các đặc tính sinh trưởng phát triển, hình thái của bọ xít dài. biện pháp phòng trừ
BÀI THẢO LUẬN MÔN: CÔN TRÙNG NÔNG NGHIỆP CHỦ ĐỀ: BỌ XÍT DÀI HẠI LÚA BỐ CỤC ĐẶT VẤN ĐỀ NỘI DUNG KẾT LUẬN Phân loại Phân bố và phạm vi kí chủ Triệu chứng và mức độ gây hại Hình thái Tập tính và quy luật phát sinh gây hại Biện pháp phòng trừ ĐẶT VẤN ĐỀ Lúa là một trong năm loại cây lương thực chính của thế giới, cùng với ngô, lúa mì, sắn và khoai tây. Với điều kiện khí hậu nhiệt đới như ở nước ta rất thuận lợi cho cây lúa sinh trưởng phát triển, nhưng đây cũng là điều kiện để sâu bệnh phá hoại lúa. Một trong những loài sâu phá hại cây lúa ở nước ta hiện nay là bọ xít dài. Nó là một trong những đối tượng gây hại trên lúa và một số cây trồng khác. NỘI DUNG 1. Phân loại • Bọ xít dài( bọ xít hôi) - Leptocorisa varicornis Fabr. hay Leptocorisa acuta Thunb. • Họ bọ xít mép - Coreidea • Bộ cánh nửa - Hemiptera 2. Phân bố và phạm vi kí chủ Phân bố: • Có ở khắp các vùng trong nước ta, thường gặp nhiều và gây hại nặng cho cây trồng ở các tỉnh miền núi, Đông Bắc, Việt Bắc • Trên thế giới có ở: Trung Quốc, Malaixia, Philippin, Java, Ấn Độ, Châu Đại Dương. Phạm vi kí chủ • Bọ xít dài gây hại chủ yếu trên cây lúa • Ngoài ra còn có thể phá hoại trên: cây ngô, mía, khoai lang, dâu, cam, lạc, đậu đỗ . 3. Triệu chứng và mức độ gây hại Triệu chứng • Bọ xít non và trưởng thành chích hút các hạt lúa non hạt lúa bị lép trắng giảm sản lượng và phẩm chất hạt gạo bị gãy cơm ăn có vị đắng Mức độ gây hại • Chúng gây hại cục bộ trên những diện tích trổ sớm hoặc muộn so với đại trà • Ở Nghệ An, diện tích bị hại là 850,2 ha_2008, 1191,4ha_2009, vụ Xuân 2010 là 115ha với mật độ 3- 5 con/ ㎡ . 4. Hình thái Bọ xít trưởng thành: • Màu xanh vàng hơi pha màu nâu • Con cái thân dài 15 - 16mm • Con đực thân dài 14,5 - 15,5mm • Đầu dài, 2 phiến cạnh của đầu nhô ra trước như dạng ngón tay • Mắt kép, hình bán cầu, màu nâu đậm