gia đình-5,6,7,8,9,10

17 360 0
gia đình-5,6,7,8,9,10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH CĐ NHÁNH 6: NGÔI NHÀ CỦA BÉ ( TUẦN 10: Từ ngày 08/11– 12 /11/2010) Ngày T/gian Hoạt động Thứ hai 08/11 Thứ ba 09/11 Thứ tư 10/11 Thứ năm 11/11 Thứ sáu 12/11 12h45- 13h20 Đón trẻ- HĐTC - Cho trẻ xem về các vật dụng, đồ dùng của gia đình, hình ảnh về 1 số ngôi nhà. -Hình ảnh về cuộc sống sinh hoạt của gia đình của bé. - Cùng trẻ trò chuyện về các nội dung của chủ đề. -Trẻ chơi dân gian, hoạt động theo ý thích. 13h20-14h TD-ĐD-TC - Cho trẻ thể dục sáng kết hợp với bài hát “ Chim bồ câu”. 14h-15h10 Hoạt động chung PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG- NGÔN NGƯ: -Ném xa bằng 2 tay, bật xa 45cm -Truyện: Hai anh em. PHÁT TRIÊN NHẬN THỨC: -Vẽ ngôi nhà của bé. PHÁT TRIÊN NHẬN THỨC: - Nhận biết phân biệt khối cầu, khối trụ. PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ: -Tập tô: e-ê PHÁT TRIỂN THẨM MĨ: -Múa cho mẹ xem VĐ: Múa NH: Cho con. TCAN: Giọng hát to, giọng hát nhỏ. 15h10- 15h50 Hoạt động góc - Góc đóng vai: Đóng vai mô phỏng công việc của cửa hàng ăn uống. - Góc nghệ thuật: Nặn, tô màu, vẽ các đồ dùng trong gia đình , các kiểu nhà. Múa hát về chủ điểm - Góc học tập- sách: Đọc truyện tranh, sao chép tên bạn có chứa chữ cái đã học qua việc gắn thẻ chữ cái.Tìm chữ cái đã học trong từ. Tô vở tập tô, vở toán. - Góc xây dựng, lắp ghép: Xây khu tập thể. 15h50- 16h10 Hoạt động ngoài trời - Quan sát các đồ dùng trong gia đình qua tranh ảnh, qua đồ chơi ở góc phân vai. - Trò chuyện về gia đình, họ hàng của bé. - Chơi vận động: Thi lấy bóng, ai nhanh hơn. - Chơi với đồ chơi, thiết bị ngoài trời, hoặc chơi theo ý thích. 16h10-1630 Trả trẻ - Bình cờ cuối buổi - Cô trả trẻ. Trong khi chờ bố mẹ đón, trẻ hoạt động theo ý thích (chơi vận động nhẹ hoặc hoạt động theo ý thích ở các góc tự chọn). TUẦN 10: CHỦ ĐIỂM: GIA ĐÌNH CĐ NHÁNH 6: NGÔI NHÀ CỦA BÉ PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG NÉM XA BẰNG 2 TAY, BẬT XA 45cm GIÁO VIÊN : Lý Kim Dung NGÀY DẠY : Thứ hai / 08/ 11 / 2010 LỚP : LÁ 3 I/ YÊU CẦU: - Dạy trẻ biết dùng sức của tay vai để ném xa. - Dạy cháu bật xa và chạm đất bằng mũi bàn chân. II/ CHUẨN BỊ: - 2 quả bóng. - 2vạch chuẩn có thẻ chữ cái e-ê. - Băng nhạc, máy casset. - Sân rộng thoáng mát. - Tích hợp: Âm nhạc, LQCV,MTXQ. III/TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ DỰ KIẾN HĐ CỦA TRẺ HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động. - Cháu vận động bài “cháu quét nhà” - Các con vừa hát bài hát nói về gì thế? - Bạn nhỏ trong bài hát đã giúp bà làm gì? - Các con đã từng quét nhà chưa? - À, chổi là đồ dùng rất cần thiết cho mỗi gia đình. Nó giúp cho nhà cửa chúng ta được sạch sẽ. Vì thế khi sử dụng xong con phải cất lên đúng nơi quy định để sử dụng lâu dài các con nhớ chưa? - Ngoài chổi ra, trong gia đình còn có rất nhiều đồ dùng khác nữa. Vậy ai giỏi lên kể xem nhà con có những đồ dùng gì nè? - Nảy giờ trò chuyện chỉ ngồi 1 chỗ, bây giờ mình cùng khởi động cho khỏe nhé! - Cô mở băng. - Cháu vận động cùng cô. - … - (…) - Cháu đọc bài thơ “xếp hàng” Cho trẻ xếp thành 4 hàng dọc chuyển thành vòng tròn (kết hợp các kiểu đi, chạy) rồi di chuyển thành 4 hàng ngang dãn cách đều.(Tập kết hợp với bài hát “lại đây múa hát cùng cô”) - Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô. HOẠT ĐỐNG 2: Trọng động. *Bài tập phát triển chung: - Tay :2 tay đưa ngang, gập khuỷu tay (3x8) - Chân: Ngồi xổm đứng lên liên tục (3x8) - Bụng : Đứng xoay người sang 2 bên (2x8) - Bật: Tách, khép chân (2x8) - Cô dùng khẩu lệnh cho trẻ tách 2 hàng ngang đối diện. *Vận động cơ bản:“Ném xa bằng 2tay, bật xa 45cm”: - Các con xem cô có gì nè? Giúp cô phát âm chữ cái trong vòng tròn? - Đố các con cô dùng vạch chuẩn, quả bóng, vòng tròn để làm gì? - Ai biết cách thực hiện lên thực hiện cho cô và các bạn xem nè? (mời 2 trẻ biết cách vận động lên hiện thử cho lớp xem) - Đố các con bạn vừa làm gì? - Cô làm mẫu 1 lần, kết hợp phân tích vận động: “Ném xa”: TTCB: Đứng sau vạch chuẩn 1. Chân phải bước ra sau 1 bước nhỏ, 2 tay cô cầm túi cát đưa ra trước ngang tầm vai. 2. 2 tay cô cầm bóng giơ lên cao khỏi đầu, đồng thời nghiêng người ra sau. - 3. Dùng sức ném bóng mạnh về trước, người hơi chồm theo. “Bật xa” vào vòng tròn có chứa chữ cái. TTCB: Cô đứng trước vạch, 2 chân khép,tay thả xuôi và phát âm chữ cái trong vòng tròn. Khi nghe hiệu lệnh: 1. Hai tay đưa thẳng ra trước ngang tầm vai. 2. Hai tay hơi chếch ra sau, khụy gối. 3. Dùng sức của chân nhún bật mạnh về trước, đồng thời đưa 2 tay ra trước. Chạm đất nhẹ nhàng bằng 2 mũi bàn chân gối hơi khuỵu và phát âm chữ cái chứa trong vòng tròn đó rồi bật ra ngoài. - Trẻ tập theo cô. - 2 quả bóng, vạch chuẩn, 2 vòng tròn, có chữ cái e-ê. - (…) -Trẻ khá thực hiện cho bạn xem. - “Ném xa bằng 2 tay, bật xa 45cm”. - Trẻ nhắc lại tên bài. - Trẻ xem cô làm mẫu. Cho lần lượt cả lớp thực hiện (mỗi lần 2 cháu). - Cô bao quát, động viên, sửa sai. - Mời trẻ yếu, trẻ khá tập lại. HOẠT ĐỘNG 3: Hồi tĩnh. - Cho trẻ chơi “uống nước chanh” -Trẻ thực hiện. - Trẻ chơi và đi nhe nhàng về chỗ ngồi IV/ HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI: Cho trẻ đọc thơ: “giúp mẹ”- dẹp đồ dùng. TUẦN 10: CHỦ ĐIỂM: GIA ĐÌNH CĐ NHÁNH 6: NGÔI NHÀ CỦA BÉ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ HAI ANH EM GIÁO VIÊN : Lý Kim Dung NGÀY DẠY : Thứ hai / 08 /11 / 2010 LỚP : LÁ 3 I/ YÊU CẦU: - Trẻ nắm được nội dung câu chuyện: Người anh chăm chỉ được mọi người yêu mến và được hưởng hạnh phúc, người em lười biếng nên đã bị trừng phạt, bị nghèo đói. - Trẻ biết kể chuyện sáng tạo theo tranh. - Qua nội dung câu chuyện giáo dục trẻ chăm chỉ lao động. II/ CHUẨN BỊ: - Tranh minh họa. - Phấn, bảng. - Tích hợp: MTXQ, AN. III/TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ DỰ KIẾN HĐ CỦA TRẺ HOẠT ĐỘNG 1: Ổn định - Cháu vận động bài “ai thương con nhiều” - Cháu hát vận động cùng cô. HOẠT ĐỘNG 2: Trò chuyện – gợi mở - Các con vừa hát bài hát nói về điều gì? - Nhà con có những ai? - Ở nhà ai là người thương con nhất? Vì sao con biết? - Vậy con phải làm gì cho cha mẹ vui lòng? - À, các con biết không, ở 1 nhà kia có 2 anh em mồ côi cả cha lẫn mẹ. Người anh thì chăm chỉ siêng năng, hết lòng thương yêu em của mình. Còn người em thì rất lười biếng, suốt ngày chẳng chịu làm gì cả. Khi 2 anh em chia tay nhau đi là ăn nơi xa thì chuyện gì đã xảy ra các con có biết không? - Để tìm hiểu xem chuyện gì sẽ xảy ra, các con lắng nghe cô kể câu chuyện này nhé! - (…) - Trẻ tự trả lời… HOẠT ĐỐNG 3: Cô kể mẫu - Cô kể mẫu 1 lần kết hợp cho trẻ xem tranh minh họa. - Trẻ chú ý lắng nghe cô kể chuyện. HOẠT ĐỐNG 4: Trích dẫn – đàm thoại. - Trong câu chuyện có những ai? - Người anh là người như thế nào? Chăm chỉ ra sao? - Đúng rồi, người anh là người chăm chỉ, chịu khó: người anh vừa ra khỏi làng thì gặp cánh đồng lúa chín người anh đã xuống gặt giúp, đi tiếp 1 đoạn người anh đã gặp 1 cánh đồng bông đã chín, người anh đã xuống hái giúp mọi người. Người anh còn gặp ông cụ và đã nhận lời tưới nước cho cây bí ngô của ông khỏi bị chết khát. - Người anh được ông cụ tặng gì nè? - Người em là người như thế nào? Vì sao con biết? - À, đúng rồi! Người em lười biếng: Không chịu gặt lúa, không hái bông, không tưới nước cho cây bí ngô. Vì vậy người em đã bị trừng phạt nghèo đói. - Mọi người đã nói gì với người em? - Người em đã xin ông cụ được quả bí ngô như thế nào? - Người anh thương em mình ra sao? - Khi trở về chờ hoài không thấy em, người anh đã đi tìm gặp người em đang đói khát nắm lã người giữa ruộng. Người anh đã mang em về, cho em uống nước, cho em ăn và cho em mặc quần áo mới nên người em đã tĩnh lại - Và kể từ đó 2 anh em sống với nhau như thế nào? - Cho cháu đặt tên cho câu chuyện. - Cô nhận xét. - Cô giới thiệu tên truyện và viết lên bảng. Cô đọc- trẻ đọc. - Tên truyện có mấy tiếng? - Cháu lên tìm chữ cái học rồi, phát âm. - Qua câu chuyện này con yêu ai? Vì sao? - Về nhà thấy cha mẹ bận việc con sẽ làm gì? - Cô giáo dục cháu biết giúp đỡ cha mẹ, mọi người, chăm lao động. - Trong câu chuyện có người anh, người em, ông cụ. - Người anh siêng năng chăm chỉ… - …Tặng cho quả bí ngô. - Người em là người lười biếng . - Rõ là đồ lười biếng - …toàn đất là đất. - … - … - Trẻ xung phong đặt tên cho câu chuyện. - … - Trẻ tự trả lời. HOẠT ĐỘNG 5: Kể chuyện sáng tạo. Cho trẻ kết thành 2-3 đội kể chuyện sáng tạo theo tranh. - Trẻ hội ý và cử đại diện lên kể chuyện sáng tạo. IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: Cho cháu về góc nghệ thuật hát múa về chủ điểm. TUẦN 10: CHỦ ĐIỂM: GIA ĐÌNH CĐ NHÁNH 6: NGÔI NHÀ CỦA BÉ PHÁT TRIỂN THẨM MĨ VẼ NGÔI NHÀ CỦA BÉ GIÁO VIÊN : Lý Kim Dung NGÀY DẠY : Thứ hai / 09 /11 / 2010 LỚP : LÁ 3 I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT - Trẻ nhớ được hoặc tưởng tượng ra ngôi nhà của bé bắng các hình vẽ đơn giản. - Qua đó giáo dục cháu biết giữ gìn vệ sinh xung quanh nhà biết trồng hoa, cây xanh cho ngôi nhà thêm đẹp. II/ CHUẨN BỊ - Bàn ghế, bút màu, tập - Tích hợp: Văn học “Em yêu nhà em” III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT DỘNG CỦA TRẺ HOẠT ĐỘNG 1: Tập trung chú ý của trẻ -Cho trẻ đọc bài thơ “Em yêu nhà em” -Các con vừa đọc bài thơ gì? -Trong bài thơ miêu tả xung quanh ngôi nhà của bé có đặc điểm gì? -Đúng rồi! ngôi nhà của bé ở thật nên thơ, xung quanh có đàn chim sẻ hàng ngày hát líu lo, có đầm sen,…… -Thế ngôi nhà cua các con thì sao? Bạn nào kể nhà của các con ở là nhà gì? Xung quanh ngôi nhà có đặc điểm gì? -Các con biết không trong mỗi chúng ta ai cũng có một ngôi nhà - đó là nơi để chúng ta ở có cha mẹ, anh chị em yêu thương nhau, giúp đỡ, chăm sóc cho nhau dù đi đâu xa ta cũng nhớ về ngôi nhà của mình. -Trẻ đọc thơ Trẻ trả lời……… Gọi vài cháu trả lời……. HOẠT ĐỘNG 2: Quan sát tranh và trò chuyện -Các con xem cô có tranh vẽ gì đây? -À!đây là tranh vẽ ngôi nhà của bé, ngoài ngôi nhà ra cô còn vẽ gì xung quanh nhà nữa? -Thế bạn nào biết cô vẽ ngôi nhà gồm có gì? -Các con xemkhung nhà giống hình gì? Và có màu gì? -Tranh vẽ ngôi nhà của bé -Cây xanh, đường đi, mây…. -Mái nhà, khung nhà, cửa ra vào, cửa sổ…. -Còn mái nhà hình gì? Và có màu gì? -Thế cửa ra vào và cửa sổ có màu gì và giống hình gì? -Các con có thích vẽ ngôi nhà của mình không? Hôm nay cô sẽ tổ chức hội thi “Bé khéo tay vẽ ngôi nhà của bé” Các con có đồng ý không? +Trước khi vào hội thi, các con hãy cho cô biết: Muốn vẽ được ngôi nhà con vẽ những gì? +Khung nhà con vẽ bằng nét gì? +Mái nhà con vẽ bằng nét gì? +Thế còn cửa ra vào và cửa sổ con vẽ ra sao? +Ngoài ngôi nhà ra con còn muốn vẽ thêm gì nữa? -Khi vẽ xong để cho bức tranh đẹp con phải làm gì? -Cho trẻ hát bài “Cả nhà thương nhau” vào bàn ngồi vẽ -Khi ngồi vẽ con ngồi như thế nào? Cầm bút bằng tay nào? Và cầm bằng mấy ngón tay? -Cô tuyên bố hội thi vẽ ngôi nhà của bé được bắt đầu! Trẻ trả lời………. Gọi vài trẻ trả lời…… Gọi 2-3 trẻ trả lời…. -2 nét thẳng đứng và 2 nét thẳng ngang. -2 nét xiên giống hình tam giác -2 thẳng đứng và 2 nét thẳng ngang -mây, cây xanh, đường đi…. -Tô màu cho đều, tô không lem ra ngoài. Trẻ trả lời… HOẠT ĐỘNG 3: Trẻ thực hiện -Trẻ vào bàn ngồi vẽ (cô mở băng cho trẻ nghe trong khi trẻ vẽ) -Cô bao quát giúp đỡ trẻ còn lúng túng Trẻ thực hiện HOẠT ĐỘNG 4: Nhận xét sản phẩm -Trẻ đem sản phẩm lên bàn cho cả lớp xem chung -Cho trẻ chọn sản phẩm mình thích và hỏi trẻ vì sao thích? *Kết thúc: Bạn nào chưa vẽ xong thì mình về góc tạo hình vẽ thêm cho hoàn chỉnh nhe! -Trẻ chọn sản phẩm đẹp, cô chọn sản phẩm hoàn chỉnh nhận xét và cô chọn sản phẩm chưa hoàn chỉnh để bổ sung. IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: Cho cháu về góc học tập xem tranh về chủ điểm. TUẦN 10: CHỦ ĐIỂM: GIA ĐÌNH CĐ NHÁNH 6: NGÔI NHÀ CỦA BÉ PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC NHẬN BIẾT PHÂN BIỆT KHỐI CẦU KHỐI TRỤ GIÁO VIÊN : Lý Kim Dung NGÀY DẠY : Thứ tư / 10 / 11/ 2010 LỚP : LÁ 3 I/- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Trẻ nhận biết và phân biệt được khối cầu, khối trụ. II/ CHUẨN BỊ: - Mỗi cháu 1 khối cầu, 1 khối trụ. - Đồ dùng có dạng khối cầu, khối trụ: Quả bóng, chai hồ, hộp đựng thức ăn… - Đất nặn, bảng con. - Tích hợp: MTXQ, TH, AN. III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ DỰ KIẾN HĐ CỦA TRẺ HOẠT ĐỘNG 1: Tập trung chú ý trẻ. - Cô cho trẻ hát bài “nhà của tôi” - Trẻ hát và vận động cùng cô. HOẠT ĐỘNG 2: Luyện tập nhận biết khối cầu – khối trụ - Các con vừa hát bài hát nói về gì? - Bạn rất yêu ngôi nhà của mình, thế các con có yêu ngôi nhà của mình không? - Ngôi nhà của con như thế nào? Có những đồ dùng gì? - Nhà là nơi chúng ta sinh sống, ở đó có những người thân yêu ruột thịt của mình. Vì thế nên ai cũng yêu quý ngôi nhà của mình cả. - Mỗi loại đồ dùng có kích thước và hình dạng khác nhau. Vậy ai giỏi lên tìm cho cô đồ dùng có dạng khối cầu? Khối trụ nè? - Nó có dạng khối gì? Vì sao con biết? - Con xem cô đã chuẩn bị gì cho con? - Nhìn xem cô có gì đây? - Nó làm bằng gì? - … - Trẻ tự trả lời. - Trẻ tìm - Khối cầu, khối trụ. - … - Trẻ nhắc “khối cầu”, giơ lên - Trẻ nhắc “khối trụ” giơ lên [...]... nhà? -Vậy hôm nay cô sẽ tổ chức cho các con cùng nhau đi chợ mua thức ăn về cho gia đình với trò chơi “Mua quả” -Cho 2 đội lên chơi (mỗi đội 3 bạn) -Bạn đứng đầu hàng cầm giỏ mua 1 quả về để vào rổ rồi đưa giỏ cho bạn thứ 2, bạn thứ 1 chạy ra cuối hàng, tiếp tục bạn thứ 2 thứ 3 tương tự Khi nghe tiếng trống lắc thì thời gian chơi đã hết, cô và lớp kiểm tra lại -Trẻ chơi 2-3 lần, cho trẻ phát âm lại... nghĩ - Trẻ làm theo yêu cầu của cô - Trẻ thực hiện theo cầu, khối trụ - Chơi nặn khối cầu, khối trụ IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: Mang khối cầu, khối trụ tặng cho búp bê hướng dẫn của cô TUẦN 10: CHỦ ĐIỂM: GIA ĐÌNH CĐ NHÁNH 6: NGÔI NHÀ CỦA BÉ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ TẬP TÔ e - ê GIÁO VIÊN : Lý Kim Dung NGÀY DẠY : Thứ hai / 11 /11 / 2010 LỚP : LÁ 3 I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: - Cháu tô hết chữ cái in mờ trong dòng kẻ... bút, cách ngồi tô -Đầu hơi cúi, ngực không tì vào bàn -Trong khi trẻ tô cô bao quát trẻ *Kết thúc: Cô nhận xét chung IV/ HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI: Cả lớp hát và vận động bài “nhà của tôi” TUẦN 10: CHỦ ĐIỂM: GIA ĐÌNH CĐ NHÁNH 6: NGÔI NHÀ CỦA BÉ PHÁT TRIỂN THẨM MĨ MÚA CHO MẸ XEM GIÁO VIÊN : Lý Kim Dung NGÀY DẠY : Thứ hai / 12 /11 / 2010 LỚP : LÁ 3 I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT - Cháu thuộc trọn vẹn bài hát - Cháu vận... chơi “Nghe tiết tấu tìm đồ vật” giúp trẻ phát triển tai nghe II/ CHUẨN BỊ - Mũ chụp, đồ chơi - Tích hợp: thơ “Vì con” III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG 1: Dạy hát “Múa cho mẹ xem” - Xuân Giao - Cho trẻ đọc thơ: “Vì con” - Các con vừa đọc bài thơ nói về ai? - Khi còn nhỏ mẹ dạy các con những gì? - Hàng ngày mẹ làm gì cho các con? - Thế các con có yêu thương mẹ của mình không? - Con làm... mà bạn nhỏ đã hát cho mẹ của mình nghe, các con ngồi ngoan nghe cô hát sau đó cô sẽ dạy các con để về nhà các con hát cho mẹ nghe nhe! - Cô hát lần 1, hỏi tên bài + tên tác giả (Múa cho mẹ xem của Xuân Giao) HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ -Trẻ đọc thơ Trẻ trả lời… -Trẻ nhắc lại tên bài và tên tác giả - Cô hát lần 2 nêu nội dung: bài hát nói lên tình cảm yêu thương của bạn nhỏ thông qua việc múa hát cho mẹ nghe đó... cô hát và xem thương bao la của cha mẹ đã dành cho các con cô minh họa -Cô hát lần 2, lần 3 minh họa HOẠT ĐỘNG 4: Trò chơi âm nhạc: “ Giọng hát to, giọng hát nhỏ” - Và tiếp sau đây các con sẽ được tham gia trò chơi âm nhạc mới hết sức thú vị, trò chơi mang tên “ giọng hát to, giọng hát nhỏ ” - Trẻ chơi 2,3 lần - Cô nêu cách chơi - Cho cháu chơi 2-3 lần IV/ HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI: Cho trẻ đến góc đọc sách . CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH CĐ NHÁNH 6: NGÔI NHÀ CỦA BÉ ( TUẦN 10: Từ ngày 08/11– 12 /11/2010) Ngày T/gian Hoạt động Thứ hai 08/11 Thứ ba. Cho trẻ xem về các vật dụng, đồ dùng của gia đình, hình ảnh về 1 số ngôi nhà. -Hình ảnh về cuộc sống sinh hoạt của gia đình của bé. - Cùng trẻ trò chuyện

Ngày đăng: 25/10/2013, 23:11

Hình ảnh liên quan

-Cho trẻ xem về các vật dụng, đồ dùng của gia đình, hình ảnh về 1 số ngôi nhà. -Hình ảnh về cuộc sống sinh hoạt của gia đình của bé. - gia đình-5,6,7,8,9,10

ho.

trẻ xem về các vật dụng, đồ dùng của gia đình, hình ảnh về 1 số ngôi nhà. -Hình ảnh về cuộc sống sinh hoạt của gia đình của bé Xem tại trang 1 của tài liệu.
-Cô giới thiệu tên truyện và viết lên bảng. Cô đọc- trẻ đọc. - gia đình-5,6,7,8,9,10

gi.

ới thiệu tên truyện và viết lên bảng. Cô đọc- trẻ đọc Xem tại trang 6 của tài liệu.
- Trẻ nhớ được hoặc tưởng tượng ra ngôi nhà của bé bắng các hình vẽ đơn giản. - gia đình-5,6,7,8,9,10

re.

̉ nhớ được hoặc tưởng tượng ra ngôi nhà của bé bắng các hình vẽ đơn giản Xem tại trang 8 của tài liệu.
- Mỗi loại đồ dùng có kích thước và hình dạng khác nhau. Vậy ai giỏi lên tìm cho cô đồ dùng có dạng  khối cầu? Khối trụ nè? - gia đình-5,6,7,8,9,10

i.

loại đồ dùng có kích thước và hình dạng khác nhau. Vậy ai giỏi lên tìm cho cô đồ dùng có dạng khối cầu? Khối trụ nè? Xem tại trang 10 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan