Barrettthựcquản + RFA Đốt bằng sóng Radio (RFA) cho tỷ lệ thành công cao đối với Barrettthựcquản Chuyển sản ruột có thể được loại trừ hoàn toàn ở đa số bệnh nhân Barrettthựcquản với phương pháp đốt bằng sóng radio (radiofrequency ablation=RFA), như những kết quả tạm thời của một nghiên cứu cho thấy dưới đây. Những tế bào bất thường được đốt bỏ ở 77% bệnh nhân áp dụng phương pháp này, trong khi không có bệnh nhân nào dùng phương pháp động tác giả (sham procedure) đạt kết quả như thế trên cơ sở ý định điều trị (intent-to-treat basis), (P<0.001), Bác sĩ Nicholas J. Shaheen, M.D., thuộc Đại Học University of North Carolina đã báo cáo như trên tại Tuần Lễ Bệnh Tiêu Hoá (Digestive Disease Week), ngày 21/5/2008, San Diego, Mỹ Ngoài ra, Bs. Shaheen còn cho biết rằng có đến 80% bệnh nhân Barrettthựcquản với loạn sản nặng đã đáp ứng hoàn toàn sau đốt RFA so với 11% bệnh nhân điều trị bằng phương pháp động tác giả, (P<0.001). Ở những trường hợp có chuyển sản nhẹ, đáp ứng hoàn toàn đạt được ở 90% bệnh nhân điều trị bằng phương pháp RFA so với 37% bệnh nhân điều trị bằng động tác giả, (P<0.001). Bs. Shaheen và đồng sự tập hợp 127 bệnh nhân người lớn bị Barrettthựcquản đã xác định có chuyển sản, trong đó 101 đã trải qua đủ thời gian 12 tháng để đánh giá chung cuộc theo kế hoạch. Loại trừ khỏi nghiên cứu những bệnh nhân quá nhiều bệnh kèm, có tổn thương Barrettthựcquản dài hơn 8 cm, đã được điều trị đốt RFA trước đây, bệnh nhân ung thư, hoặc có các bất thường không phải Barrett khác. Bệnh nhân được chọn ngẫu nhiên theo tỉ lệ 2:1 để áp dụng RFA hoặc điều trị bằng động tác giả. Thủ thuật cắt đốt dùng công suất 40 W/cm2 và 12 J/cm2 cho những tổn thương chuyển sản và nghịch sản. Bệnh nhân được dùng 2 lần cắt đốt theo chu vi (circumferential) hoặc 4 lần cắt đốt theo ổ (focal) trong mỗi lần điều trị, có thể lên đến 4 lần điều trị trong giai đoạn 9 tháng nếu vẫn còn sót chuyển sản ruột sau lần điều trị đầu tiên. Tất cả các bệnh nhân đều được dùng thêm ức chế acid liều cao 40 mg esomeprazole (Nexium) ngày 2 lần. Ngoài ra, các bệnh nhân có nghịch sản nặng còn được đánh giá bằng nội soi kèm sinh thiết mỗi 3 tháng. Bệnh nhân có nghịch sản nhẹ được nội soi đánh giá mỗi 6 tháng. Mục tiêu sơ bộ là đáp ứng hoàn toàn đối với nghịch sản ở những bịnh nhân có tổn thương nặng hoặc nhẹ và đáp ứng với chuyển sản ruột ở tất cả các bệnh nhân. Trên cơ sở theo protocol (per-protocol basis), tỉ lệ đáp ứng hoàn toàn là: Chuyển sản nặng: 91% với RFA, 12% với động tác giả Chuyển sản nhẹ: 95% với RFA, 41% với động tác giả Chuyển sản ruột: 83% với RFA, 0% với động tác giả Các khác biệt đều rất đáng kể với P<0.001, Bs. Shaheen báo cáo. Chít hẹp sau điều trị rất hiếm gặp, xảy ra sau 3.6% các trường hợp cắt đốt lần đầu và 0.9% ở những lần sau. Tổng cộng, chỉ có 5 trường hợp chít hẹp trong số 84 bệnh nhân đã thực hiện tổng cộng 297 lần thủ thuật cắt đốt RFA. Theo Bs Shaheen, diễn biến về mặt mô học rất ít khi gặp ở những bệnh nhân được điều trị bằng RFA. Trong số những bệnh nhân áp dụng RFA, 4% đến 5% diễn biến sang giai đoạn nặng hơn, so với 16% đến 22% bệnh nhân điều trị bằng động tác giả, (P<0.05). Tác dụng phụ đều rất hiếm gặp ở cả 2 nhóm. Cuối cùng ông cho biết, trong thử nghiệm, chuyển sản ruột dưới niêm mạc lát tầng giảm sau khi điều trị bằng RFA, nhưng lại gặp nhiều hơn ở nhóm áp dụng động tác giả. Từ điểm khởi đầu, 25% bệnh nhân có chuyển sản dưới niêm mạc lát tầng. Sau một năm nghiên cứu, chỉ có 6.8% bệnh nhân áp dụng RFA còn biểu hiện bệnh này, so với 60% bệnh nhân của nhóm điều trị bằng động tác giả, (P<0.05). Bs Shaheen cho biết nhiều công nghệ khác đã sẵn sàng được dùng cho cắt đốt tổn thương Barrettthực quản. Điều trị quang động đã được dùng nhiều năm, các phương pháp điều trị bằng nhiệt hoặc đông lạnh cũng đang được chuẩn bị thực hiện. Đề cập đến phương pháp điều trị quang động (photodynamic therapy) ông nói: "Tôi rất vui mừng vì từ đây sẽ không còn phải làm thủ thuật này nữa. Độ sâu của vết đốt có thể không đồng đều." Hình Ảnh Minh Hoạ: Hình 1- Barrettthựcquản là hậu quả của trào ngược thựcquản (GERD)- Acid dịch vị trào ngược gây tổn thương ở niêm mạc thựcquản Hình 2- Barrettthựcquản Hình 3- Barrettthựcquảnquan sát qua nội soi Hình 4- Máy cắt đốt RFA- Bộ phận tạo năng lượng Hình 5- Bong bóng đưa vào thựcquản để đo kích thước (sizing balloon) Hình 6- Catheter dùng cho cắt đốt (ablation catheter) Hình 7- Bộ lọc của máy cắt đốt (chỉ dùng một lần) Hình 8- Catheter vào đúng vị trí cắt đốt Hình 9- Hình ảnh thựcquản ngay sau khi cắt đốt. Hình 10- Hình ảnh Barrettthựcquản lành hẳn tổn thương sau cắt đốt bằng RFA Tham Khảo: Primary source: Gastroenterology Source reference: Shaheen N et al., "A randomized, multicenter, sham-controlled trial of radiofrequency ablation (RFA) for subjects with Barrett's esophagus (BE) containing dysplasia: Interim results of the AIM dysplasia trial" Gastroenterology 2008; 134: A37. . Hình 1- Barrett thực quản là hậu quả của trào ngược thực quản (GERD)- Acid dịch vị trào ngược gây tổn thương ở niêm mạc thực quản Hình 2- Barrett thực quản. Barrett thực quản + RFA Đốt bằng sóng Radio (RFA) cho tỷ lệ thành công cao đối với Barrett thực quản Chuyển sản ruột có thể