VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRẦN THỊ HỒNG THU
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH CHĂM SÓC SỨC KHỎECHO NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
Trang 2VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
: Chính sách công: 834 04 02
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:TS LÊ HỒNG HUYÊN
HÀ NỘI - năm 2020
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàntrung thực và không trùng lặp với đề tài khác trong cùng lĩnh vực Các thông tin, tàiliệu trích dẫn trong luận văn được chỉ rõ nguồn gốc Tôi đã hoàn thành các môn họcvà đã đóng học phí theo quy định của Học viện.
Tôi viết lời cam đoan này kính đề nghị khoa Chính sách công của Học việnkhoa học - xã hội quan tâm, xem xét cho tôi được bảo vệ Luận văn hoàn thành khóahọc.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
TRẦN THỊ HỒNG THU
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC HIỆN CHÍNHSÁCH CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI CÓ CÔNG CÁCH MẠNG 71.1 Người có công với cách mạng và chính sách chăm sóc sức khỏe ngườicó công với cách mạng 71.2 Quy trình thực hiện chính sách chăm sóc sức khỏe người có công 141.3 Các chỉ tiêu đánh giá thực hiện chính sách chăm sóc sức khỏe ngườicó công trên địa bàn tỉnh 191.4 Các yếu tố tác động đến việc thực hiện chính sách chăm sóc sức khỏengười có công trên địa bàn tỉnh 21
CHƯƠNG 2 CÁC CHÍNH SÁCH CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜICÓ CÔNG CÁCH MẠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM 272.1 Khái quát vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên; tình hình kinh tế - xã hội
tỉnh Quảng Nam (2015-2019). 272.2 Thực trạng thực hiện chính sách chăm sóc sức khỏe người có công
tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2015-2019 282.3 Đánh giá chung việc thực hiện chính sách chăm sóc sức khỏe người cócông trên địa bàn tỉnh Quảng Nam 37
CHƯƠNG 3 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC HOÀNTHIỆN VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH CHĂM SÓC SỨC KHỎENGƯỜI CÓ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM THỜI
GIAN ĐẾN 523.1 Dự báo kinh tế - xã hội và đối tượng được hưởng chính sách chăm sócsức khỏe người có công trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2020-2025 523.2 Quan điểm hoàn thiện chính sách chăm sóc sức khỏe người có công
Trang 53.3 Một số giải pháp chủ yếu tiếp tục hoàn thiện việc thực hiện chính sáchchăm sóc sức khỏe người có công 553.4 Đề xuất, kiến nghị 62
KẾT LUẬN 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 6DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Bảo hiểm xã hộiBảo hiểm y tếHội đồng nhân dân
Lao động- Thương binh và xã hộiNgười có công
Ủy ban Mặt trận Tổ quốcỦy ban nhân dân
Trang 7DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Số lượng đối tượng chính sách phân theo vị thế 29Bảng 2.2 Số lượng đối tượng chính sách phân theo nơi cư trú 30Bảng 2.3 Kết quả thực hiện chính sách chăm sóc sức khỏe người có côngtỉnh Quảng Nam tính theo nội dung chăm sóc sức khỏe 31Bảng 2.4 Tổng số người có công được xác nhận và số lượng người có
công đang hưởng trợ cấp hàng tháng tỉnh Quảng Nam 38Bảng 2.5 Số lượng người có công với cách mạng được cấp bảo hiểm y tế 40Bảng 2.6 Số lượng người có công với cách mạng và thân nhân được điềudưỡng, phục hồi sức khỏe 42Bảng 2.7 Số lượng người có công với cách mạng được cấp phương tiện
trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình 43
Trang 8MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài
Sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước do Đảngta lãnh đạo đã trải qua muôn vàn hy sinh, gian khổ, nhân dân ta đã viết nêntrang sử hào hùng của dân tộc Đất nước ta có ngày hôm nay là nhờ sự hy sinhto lớn của các anh hùng, liệt sỹ, của nhân dân ta trong các cuộc chiến tranhbảo vệ tổ quốc Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn dành sự quan tâm ưuđãi đặc biệt đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có côngcách mạng; đời đời ghi nhớ công lao to lớn và luôn nổ lực dành sự ưu đãi chonhững người con ưu tú ấy.
Đến nay, cả nước có gần 9 triệu người có công Trong đó, gần 9 ngànngười hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945; 16.500 người hoạt độngcách mạng từ ngày 01/01/1945 đến trước tổng khởi nghĩa 19/8/1945; gần 1,2triệu liệt sỹ, gần 500.000 người là thân nhân liệt sỹ; trên 117.000 mẹ ViệtNam anh hùng; gần 600.000 thương binh và người hưởng chính sách nhưthương binh; gần 1.300 người là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Ahùng lao động trong kháng chiến; 1.897.000 Người có công giúp đỡ cáchmạng; gần 312.000 người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễmchất độc hóa học; gần 111.000 người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tùđày; gần 4,1 triệu người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ tổquốc và làm nghĩa vụ Quốc tế và còn trên 1,4 triệu đối tượng có công và thân
nhân đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng của Nhà nước [31].
Ngoài những chính sách như: Trợ cấp thường xuyên hàng tháng, bảobiểm y tế, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, nhà ở, nâng cấp nghĩa trang,…Thìchăm sóc sức khỏe và nâng cao đời sống cho người có công là một trongnhững chính sách được Đảng và Nhà nước ta chú trọng triển khai thực hiện
Trang 9trong thời gian qua.
Người có công là những người đã hy sinh gia đình, hy sinh xương máuđể bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ đồng bào, vì lợi ích của Tổ quốc, lợi ích của đồngbào mà bản thân họ chịu ảnh hưởng về sức khỏe, về tâm lý, Việc trợ giúp,chăm sóc sức khỏe người có công không chỉ là trách nhiệm của Đảng và Nhànước ta mà còn là trách nhiệm của mỗi tổ chức, đoàn thể và cá nhân của khắpcác địa phương trên cả nước Chính sách ưu đãi xã hội cung cấp chế độ trợcấp không chỉ đảm bảo cuộc sống cho người có công mà còn có ý nghĩa ghinhận và tôn vinh những đóng góp của họ.
Sức khỏe là tài sản quý giá nhất, quan trọng nhất đối với mỗi người.Đối với những người có công cách mạng vấn đề này càng cấp thiết và cầnđược quan tâm nhiều hơn hết Những nhu cầu, nguyện vọng của người cócông với cách mạng về chăm sóc sức khỏe nếu không được giải quyết tốt,trước hết sẽ tác động xấu đến sức khỏe và cuộc sống của những người cócông cách mạng, sau đó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống củagia đình họ cũng như ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh vàcủa đất nước nói chung.
Xuất phát từ mong muốn làm được việc có ích, là một viên chức củaTrung tâm nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công Quảng Nam hằng ngàyđược tiếp xúc với người có công với cách mạng và từ thực tế bất cập giữa nhucầu cần chăm sóc sức khỏe của người có công cách mạng và những khó khăn,tồn tại trong quá trình thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe người có côngvới cách mạng, tôi đã lựa chọn đề tài: “Thực thi chính sách chăm sóc sứckhỏe cho người có công trên địa bàn tỉnh Quảng Nam” làm luận văn tốtnghiệp.
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong cuộc sống, mỗi người chúng ta luôn phải đối mặt với những rủi
Trang 10ro, ốm đau, bệnh tật vì vậy mà vấn đề chăm sóc sức khỏe là mối quan tâmhàng đầu của tất cả mọi người.
Cho đến nay có rất nhiều sách, báo, đề tài nghiên cứu về vấn đề chămsóc sức khỏe cho người dân nói chung và người có công cách mạng nói riêng,
trong đó phải kể đến là cuốn sách: Quan niệm về công tác thương binh và tửsỹ do Bộ Thương binh Cựu binh xuất bản năm 1952, cuốn sách đã đề cập đến
vấn đề thương binh và tử sỹ tại các nước đế quốc; vấn đề thương binh và tử sỹtại các nước dân chủ nhân dân và xã hội chủ nghĩa Từ đó đề ra nhiệm vụ,phương châm và nội dung công tác đối với thương binh và tử sỹ ở Việt Nam
[19] Nội dung cuốn sách là cơ sở tiền đề để tác giả nghiên cứu về các hoạtđộng chăm sóc sức khỏe người có công với cách mạng.
Không chỉ có sách và tạp chí, trong những năm qua, đã có nhiều đề tài,công trình nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực này Điển hình là các tác giả
như: Nguyễn Hiền Phương (2004) viết “Một số vấn đề về pháp luật ưu đãi xãhội”, Tạp chí Luật học số 4/2004 Qua nghiên cứu này, tác giả đã đưa ra phân
tích một số khái niệm và nội dung cơ bản của Pháp luật Ưu đãi người có công(Khái niệm người có công, tiêu chuẩn xác nhận người có công…); luận bànvà đánh giá về những thành tựu cũng như phân tích chỉ rõ những điểm cònhạn chế trong những chính sách với người có công (chế độ trợ cấp hàngtháng, ưu đãi về giáo dục, y tế, việc làm, tín dụng, nhà ở, đất đai…) Đồngthời, đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách ưu đãi
với người có công [18].
Năm 2011, Hoàng Thúy Hằng có luận văn ngành Công tác xã hội“Thực trạng công tác xã hội hóa chăm sóc sức khỏe người có công tại phườngĐề Thám Thị xã Cao Bằng”, tác giả đã nghiên cứu về công tác xã hội hóaviệc chăm sóc sức khỏe cho người có công ở phường, chỉ ra thực trạng vànhững hạn chế về công tác xã hội hóa người có công.
Trang 11Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Nguyễn Văn Tài năm 2018 “Thực hiệnchính sách người có công trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội”.Luận văn này làm rõ cơ sở lý luận đối với việc đưa ra chính sách và việc thựchiện chính sách đối với người có công, đề xuất một số giải pháp trong thực thichính sách.
Luận văn tốt nghiệp đề tài “Chăm sóc sức khỏe người có công với cáchmạng thực trạng và giải pháp”, luận văn tập trung nghiên cứu tình hình chămsóc sức khỏe cho người có công với cách mạng, những tồn tại, hạn chế và đưara các giải pháp, đề tài nghiên cứu trên địa bàn huyện Hoài ân tỉnh Bình Định.
Trên cơ sở kế thừa thành quả của các nghiên cứu đã có từ trước, luận
văn tốt nghiệp với đề tài “Thực hiện chính sách chăm sóc sức khỏe người
có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam” hoàn toàn không phải
là một đề tài mới trong hoạt động thực tiễn cũng như trong nghiên cứu Tuynhiên, điểm nhấn của luận văn chính là tìm hiểu, đánh giá về các chính sáchchăm sóc sức khỏe của người có công trên địa bàn tỉnh Quảng Nam hiện nay;Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc góp phần nâng cao hiệuquả của chính sách ưu đãi xã hội với đối tượng người có công trên địa bàntỉnh Quảng Nam, hướng họ đến một cuộc sống an toàn, tốt đẹp hơn.
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thực hiện chăm sóc sứckhỏe cho người có công với cách mạng tại tỉnh Quảng Nam.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích thực trạng chính sách chăm sóc sức khỏe cho người có côngvới cách mạng (các hoạt động chăm sóc sức khỏe; đánh giá kết quả việc thực hiệnchính sách chăm sóc sức khỏe người có công; những hạn chế, yếu kém trong thựchiện chính sách chăm sóc sức khỏe người có công với cách mạng ở
Trang 12Quảng Nam thời gian qua….).
- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thực hiện chăm sócsức khỏe cho người có công với cách mạng tại tỉnh Quảng Nam với chấtlượng, hiệu quả cao hơn.
4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Thực hiện chăm sóc sức khỏe cho người có công với cách mạng tại tỉnhQuảng Nam
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn này tác giả tập trung nghiên cứu về việc thực hiện chính sáchchăm sóc sức khỏe người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh QuảngNam giai đoạn 2015- 2019 đồng thời đề xuất giải pháp để thực hiện chínhsách trong thời gian đến.
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp luận
Tiếp cận khoa học thực hiện chính sách chăm sóc người có công vớicách mạng dưới góc độ đa ngành, liên ngành của phương pháp nghiên cứuchính sách công Xác định rõ, thực hiện chính chăm sóc sức khỏe người cócông với cách mạng là một khâu của khoa học chính sách công.
5.2 Phương pháp nghiên cứu*Phương pháp thu thập thông tin
- Nguồn tài liệu bao gồm: các văn bản, chính sách của Nhà nước cũngnhư địa phương về người có công với cách mạng, các bản báo cáo tổng kết về
công tác thực hiện chính sách về người có công của Phòng người có công - SởLao động Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Nam, các bài viết.
- Những nơi được thu thập tài liệu: Phòng người có công - Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Nam, Sở y tế tỉnh Quảng Nam, thư
Trang 13viện Học viện Khoa học xã hội, các thông tin, tài liệu internet, các báo cáoliên quan đến vấn đề chăm sóc sức khỏe người có công cách mạng.
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1 Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu góp phần bổ sung những vấn đề lý luận về thựchiện chính sách chuyên ngành mà cụ thể là thực hiện chính sách ưu đãi đốivới người có công ở nước ta hiện nay nói chung và trên địa bàn tỉnh QuảngNam nói riêng, là tài liệu tham khảo đối với những người nghiên cứu về chínhsách công.
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
- Các nhận định đánh giá của luận văn, giúp các cơ quan, tổ chức quảnlý nhà nước về chính sách ưu đãi người có công có nhận diện đúng thực trạng thực hiện chính sách chăm sóc sức khỏe người có công tại tỉnh Quảng Nam.- Các giải pháp mà luận văn đề xuất có thể áp dụng tại Quảng Nam và các tỉnh có điều kiện tương đồng.
7 Kết cấu của luận văn
Chương 1: Lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách chăm sóc sức khỏe người có công với cách mạng.
Chương 2: Các chính sách chăm sóc sức khỏe người có công cách mạng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Chương 3: Giải pháp tiếp tục hoàn thiện việc thực hiện chính sách chăm sóc sức khỏe người có công trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Trang 141.1.1 Khái niệm chính sách công
Theo William Jenlin cho rằng “Chính sách công là một tập hợp cácquyết định có liên quan lẫn nhau của một nhà chính trị hay một nhóm nhàchính trị gắn liền với việc lựa chọn các mục tiêu và các giải pháp để đạt đượccác mục tiêu đó”.
Từ điển Từ và ngữ Việt Nam cho rằng “Chính sách là chủ trương vàcác biện pháp của một đảng phái, một chính phủ trong các lĩnh vực chính trị-xã hội”.
Tác giả Đỗ Phú Hải (2017) “Chính sách công là một tập hợp các quyếtđịnh chính trị có liên quan của Đảng và Nhà nước nhằm lựa chọn mục tiêu vàgiải pháp, công cụ chính sách nhằm giải quyết các vấn đề xã hội theo mục tiêutổng thể đã xác định”.
1.1.2 Người có công với cách mạng
1.1.2.1 Khái niệm
Do đặc điểm lịch sử của dân tộc ta và truyền thống “Uống nước nhớnguồn” nên chính sách của Nhà nước ta qua các thời kỳ luôn có những ghinhận và ưu đãi với một lớp người có những cống hiến, hy sinh hoặc có nhữngthành tích đóng góp đặc biệt xuất sắc cho đất nước Xác định người có côngvới cách mạng ở từng thời kỳ có sự thay đổi nhất định và được quy định trongcác văn kiện của Đảng, Nhà nước Trước đây thường được hiểu theo nghĩahẹp mà theo đó người có công với cách mạng chỉ là những người có công
Trang 15đóng góp trong các cuộc kháng chiến, đó là những người đóng góp trong cuộcchiến tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ tổ quốc giai đoạn hiện nay, người cócông với cách mạng được mở rộng hơn, họ là những người có thành tích hoặccống hiến xuất sắc phục vụ cho lợi ích của dân tộc được cơ quan Nhà nước cóthẩm quyền công nhận theo quy định của pháp luật Những đóng góp, cốnghiến của họ có thể là trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm bảo vệtổ quốc và cũng có thể là trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nướctrên các lĩnh vực khoa học, văn nghệ, văn hóa, an ninh trật tự, phòng chốngthiên tai,… Theo cách hiểu này thì người có công với nước là một khái niệmrộng, đồng thời là một phạm trù lịch sử bao gồm không chỉ là những ngườicông tác trong lực lượng vũ trang mà còn có các đối tượng thuộc các lựclượng khác.
1.1.2.2 Người có công với cách mạng (gọi tắt là người có công)
Theo quy định tại khoản 1, Điều 1, Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số04/2012/UBTVQH13, ngày 16 tháng 07 năm 2012 của Ủy ban Thường vụQuốc hội khóa XII, người có công với cách mạng gồm:
a) Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;b) Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngàykhởi nghĩa tháng Tám năm 1945;
d) Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
đ) Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;
e) Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;
g) Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;
Trang 16i) Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;
k) Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù,đày;
l) Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc vàlàm nghĩa vụ quốc tế;
m) Người có công giúp đỡ cách mạng.
1.1.3 Chính sách chăm sóc sức khỏe người có công
1.1.3.1 Khái niệm sức khỏe, chăm sóc sức khỏe, chăm sóc sức khỏengười có công
a) Khái niệm sức khỏe:
Có rất nhiều quan niệm khác nhau về sức khỏe, theo Tổ chức Y tế thế
giới WHO thì: “Sức khoẻ là một trạng thái thoải mái về thể chất, tinh thần vàxã hội, chứ không chỉ không có bệnh hay thương tật”[27].
Chúng ta có thể hiểu một người hoàn toàn khỏe mạnh phải là người cóđủ sức khoẻ gồm 3 mặt: Sức khoẻ thể chất, sức khoẻ tinh thần và sức khoẻ xãhội.
Các yếu tố này có mối quan hệ hữu cơ với nhau, tác động qua lại, ảnhhưởng mạnh mẽ đến nhau, nếu thiếu một trong các thành tố trên sẽ không làmnên sức khỏe con người.
b) Khái niệm chăm sóc sức khỏe:
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về chăm sóc sức khỏe Tuy nhiên cóthể hiểu: Chăm sóc sức khỏe, là việc chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa bệnh,bệnh tật, thương tích, suy yếu về thể chất và tinh thần khác ở người; chăm sócsức khỏe là những hoạt động nhằm nâng cao sức khỏe của con người TheoWHO thì nâng cao sức khỏe chính là sự hỗ trợ mà trong đó quan trọng nhất làtạo khả năng cho người dân kiểm soát và nâng cao sức khỏe của mình.
Có rất nhiều ý kiến, cách thức và những yêu cầu đặt ra cho mỗi cá nhân
Trang 17cũng như cộng đồng trong việc chăm sóc bảo vệ và nâng cao sức khỏe Tuynhiên có thể thấy chăm sóc sức khỏe thường tập trung vào 3 lĩnh vực như sau:Chăm sóc sức khỏe thể chất, Chăm sóc sức khỏe tinh thần, Quan hệ xã hội.
Như chúng ta đã biết sức khỏe con người là tổng hòa các yếu tố về sứckhỏe thể chất, sức khỏe tinh thần và các quan hệ xã hội và để có được sứckhỏe tốt ta cần giải quyết hài hòa các yếu tố trên một cách tối ưu.
c) Khái niệm chăm sóc sức khỏe người có công với cách mạng
Chăm sóc sức khỏe người có công là xây dựng cộng đồng trách nhiệmcủa các tầng lớp nhân dân đối với việc tạo ra và phát triển một môi trườngkinh tế - xã hội lành mạnh cho các hoạt động chăm sóc người có công Ở mỗiđịa phương đây là trách nhiệm của cộng đồng Đảng bộ, chính quyền và cácđoàn thể quần chúng, của từng công dân Đây cũng là trách nhiệm, nghĩa vụ,tình cảm của các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp hỗ trợ cho sự nghiệp pháttriển công tác đền ơn đáp nghĩa.
Công tác chăm sóc sức khỏe người có công là đa dạng các hình thứcchăm sóc, giúp đỡ Bên cạnh các chính sách chế độ của Nhà nước, phải pháttriển rộng rãi các hình thức chăm sóc người có công ở cộng đồng để mọingười dân chủ động tham gia.
Chăm sóc sức khỏe người có công còn là đa dạng hóa các nguồn đầu tưcho sự nghiệp phát triển, khai thác các nguồn lực đang tiềm ẩn trong cộngđồng xã hội Cùng với tăng dần ngân sách Nhà nước, huy động và sử dụng cóhiệu quả các nguồn lực của nhân dân, tạo thêm điều kiện cho các hoạt độngchăm sóc người có công phát triển cao hơn, có chất lượng hơn.
Chăm sóc sức khỏe Người có công, huy động nguồn lực trong nhân dânkhông nên hiểu chỉ là biện pháp tạm thời, là giải pháp tình thế trước mắt doNhà nước thiếu kinh nghiệm cho hoạt động này Sau này khi đất nước đã pháttriển, ngân sách Nhà nước đã dồi dào vẫn phải thực hiện xã hội hóa, bởi vì
Trang 18chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng là một chính sách lớnvà ngày càng phát triển cùng với sự phát triển của đất nước.
Như vậy cùng với hệ thống chính sách ưu đãi của Nhà nước, việc huyđộng toàn dân chăm sóc sức khỏe Người có công đã góp phần chăm lo tốt hơnđời sống mọi mặt của những thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và ngườicó công đúng với quy định trong Pháp lệnh ưu đãi người có công với cáchmạng: việc quan tâm chăm sóc đời sống vật chất, tinh thần của người có côngvới đất nước và gia đình họ là trách nhiệm của Nhà nước và của toàn xã hội.
1.1.3.2 Các chính sách chăm sóc sức khỏe người có công
Chính sách chăm sóc sức khỏe cho người có công, người có công vớicách mạng là nhóm đối tượng rất cần đến chế độ chăm sóc nhất là vần đềchăm sóc sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống, cụ thể là người có côngcách mạng được hưởng chế độ chăm sóc sức khỏe được quy định trong Thôngtư liên tịch số 13/2014/TTLT-BLĐTBXH- BTC ngày 03 tháng 6 năm 2014của liên Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội- Bộ Tài chính, theo thông tưchế độ chăm sóc sức khỏe đối với người có công cách mạng cụ thể như sau:
a Bảo hiểm y tế và khám chữa bệnh
Có thể hiểu “Bảo hiểm là một hoạt động mà qua đó một cá nhân cóquyền được hưởng trợ cấp nhờ vào khoản đóng góp cho mình hoặc cho ngườithứ ba trong trường hợp xảy ra rủi ro và toàn bộ trợ cấp này do một tổ chứctrả, tổ chức này có trách nhiệm đối với toàn bộ rủi ro và đền bù các thiệt hạitheo phương pháp thống kê”.
Bảo hiểm y tế “là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vựcchăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thựchiện và đối tượng có trách nhiệm theo quy định của luật bảo hiểm y tế”
Khám bệnh là việc hỏi bệnh, khai thác tiền sử bệnh, thăm khám thực tế,khi cần thiết thì chỉ định làm xét nghiệm cận lâm sàng thăm do chức năng để
Trang 19chẩn đoán và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp đã được công nhận.Chữa bệnh là việc sử dụng phương pháp chuyên môn kỹ thuật đã đượccông nhận và thuốc đã được phép lưu hành để cấp cứu, điều trị, chăm sóc,phục hồi chức năng cho người bệnh.
b Điều dưỡng phục hồi sức khoẻ
Chế độ điều dưỡng: là một trong những chế độ rất tốt và đạt hiệu quảcao, có tầm quan trọng góp phần nâng cao sức khỏe cho người có công cáchmạng và được chia ra là hai phương thức điều dưỡng đó là:
Điều dưỡng mỗi năm một lần, bao gồm những đối tượng như sau:Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945; Người hoạtđộng cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa thángTám năm 1945; Cha đẻ, mẹ đẻ chỉ có một con mà người con đó là liệt sĩ hoặccha đẻ, mẹ đẻ có hai con là liệt sĩ trở lên; Bà mẹ Việt Nam anh hùng; Thươngbinh, người hưởng chính sách như thương binh và thương binh loại B (sauđây gọi chung là thương binh), bệnh binh có tỷ lệ suy giảm khả năng lao độngdo thương tật, bệnh tật từ 81% trở lên; Người hoạt động kháng chiến bị nhiễmchất độc hóa học có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do ảnh hưởng của chấtđộc hóa học từ 81% trở lên; Người có công giúp đỡ cách mạng được Nhànước tặng Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc Bằng “Có công vớinước”.
Điều dưỡng luân phiên phục hồi sức khỏe hai năm một lần, bao gồmnhững đối tượng sau: Cha đẻ, mẹ đẻ của liệt sĩ; người có công nuôi dưỡng khiliệt sĩ còn nhỏ; vợ hoặc chồng của liệt sĩ; con liệt sĩ bị khuyết tật nặng, khuyếttật đặc biệt nặng; Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Laođộng trong thời kỳ kháng chiến; Thương binh, bệnh binh có tỷ lệ suy giảmkhả năng lao động do thương tật, bệnh tật dưới 81%; Người hoạt động khángchiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do ảnh
Trang 20hưởng của chất độc hóa học dưới 81%; Người hoạt động cách mạng hoặchoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; Người có công giúp đỡ cách mạngtrong kháng chiến đang hưởng trợ cấp hàng tháng.
Về kinh phí điều dưỡng:
* Điều dưỡng tại nhà: Mức chi: 1.110.000 đồng/người/lần; Phươngthức: chi trực tiếp cho đối tượng được hưởng.
* Điều dưỡng tập trung: Mức chi: 2.220.000 đồng/người/lần, bao gồm:Tiền ăn sáng và 2 bữa chính; Thuốc bổ và thuốc chữa bệnh thông thường; Quàtặng đối tượng; Các khoản chi khác không quá 320.000 đồng (gồm: khăn mặt, xàphòng, bàn chải, thuốc đánh răng, tham quan, chụp ảnh, báo, tạp chí và một số vật
d Các chính sách hỗ trợ khác
Đảng và Nhà nước ta đã thể hiện sự quan tâm sâu sắc với thế hệ đã “sẵnsàng chiến đấu, hi sinh vì sự độc lập tự do của Tổ quốc” với những chính sáchnhư: chính sách trợ cấp, chính sách chăm sóc sức khỏe, chính sách bảo hiểm,chính sách điều dưỡng, chính sách ưu đãi trong kinh tế cho người có
Trang 21công cách mạng Những chính sách đó được cụ thể bằng các văn bản sau:Pháp lệnh 04/2012/UBTVQH13 ngày 16/7/2012 sửa đổi, bổ sung mộtsố điều của Pháp lệnh 26/2005/PL-UBTVQH11 về ưu đãi Người có công vớicách mạng.
Thông tư số 13/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC hướng dẫn chế độ điềudưỡng phục hồi sức khỏe, cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình đốivới người có công với cách mạng và thân nhân.
Thông tư số 36/2015/TT-BLĐTBXH ngày 28/9/2015 hướng dẫn hồ sơ,trình tự, thủ tục thực hiện chế độ ưu đãi trong giáo dục đào tạo với người cócông với cách mạng và con của họ.
Thông tư số 09/2013/TT-BXD ngày 1/7/2013 hướng dẫn thực hiệnQuyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ vềhỗ trợ người có công về nhà ở.
Nghị định 31/2013/NĐ-CP ngày 9/4/2013 quy định chi tiết, hướng dẫnthi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.
Thông tư hướng dẫn 16/2014/TT-BLĐTBXH ngày 30/7/2014 hướngdẫn một số nội dung xác nhận và thực hiện chế độ ưu đãi Người có công vớicách mạng.
Nghị định số 20/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 Quy định mức trợ cấp,phụ cấp ưu đãi đối với Người có công với cách mạng.
1.2 Quy trình thực hiện chính sách chăm sóc sức khỏe người có công
1.2.1 Xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách người có công
Để đạt được hiệu quả trong tổ chức thực hiện chính sách đối với ngườicó công cách mạng, điều đầu tiên cần phải tiến hành là xây dựng kế hoạchmột cách chi tiết, cụ thể, rõ ràng để triển khai thực hiện từ kế hoạch tổ chứcđiều hành, kế hoạch thời gian triển khai, kế hoạch về các nguồn lực, kế hoạchkiểm tra, đôn đốc thực thi chính sách phù hợp với tình hình thực tế của địa
Trang 22phương; đồng thời phải đảm bảo tuân thủ theo đúng các quan điểm, mục tiêu,yêu cầu của chủ thể ban hành Với các nội dung như sau:
Kế hoạch tổ chức điều hành: Cơ quan chủ trì phải phân công cụ thể
trách nhiệm cho từng cơ quan, tổ chức, từng cán bộ, công chức trong thực thichính sách, tránh chồng chéo nhiệm vụ giữa cơ quan này với cơ quan khác,cán bộ này với cán bộ khác.
Kế hoạch thời gian thực hiện: Dự trù thời gian duy trì chính sách, thời
gian các bước thực hiện chính sách từ phổ biến, tuyên truyền chính sách đếntổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm trong thực hiện chính sách Mỗi bước đềuphải nêu rõ mục tiêu và đưa ra thời gian dự kiến.
Kế hoạch cung cấp các nguồn vật lực: Dự kiến về cơ sở vật chất, các
công cụ - phương tiện kỹ thuật phục vụ tổ chức thực hiện, đảm bảo cung cấpnguồn lực tài chính, con người nhằm đảm bảo việc triển khai thực hiện chínhsách được diễn ra thuận lợi, mang lại hiệu quả.
Kế hoạch kiểm tra, đôn đốc thực hiện chính sách: Dự kiến về tiến độ,
phương pháp kiểm tra, giám sát tổ chức thực hiện chính sách; về quy định nộidung, quy chế, tổ chức điều hành, trách nhiệm, nhiệm vụ, quyền hạn của cáccơ quan nhà nước, các chi bộ, công chức tham gia tổ chức thực hiện chínhsách; về các biện pháp khen thưởng, kỷ luật cá nhân, tập thể trong tổ chứcthực hiện chính sách.
Kế hoạch triển khai chính sách ở lĩnh vực nào thì do lãnh đạo lĩnh vựcđó xem xét góp ý vào dự thảo Kế hoạch triển khai thực hiện chính sách mớicó giá trị pháp lý khi được mọi người đồng ý thực hiện.
1.2.2 Tổ chức thực hiện kế hoạch chăm sóc sức khỏe người có côngcách mạng
1.2.2.1 Phổ biến, tuyên truyền chính sách
Tuyên truyền, phổ biến chính sách người có công với cách mạng là
Trang 23nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên đối với các cơ quan có thẩm quyền, cácđối tượng thực hiện chính sách Tuyên truyền, phổ biến là làm cho các đốitượng chính sách và mọi người dân nhận biết về ý nghĩa, mục đích, yêu cầumột cách đầy đủ, chính xác về chính sách để các bên có liên quan tự giáctham gia thực hiện, đồng thời giúp cho cán bộ, công chức có trách nhiệm tổchức thực hiện chính sách nhận thức được đầy đủ tính chất, quy mô, tầm quantrọng của chính sách đối với đời sống xã hội, để từ đó chủ động tích cực tìmkiếm các giải pháp đến mục tiêu chính sách và triển khai thực hiện mang lạihiệu quả cao trong kế hoạch chính sách.
Công tác phổ biến, tuyên truyền chính sách phải kịp thời đảm bảo đốitượng chính sách được tiếp cận, kê khai, thụ hưởng chính sách nhanh chóng;làm các cơ quan và cán bộ, công chức thực thi chính sách rút ngắn thời giannhưng vẫn đạt mục tiêu đề ra.
1.2.2.2 Phân công, phối hợp thưc hiện
Để việc thực hiện chính sách người có công với cách mạng đạt hiệuquả cao cần phải phân công, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý, cáccấp, các ngành, chính quyền địa phương Sự phân công phải đảm bảo tính cụthể, rõ ràng, chặt chẽ, khoa học và hợp lý; xác định cơ quan, cá nhân nào đóngvai trò chủ trì và cơ quan, cá nhân nào có chức năng phối hợp không nêuchung chung Để đảm bảo quá trình thực hiện chính sách diễn ra suôn sẻ,thuận lợi, không bị chồng chéo, thiếu sót khi kế hoạch thực hiện chính sách đãđược phê duyệt.
Trong thực tế chính sách mới ban hành xong nhưng không thể triểnkhai thực hiện hoặc thực hiện không đem lại hiệu quả là do sự phân côngtrách nhiệm cho các cơ quan chủ quản và cơ quan phối hợp bị chồng chéo,không rõ ràng, không thống nhất giữa cơ quan chủ quản và cơ quan phối hợpdẫn đến gặp khó khăn, xảy ra tình trạng đùn đẩy, né tránh hoặc ôm đồm dẫn
Trang 24đến không ai làm hết trách nhiệm hoặc chỉ làm nửa vời không đến nơi, đếnchốn Chính vì vậy, để việc tổ chức thực hiện chính sách người có công vớicách mạng mang lại hiệu quả, cần phải có sự thống nhất cao về quan điểm,mục tiêu, kế hoạch và từ công tác lãnh đạo, chỉ đạo đến công tác tuyên truyền,vận động, công tác cung ứng nguồn lực tài chính, trang thiết bị, cơ sở vật chấtđảm bảo để thực hiện chính sách.
1.2.2.3 Duy trì chính sách
Duy trì chính sách người có công với cách mạng là hoạt động nhằmbảo đảm cho chính sách tồn tại được và phát huy tác dụng trong thực tế Vìvậy, các cơ quan và người thực hiện chính sách phải thường xuyên quan tâmtuyên truyền, vận động các đối tượng chính sách toàn xã hội tích cực tham giavào quá trình thực thi chính sách để có những tham mưu, đề xuất và lựa chọnnhững giải pháp phù hợp để thực hiện.
Nếu việc thực thi chính sách người có công với cách mạng gặp phảinhững khó khăn trong thực tế thì cơ quan nhà nước chủ động sử dụng cáccông cụ quản lý tác động nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiệnchính sách người có công với cách mạng.
1.2.2.4 Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chính sách
Đôn đốc, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện chính sách người có côngvới cách mạng phải thường xuyên, liên tục từ cơ quan có thẩm quyền banhành chính sách, đến các cơ quan và cán bộ, công chức được phân công thựchiện chính sách; kiểm tra chính sách đã được triển khai đúng hay không?, việctổ chức thực hiện có đúng nguyên tắc, quy trình, kế hoạch đã ban hành hoặcđến tận được các đối tượng chính sách chưa? tiến độ thực hiện như thế nào?
Kiểm tra tổ chức thực hiện chính sách người có công với cách mạngnhằm mục đích ngăn ngừa các vi phạm, sai sót có thể xảy ra đồng thời xử lýnghiêm khắc những vi phạm, chấn chỉnh sai sót đã xảy ra Việc kiểm tra thực
Trang 25hiện chính sách người có công với cách mạng nhằm đánh giá những điểmmạnh, điểm yếu, để phát hiện kịp thời và điều chỉnh những sai sót trong việclập kế hoạch tổ chức thực hiện chính sách; sự phối hợp một cách nhịp nhànggiữa các cơ quan, đối tượng thực thi chính sách, kịp thời khuyến khích nhữngnhân tố tích cực trong tổ chức thực hiện chính sách người có công với cáchmạng.
Hằng năm, tiến hành tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm một lần Tổngkết, đánh giá thực hiện chính sách người có công với cách mạng, về tất cả cácmặt từ việc xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách đến lãnh đạo, chỉ đạotriển khai; công tác tuyên truyền, phổ biến; công tác phối hợp tổ chức thựchiện; để biểu dương những kết quả đạt được, nêu ra những tồn tại, hạn chế,thiếu sót đồng thời đưa ra một số giải pháp để thực hiện tốt hơn trong thờigian tới Để kiến nghị đến cấp có thẩm quyền nhằm bổ sung, điều chỉnh, sửađổi cho phù hợp thực tiễn đến quyền lợi người có công với cách mạng.
1.2.3.2 Điều chỉnh chính sách người có công cách mạng
Bổ sung, điều chỉnh chính sách người có công với cách mạng là nhiệm vụquan trọng trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách Điều chỉnh chính sáchđược thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chính sách người có côngvới cách mạng phải phù hợp đến thực tế Cơ quan nào ban hành chính sách thì cơquan đó có quyền điều chỉnh, bổ sung chính sách Vì vậy, các cơ quan nhà
Trang 26nước, các cấp, các ngành phải chủ động điều chỉnh, cơ chế, chính sách đểthực hiện có hiệu quả hơn, nhưng vẫn không thay đổi mục tiêu chính sách.
1.3 Các chỉ tiêu đánh giá thực hiện chính sách chăm sóc sức khỏengười có công trên địa bàn tỉnh
Nếu bỏ sót hoặc xác định sai đối tượng sẽ gây nên tình trạng khôngcông bằng đối với người có công; tức là người đáng được hưởng thì khôngđược, người không xứng đáng được hưởng thì được hưởng.
1.3.1.2 Thực hiện đầy đủ các chính sách chăm sóc sức khỏe người cócông với cách mạng theo quy định
Theo quy định, chính sách chăm sóc sức khỏe người có công với cáchmạng bao gồm 4 nhóm chính sách cơ bản: (i) Bảo hiểm y tế và khám chữabệnh; (ii) Điều dưỡng phục hồi sức khoẻ; (iii) Chế độ được phục hồi chứcnăng và cấp dụng cụ chỉnh hình cần thiết và (iv) Các chính sách hỗ trợ khác.
Khi đánh giá thực hiện chính sách chăm sóc sức khỏe người có côngvới cách mạng cần kiểm đếm, phân tích đánh giá việc thực hiện đầy đủ 4nhóm chính sách nhằm đảm bảo đối tượng chính sách được thụ hưởng đầy đủcác chính sách đã ban hành.
1.3.1.3 Thực hiện toàn diện các nội dung chăm sóc sức khỏe người cócông với cách mạng
Nội dung chăm sóc sức khỏe người có công với cách mạng gồm: (i)Sức khoẻ thể chất; (ii) Sức khoẻ tinh thần; và (iii) Sức khoẻ xã hội.
Trang 27Ba yếu tố sức khoẻ nói trên có quan hệ chặt chẽ với nhau Nó là đảmbảo sự cân bằng, hài hoà của tất cả các yếu tố sinh học, tâm lý và xã hội củamột con người Đó là nền tảng của hạnh phúc con người.
Người có công với cách mạng, thường bị tổn thất của một, hai hoặc cả3 yếu tố sức khỏe nói trên Vì vậy, cần đánh giá việc thực hiện toàn diện cả banội dung nói trên.
1.3.2 Các chỉ tiêu định lượng
1.3.2.1 Tỷ lệ đối tượng thực tế được hưởng các chính sách
Tỷ lệ đối tượng thực tế được hưởng chính sách chăm sóc sức khỏe là tỷsố giữa những người thực tế được thụ hưởng chính sách so với tổng số đốitượng trong kỳ nghiên cứu tính theo phần trăm (%).
Công thức tính chung nhất trên biểu thức 1.1 Gọi:
- O (%) là tỷ lệ đối tượng thực tế được hưởng các chính sách trong kì nghiên cứu;
- Ott là số lượng thực tế đối tượng được hưởng chính sách chăm sóc sứckhỏe;
- Ots là tổng số đối tượng thực hiện chính sách.
Ta có công thức tính tỷ lệ đối tượng thực tế được hưởng các chính sáchnhư sau: x 100% (1.1)
Công thức (1.1) có thể được dùng để tính tỷ lệ % số đối tượng đượchưởng từng nhóm chính sách về: (i) Bảo hiểm y tế và khám chữa bệnh; (ii)Điều dưỡng phục hồi sức khoẻ; (iii) Chế độ được phục hồi chức năng và cấpdụng cụ chỉnh hình cần thiết và (iv) Các chính sách hỗ trợ khác trong kìnghiên cứu.
Công thức (1.1) cúng có thể được dùng để tính tỷ lệ % số đối tượngđược hưởng từng nội dung chăm sóc sức khỏe về: (i) Sức khoẻ thể chất; (ii)
Trang 28Sức khoẻ tinh thần; và (iii) Sức khoẻ xã hội trong kì nghiên cứu.
Khi đánh giá kết quả thực hiện chính sách chăm sóc sức khỏe người cócông, nếu giá trị của O càng gần 100%, chứng tỏ việc thực hiện chính sáchcàng tốt và ngược lại.
1.3.2.2 Mức độ hài lòng của đối tượng chính sách
Mức độ hài lòng với việc thực hiện chính sách là chỉ tiêu quan trọngnhất phản ánh kết quả thực hiện chính sách.
Mức độ hài lòng của đối tượng chính sách là tỷ lệ phần trăm (%) giữangười được hỏi hài lòng với việc thụ hưởng chính sách so với tổng số ngườiđược hỏi Mức độ hài lòng của đối tượng chính sách được tính theo công thức(1.2) Gọi:
- C(%) là mức độ hài lòng của đối tượng chính sách;
- Oc là số đối tượng trả lời hài lòng với việc thực hiện chính sách;- Ots là tổng số đối tượng được hưởng chính sách được hỏi.
Ta có công thức tính mức độ hài lòng với việc thưc hiện chính sáchnhư sau: x 100% (1.2)
Khi đánh giá kết quả thực hiện chính sách chăm sóc sức khỏe người cócông với cách mạng, cần sử dụng công thức (1.2) để đánh giá.
Tóm lại, việc đánh giá kết quả thực hiện chính sách chăm sóc sức khỏengười có công với cách mạng cần dựa trên các tiêu chí định lượng và địnhtính đã nêu để nhận định, đánh giá.
1.4 Các yếu tố tác động đến việc thực hiện chính sách chăm sóc sứckhỏe người có công trên địa bàn tỉnh
1.4.1 Các yếu tố bên ngoài cơ quan thực hiện
1.4.1.1 Quy định của pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành
Chính sách chăm sóc sức khỏe người có công với cách mạng và việc tổ
Trang 29chức triển khai thực hiện chính sách trong đời sống xã hội chính là sự cụ thểhóa các chủ trương của Đảng về lĩnh vực ưu đãi người có công Do đó, vai tròlãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định đến nội dung và tổ chức thực hiệnchính sách đối với người có công với cách mạng.
Các quan điểm chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước là yếu tốđầu tiên chi phối đến các hoạt động chăm sóc sức khỏe người có công vớicách mạng, được dựa trên các văn bản, Thông tư, Nghị định của Chính phủ.Đảng và Nhà nước ta đã ban hành và thực hiện nhiều chính sách với người cócông cách mạng mà tiêu biểu nhất là Nghị định 31/2013/NĐ-CP của Chínhphủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãingười có công với cách mạng Thực tế, chăm sóc người có công đã đượcĐảng và Nhà nước quan tâm nhưng hệ thống chính sách vẫn chưa đáp ứngnhu cầu người có công trong giai đoạn hiện nay Một số chủ trương, chínhsách khi được áp dụng chưa mang tính bao quát, chính sách phù hợp với địaphương này nhưng chưa phù hợp với địa phương khác Do vậy, để làm tốthơn nữa công tác chăm sóc người có công Nhà nước cần phải đổi mới chínhsách, cơ chế, phương thức và cách tổ chức thực hiện phù hợp với tiến trìnhphát triển, đảm bảo cho lĩnh vực này hoạt động có hiệu quả hơn.
1.4.1.2 Số lượng và cơ cấu đối tượng chính sách
Quảng Nam là quê hương “Trung dũng, kiên cường đi đầu diệt Mỹ”, làcăn cứ cách mạng (khu ủy khu 5), là chiến trường ác liệt, là nơi quy tụ nhữngngười con ưu tú của quê hương, đất nước đến công tác và chiến đấu ngoancường, hàng vạn người trong số ấy đã cống hiến, hy sinh thân thể của mìnhgóp phần cùng cả nước kháng chiến giành thắng lợi Số lượng đối tượngngười có công với cách mạng trong toàn tỉnh rất lớn (chiếm trên 20% dân số)với trên 65.400 liệt sĩ, hơn 135.000 thân nhân, trên 30.000 thương bệnh binhvà 45.500 người có công giúp đỡ cách mạng Toàn tỉnh có trên 11.000 người
Trang 30hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày; trên 33.600người tham gia kháng chiến được tặng thưởng Huân, Huy chương; 6.235người tham gia kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học Đặc biệt, Quảng Nam còn có 15.237 Bà mẹ được Đảng, Nhà nước phong tặngvà truy tặng Danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng”, hiệncòn sống 837 mẹ và đã được các cơ quan, đơn vị nhận phụng dưỡng.
Trong những năm qua, cùng với nỗ lực phấn đấu, tập trung phát triểnkinh tế - xã hội, Đảng bộ, chính quyền tỉnh Quảng Nam luôn xác định côngtác thương binh liệt sĩ, người có công là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thườngxuyên và đã chỉ đạo thực hiện đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận Trong đó, đãcơ bản hoàn thành công tác xác nhận người có công, thực hiện đầy đủ, kịpthời các chính sách, chế độ ưu đãi của Đảng, Nhà nước đối với người có công;thực hiện tốt các chương trình chăm sóc người có công, nhất là việc xác lậphồ sơ đề nghị phong tặng, truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùngtheo Nghị định số 56/2013/NĐ-CP của Chính phủ, qua đó đã góp phần nângcao đời sống vật chất và tinh thần người có công Hiện nay, tỉnh Quảng Namcó trên 58.000 người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàngtháng và hàng chục ngàn người hưởng trợ cấp một lần, kinh phí chi trả mỗinăm khoảng 1.200 tỷ đồng.
1.4.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương
Để các hoạt động chăm sóc sức khỏe người có công đạt hiệu quả,không chỉ phụ thuộc vào nguồn ngân sách của Nhà nước hay các đề án, dự ánquốc gia, mà cần có sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của chính quyền địa phương.Sự quan tâm đúng mức về nguồn lực tài chính cũng như nhân lực sẽ thúc đẩycác hoạt động diễn ra suôn sẻ, thuận lợi hơn.
Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cần phối hợp với các ban, ngànhđoàn thể, các tổ chức xã hội tổ chức thêm các hoạt động trợ giúp, hỗ trợ,
Trang 31chăm sóc sao cho phù hợp với với điều kiện kinh tế, tâm lý của người có côngtại Quảng Nam.
Trong thời gian đến, cấp ủy Đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở cầnquan tâm hơn nữa tới chính sách người có công đặc biệt là hoạt động chămsóc sức khỏe người có công; đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục, nângcao nhận thức của người dân về đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớkẻ trồng cây” để chính sách chăm sóc sức khỏe người có công với cách mạngngày càng được lan rộng và đạt hiệu quả cao hơn nữa.
1.4.2 Các yếu tố bên trong cơ quan thực hiện
1.4.2.1 Nhận thức, quan điểm của thủ trưởng cơ quan thực hiện chínhsách
Quảng Nam là địa phương chịu nhiều thiệt hại trong chiến tranh, đồngthời cũng là nơi thường xuyên xảy ra thiên tai, bão lụt nên đời sống người dânnói chung, NCC nói riêng gặp nhiều khó khăn Đảng bộ, chính quyền và nhândân trong tỉnh luôn xác định công tác thương binh, liệt sỹ, NCC là nhiệm vụchính trị trọng tâm, thường xuyên và tập trung chỉ đạo đạt nhiều kết quả, gópphần ổn định chính trị, phát triển kinh tế xã hội và nâng cao đời sống vật chất,tinh thần cho NCC.
Một nhiệm vụ được xem là trách nhiệm đầu tiên, quan trọng hiện naymà ngành LĐTB&XH Quảng Nam tập trung thực hiện là làm tốt công tác xácnhận NCC Thông qua công tác này nhằm ghi nhận công lao, sự cống hiến, hysinh của các thế hệ NCC trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ và xâydựng Tổ quốc.
Quảng Nam cũng từng bước xã hội hoá, kêu gọi nhiều cá nhân, tổ chứccùng chung tay chăm sóc người có công trên địa bàn tỉnh.
1.4.2.2 Số lượng và chất lượng nhân viên tổ chức thực hiện chính sách
Để việc thực hiện chính sách ưu đãi người có công mà cụ thể là chính
Trang 32sách chăm sóc sức khỏe người có công thì số lượng và trình độ của ngườithực hiện chính sách là một trong những yếu tố rất quan trọng Được đào tạocó trình độ chuyên môn, người thực hiện chính sách không những thực hiệnchính sách đầy đủ, kịp thời, đảm bảo chính sách đến với người có công mộtcách toàn diện nhất mà còn có những tham mưu, đề xuất và có cách thức thúcđẩy và phát triển các hoạt động chăm sóc sức khỏe ngoài chính sách của Nhànước.
Ngoài trình độ chuyên môn được đào tạo thì người thực hiện chính sáchcần có thái độ cởi mở, thân thiện, tôn trọng đối tượng người có công Giúpngười có công cảm nhận được sự nhiệt tình, chu đáo Tạo mọi điều kiện thuậnlợi để người có công được tiếp cận với các chính sách của Nhà nước và cácnguồn lực trợ giúp trong công tác chăm sóc sức khỏe, đời sống người có công.
Tiểu kết Chương 1
Chính sách chăm sóc sức khỏe người có công với cách mạng có vai tròquan trọng trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội của đất nước Do vậy,việc thực hiện chính sách chăm sóc sức khỏe người có công với cách mạng lànhiệm vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước ta Nó thể hiện đạo lý “Uốngnước nhớ nguồn” và đã trở thành nét đẹp trong đời sống của cộng đồng dântộc Việt Nam; nó thể hiện quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước ta đốivới việc tri ân những người đã có công với đất nước, giúp nâng cao đời sốngngười có công, đem lại sự công bằng, ổn định về chính trị và xã hội.
Để thực hiện tốt việc tổ chức thực hiện chính sách chăm sóc sức khỏengười có công với cách mạng ở nước ta hiện nay cần phải xây dựng, hoànthiện thể chế, chính sách, pháp luật của Nhà nước về người có công phù hợpvới tình hình đất nước hiện nay Trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách
Trang 33cần phải đưa ra các bước thực hiện theo quy trình thực thi chính sách chặt chẽtừ việc xây dựng kế hoạch, phổ biến tuyên truyền, phân công, phối hợp thựchiện, tăng cường kiểm tra, đôn đốc, theo dõi việc thực hiện để nhanh chóngphát hiện những sai sót, sai phạm trong quá trình thực hiện chính sách đối vớingười có công cách mạng Qua đó, tổ chức đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệmđồng thời phân tích, đánh giá, dự lường các yếu tố tác động đến quá trình thựchiện chính sách để có những giải pháp phù hợp với tình hình của địa phương.
Trang 342.1.1 Khái quát vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên tỉnh Quảng Nam
Quảng Nam là tỉnh ven biển thuộc vùng kinh tế trọng điểm của miềnTrung Phía Bắc giáp với tỉnh Thừa Thiên - Huế và thành phố Đà Nẵng, phíaNam giáp với tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Kon Tum, phía Tây giáp tỉnh SeKong(nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào), phía Đông giáp Biển Đông Tổngdiện tích tự nhiên của tỉnh là 10.438 km² với tổng dân số 1.495.812 người,mật độ dân số 141 người/km2.
Địa hình tỉnh Quảng Nam tương đối phức tạp, thấp dần từ Tây sangĐông và chia làm ba vùng: vùng núi phía Tây, vùng trung du ở giữa, vùngđồng bằng ven biển phía Đông; bị chia cắt theo các lưu vực các sông ThuBồn, Vu Gia, Tam Kỳ; môi trường sinh thái đa dạng với các hệ sinh thái đồinúi, đồng bằng, ven biển.
Quảng Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có 2mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa, chịu ảnh hưởng mùa đông lạnh của miềnBắc Nhiệt độ trung bình năm từ 25 đến 26 0C Lượng mưa trung bình hàngnăm đạt từ 2.000 đến 2.500mm nhưng phân bố không đều theo thời gian vàkhông gian, mưa ở miền núi nhiều hơn đồng bằng, mưa tập trung từ tháng 9đến tháng 12, chiếm 80% lượng mưa cả năm.
2.1.2 Khái quát tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Nam trongnhững năm gần đây (2015-2019).
Sau hơn 20 năm tái lập tỉnh Quảng Nam (1997 - 2019), tình hình kinh
Trang 35tế - xã hội của tỉnh có những bước phát triển vượt bậc, từ một tỉnh thuần nông,hơn 80% dân số sống bằng nông nghiệp, ngân sách chủ yếu dựa vào Trungương, tuy nhiên đến năm 2017, Quảng Nam đã tự cân đối ngân sách, có điềutiết về ngân sách Trung ương Kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm quaduy trì ở mức tăng trưởng khá và ổn định; quy mô nền kinh tế được nâng lênrõ rệt Trong giai đoạn 2015 - 2020, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăngbình quân 10%; quy mô kinh tế đạt gần 110.000 tỷ đồng, GRDP bình quânđầu người đạt khoảng 75 triệu đồng Dự kiến thu ngân sách trên địa bàn năm2020 ước đạt 25.774 tỷ đồng, tăng hơn 1,7 lần so với năm 2015; trong đó, thunội địa 20.524 tỷ đồng.
Văn hóa xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, chất lượng Giáo dục Đào tạo ngày càng được nâng lên và từng bước đi vào thực chất hơn; công tácchăm sóc sức khỏe được chú trọng Tỉnh có 02 di sản văn hóa thế giới làthánh địa Mỹ Sơn (ở huyện Duy Xuyên) và Phố cổ Hội An với nhiều bãi biểnđẹp, có khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm nên nhiều hoạt động văn hóa, dulịch được quan tâm, đã thu hút hơn 4,5 triệu lượt khách du lịch trong và ngoàinước (tăng bình quân 16%/năm) đến tham quan, du lịch tạo nguồn thu đángkể cho ngân sách của tỉnh.
-2.2 Thực trạng thực hiện chính sách chăm sóc sức khỏe người cócông tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2015-2019
2.2.1 Số lượng đối tượng được hưởng chính sách chăm sóc sức khỏe
Số lượng người có công với cách mạng được hưởng chính sách chămsóc sức khỏe trên địa bàn tỉnh Quảng Nam khá lớn và tăng qua các năm Theođó, năm 2015 là 203.530 người, 2016 là 207.600 người, 2017 là 208.780người, 2018 là 208.970 và năm 2019 là 209.660 người.
- Xét theo vị thế chính sách, tại tỉnh Quảng Nam số lượng liệt sĩ và giađình liệt sĩ chiếm tỷ trọng lớn nhất hơn 31%; kế đến là người có công giúp đỡ
Trang 36cách mạng xấp xỉ 22%; Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế hơn 16%; chi tiết trên bảng 2.1.
Bảng 2.1 Số lượng đối tượng chính sách phân theo vị thế
2 Người hoạt động cách
đến trước Tổng khởinghĩa 19 tháng Tám năm1945
thương binh
8 Người hoạt động kháng
5.380 5.720 5.990 5.990 6.120chiến bị nhiễm chất độc
Trang 37TTVị thếNămNămNămNămNăm
mạng, hoạt động kháng 10.070 11.360 11.560 11.600 11.700chiến bị địch bắt tù, đày
10 Người hoạt động kháng
33.770chiến giải phóng dân tộc, 33.640 33.680 33.740 33.740
bảo vệ Tổ quốc và làmnghĩa vụ quốc tế
11 Người có công giúp đỡ 45.150 45.230 45.420 45.420 45.490cách mạng
Tổng cộng203.530207.600 208.780 208.970 209.660
Nguồn: Phòng người có công- Sở LĐ- TB&XH tỉnh Quảng Nam
- Số lượng đối tượng chính sách phân theo nơi cư trú
Bảng 2.2 Số lượng đối tượng chính sách phân theo nơi cư trú
Đơn vị tính: người
1 Thành phố Tam Kỳ 12.790 12.960 12.980 13.040 13.0902 Thành phố Hội An 9.580 9.760 9.820 9.840 10.8503 Thị xã Điện Bàn 37.900 38.770 38.940 38.980 39.1404 Huyện Đại Lộc 14.950 15.190 15.350 15.420 15.8505 Huyện Duy Xuyên 21.370 21.970 21.970 22.140 22.230