau ở mỗi thành phần của khí hít vào và thở ra

- Quan sát hình 21-4, mô tả sự khuếch tán của O2 và CO2

Trả lời:

- Khí hít vào: lượng O2 cao và CO2 rất thấp; khí thở ra: O2 thấp khí hít vào và CO2 cao

hơn khí hít vào

- Mô tả sự khuếch tán của O2 và CO2:

+ Sự trao đổi khí ở phổi: xảy ra qua mao mạch phổi, O2 từ phế bào vào máu khuếch

tán qua mao mạch phổi đến hồng cầu, CO2 từ hồng cầu ra máu rồi khuếch tán qua

mao mạch phổi vào phế bào

+ Sự trao đổi khí ở tế bào: O2 từ hồng cầu vào tế bào, CO2 từ tế bào vào máu

(2)

Trả lời:

- Không khí được hít vào qua mũi → hầu → thanh quản → khí quản → phổi (phế quản → phế nang) Ở phế nang xảy ra trao đổi khí giàu ôxi với máu và đưa khí giàu CO2 từ máu vào phế nang → sau đó thở

ra Không khí được đẩy ngược lại từ phổi ra khí quản → thanh quản → hầu → thở ra qua mũi

Câu 2 trang 70 Sinh học 8: Hô hấp ở cơ thể người và thỏ có gì giống và khác nhau? Trả lời:

- Giống:

+ Đều nằm trong khoang ngực và được ngân cách với khoang bụng bởi cơ hoành

+ Đều gồm đường dẫn khí và 2 lá phổi

+ Đường dẫn khí đều có mũi, hầu, thanh quản, khí quản, phế quản

+ Mỗi lá phổi đều được cấu tạo bởi các phế nang (túi phổi) tập hợp thành từng cụm bao quanh mỗi túi phổi là một mạng mao mạch dày đặc

+ Bao bọc phổi có 2 lớp màng: Lá thành dính vào thành ngực và lá dạng dính vào phổi, giữa 2 lớp màng là chất dịch

- Khác:

+ Ở thỏ, sự thông khí ở phổi chủ yếu do hoạt động của cơ hoành và lồng ngực, do bị ép giữa 2 chi trước nên không dãn nở về phía 2 bên

+ Ở người, sự thông khí ở phổi do nhiều cơ phối hợp hơn và lồng ngực dãn nở cả về phía 2 bên

Câu 3 trang 70 Sinh học 8: Khi lao động nặng hay chơi thể thao, nhu cầu trao đổi khí

của cơ thể tăng cao, hoạt động hô hấp của cơ thể có thể biến đổi thế nào để đáp ứng nhu cầu đó?

Trả lời:

- Tăng nhịp hô hấp/ phút

- Tăng dung tích hô hấp (thở sâu hơn)

Câu 4 trang 70 Sinh học 8: Thử nhìn đồng hồ và đếm nhịp thở của mình trong 1

(3)

Trả lời:

- Sau khi chạy tại chỗ 1 phút, nhịp thở tăng lên, thở sâu và mạnh hơn

- Giải thích: khi hoạt động mạnh và nhiều, nhu cầu ôxi để phân giải đường tạo năng lượng cung cấp cho hoạt động đó của cơ thể tăng lên → hô hấp nhanh và mạnh để kịp cung cấp ôxi cũng như thải CO2 ra khỏi cơ thể tránh gây hại cho cơ thể

Ngày đăng: 28/12/2020, 03:09

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan