1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Luận văn thạc sĩ) khảo sát tình hình trình bày ngữ âm trong giáo trình dạy tiếng việt ở trung quốc giai đoạn 2000 2010

80 42 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 0,97 MB

Nội dung

Chúng ta hãy quan sát những giáo trình tiếng Việt Trung Quốc xem, tất cả đều có phần nguyên âm, phụ âm, thanh điệu, phần vần v.v… Nhưng về quan niệm ngữ âm và phương pháp giảng dạy thì l

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

======================

HÀ DIỄM (HE YAN)

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH TRÌNH BÀY NGỮ ÂM TRONG GIÁO TRÌNH DẠY TIẾNG VIỆT Ở TRUNG

QUỐC GIAI ĐOẠN 2000-2010

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Hà Nội- 2011

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích của đề tài 2

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 2

4 Đối tượng nghiên cứu 3

5 Phương pháp nghiên cứu 3

6 Nguồn tài liệu 3

7 Bố cục của luân văn 4

PHẦN NỘI DUNG 5

Chương I: 5

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA LUẬN VĂN 5

1 Tóm tắt về ngữ âm tiếng Việt 5

1.1 Âm tiết trong tiếng Việt 5

1.2 Mô tả ngữ âm theo quan niệm âm vị học 7

1.2.1 Thanh điệu 7

1.2.1 Phụ âm đầu……… 8

1.2.3 Vần 9

1.3 Mô tả qua hình thức chữ quốc ngữ 12

1.3.1 Âm chính 13

1.3.2 Âm cuối 13

1.4 So sánh đối chiếu hai cách quan niệm ngữ âm tiếng Việt ………21

2 Tình hình xuất bản sách dạy tiếng Việt ở TQ từ năm 2000-2010 15

2.1 Cuốn 1……… 16

2.2 Cuốn 2 17

2.3 Cuốn 3 17

2.4 Cuốn 4 18

2.5 Cuốn 5 19

2.6 Cuốn 6 19

2.7 Cuốn 7 20

2.8 Cuốn 8 20

Trang 3

3 Tiểu kết 21

Chương II 22

MÔ TẢ TÌNH HÌNH TRÌNH BÀY NGỮ ÂM TRONG CÁC GIÁO TRÌNH ĐÃ XUẤT BẢN 22

1 Mô tả tình hình trình bày ngữ âm trong các giáo trình 22

1.1 Cuốn 1 22

1.2 Cuốn 2 25

1.3 Cuốn 3 26

1.4 Cuốn 4 28

1.5 Cuốn 5 29

1.6 Cuốn 6 31

1.7 Cuốn 7 32

1.8 Cuốn 8 33

2 Nhận xét chung về tình hình ngữ âm trong các giáo trình 35

2.1 Thanh điệu 35

2.2 Nguyên âm đơn 35

2.3 Nguyên âm đôi 35

2.3.1 Quan niệm nguyên âm đôi 35

2.3.2 Quan niệm nguyên âm ghép đôi 37

2.4 Nguyên âm ba 38

2.5 Bán nguyên âm 39

2.6 Phụ âm 40

2.6.1 Tình hình phụ âm trong giáo trình 40

2.6.2 Đối chiếu tình hình phụ âm trong các giáo trình 41

2.7 Kết cấu vần 42

3 Tiểu kết 44

Chương III 46

THẢO LUẬN VỀ NỘI DUNG NGỮ ÂM TRONG GIÁO TRÌNH………… 46

1 Nguyên âm 47

1.1 Nguyên âm đơn 47

Trang 4

1.2 Nguyên âm đôi hay nguyên âm ghép đôi 47

1.3 Nguyên âm ba 50

1.3.1 Quan niệm nguyên âm ba 51

1.3.2 Quan niệm nguyên âm ghép ba……… 52

1.4 Bán nguyên âm 53

2 Phụ âm đầu 54

3 Phụ âm cuối ……… 58

Kết luận 61

TÀI LIỆU THAM KHẢO 67

Tài liệu tiếng Việt 67

Tài liệu tiếng Trung 68

Phục lục 70

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Ngôn ngữ là một loại công cụ giao tiếp xã hội Người ta sử dụng ngôn ngữ để trao đổi tư tưởng, truyền đạt thông tin, nhằm mục đích hiểu biết lẫn nhau Trong giao tế, một người muốn nói một điều nào đó phải phát ra thành lời một cái gì, còn người khác muốn hiểu được người ấy thì phải nghe thấy và nhận biết được một cái gì, “cái gì” đó chính là ngữ âm Trong khi quá trình học tập một môn ngoài ngữ, phần ngữ âm là bộ phận cơ sở, cũng là khâu quan trọng nhất

Đối với người nước ngoài học tiếng Việt, thứ nhất thì phải học phần ngữ

âm Chúng ta hãy quan sát những giáo trình tiếng Việt Trung Quốc xem, tất cả đều có phần nguyên âm, phụ âm, thanh điệu, phần vần v.v… Nhưng về quan niệm ngữ âm và phương pháp giảng dạy thì lại khác nhau

Tôi là người Trung Quốc, đã học tiếng Việt 7 năm Trong quá trình học tập, phần ngữ âm là bộ phận khó nhất, cũng phải mất thời gian nhiều nhất Trong quá trình học tập phần ngữ âm, đã gặp nhiều khó khăn, đa số sinh viên chỉ biết đọc và viết theo dạng chữ Không biết phân tích ngữ âm tiếng Việt Thậm chí, đã tốt nghiệp đại học rồi, nhiều sinh viên còn không hiểu rõ ngữ âm tiếng Việt là cái gì

Hiện nay, tôi là giáo viên dạy tiếng Việt ở Trung Quốc, trong quá trình giảng dạy, thường phát hiện ra những vấn đề, như giáo trình này cho rằng tiếng Việt có nguyên âm ba, nhưng giáo trình khác lại cho rằng tiếng Việt

Trang 6

không có nguyên âm ba; giáo trình này cho rằng tiếng Việt chỉ có 3 nguyên

âm đôi, nhưng giáo trình khác lại cho rằng tiếng Việt có hơn 20 nguyên âm đôi Trung Quốc hiện nay đã xuất bản nhiều giáo trình, tuy nhiên trong quá trình giảng dạy, giáo viên không biết nên theo quan niệm nào mới đúng, chọn giáo trình nào mới chính xác Đây đã gây ra nhiều khó khăn cho việc giảng dạy

Thế cũng là ngữ âm tiếng Việt, cũng là 29 chữ cái La-tinh, tại sao có những khác biệt lớn như thế này trong các giáo trình khác nhau? Và cái nào là đúng, cái nào không đúng? Chúng ta nên giảng dạy như thế nào? Trong luận văn của tôi, tôi sẽ nghiên cứu và trả lời những vấn đề này để tạo điều kiện thuận lợi nhất định cho việc giảng dạy và học tập tiếng Việt

2 Mục đích của đề tài

Thông qua khảo sát tình hình trình bày ngữ âm trong giáo trình dạy tiếng Viết ở Trung Quốc giai đo ạn 2000-2010, luâ ̣n văn góp vào nghiên cứu tình hình ngữ âm trong các cuốn giáo trình, tìm hiểu về ngữ âm tiếng Viê ̣t trong các giáo trình ở Trung Quốc; phân tích và so sánh phần ngữ âm trong các giáo trình khác nhau; Nêu ra những nội dung không đúng và chưa được thống nhất

so với hai cách quan niệm âm vị học và chữ quốc ngữ Nhận xét phương pháp giảng dạy của các giáo trình Thông qua nghiên cứu của tôi, góp phần vào việc biện soạn, giảng dạy và học tập cho người Trung Quốc

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Thu tập các giáo trình có phần ngữ âm đã được xuất bản ở Trung Quốc

Trang 7

trong giai đọan 2000-2010

- Nhận diện phương pháp giảng dạy của phần ngữ âm trong các giáo trình

- Nhận xét chung về tình hình trình bày ngữ âm trong các giáo trình

- Nêu ra ý kiến của tôi về việc biên soạn giáo trình tiếng Việt

4 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những phần trình bày về ngữ âm trong giáo trình d ạy tiếng Viê ̣t ở Trung Quốc đã xuất bản trong giai đoạn 2000-2010

5 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sẽ sử dụng thao tác của những phương pháp nghiên cứu: miêu tả, so sánh

Phương pháp miêu tả là hệ thống những thủ pháp nghiên cứu được vận dụng để thể hiện đặc tính của các hiện tượng ngôn ngữ trong một giai đoạn phát triển nào đó của nó Đây là phương pháp phương tích đồng đại, phương pháp miêu tả có ý nghĩa to lớn đối với việc thực hiện học tập và giảng dạy ngôn ngữ Trong luận văn, sử dụng phương pháp miêu tả để trình bày tình hình ngữ âm một cách rõ ràng

6 Nguồn tài liệu

Nguồn tài liệu của luận văn là:

- 8 cuốn giáo trình tiếng Việt ở Trung Quốc đã được xuất bản giao đoạn 2000-2010

Trang 8

7 Bố cục của luân văn

chương sau đây:

Chương I: Cơ sở lý luận của luận văn

Chương II: Mô tả trình bày tình hình ngữ âm trong các giáo trình đã

xuất bản ở Trung Quốc giai đọan 2000-2010

Chương III: Nhận xét chung về nội dung ngữ âm trình bày trong các

giáo trình

Trang 9

PHẦN NỘI DUNG

Chương I

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA LUẬN VĂN

1 Tóm tắt về ngữ âm tiếng Việt

1.1 Âm tiết trong tiếng Việt

Để chuyển đạt một thông tin nào đó, nhiết thiết phải dựa vào một vật chất Qua đó, ký hiệu mới có thể phát ra, chuyển đạt và nhận được Tác dụng giao lưu của ngôn ngữ là thể hiện qua âm thanh Âm thanh này do bộ máy phát âm của con người phát ra, người ta gọi là hình thức âm thanh của ngôn ngữ Vì vậy, ngữ âm là cái vỏ vật chất của ngôn ngữ, là hình thức tồn tại của ngôn ngữ

Ngữ âm được con người phát ra, có thể chia thành những mạch khác nhau, những khúc đoạn, từ lớn đến nhỏ khác nhau Khi phân tích ngữ âm, chúng ta cần phải phân tích từng yếu tố một cách tỉ mỉ Trong tiếng Việt, âm tiết là đơn vị phát âm nhỏ nhất Dù lời nói chậm đến đâu cũng chỉ tách được đến âm tiết là hết Ví dụ như “Cà phê Trung Nguyên” có cả thảy 4 âm tiết

Trong tiếng Việt, phát âm có bao nhiêu tiếng thì là có bấy nhiêu âm tiết Về phương diện phát âm, âm tiết tiếng Việt có tính toàn vẹn, không thể phân chia được Bởi vì nó được phát âm bằng một đợt căng của cơ thịt của bộ máy phát

âm Cứ mỗi lần cơ thịt của bộ máy phát âm căng lên rồi chùng xuống là ta có một âm tiết Có bao nhiêu lần căng - chùng thì có bấy nhiêu âm tiết Khi phát

âm mỗi một âm tiết, các cơ thịt của bộ máy phát âm cũng phải trải qua ba giai

Trang 10

đọan: tăng cường độ căng, đỉnh đỉểm căng thẳng và giảm độ căng

Về cấu trúc, mỗi âm tiết tiếng Việt ở dạng đầy đủ nhất có hai bậc, bậc thứ nhất bao gồm những thành tố trực tiếp: thanh điệu, âm đầu và phần vần Bậc thứ hai bao gồm ba thành tố: âm đệm, âm chính và âm cuối

Thanh điệu là một âm vị siêu đoạn tính, có chức năng khu biệt âm tiết này với âm tiết khác về mặt âm vực hay đường nét; nó có giá trị phân biệt cách phát âm và ý nghĩa của từ Mỗi âm tiết đều mang một trong 6 thanh điệu

Âm đầu có chức năng mở đầu âm tiết Âm tiết này khu biệt âm tiết khác

bằng những cách mở đầu khác nhau Trong tiếng Việt, âm đầu là do phụ âm đảm nhiệm

Âm đệm có chức năng biến đổi âm sắc của âm tiết sau lúc mở đầu Trong tiếng Việt, âm đệm là do bán nguyên âm đảm nhiệm

Âm chính có chức năng quy định âm sắc chủ yếu của âm tiết, nó là hạt nhân của âm tiết Trong tiếng Việt, âm chính là do các âm vị nguyên âm đảm nhiệm

Âm cuối có chức năng kết thúc âm tiết Trong tiếng Việt, làm vai trò âm

cuối là các âm vị phụ âm và bán nguyên âm

Âm tiết

Trang 11

Khi phân tích âm tiết tiếng Việt, phải tách ra nó thành các yếu tố nhỏ một cách tỉ mỉ Thanh điệu, âm đầu và phần vần là 3 đối tượng nghiêu cứu trong khi phân tích âm tiết tiếng Việt Khi phân tích một âm tiết nào đó, trước hết phải tách ra nó thành các yếu tố nhỏ như vậy mới có thể triển khai công việc Sau khi tách ra từng yếu tố, thì phải phân tích nội dung yếu tố đó đảm nhiệm Cho nên các yếu tố nguyên âm, phụ âm, bán nguyên âm lại trở thành đối tượng nghiên cứu trong khi phân tích 3 thành tố của hệ thống ngữ âm tiếng Việt

Trong tiếng Việt hiện đại, về “ hệ thống ngữ âm tiếng Việt ” đang được lưu hành phổ biến ở Việt Nam, có hai quan niệm khác nhau Quan niệm thứ

nhất là căn cứ vào âm vị học (GS.TS Đoàn Thiện Thuật) Khác với quan niệm

âm vị học, quan niệm thứ hai là căn cứ vào hình thứ chữ viết, tức là chữ quốc ngữ

1.2 Mô tả ngữ âm theo quan niệm âm vị học

Quan niệm này được trình bày chi tiết trong cuốn “Ngữ âm tiếng Việt” của GS.TS Đòan Thiện Thuật xuất bản lần đầu 1977 Quan niệm này sau đó được trình bảy lại trong nhiều cuốn sách khác nhau viết về ngữ âm tiếng Việt xuất bản ở Việt Nam

Trang 12

Về mặt chữ viết, thanh điệu đƣợc ghi bằng các dấu: không dấu “a”, dấu

huyền “à”, dấu sắc “á”, dấu nặng “ạ”, dấu hỏi “ả” dấu ngã “ã” Những âm tiết

không có dấu hiệu thanh điệu nhƣ “a” không phải là không có thanh điệu, mà

là thanh điệu không ghi ra bằng một ký hiệu nào đó nhƣ 5 thanh điệu khác Nhƣ vậy, theo truyền thống, trừ thanh không dấu, mỗi thanh điệu mang tên của dấu ghi thanh ấy

“pizza”…Trong âm tiết thuần việt, không có một âm tiết nào là do âm vị [p] đảm niệm âm đầu, nhƣ vậy, âm vị [p] không nằm trong danh sách phụ âm đầu

Sau đây là sơ đồ của phụ âm đầu theo quan niệm âm vị học:

Phụ âm Chữ Âm vị Ví dụ

1 âm không có chữ viết zêrô

/ ʔ / anh, em, eo, y

1 âm có 3 chữ viết c, k, q / k / các, kể, qua, quy

3 âm có 2 kiểu chữ viết

ng, ngh / ŋ / ngủ, ngô, nghi, nghê

g, gh

/ ɣ / gà, góc, ghi, ghết d/gi / z / gian, gió, giữ, da, dắt

Trang 14

u và o / w / quả, tuấn, toán, hoàn

+ âm chính

Trong tiếng Việt, âm chính của âm tiết bao giờ cũng do nguyên âm đảm nhiệm Trong tiếng Việt, cả 16 nguyên âm đều có thể đảm nhiệm âm chính Tức là có bao nhiêu nguyên âm thì có bấy nhiêu âm chính

Theo quan niệm của âm vị học, tiếng Việt có 16 nguyên âm, gồm có 9 nguyên âm đơn (trong đó có 4 nguyên âm đối lập ngắn và dài) và 3 nguyên

âm đôi

9 nguyên âm đơn

Trang 15

o /ɔ/ mong,thóc,hóc,nóng

+ âm cuối

Theo quan niệm âm vị học, trong tiếng Việt có 16 nguyên âm thì lúc ấy

âm cuối kết hợp với nguyên âm để tạo thành vần chỉ có 8 đơn vị Đó là 6 âm cuối phụ âm và 2 âm cuối bán nguyên âm

Nhƣ vậy, tóm tắt lại, theo quan niệm âm vị học, tiếng Việt có danh sách

22 phụ âm đầu, 2 bán nguyên âm, 9 nguyên âm đơn, 4 nguyên âm ngắn và 3 nguyên âm đôi Phụ âm đảm nhiệm âm đầu và âm cuối, nguyên âm đảm niệm

âm chính, và bán nguyên âm đảm nhiệm âm đệm và âm cuối

1.3 Mô tả qua hình thức chữ quốc ngữ

Trang 16

Chữ quốc ngữ là sử dụng tự mẫu La Tinh, một hệ thống văn tự phản ánh cấu trúc âm vị học Theo quan niệm chữ quốc ngữ, tiếng Việt có 6 thanh điệu,

22 phụ âm đầu, 2 bán nguyên âm đảm nhiệm âm đệm và âm cuối, 14 nguyên

âm ( bao gồm 9 nguyên âm đơn, 2 nguyên âm ngắn và 3 nguyên âm đôi) đảm nhiệm âm chính và 8 phụ âm đảm nhiệm âm cuối

Thành tố thanh điệu và phụ âm đầu cũng giống quan niệm âm vị học, chỉ

có âm chính (nguyên âm) và âm cuối (phụ âm, bán nguyên âm) khác với quan niệm âm vị học

1.3.1 Âm chính

Âm chính do nguyên âm đảm niệm, theo quan niệm chữ quốc ngữ, tiếng

Việt có 14 nguyên âm, gồm có 9 nguyên âm đơn (trong đó có 2 nguyên âm đối lập ngắn và dài), và 3 nguyên âm đôi

Trang 17

2 nguyên âm ngắn â /â/ mân,mâu,mấy,thầy

So với quan niệm âm vị học, hình thức chữ quốc ngữ chỉ chấp nhận có hai nguyên âm ngắn /â/ và /ă/, không có /ε / và /ɔ/ nhƣ âm vị học

1.3.2 Âm cuối

Theo quan niệm chữ quốc ngữ, khi cho rằng tiếng Việt có 14 nguyên âm thì lúc này âm cuối kết hợp với nguyên âm để tạo thành âm cuối sẽ có 10 đơn

vị, đó là 8 âm cuối phụ âm và 2 âm cuối bán nguyên âm Cụ thể là:

Trang 18

i, y /j/ mai,lợi, thấy, mây 1.4 So sánh đối chiếu hai quan niệm ngữ âm tiếng Việt

So sánh hai cách quan niệm, chúng ta thấy rằng, nội dung không đƣợc nhất trí là âm chính (nguyên âm) và âm cuối Quan niệm âm vị học cho rằng, tiếng Việt có 16 nguyên âm, gồm 9 nguyên âm đơn (trong đó có 4 nguyên âm đơn đối lập dài - ngắn) và 3 nguyên âm đôi Khi cho rằng tiếng Việt có 16 nguyên âm thì âm cuối kết hợp với nguyên âm để tạo thành vần chỉ có 8 âm cuối, đó là 6 âm cuối phụ âm và 2 âm cuối bán nguyên âm

Hình thức chữ quốc ngữ khác với quan niệm trình bày trong cuốn “Ngữ

âm tiếng Việt” của GS.TS Đoàn Thiện Thuật Theo quan niệm này, tiếng Việt chỉ có 14 nguyên âm, gồm 9 nguyên âm đơn (trong đó chỉ có 2 nguyên âm đối lập dài - ngắn) và 3 nguyên âm đôi Khi cho rằng tiếng Việt có 14 nguyên âm thì âm cuối kết hợp với nguyên âm để tạo thành vần sẽ có tới 10 đơn vị Đó là

8 âm cuối phụ âm và 2 âm cuối bán nguyên âm

Sau đây là sơ đồ đối chiếu hai quan niệm ngữ âm tiếng Việt:

/ɯ/ /ə/ /a/ /i/ /e/ /ε/

/ε/(ngắn) /â/ /ă/ /ie/

Trang 19

Q

N

Q

/u/ /o/ /ɔ/ /ɯ/ /ə/ /a/

/i/ /e/ /ε/ /â/ /ă/ /ie/

/uo/ /ɯə/

/u/ /o/ /ɔ/ /ɯ/

/ə/ /a/ /i/ /e/ /ε/ /â/ /ă/ /ie/ /uo/ /ɯə/

/p/ /t/ /c/ /k/ /m/ /n/ /ɲ/ /ŋ/ /w/ /j/

2 Tình hình xuất bản sách dạy tiếng Việt ở TQ từ năm 2000-2010

Hiện nay, ở Trung Quốc đã có nhiều trường như các trường đại học, trường cao đẳng, trung tâm đào tạo đã mở chuyên ngành tiếng Việt để đào tạo nhân tài tiếng Việt, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự giao lưu về mặt kinh

tế, văn hóa và chính trị giữa hai nước Trung Quốc và Việt Nam Đặc biệt trong 10 năm gần đây, chỉ riêng năm 2010, thì đã có khoảng 7 trường mở chuyên ngành tiếng Việt Ngoài ra, còn có nhiều người đang tự học hoặc mời gia sư để học tiếng Việt

Tùy theo người học tiếng Việt ngày càng tăng nhiều thì sự yêu cầu đối với giáo trình cũng tăng thêm Tính đến 2010, ở Trung Quốc đã xuất bản mấy chục cuốn sách tiếng Việt, có những giáo trình dành cho sinh viên đại học, giáo trình cho học sinh cao đẳng, những người làm kinh doanh, du khách, đi công tác như “Đi du lịch ở Việt Nam”, “Tiếng Việt Kinh tế và Thương mại”,

“ Hội thoại tiếng Việt”, “Tiếng Việt 300 câu”, “Tiếng Việt 400 câu”… Người

ta căn cứ vào nhu cầu của mình lựa chọn giáo trình phù hợp

Đối với học sinh chuyên ngành tiếng Việt, thì phải chọn những giáo trình

có đẩy đủ các bộ phận nghe, nói, đọc, viết Cho nên, tuy có nhiều cuốn sách

về tiếng Việt, nhưng những giáo trình không có phần ngữ âm, không xứng

Trang 20

đáng làm giáo trình cho học sinh học ngành tiếng Việt tại trường, chỉ được coi

là tài liệu tham khảo đối với người học tiếng Việt Vì đề tài của tôi là “ Khảo sát tình hình trình bày ngữ âm trong giáo trình dạy tiếng Việt ở Trung Quốc giai đọan 2000-2010”, cho nên những cuốn không có phần ngữ âm và thời gian xuất bản ngoài 10 năm này đều không nằm trong phạm vi nghiên cứu của tôi

Theo thống kê, từ năm 2000 đến 2010, đã có 8 cuốn sách có phần ngữ

âm tiếng Việt được xuất bản và đang được lưu hành ở các trường đại học Trung Quốc Cụ thể là:

Giáo trình này có khoảng 4000 từ vựng Tổng cộng có bốn tập, “ Tập 1”

là tập ngữ âm, có 15 bài, trong đó 11 bài ( bài 1-bài 11) giảng dạy về phần ngữ

âm, một bài (bài 12) giảng dạy về cách đọc của từ ngoại lai, còn lại ba bài (bài 13-bài 15) là bài ôn lại ngữ âm tiếng Việt “ Tập 2” là tập cơ sở của tiếng Việt,

Trang 21

tổng cộng có 18 bài, chủ yếu giảng dạy về ngữ pháp cơ bản, luyện tập khẩu ngữ, ngoài ra còn có một số bàn văn ngắn để dần dần đào tạo khả năng đọc bài của sinh viên “ Tập 3” và “ Tập 4” đều là tập bài văn, tổng cộng có 18 bài, mỗi bài chia thành hai phần: phần hội thoại và phần bài văn

II là phần ngữ pháp, trong bài là những bài văn ngắn và hội thoại thường ngày Còn tập 2, 3, 4 là tập bài văn, mỗi tập có 15 bài và khoảng 1300 từ mới, mỗi bài có bài văn, ngữ pháp, bài tập và bài đọc thêm 4 bộ phận cấu thành

Trang 22

được chia thành 4 bộ phận, phần I là phần ngữ âm, tổng cộng có 14 bài Nội dung trong bài bao gồm ngữ âm, chữ cái, từ mới, bài văn, bài tập….Phần II là phần luyện khẩu ngữ, có 7 bài, sau khi sinh viên học hết ngữ âm thì có thể học thêm một số hội thoại hàng ngày, nội dung trong bài bao gồm hỏi thăm, giới thiệu, hẹn nhau, nhà trường , nhà ăn, đi phố Phần III là phần thành ngữ, tục ngữ, trong phần này là những thành ngữ tục ngữ dễ hiểu Còn lại tập 2, 3, 4 mỗi tập gồm có 14 bài Tập 2 là phần ngữ pháp, có khoảng 1300 từ mới, mỗi bài bao gồm câu, ngữ pháp, bài văn, khẩu ngữ thường ngày, bài tập Tập 3 có khoảng hơn 1000 từ mới, mỗi bài bao gồm bài văn, ngữ pháp và bài, nội dung của bài văn liên quan tới các mặt như văn hóa, giáo dục, ẩm thực, phong tục tập quán…Tập 4 có khoảng 1200 từ mới, nội dung bao gồm kinh tế, chính trị, công việc, du lịch, văn học…

2.4 Cuốn 4

“Giáo trình Hội thoại và Ngữ âm tiếng Việt” do Thạch Bảo Khiết, Tô Thái Quỳnh biên sọan, Nhà xuất bản Thế giới xuất bản vào năm 2008 Là Giáo trình của Đại học Ngoại thương và Ngoại ngữ Quảng Đông

Đối tượng của bộ giáo trình này là sinh viên học ngôn ngữ thứ hai, và học viên của trung tâm đào tạo Giáo trình có bốn tập, ngoài tập này, còn ba tập khác là do Hoàng Dĩ Đình, Lâm Minh Hoa biên sọan Tập này có ba phần, phần 1 là phần ngữ âm, tổng cộng có 10 bài, bài 1- bài 9 là giảng dạy về ngữ

âm và bài 10 là ôn tập Phần II và phần III đều là hội thoại về các mặt trong đời sống hàng ngày, như chào hỏi, giới thiệu, thăm hỏi, du lịch, ngày lễ… Còn

Trang 23

3 tập khác mỗi tập có 17 bài, mỗi bài bao gồm bài văn, từ mới, chú thích, ngữ pháp, bài tập…

2.5 Cuốn 5

“Giáo trình Cơ sở tiếng Việt”do Lữ Sĩ Thanh biên soạn, Nhà xuất bản Đại học Vân Nam xuất bản vào năm 2003 Là một trong những giáo trình của Đại học Dân tộc Vân Nam

Đối tƣợng của bộ giáo trình này là sinh viên đại học mới bắt đầu tiếp xúc tiếng Việt Giáo trình này có 4 tập Tập 1 là phần cơ sở ngữ âm của tiếng Việt, tổng cộng có 10 bài Cả quyền đều giảng dạy về ngữ âm, mỗi bài đều có ngữ

âm, khẩu ngữ, từ mới, bài tập bốn bộ phận Còn lại 3 tập là tập bài văn bao gồm ngữ pháp, từ mới, bài đọc thêm, bài tập…

Trang 24

một, bổ sung thêm phần luyện tập khẩu ngữ và văn hóa Việt Nam Làm cho người học càng có hướng thú về học tiếng Việt hơn nữa

âm, có 7 bài (từ bài 1-bài7), mỗi bài bao gồm ngữ âm, chữ cái, từ vựng, ngoài

ra, còn có những hội thoại thường ngày và ngữ pháp sơ cấp Phần II là hội

thoại, có 5 bài (bài 8-bài 13), nội dung bao gồm những hội thoại thực dụng như chào hỏi, giới thiệu…

Trang 25

cảnh thường ngày như chào hỏi, mua sắm, ăn cơm…Phần III là phần từ mới,

có khoảng 700 từ mới trong cuốn sách này

3 Tiểu kết

Như trên là tình hình khái quát của 8 cuốn sách dạy tiếng Việt hiện nay đang được lưu hành và sử dụng ở Trung Quốc trong giai đọan 2000-2010 Trong luận văn của tôi, tôi sẽ lấy 8 cuốn sách này làm đối tượng nghiên cứu, căn cứ vào hai cách quan niệm ngữ âm tiếng Việt để trình bày, phân tích, so sánh và nhận xét phần ngữ âm trong 8 cuốn giáo trình này

Trong giáo trình phần đầu đều là phần ngữ âm, và phần ngữ âm chiếm hơn một nửa của tổng số bài Trong các sách dạy tiếng Việt, phần ngữ âm được trình bày trong phần đầu Về thời gian giảng dạy cũng là phần lâu nhất Điều này đã chứng tỏ rằng ngữ âm là cơ sở, là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình học tập tiếng Việt Trong chương II, tôi sẽ mô tả trình bày tình hình ngữ âm trong 8 cuốn giáo trình này

Trang 26

Chương II

MÔ TẢ TÌNH HÌNH TRÌNH BÀY NGỮ ÂM TRONG CÁC GIÁO TRÌNH

ĐÃ XUẤT BẢN

1 Mô tả tình hình trình bày ngữ âm trong các giáo trình

Đều là ngữ âm tiếng Việt, đều là 29 chữ Latin, nhưng quan niệm về ngữ

âm tiếng Việt còn chưa được thống nhất trong các giáo trình dạy tiếng Việt ở

Trung Quốc hiện nay Tùy theo người biên soạn, hầu như mỗi một cuốn đều

có quan niệm riêng của mình Và cách giảng dạy cũng không giống nhau trong các giáo trình khác nhau Dựa vào 8 cuốn giáo trình đã trình bày trong chương I, sau đây tôi sẽ trình bày và mô tả tình hình ngữ âm từng cuốn một

Trong nội dung trình bày ngữ âm của các cuốn giáo trình, vì thanh điệu không có gì khác nhau giữa các cuốn giáo trình, thống nhất là theo hình thức chữ quốc ngữ và âm vị học, có sáu thanh điệu: ngang, huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng, cho nên, tôi không trình bày phần thanh điệu trong nội dung mô tả tình hình ngữ âm của các cuốn giáo trình

1.1 Cuốn 1

Trong giáo trình, phần ngữ âm được chia thành 6 bộ phận như sau: phần thanh điệu, nguyên âm đơn, phụ âm, nguyên âm đôi, nguyên âm ba và các lọai vần trong tiếng Việt

+ nguyên âm đơn

Tiếng Việt có 11 nguyên âm đơn:a ă e ê i(y) o ô ơ â ư u

Trang 27

+ nguyên âm đôi

Trong giáo trình này, tiếng Việt có 28 nguyên âm đôi Theo đó, khi trình bày ngữ âm tiếng Việt, những tổ hợp có hai chữ viết nguyên âm tổ hợp nhau

gọi là nguyên âm đôi Có hai lọai nguyên âm đôi: tiền hưởng(前响)và hậu

hưởng(后响) Tiền hưởng là tổ hợp hai chữ nguyên âm, khi phát âm, nguyên

âm đứng trước mạnh và dài, nguyên âm đứng sau yếu và ngắn Trong ngữ âm

tiếng Việt có 13 tiền hưởng nguyên âm đôi: ai, ao eo, êu,ia(ya iê), iu, oi, ôi,

ơi, ui, ưi, ưa(ươ), ua(uô); Ngược lại là hậu hưởng nguyên âm đôi, có 12 hậu

hưởng nguyên âm đôi: ay, au, ây, âu, oa, oe, uê, uy, ươ ,ưu, oo, ôô Sau đây là

bảng nguyên âm đôi trình bày trong giáo trình:

Trang 28

ư ưa ưi ươ ưu

+ nguyên âm ba

Trong giáo trình này, tác giả cho rằng ba chữ nguyên âm tổ hợp nhau gọi

là nguyên âm ba Tiếng Việt có 12 nguyên âm ba Cũng như nguyên âm đôi, dựa theo phương pháp phát âm phân loại nguyên âm ba: tiền hưởng (前响) và trung hưởng(中响), không có hậu hưởng nguyên âm ba(后响三元音) 1 tiền

hưởng: iêu( yêu); 11 trung hưởng: oai, oay, oao, oeo, uây, uôi, uya, uyê, uyu,

Trong giáo trình, phần sau có trình bày tới kết cấu vần của âm tiết tiếng

Việt Theo quan niệm trong giáo trình, tiếng Việt có 8 phụ âm cuối: m n nh ng

c ch p t Sau đây là sơ đồ của vần trong âm tiết tiếng Viêt

nguyên âm đơn

nguyên âm đôi/ba

nguyên âm đơn + phụ âm cuối

nguyên âm đôi + phụ âm cuối

nguyên âm ba + phụ âm cuối

Theo tổng kết và mô tả ngữ âm tiếng Việt của cuốn sách này, tiếng Việt bao gồm 11 nguyên âm đơn, 28 nguyên âm đôi, 12 nguyên âm ba và 23 phụ

Trang 29

âm Một chữ cái nguyên âm là nguyên âm đơn, hai chữ nguyên âm là nguyên

âm đôi, ba chữ nguyên âm là nguyên âm ba, và 23 phụ âm theo hình dánh của chữ Nhƣ vậy, chúng tôi có thể kết luận rằng: cuốn này là căn cứ vào chữ viết nhận diện âm Cách giảng dạy của cuốn này là dạy theo chữ, không phải dạy theo âm

1.2 Cuốn 2

Tập này chia thành hai phần, phần ngữ âm và phần ngữ pháp Phần ngữ

âm bao gồm 6 thanh điệu, 11 nguyên âm đơn, 3 nguyên âm ba, 2 bán nguyên

âm và 19 phụ âm

+ Nguyên âm đơn

11 nguyên âm đơn: a ă e ê i(y) o ô ơ â ư u

+ Nguyên âm đôi

3 nguyên âm đôi: iê (yê ia ya), ươ(ưa), uô(ua)

Trang 30

bán nguyên âm /-w-/ đảm niệm, 8 âm cuối bao gồm 6 phụ âm /p/ /t/ /k/ /m/ /n/ / ŋ / và hai bán nguyên âm /-j/ /-w/ Sau đây là kết cấu của vần trong âm tiết tiếng Việt:

nguyên âm đơn

nguyên âm đơn + phụ âm cuối

nguyên âm đơn + bán nguyên âm âm cuối

âm đệm [-w- ] + nguyên âm đơn

âm đệm [-w- ] +nguyên âm đôi

âm đệm [-w- ]+ nguyên âm đôi/ đơn + phụ âm cuối

âm đệm [-w- ] + nguyên âm đơn + bán nguyên âm âm cuối

Theo mô tả và tổng kết ngữ âm tiếng Việt của cuốn sách nhƣ trên, tiếng Việt bao gồm 11 nguyên âm đơn, 3 nguyên âm ba, 2 bán nguyên âm và 19 phụ

âm Chúng tôi có thể kết luận rằng: cuốn này là vừa theo quan niệm âm vị học, vừa căn cứ vào âm nhận diện chữ viết Cách giảng dạy của cuốn này là dạy theo âm và biểu hiện bằng chữ viết

1.3 Cuốn 3

Giáo trình này bao gồm hai phần, phần ngữ âm và phần hội thoại Trong phần ngữ âm, bao gồm 6 thanh điệu, 11 nguyên âm đơn, 24 phụ âm, 23 hai nguyên âm ghép, 12 ba nguyên âm ghép và kết cấu vần

+ nguyên âm đơn

11 nguyên âm đơn: a ă e ê i(y) o ô ơ â ư u

+ nguyên âm ghép đôi (二合元音)

Trang 31

Có 23 nguyên âm ghép đôi Quan niệm trong giáo trình này cho rằng tiếng Việt có những nguyên âm là hai chữ cái nguyên âm tổ hợp nhau, gọi là nguyên âm ghép đôi Dựa theo đặc điểm phát âm chia thành hai loại: tiền hưởng (前响三合元音) và hậu hưởng nguyên âm ghép đôi (后响三合元音) Khi phát âm, nguyên âm đứng đầu dài và mạnh gọi là tiền hưởng, ngược lại là

hậu hưởng Trong âm tiết tiếng Việt có 12 tiền hưởng nguyên âm ghép đôi: ai,

ao, eo, êu, ia, iu, ơi, oi, ôi, ui, ưi, ưa.11 hậu hưởng nguyên âm ghép đôi: ay, au,

ây, âu, oa, oe, ua, uê, uy, ươ, ưu

+ nguyên âm ghép ba (三合元音)

Có 12 nguyên âm ghép ba Trên cơ sở hai nguyên âm ghép, giáo trình

cho rằng ngoài nguyên âm ghép đôi, tiếng Việt còn có nguyên âm ghép ba, tức

là những nguyên âm do ba chữ cái nguyên âm cấu thành Căn cứ vào đặc điểm phát âm, nó được chia thành ba lọai: tiền hưởng (前响), trung hưởng (中响),

hậu hưởng (后响) Trong đó có 2 tiền hưởng: yêu, iêu; 8 trung hưởng: oai, oao,

oeo, uôi, uya, uyu, ươi,ươu; 2 hậu hưởng: oay, uây

+ phụ âm

24 phụ âm: p b m ph v t th đ l n c(k) kh qu g(gh) ng(ngh) nh h tr ch d gi r

s r

+ kết cấu vần

Theo quan niệm trong giáo trình, tiếng Việt có 8 phụ âm cuối: m n nh ng

c ch p t Sau đây là sơ đồ của vần trong âm tiết tiếng Viêt Kết cấu vần trong

âm tiết tiếng Việt có 5 loại:

Trang 32

nguyên âm đơn

nguyên âm ghép đôi/ba

nguyên âm đơn + phụ âm cuối

nguyên âm ghép đôi + phụ âm cuối

nguyên am ghép ba + phụ âm cuối

Theo tổng kết và mô tả ngữ âm tiếng Việt của cuốn sách nhƣ trên, tiếng Việt bao gồm 11 nguyên âm đơn, 24 phụ âm, 23 nguyên âm ghép đôi và 12 nguyên âm ghép ba Theo khái niệm của nguyên âm ghép đôi và nguyên âm ghép ba, rõ rằng cuốn này là căn cứ vào chữ viết để nhận diện âm Cách giảng dạy của cuốn này là dạy theo chữ

1.4 Cuốn 4

Trong giáo trình, phần trình bày ngữ âm bao gồm 6 thanh điệu, 11 nguyên âm đơn, 3 nguyên âm đôi, 2 bán nguyên âm, 22 phụ âm và phần vần của âm tiết tiếng tiết

+ Nguyên âm đơn

11 nguyên âm đơn: a ă e ê i(y) o ô ơ â ư u

+ Nguyên âm đôi

3 nguyên âm đôi: iê (yê ia ya) ươ(ưa) uô(ua)

+ Bán nguyên âm

2 bán nguyên âm: /w/ /j/ Mỗi bán nguyên âm có 2 cách chữ viết:

/ j / : i y

/ w /: u o

Trang 33

nguyên âm đơn

nguyên âm đơn + phụ âm cuối

nguyên âm đơn + bán nguyên âm

âm đệm /w/ + nguyên âm + phụ âm cuối/bán nguyên âm

Theo tổng kết và mô tả ngữ âm tiếng Việt của cuốn sách nhƣ trên, tiếng Việt bao gồm 11 nguyên âm đơn, 3 nguyên âm đôi, 2 bán nguyên âm và 22 phụ âm Chúng tôi có thể kết luận rằng: cuốn này là căn cứ vào âm để nhận diện chữ viết Cách giảng dạy của cuốn này là dạy theo âm và biểu hiện bằng chữ viết trong giáo trình

1.5 Cuốn 5

Trong giáo trình, phần trình bày ngữ âm bao gồm 11 nguyên âm đơn, 22 phụ âm, 23 nguyên âm đôi, 13 nguyên âm ba và kết cấu vần của âm tiết

+ nguyên âm đơn

11 nguyên âm đơn: a ă e ê i(y) o ô ơ â ư u

+ nguyên âm đôi

Trang 34

Có 23 nguyên âm đôi Căn cứ vào đặc điểm phát âm, nguyên âm đôi được chia thành ba lọai: tiền hưởng (前响), hậu hưởng (后响) và toàn hưởng

(全响) nguyên âm đôi Trong đó có 3 toàn hưởng: ia (iê), ua(uô), ưa(ươ); 15 tiền hưởng: ai, ơi, oi, ôi, ui, ưi, ay, ây, ao,eo, êu, iu, ưu, au, âu; 5 hậu hưởng:

oa(ua), uơ, oe(ue), uê, uy

+ nguyên âm ba

Có 13 nguyên âm ba Cũng căn cứ vào đặc điểm phát âm, nguyên âm ba được chia thành tiền hưởng (前响), trung hưởng (中响) và hậu hưởng (后响) Trong đó, có 4 tiền hường: iêu, uôi, ươi, ươu; 8 trung hưởng: oai(uai), oao(uao), oay(uay), oau(uau), uây, oeo(ueo), uêu, uiu(uyu); 1 hậu hưởng: uya + phụ âm

23 phụ âm: p b m n ph v h th t đ l c(k q) kh g(gh) x s ch tr d(gi) r (không

nguyên âm đơn

nguyên âm đơn/ đôi

nguyên âm đơn + phụ âm cuối

nguyên âm đôi + phụ âm cuối

Trang 35

nguyên âm ba + phụ âm cuối

Cuốn này giống “cuốn 1”, căn cứ vào chữ viết để nhận diện âm Một chữ cái nguyên âm là nguyên âm đơn, hai chữ nguyên âm là nguyên âm đôi, ba chữ cái nguyên âm là nguyên âm ba Cách giảng dạy của cuốn này là dạy theo chữ

1.6 Cuốn 6

Trong giáo trình, phần ngữ âm bao gồm 11 nguyên âm đơn, 22 phụ âm, 2 bán nguyên âm, 3 nguyên âm đôi và các lọai vần

+ nguyên âm đơn

11 nguyên âm đơn: a ă e ê i(y) o ô ơ â ư u

Trang 36

nguyên âm đơn + bán nguyên âm

nguyên âm đơn + phụ âm cuối

nguyên âm đôi + bán nguyên âm

nguyên âm đôi + phụ âm cuối

âm đệm /w/+ nguyên âm đơn/đôi

âm đệm/w/+ nguyên âm+ phụ âm cuối

Theo tổng kết và mô tả ngữ âm tiếng Việt của cuốn sách nhƣ trên, tiếng Việt bao gồm 11 nguyên âm đơn, 3 nguyên âm ba, 2 bán nguyên âm và 22 phụ

âm Chúng tôi có thể kết luận rằng: cuốn này là căn cứ vào âm để nhận diện chữ viết Cách giảng dạy của cuốn này là dạy theo âm và biểu hiện bằng chữ viết trong giáo trình

1.7 Cuốn 7

Trong âm tiết tiếng Việt, có 11 nguyên âm đơn, 22 phụ âm, 2 bán nguyên

âm, 3 nguyên âm đôi Trong giáo trình, phần ngữ âm đƣợc thể hiện bằng âm

Trang 37

2 bán nguyên âm:

+ nguyên âm đôi

3 nguyên âm đôi: /ie/ /uo/ /ɯə/

+ kết cấu của vần

nguyên âm + bán nguyên âm

nguyên âm + phụ âm cuối

Theo tổng kết và mô tả ngữ âm tiếng Việt của cuốn sách như trên, tiếng Việt bao gồm 11 nguyên âm đơn, 3 nguyên âm đôi, 2 bán nguyên âm và 22 phụ âm Chúng tôi được kết luận rằng: cuốn này là căn cứ vào âm để nhận diện chữ viết Cách giảng dạy của cuốn này là dạy theo âm và biểu hiện bằng chữ viết trong giáo trình

1.8 Cuốn 8

Giáo trình này bao gồm hai phần, phần ngữ âm và phần hội thoại Trong

phần ngữ âm, bao gồm 6 thanh điệu, 11 nguyên âm đơn, 24 phụ âm, 23 nguyên âm ghép đôi, 12 nguyên âm ghép ba và phần vần

+ nguyên âm đơn

11 nguyên âm đơn: a ă e ê i(y) o ô ơ â ư u

+ nguyên âm ghép đôi (二合元音)

Có 23 nguyên âm ghép đôi Trong âm tiết tiếng Việt có 12 tiền hưởng

nguyên âm ghép đôi (前响二合元音): ai, ao, eo, êu, ia, iu, ơi, oi, ôi, ui, ưi,

Trang 38

ưa.11 hậu hưởng nguyên âm ghép đôi (后响二合元音): ay, au, ây, âu, oa, oe,

ua, uê, uy, ươ, ưu

+ nguyên âm ghép ba (三合元音)

Có 12 nguyên âm ghép ba Căn cứ vào đặc điểm phát âm, nó được chia thành ba lọai: tiền hưởng (前响), trung hưởng (中响), hậu hưởng (后响)

Trong đó có 2 tiền hưởng: yêu, iêu; 8 trung hưởng: oai, oao, oeo, uôi, uya, uyu,

ươi,ươu; 2 hậu hưởng: oay, uây

+ phụ âm

24 phụ âm: p b m ph v t th đ l n c(k) kh qu g(gh) ng(ngh) nh h tr ch d gi r

s r

+ kết cấu vần

Theo quan niệm trong giáo trình, tiếng Việt có 8 phụ âm cuối: m n nh ng

c ch p t Sau đây là kết cấu của vần trong âm tiết tiếng Viêt:

nguyên âm đơn

nguyên âm ghép đôi

nguyên âm ghép ba

nguyên âm đơn + phụ âm

nguyên âm ghép đôi + phụ âm

nguyên âm ghép ba + phụ âm

Cuốn này giống “cuốn 4” Theo tổng kết và mô tả ngữ âm tiếng Việt của cuốn sách này, tiếng Việt bao gồm 11 nguyên âm đơn, 24 phụ âm, 23 nguyên

âm ghép đôi và 12 nguyên âm ghép ba Theo khái niệm của nguyên âm ghép

Trang 39

đôi và nguyên âm ghép ba, rõ rằng cuốn này là căn cứ vào chữ viết để nhận diện âm Cách giảng dạy của cuốn này là dạy theo chữ

2 Nhận xét chung về tình hình ngữ âm trong các giáo trình

Nhƣ trên, tôi đã mô tả và trình bày tình hình ngữ âm trong các giáo trình

đã dƣợc xuất bản giai đọan 2000- 2010 Chúng tôi có thể kết luận rằng: trong giáo trình dạy tiếng Việt ở Trung Quốc hiện nay, có hai cách giảng dạy: một

là dạy theo chữ, hai là dạy theo âm Trong những 8 cuốn đã đƣợc mô tả nhƣ trên, 4 cuốn dạy theo chữ, 4 cuốn dạy theo âm Tuy cách giảng dạy giống nhau, nhƣng nội dung giảng dạy vừa có sự giống nhau, vừa có sự khác nhau 2.1 Thanh điệu

Trong 8 cuốn giáo trình, đều trình bày tới 6 thanh điệu: ngang, huyền, hỏi, sắc, ngã, nặng

2.2 Nguyên âm đơn

Về số lƣợng nguyên âm đơn, trong những 8 cuốn giáo trình, đều đƣợc nhất trí là tiếng Việt có 11 nguyên âm đơn, trong đó bao gồm 2 nguyên âm có đối lập dài-ngắn: ơ-â, a- ă

2.3 Nguyên âm đôi

2.3.1 Quan niệm nguyên âm đôi

Trong 8 cuốn giáo trình, đều trình bày đến nguyên âm đôi Nhƣng “cuốn 1”, “cuốn 2”, “cuốn 4”, “cuốn 5”, “cuốn 6”, “cuốn 7” gọi là nguyên âm đôi Còn lại hai cuốn, “cuốn 3” và “cuốn 8”, đặt tên cho nguyên âm đôi là “nguyên

âm ghép đôi”

Trang 40

Về nguyên âm đôi, trong 8 cuốn giáo trình có hai quan niệm khác nhau + Quan niệm thứ nhất, 4 giáo trình cho rằng tiếng Việt có 3 nguyên âm đôi: /ie/ /uo/ /ɯə / (“cuốn 2”, “cuốn 6”, “cuốn 4”, “cuốn 7”)

Ba nguyên âm đôi phân biệt có những hình thức chữ viết như sau:

Theo quan niệm này, nguyên âm đôi là những nguyên âm mà âm sắc của

nó do sự thay đổi dần dần vị trí của cơ quan cấu âm, có sự thay đổi trong quá trình phát âm đến mức người ta nghe như ban đầu là một nguyên âm, kết thúc

là một nguyên âm khác Khi phát âm, từ nguyên âm thứ nhất đi đến nguyên

âm thứ hai, độ yếu mạnh của hai nguyên âm cân bằng nhau

Quan niệm trong 4 cuốn giáo trình này là theo âm vị học “/ie/ /uo/ /ɯə /”

ba âm vị này đều là do hai nguyên âm cấu thành, cho nên, tiếng Việt chỉ có 3 nguyên âm đôi

+ Quan niệm thứ hai, 2 giáo trình cho rằng tiếng Việt có hơn 20 nguyên

âm đôi ( “cuốn 1”, “cuốn 5”)

Trong “cuốn 5” có 23 nguyên âm đôi, căn cứ vào đặc điểm phát âm,

tiếng Việt tất cả có 3 toàn hưởng nguyên âm đôi (全响三元音): ia(iê), ua (uô),

ưa(ươ); 15 tiền hưởng (前响): ai, ơi, oi, ôi, ui, ưi, ay, ây, ao, eo, êu, iu, ưu, au,

Ngày đăng: 09/12/2020, 15:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w