1. Trang chủ
  2. » Nghệ sĩ và thiết kế

Tải 25 dạng bài Tiếng Anh chắc chắn xuất hiện trong đề thi THPT Quốc gia - Luyện thi THPT Quốc Gia năm 2019 môn Tiếng Anh

39 32 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Diễn tả mức độ, cho biết hành động diễn ra đến mức độ nào, thường các trạng từ này được đứng trước các tính từ hay một trạng từ khác hơn là dùng với động từ:. Ví dụ: She speaks English [r]

Trang 1

LUYỆN THI THPT QUỐC GIA MÔN TIẾNG ANH

NHỮNG DẠNG BÀI TẬP TIẾNG ANH THƯỜNG GẶP

PRONUNCIATION (Ngữ âm)

Ngữ âm là gì?

Phần ngữ âm được chia ra làm 2 dạng: phát âm và trọng âm Cả 2 dạng bài tập này đều vô cùng đa dạng mà không có một phương pháp làm bài nào cụ thể để giải quyết tất cả các dạngcùng một lúc Những phương pháp làm bài chủ yếu được xây dựng từ kinh nghiệm làm bài,

và tất nhiên không thể áp dụng cho mọi trường hợp Vậy nên làm nhiều bài tập, thực hành phát âm vẫn là phương pháp tốt nhất để tự tin xử lý dạng bài tập Ngữ âm trong tiếng Anh

Nguyên âm, phụ âm (Vowels & Consonants)

Trong tiếng Anh có 44 âm được chia làm 2 nhóm: Nguyên âm và phụ âm Để phát âm chuẩntiếng Anh và làm tốt các bài tập ngữ âm, việc nắm vững các âm và phát âm đúng các âm đó

là điều vô cùng quan trọng và cần thiết

Một số dạng phát âm phổ biến trong Ngữ âm tiếng Anh

Phát âm s/es trong tiếng Anh

+ Danh từ số nhiều: How many penS are there in your schoolbag?

+ Động từ thời hiện tại đơn sau chủ ngữ ngôi thứ 3 số ít: He goES to school by bus

+ Sở hữu cách của danh từ: Mary'S brother is a doctor

+ Dạng rút gọn của "is" hoặc "has": He'S been a famous student since he was 15 years old

Phát âm s/es sẽ được chia làm 3 dạng /s/, /z/, /iz/

 Phát âm là /s/ khi từ tận cùng bằng các phụ âm vô thanh: /p/, /t/, /k/, /f/, /θ/

Trang 2

Ví dụ Loại từ Phiên âm

Trang 3

Ví dụ Loại từ Phiên âm

Phát âm ed trong tiếng anh

Phát âm ed trong tiếng anh chia làm 3 dạng: /id/, /d/ và /t/

 Phát âm là /ɪd/ khi đồng từ tận cùng bằng hai phụ âm /t/, /d/

Ví dụ Loại từ Phiên âm

Trang 4

 Phát âm là /d/ khi động từ tận cùng bằng các phụ âm hữu thanh /b/, /g/, /v/, /z/, /ʒ/, /dʒ/, /ð/, /m/, /n/, /ŋ, /l/, /r/ và các nguyên âm

Ví dụ Loại từ Phiên âm

 Phát âm là /t/ khi động từ tận cùng bằng các phụ âm vô thanh /p/, k/, /f/, /s/, /ʃ/, /tʃ/

Ví dụ Loại từ Phiên âm

Stopped v /stɑːpT/

Looked v /lʊkT/

Laughed v /læfT/

Sentenced v /ˈsentənsT/

Trang 5

Washed v /wɑːʃT/

Watched v /wɑːtʃT/

STRESS RULES (Trọng Âm)

Dưới đây là 13 quy tắc trọng âm hay được sử dụng trong tiếng Anh

QUY TẮC 1: Động từ có 2 âm tiết -> trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2

Ví dụ: be'gin, be'come, for'get, en'joy, dis'cover, re'lax, de'ny, re'veal,…

Ngoại lệ: 'answer, 'enter, 'happen, 'offer, 'open…

QUY TẮC 2: Danh từ có 2 âm tiết -> trọng âm rơi vào âm tiết thứ 1

Ví dụ: 'children, 'hobby, 'habit, 'labour, 'trouble, 'standard…

Ngoại lệ: ad'vice, ma'chine, mis'take…

QUY TẮC 3: Tính từ có 2 âm tiết -> trọng âm rơi vào âm tiết thứ 1

Ví dụ: 'basic, 'busy, 'handsome, 'lucky, 'pretty, 'silly…

Ngoại lệ: a'lone, a'mazed, …

QUY TẮC 4: Động từ ghép -> trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2

Trang 6

QUY TẮC 6: Với những hậu tố sau thì trọng âm rơi vào chính âm tiết chứa nó: -ee, -

eer, -ese, -ique, -esque, -ain.

Ví dụ: ag'ree, volun'teer, Vietna'mese, re'tain, main'tain, u'nique, pictu'resque,

engi'neer…

Ngoại lệ: com'mittee, 'coffee, em'ployee…

QUY TẮC 7: Các từ có hậu tố là –ic, -ish, -ical, -sion, -tion, -ance, -ence, -idle, -ious, -iar, ience, -id, -eous, -acy, -ian, -ity -> trọng âm rơi vào

âm tiết liền trước

Ví dụ: eco'nomic, 'foolish, 'entrance, e'normous …

QUY TẮC 8: Hầu như các tiền tố không nhận trọng âm

Ví dụ: dis'cover, re'ly, re'ply, re'move, des'troy, re'write, im'possible, ex'pert, re'cord,

Ngoại lệ: 'underpass, 'underlay…

QUY TẮC 9: Danh từ ghép -> trọng âm rơi vào âm tiết thứ 1

Ví dụ: 'birthday, 'airport, 'bookshop, 'gateway, 'guidebook, 'filmmaker,…

QUY TẮC 10: Tính từ ghép -> trọng âm rơi vào âm tiết thứ 1

Ví dụ: 'airsick, 'homesick, 'carsick, 'airtight, 'praiseworthy, 'trustworth, 'waterproof,

Ngoại lệ: duty-'free, snow-'white …

QUY TẮC 11: Các tính từ ghép có thành phần đầu tiên là tính từ hoặc trạng từ, thành phần thứ hai tận cùng là –ed -> trọng âm chính rơi vào thành phần thứ 2

Trang 7

Ví dụ: bad-'tempered, ,short-'sighted, ,ill-'treated, ,well-'done, well-'known…

QUY TẮC 12: Khi thêm các hậu tố sau thì trọng âm chính của từ không thay đổi

ment, ship, ness, er/or, hood, ing, en, ful, able, ous, less

-Ví dụ: ag'ree- ag'reement, 'meaning – 'meaningless, re'ly – re'liable,

QUY TẮC 13: Những từ có tận cùng là: –graphy, ate, –gy, cy, ity, phy,

-al -> trọng âm rơi vào âm tiết thứ 3 từ dưới lên

Ví dụ: eco'nomical, de'moracy, tech'nology, ge'ography, pho'tography, in'vestigate, im'mediate,…

Âm câm (Silent Sounds)

Bài tập ngữ âm không nhắc đến các âm câm là một thiếu sót Âm câm, thực ra là "chữ cái câm" (silent letter) là các chữ cái xuất hiện trong từ tiếng Anh nhưng không được đọc ra Hiện tượng này gây khó khăn cho người học khi họ nhìn thấy một từ có âm câm lần đầu tiên.Người học thường phải học thuộc lòng những từ này vì không có quy tắc cụ thể nào

Cùng học các âm câm qua các bài viết được trích dưới đây nhé:

Trang 8

Mạo từ xác định (Denfinite article): the

Mạo từ bất định (Indefinite article): a, an

Mạo từ Zero (Zero article) hay danh từ không có mạo từ đứng trước: thường áp dụng cho danh từ không đếm được (uncountable nouns) và danh từ đếm được ở dạng số nhiều: coffee, tea; peop le, clothes.

Mạo từ bất định a/an:

A & An - Dùng trước danh từ đếm được (số ít) - khi danh từ đó chưa được xác định (bất định) "an" dùng cho danh từ bắt đầu bằng nguyên âm (nhưng phụ thuộc vào cách phát âm)

Ví dụ: a book, a table - an apple, an orange Đặc biệt một số từ "h" được đọc như nguyên

âm Ví dụ: an hour, an honest man

Mạo từ xác định the

Cách đọc: "the" được đọc là [di] khi đứng trước danh từ bắt đầu bằng nguyên âm (a, e, i, o,

u) và đọc là (dơ) khi đứng trước danh từ bắt đầu bằng phụ âm (trừ các nguyên âm): The egg, the chair The umbrella, the book

"The" được đọc là [dơ] khi đứng trước danh từ có cách viết bắt đầu bằng nguyên âm nhưng

có cách đọc bằng một phụ âm + nguyên âm: /ju:/ và /w^n/ như:

The United Stated

The Europeans

The one-eyed man is the King of the blind.

The university

"The" được đọc là [di] khi đứng trước danh từ có "h" không đọc:

The [di] hour (giờ)

The [di] honestman

Trang 9

The được đọc là [di: ] khi người nói muốn nhấn mạnh hoặc khi ngập ngừng trước các danh

từ bắt đầu ngay cả bằng phụ âm:

Ví dụ: I have forgotten the [di:], er, er the [di:], er, check (tôi đã bỏ quên cái, à, à , cái ngânphiếu rồi)

Sau mạo từ the có thể là:

 Danh từ chỉ người , vật đã được xác định

 Danh từ chỉ nghĩa chỉ chủng loại

Thì của động từ (Verb Tenses)

Chỉ có nắm chắc thì của động từ bạn mới có thể sử dụng thành thạo và áp dụng chúng vào làm bài tập được Thì của Động từ chia làm 12 thì, xét theo trình tự thời gian thì phân thành

3 dạng: Thì hiện tại (Present Tenses), Thì quá khứ (Past Tenses) và Thì tương lai (Future Tenses)

Trang 10

To V/ Ving (Infinitives and Gerunds)

Trong tiếng Anh, trường hợp nào thì sử dụng To V, trường hợp nào thì sử dụng Ving luôn khiến các bạn học sinh phải băn khoăn vì phần kiến thức này rất dễ gây nhầm lẫn

Không những vậy, việc sử dụng sai cấu trúc này khiến nghĩa của câu có thể bị thay đổi

Ví dụ:

 Forget to V: quên phải làm gì

 Forget Ving: quên đã làm gì

Động từ khiếm khuyết (Modal Verbs)

Động từ khiếm khuyến (Modal verbs) là gì? Modal verb là những động từ khiếm khuyết

bao gồm: will, would, can, could, may, might, shall, should và must Những động từ khiếm

Trang 11

khuyến này có thể dùng chung cho tất cả các ngôi và không chia theo thì Các động từ theo sau động từ khiếm khuyết này được giữ nguyên thể.

Cách sử dụng:

MUST + VERB - infinitive

 MUST (chắc chắn phải là): sử dụng trong trường hợp đưa ra một suy luận có tính đoán chắc chắn về một điều gì đó

 MUST được sử dụng để diễn tả một sự cần thiết hoặc bắt buộc trong hiện tại và tươnglai

 MUSTN'T được sử dụng để chỉ một sự cấm đoán

MUST HAVE + PAST PARTICIPLE (Chắc chắn là đã) / CAN’T HAVE + PAST

PARTICIPLE (Chắc chắn là đã không): dùng để suy đoán một sự việc trong quá khứ

CAN'T

Dùng để suy đoán một sự việc chắn chắn không xảy ra

COULDN'T HAVE + PP = CAN'T HAVE +PP

Được dùng trong câu nghi vấn để nói về một việc gì đó đã diễn ra trong quá khứ

SHOULD HAVE + PP / OUGHT TO HAVE + PP

 Sử dụng khi chúng ta cho rằng (dự đoán) một sự việc gì đó có lẽ đã xảy ra nhưng ta chưa biết được một cách chắc chắn

 Sử dụng để chi một sự việc mà ta cho rằng đáng lẽ đã xảy ra nhưng lại không xảy ra

MAY / MIGHT:

 Dùng để diễn tả một điều gì đó có khả năng xảy ra hoặc có thể là thật ở hiện tại hoặc tương lai (Trong trường hợp này MIGHT không phải là quá khứ của từ MAY)

Trang 12

 Sử dụng trong lời xin phép với lối nói trang trọng

 MAY / MIGHT + BE + VEB-ing: Dùng để diễn đạt một điều gì đó đang xảy ra

 MAY / MIGHT + BEEN + VERB (past participle): Dùng để diễn đạt một điều gì đó

có thể xảy ra trong quá khứ hoặc xảy ra trước một thời điểm trong tương lai

 MIGHT + HAVE + VERB (past participle): được sử dụng để nói về điều gì đó đã có thể xảy ra nhưng lại không xảy ra

NEEDN’T

Được dùng để diễn đạt sự không cần thiết ở hiện tại và tương lai

Câu bị động (Passive Voice)

Cấu trúc bị động là cấu trúc phổ biến và là một trong những mảng ngữ pháp lớn của tiếng Anh

Cấu trúc tiêu biểu của một câu đơn trong tiếng Anh là S+ V+ O, trong đó S (subject) là chủ ngữ, V (verb) là ngoại động từ, O (object) là tân ngữ Khi chuyển câu chủ động sang câu bị động, các thành phần trên được biến đổi như sau:

- Tân ngữ của câu chủ động đưa lên làm chủ ngữ của câu bị động

- Động từ V của câu chủ động chuyển về dạng BE + V (PII) trong câu bị động, “BE” ở câu

bị động được chia như thế nào phụ thuộc vào thời và thể của câu chủ động

- Chủ ngữ S của câu chủ động chuyển thành tác nhân “by O” của câu bị động, thành phần

“by O” này có thể có hoặc không có

Câu gián tiếp (Indirect Speech)

Đối với câu trần thuật

3 nguyên tắc chuyển từ câu trực tiếp sang câu gián tiếp:

Trang 13

 Lùi 1 thì (VD: hiện tại đơn- he does -> quá khứ đơn- he did,…)

 Thay đổi từ/ cụm từ (this -> that, ago -> before, )

 Thay đổi đại từ nhân xưng làm chủ ngữ, tân ngữ và tính từ sở hữu

Ví dụ: “I met John.” said Katherine

-> Katherine said she had met John

Đối với câu hỏi

Với chuyển câu hỏi trực tiếp sang gián tiếp, ta vẫn áp dụng 3 nguyên tắc như trên

Câu hỏi bắt đầu với các trợ động từ:

Cách làm: thêm If/whether + đảo trợ động từ hoặc động từ to be xuống sau chủ ngữ + 3 nguyên tắc chuyển

VD: "Does John understand music?" he asked

→ He asked if/ whether John understood music

Câu hỏi có từ đề hỏi bắt đầu who, whom, what, which, where, when, why, how:

Cách làm: giữ nguyên các từ để hỏi + đảo trợ động từ hoặc động từ to be xuống sau chủ ngữ + 3 nguyên tắc chuyển

VD: "What is your name?" he asked

→ He asked me what my name was

Các dạng đặc biệt của câu hỏi trong lời nói gián tiếp

Shall/ would dùng để diễn tả đề nghi, lời mời:

VD: "Shall I bring you some tea?" he asked → He offered to bring me some tea

Trang 14

"Shall we meet at the theater?" he asked → He suggested meeting at the theater.

Will/would dùng để diễn tả sự yêu cầu:

VD: “Will you help me, please?” asked he → He asked me to help him

“Will you lend me your dictionary?” he asked → He asked me to lend him my dictionary

Đối với câu mệnh lệnh

Để chuyển sang câu mệnh lệnh gián tiếp, chúng ta sẽ sử dụng các động từ trần thuật phù hợpvới từng ngữ cảnh và cấu trúc tương ứng khi dùng các động từ đó

Ví dụ:

 order sb to do sth = ra lệnh bảo ai làm gì

“Go away!”, he ordered the boys -> He ordered the boys to go away

 ask sb to do sth = bảo ai làm gì

“Listen to me, please.” -> He asked me to listen to him

 remind sb to do sth = remind sb of doing sth = nhắc nhở ai làm gì

“Don’t forget to say goodbye to her.” said my mother

→ My mother reminded me to say goodbye to her

→ My mother reminded me of saying goodbye to her

Đối với câu cảm thán

VD: “What a lovely dress!”, she exclaimed

Trang 15

→ She exclaimed that the dress was lovely.

She exclaimed that the dress was a lovely one

She exclaimed with admiration at the sight of the dress

Câu điều kiện (Conditional Sentences)

Câu điều kiện dùng để nêu lên một giả thiết về một sự việc và kết quả của giả thiết đó

Câu điều kiện gồm có 2 mệnh đề:

+ Mệnh đề điều kiện (còn gọi là mệnh đề phụ): nêu lên giả thiết về sự việc

+ Mệnh đề chính: nêu kết quả của giả thiết

Cấu trúc chung của câu điều kiện:

+ Mệnh đề điều kiện, mệnh đề chính

+ Mệnh đề chính mệnh đề điều kiện

Ví dụ: If you need help, I will help you = I will help you if you need help

Các loại câu điều kiện

4 loại thường gặp

- Điều kiện loại 0: diễn tả sự thật hiển nhiên

Cấu trúc: If … hiện tại đơn, … hiện tại đơn

hoặc If S1 + V1(htđ), S2 + V2(htđ)

Ví dụ: If you heat the ice, it turns to water

- Điều kiện loại 1: diễn tả điều có thật ở hiện tại

Trang 16

- Điều kiện loại 2: diễn tả điều không có thật ở hiện tại

- Điều kiện loại 3: diễn tả điều không có thật trong quá khứ

Nâng cao

Câu điều kiện hỗn hợp 3-2: giả thiết ở thời quá khứ, kết quả ở thời hiện tại

Cấu trúc: If + S1 + had + V1(phân từ quá khứ), S2 + would + V2

Một số biến thể thường gặp của câu điều kiện

- Unless = If … not

- As long as = Only if

- Provided/Providing (that) = on condition (that)

- In case = if that happens or happened

Tham khảo thêm Phương pháp làm bài tập câu điều kiện

Câu ước (Wish Sentences)

Câu ước dùng để thể hiện mong ước cho một sự việc

Ví dụ: I wish I would attend the party (Tôi ước tôi có thể tham gia bữa tiệc.)

Có 3 loại câu mong ước diễn tả sự ao ước cho những sự việc ở những thời điểm khác nhau

- Câu ước cho một điều trong tương lai

Cấu trúc:

S + WISH + S + would/ could + V (bare-infinitive)

Trang 17

Ví dụ:

She wishes she would become a nurse in the future (Cô ấy ước là cô ấy sẽ trở

thành một y tá trong tương lai.)

- Câu ước cho một điều không có thật trong hiện tại

Cấu trúc:

S + WISH + S+ V (simple past)

Lưu ý: Với động từ ‘tobe’ thì chia ‘were’ cho mọi chủ ngữ.

Ví dụ:

I wish you were here (Ước gì bây giờ cậu ở đây.)

- Câu ước cho điều không có thật trong quá khứ

Lưu ý: If only = I wish

Ví dụ: If only I had known how to answer that question (Giá mà tôi đã biết cách trả lời câu hỏi đó)

Phương pháp chung khi làm bài tập câu mong ước

Bước 1: Xác định dấu hiệu nhận biết thời của mệnh đề mong ước (nếu có)

Trang 18

Bước 2: Nếu không có dấu hiệu gì về thời thì dịch nghĩa của câu, từ đó xác định thời của câu

và loại câu ước

Câu hỏi đuôi (Tag Questions)

Nguyên tắc chung

 Câu phát biểu là khẳng định thì câu hỏi đuôi là phủ định và ngược lại

 Câu phát biểu và câu hỏi đuôi phải cùng thời

VD: It was a good film, wasn't it?

Ann will be here soon, won't she?

Nghĩa: phải không, đúng không

Câu hỏi đuôi đặc biệt

- Đối với các câu mệnh lệnh câu hỏi đuôi dùng trợ động từ will

Open the door, will you?

- Với câu gợi ý Let’s V, dùng shall

Let's go out, shall we?

- Dùng aren't I chứ không phải am I not?

I'm late, aren't I?

- S + wish + may + S?

I wish to study English, may I?

- Trong câu có các trạng từ phủ định và bán phủ định như: never, seldom, hardly, scarely, little… thì câu đó được xem như là câu phủ định – phần hỏi đuôi sẽ ở dạng khẳng định

Trang 19

They did nothing, did they?

- Chủ ngữ là những đại từ bất định “Everyone, someone, anyone, no one, nobody…” câu hỏiđuôi là “they”

Everyone speaks English, don’t they?

Lượng từ (Quantifiers)

1 Từ chỉ số lượng đi với danh từ số nhiều

- Some / any (một vài)

I want to buy some new pencils – Tôi muốn mua vài cây viết chì mới

There aren’t any chairs in the room – Không có cái ghế nào ở trong phòng cả

Ngày đăng: 27/12/2020, 04:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w