Đề gồm 7 câu 2 trang Câu I : 1. Nêu những điểm giống và khác nhau cơ bản giữa nguyên phân và giảm phân? 2. Một loài sinh vật có bộ NST lưỡng bộ được kí hiệu AaBbDdXY. a. Xác định tên và giới tính của loài đó? b. Hãy viết bộ NST của loài trong kì phân bào giảm phân: kì đầu I; kì cuối II? Câu II: Hãy nêu bản chất mối quan hệ giữa gen và tính trạng qua sơ đồ: Gen ( AND) → )1( mARN → )2( prôtêin → )3( tính trạng Câu III (1,5 điểm): Ở một bệnh viện phụ sản, có 4 em bé của 4 gia đình khác nhau bị lẫn lộn không rõ cha mẹ. Người ta tiến hành xác định nhóm máu của từng em và của 4 cặp cha mẹ. Kết quả xác định nhóm máu cho thấy: - Một bé có nhóm máu O, một bé có nhóm máu A, một bé có nhóm máu B, một bé có nhóm máu AB. - Nhóm máu của 4 cặp cha mẹ: I) AB x O; II) A x O; III) A x AB; IV) O x O. Em hãy giúp 4 gia đình trên tìm con đẻ của mình? Giải thích. Câu III: Thế nào là nhiễm sắc thể kép và cặp nhiễm sắc thể tương đồng? Phân biệt sự khác nhau giữa nhiễm sắc thể thường và nhiễm sắc thể giới tính? Câu IV: Gen D có 186 Nucleotit loại guanin và 1086 liên kết hiđrô. Gen đột biến d hơn gen D một liên kết hiđrô nhưng chiều dài 2 gen bằng nhau. a) Đột biến liên quan đến bao nhiêu cặp Nuclêotit và thuộc dạng nào của đột biến gen. b) Xác định số lượng các loại Nuclêotit trong gen D và gen d? Câu V: Có 2 nhóm tế bào mầm. Nhóm thứ nhất nguyên phân 3 đợt tạo thành các tế bào sinh tinh, các tế bào này đều giảm phân tạo thành thành 64 tinh trùng. Nhóm thứ hai nguyên phân 3 đợt tạo thành các tế bào sinh trứng, các tế bào này đều giảm phân tạo thành 32 trứng. a) Xác định số tế bào sinh tinh và tế bào trứng. b) Xác định số lượng tế bào mầm mỗi nhóm. Câu VI: (3,0 điểm). a) Hãy giải thích tại sao các cành phía dưới của cây sống trong rừng lại sớm bị rụng (hiện tượng tự tỉa cành). b) Phân biệt quan hệ cộng sinh với quan hệ hội sinh. Mỗi hình thức lấy một ví dụ minh họa. c) Khái niệm quần thể? Các đặc trưng cơ bản của quần thể? Tại sao quần thể người lại có một số đặc trưng mà quần thể sinh vật khác không có? Câu VII: (3,0 điểm). Cho các quần thể sinh vật sau: Sâu ăn lúa, ếch, gà, mèo, lúa, chuột, diều hâu, vi sinh vật. a) Nêu điều kiện để các quần thể đó tạo thành một quần xã sinh vật. b) Hãy thành lập lưới thức ăn giữa các quần thể sinh vật nêu trên. c) Phân tích mối quan hệ giữa hai loài sinh vật trong quần xã đó để chứng minh rằng: Tiêu diệt loài này đồng thời lại kìm hãm sự phát triển loài kia hoặc tạo điều kiện cho loài kia phát triển. d) Hãy dự đoán nếu ta loại trừ quần thể lúa ra khỏi lưới thức ăn thì trạng thái cân bằng của quần xã sẽ như thế nào? …………………Hết…………………. Người ra đề (kí, ghi rõ họ tên) Vũ Thị Bích Nga Người duyệt đề (kí, ghi rõ họ tên) Trịnh Văn Dũng Xác nhận của nhà trường (kí tên, đóng dấu) HDC gồm 7 câu 4 trang Câu I: (2,5 điểm) 1. So sánh nguyên phân giảm phân * Giống nhau: - Đều có sự nhân đôi NST, phân li NST - Trải qua các kì phân bào tương tự nhau - Đều có sự biến đổi hình thái NST theo chu kì xoắn - Kì giữa các NST tập trung ở mặt phẳng xích đạo. * Khác nhau: Nguyên phân Giảm phân - Xảy ra ở: tế bào sinh dưỡng (xôma), tế bào sinh dục sơ khai, hợp tử. - Kì đầu: không xảy ra sự tổ hợp giữa các NST -Kì giữa: Các NST kép xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thời phân bào -Kì sau: từng NST kép chẻ đôi qua tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của tế bào. - Gồm 1 lần nhân đôi, 1 lần phân li NST -Từ 1 tế bào mẹ(2n) tạo 2 tế bào con(giông nhau, giống mẹ) có bộ NST 2n - Chỉ xảy ra ở tế bào sinh dục chính - Các NST kép trong cặp tương đồng tiếp hợp theo chiều dọc và có thể bắt chéo với nhau sau đó lại tách rời - Kì giữa I:Các NST kép tương đồng xếp song song thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thời phân bàn -Kì sau I: Các NST kép trong cặp NST tương đồng phân li về 2 cực của tế bào. - Gồm 1 lần nhân đôi, 2 lần phân li NST(trong Ìi giữa GPI và GPII) - Từ 1 tế bào mẹ tạo 4 tế bào con khác nhau về nguồn gốc NST co bộ NST n 2.a.Bộ NST lưỡng bội kí hiệu AaBbDdXY 2n = 8 Vậy loài này là ruồi giấm. b. Ở giảm phân, kí hiệu NST là: -Kì đầu I: Các NST đã tự nhân đôi thành NSt kép.Kí hiệu NST là: AAaaBBbbDDddXXYY -Kì cuối II: Có 16 loại giao tử với các kí hiệu: ABDX, ABDY, ABdX, ABdY, AbDX, AbDY, AbdX, AbdY, aBDX, aBDY, aBdX, aBdY,abDX, abDY, abdX, abdY (0,75đ) (0,75đ) (0,5đ) (0,5đ) Câu II: (1,5điểm) Gen ( AND) → )1( mARN → )2( prôtêin → )3( tính trạng 1. Quá trình truyền thông tin di truyền từ gen sang mARN : Thông tin di truyền về cấu trúc của phân tử prôtêin được quy định dưới trật tự các nuclêôtít trong gen của AND , thông qua quá trình tổng hợp mARN đã sao chép thành thông tin dưới dạng các nuclêôtít trên phân tử mARN được tạo ra. ( 1 điểm) 2. Phân tử mARN trực tiếp tổng hợp prôtêinvà truyền thông tin di truyền: Các phân tử mARN sau khi được tổng hợp từ gen trong nhân di chuyển ra tế bào chất và đến tiếp xúc với ribôxôm và qua đó ribôxôm tổng hợp prôtêin có trật tự các axít amin đã được quy định. ( 1 điểm) 3. Prôtêin biểu hiện thành tính trạng của cỏ thể: Sau khi tổng hợp , prôtêin rời ribôxôm và được chuyển đến các bộ phận . Sau đó prôtêin trực tiếp tương tác với môi trường để biểu hiện thành tính trạng của cơ thể. (0,5đ) (0,5đ) (0,5đ) Câu III: (1 điểm) - Cặp vợ chồng III có thể sinh con có nhóm máu A, B và AB. Vậy đứa trẻ có nhóm máu AB chắc chắn là con của cặp vợ chồng này vì các cặp vợ chồng còn lại không thể sinh con có nhóm máu AB. - Cặp vợ chồng I có thể sinh con có nhóm máu A hoặc B. Vậy đứa trẻ nhóm máu B chắc chắn của cặp vợ chồng này (Cặp II và IV không thể sinh con nhóm máu B). → Đứa con nhóm máu A của cặp vợ chồng II (cặp vợ chồng IV không thể sinh con nhóm máu O) - Cặp vợ chồng IV chỉ có thể sinh con có nhóm máu O vì cả 2 bố mẹ đều có nhóm máu O (I 0 I 0 x I 0 I 0 ). (0,5đ) (0,5đ) Câu IV: (1điểm) a) Dạng đột biến gen. - Chiều dài 2 gen D và d bằng nhau → dạng đột biến thay thế - Liên kết hiđrô tăng 1 → 1 cặp A – T được thay bằng 1 cặp G – X b) Xác định số lượng các loại Nuclêotit. - Gen D Áp dụng nguyên tắc bổ sung (A – T; G- X) -> G = X = 186 (Nu) Ta có: H = 2 A + 3 G = 2 A + 3. 186 = 1086 -> A = 255 Vậy A = T = 255 (Nu) G = X = 186 (Nu) - Gen d. + Liên kết hiđrô tăng 1 -> 1 cặp A – T bị thay thế bằng 1cặp G – X Vậy gen d có : A = T = 255 – 1 = 254 (Nu) G = X = 186 + 1 = 187 (Nu) (0,5đ) (0,5đ) Câu V: (1 điểm) a) Xác định số tế bào sinh tinh và tế bào sinh trứng: Gọi : x là số tế bào mầm của nhóm 1. y là số tế bào mầm của nhóm 2. k là số đợt nguyên phân của tế bào mầm 1 (k =3) t là số đợt nguyên phân của tế bào mầm 2 ( t = 3) Nhóm 1 ( x tế bào) -> tế bào sinh tinh: x × 2 k . Nhóm 2 ( y tế bào) -> tế bào sinh trứng: y × 2 t Các tế bào sinh tinh đều giảm phân tạo thành 64 tinh trùng Số tế bào sinh tinh là : 16 4 64 = ( tế bào) Các tế bào sinh trứng đều giảm phân tạo thành 32 trứng. Số tế bào sinh trứng: 32 1 32 = (tế bào) b) Xác định số lượng tế bào mầm mỗi nhóm. Tế bào mầm nhóm 1: x × 2 k = 16 x × 2 3 = 16 -> )(2 8 16 tbx == Tế bào mầm nhóm 2: y × 2 t = 32 y × 2 3 = 32 -> )(4 8 32 tby == . (0,5đ) (0,5đ) Câu VI: (1,5 điểm) a) Giải thích: - Cành phía dưới của cây sẽ nhận được ít ánh sáng mặt trời hơn cành mọc phía trên. - Cành thiếu ánh sáng, khả năng quang hợp của lá yếu, tạo được ít chất hữu cơ, lượng chất hữu cơ tích lũy không đủ bù lượng tiêu hao do hô hấp và kèm theo khả năng lấy nước kém nên cành phía dưới bị héo dần và sớm rụng (bị tỉa). b) Phân biệt quan hệ cộng sinh với hội sinh, ví dụ: Cộng sinh Hội sinh - Là MQH hai bên cùng có lợi. - VD: Nấm và tảo sống với nhau tạo thành Địa y, . - Một bên có lợi còn bên kia không có lợi cũng không có hại. - VD: Địa y sống trên các cây thân gỗ, . c) - Khái niệm quần thể: Là tập hợp những cá thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới (SGK SH 9). - Các đặc trưng của quần thể: + Tỉ lệ giới tính; + Thành phần nhóm tuổi; + Mật độ quần thể. (0,5đ) (0,5đ) - Vì: do con người có tư duy, trí thông minh nên có khả năng tự điều chỉnh các đặc điểm sinh thái trong quần thể, đồng thời cải tạo thiên nhiên. (0,5đ) Câu VII: (1,5 điểm) a) Thành lập lưới thức ăn: Sâu ăn lúa Ếch Lúa Chuột Mèo VSV Gà Diều hâu b) Điều kiện để các quần thể tạo thành quần xã sinh vật: - Cùng sống trong một sinh cảnh, cùng thời gian. - Các quần thể có các mối quan hệ, trong đó quan trọng là quan hệ dinh dưỡng. c) Phân tích trong ví dụ trên: - Tiêu diệt sâu ăn lúa, sẽ ảnh hưởng đến nguồn thức ăn của ếch -> số lượng ếch giảm. - Tiêu diệt ếch, sâu sẽ tăng số lượng -> phát triển ồ ạt. d) Nếu loại bỏ quần thể lúa ra khỏi lưới thức ăn trên -> mất nguồn thức ăn -> các loài sinh vật sẽ chuyển nơi khác -> phá vỡ CBSH. (0,5đ) (0,5đ) (0,5đ) Người ra HDC (kí, ghi rõ họ tên) Vũ Thị Bích Nga Người duyệt HDC (kí, ghi rõ họ tên) Trịnh Văn Dũng Xác nhận của nhà trường (kí tên, đóng dấu) . bào sinh tinh: x × 2 k . Nhóm 2 ( y tế bào) -> tế bào sinh trứng: y × 2 t Các tế bào sinh tinh đều giảm phân tạo thành 64 tinh trùng Số tế bào sinh. héo dần và sớm rụng (bị tỉa). b) Phân biệt quan hệ cộng sinh với hội sinh, ví dụ: Cộng sinh Hội sinh - Là MQH hai bên cùng có lợi. - VD: Nấm và tảo sống