Cănbệnhtiêuhóadễmắcphải và cáchphòngngừa Loét dạ dày, hành tá tràng thường xảy ra khi có sự mất cân bằng giữa chất toan với các yếu tố bảo vệ trong dạ dày, tá tràng do hàm lượng chất toan (ClH) được tăng tiết nhiều hoặc do suy giảm chất nhày và các chất trung gian hòa tan toan, vì sự tái sinh tế bào bị đình trệ hay suy giảm, ClH sẽ tấn công niêm mạc gây viêm rồi phá hủy niêm mạc gây trợt và loét ở các cơ quan tiêuhóa này. Tại sao loét dạ dày, hành tá tràng là cănbệnh phổ biến? Loét dạ dày, hành tá tràng (HTT) là cănbệnh phổ biến, sự khó chịu của bệnh ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Quan trọng hơn nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời rất dễ gây biến chứng, đặc biệt là ung thư dạ dày. Dạ dày và HTT thường bị viêm và loét là do 2 đoạn này của ống tiêuhóa thường xuyên tiếp xúc với dịch dạ dày, dịch này có hàm lượng chất toan (ClH) rất cao. Dung dịch toan đó bình thường được phủ kín trong lòng dạ dày nhờ có hàng rào niêm mạc bảo vệ ngăn chặn sự thẩm thấu của ion H+ vào niêm mạc, hàng niêm mạc này tiết chất nhày và bicarbonate và tái sinh tế bào. Khi dịch vị toan đó đi xuống đoạn sau HTT, độ toan của nó được trung hòa bởi các dịch tụy tạng, dịch mật và dịch ruột non cho nên đoạn ruột non sau HTT ít khi bị loét. Khi có sự mất cân bằng giữa chất toan với các yếu tố bảo vệ trong dạ dày và tá tràng do ClH được tăng tiết nhiều hoặc do suy giảm chất nhày và các chất trung gian hòa tan toan, vì sự tái sinh tế bào bị đình trệ hay suy giảm, ClH sẽ tấn công niêm mạc gây viêm rồi phá hủy niêm mạc gây trợt và loét. Ngoài cảm giác đau và tức thượng vị khá phiền phức cho bệnh nhân, một số tác hại quan trọng có thể xảy ra trong loét dạ dày và HTT nếu không được điều trị đúng đắn: ClH sau khi thâm nhập vào hàng rào niêm mạc sẽ tiếp tục phá hủy các lớp khác của thành dạ dày hay HTT để gây thủng, trong quá trình này ClH có thể làm tổn thương và phá vỡ hệ thống mạch máu ở niêm mạc dạ dày gây chảy máu. Quá trình viêm xung quanh ổ loét thường kèm theo tổ chức xơ. Riêng các trường hợp loét dạ dày, nhất là các loét ở hang vị và tiền môn vị, bờ cong nhỏ còn có khả năng gây ung thư. Thủ phạm nào gây ra loét? Có nhiều yếu tố làm mất thăng bằng giữa các yếu tố gây loét và yếu tố chống loét, trong đó quan trọng nhất và thông thường nhất là vi khuẩn Helicobacter Pylori (HBP). Ở dạ dày, men urê của HBP đã phân hủy urê của dịch vị thành NH3 và CO2 làm pH của dịch dạ dày tăng lên. Sự gia tăng pH dịch vị không những đã tạo an toàn cho sự khu trú của HBP trên niêm mạc dạ dày gây viêm rồi gây loét bởi các độc tố của nó mà còn kích thích dạ dày tăng tiết một loại chất có tác dụng làm tăng tiết ClH. Ở HTT, dịch vị đa toan nói trên được đưa vào HTT gây viêm, tạo điều kiện cho HBP ngụ cư ở đấy làm loét HTT. Nhưng không phải bất cứ ai bị nhiễm HBP cũng đều bị loét, bởi còn phụ thuộc vào loại HBP (còn gọi là týp), chỉ có loại HBP týp 1 mới có nhiều độc tố gây loét. Ngoài ra còn các yếu tố di truyền trong gia đình và nhiều yếu tố khác phối hợp, các yếu tố này ở người chưa bị nhiễm HBP cũng đã có thể gây viêm rồi gây loét như: Rượu, thuốc lá, cà phê, aspirin và các chất kháng viêm không steroid (các thuốc này thường được dùng để giảm đau, chống viêm trong các bệnh cơ - xương - khớp, nhưng cũng làm cho các yếu tố chống loét của niêm mạc bị giảm sút. Ngoài ra aspirin còn có tác động trực tiếp lên niêm mạc dạ dày, HTT). Các trạng thái stress kéo dài, bị choáng nặng (chấn thương sọ não, nhồi máu cơ tim, nhồi máu phổi, bỏng nặng, choáng nhiễm khuẩn .) cũng có thể dẫn đến loét dạ dày, HTT. Trong các trường hợp choáng nặng, lưu lượng máu ở vùng bụng được chuyển bớt vào hệ thống tuần hoàn nên niêm mạc dạ dày, HTT không được tưới máu đầy đủ, biểu mô không kịp tái sinh, dễ bị phá hủy bởi các yếu tố gây loét. Ngoài ra cũng cần lưu ý đến một số bệnh có thể gây thêm loét dạ dày, HTT như u tụy tạng, bệnh xơ gan. Ngăn chặn các yếu tố gây loét như thế nào? Cần loại bỏ các yếu tố gây viêm loét như đã nói ở trên. Trước hết phải hạn chế được các tác nhân gây bệnh như rượu, thuốc lá, cà phê, tình trạng stress. Khi đã xuất hiện các biểu hiện của bệnhcần đi khám sớm ở các chuyên khoa tiêuhóa vì rất có thể đó là biểu hiện sớm của ung thư. Nếu xác định được bệnh từ nội soi, các bác sĩ sẽ có các phương pháp điều trị dựa trên 2 mục tiêu: Làm mất tác dụng của ClH bằng các thuốc chống toan, chủ yếu là ngăn chặn việc tiết ClH bằng các thuốc kháng tiết toan; diệt HBP (nếu có) bằng các thuốc kháng sinh. Thường phải phối hợp ít nhất 2 loại kháng sinh và sử dụng cùng với các thuốc kháng tiết toan, vừa để chống ClH vừa để tăng cường hiệu lực diệt HBP của kháng sinh. Nếu vì một bệnh khác mà phải dùng aspirin và thuốc kháng viêm không steroid, thầy thuốc sẽ phảicân nhắc cẩn thận. Tăng cường yếu tố bảo vệ: Dùng các thuốc băng niêm mạc dạ dày, sử dụng các loại thuốc này phải theo chỉ định của bác sĩ. Cần lưu ý, sau một tháng điều trị các bệnh nhân cầnphải nội soi lại nhằm kiểm tra ổ loét và tình trạng HBP để có được cách thức điều trị tiếp theo sao cho hiệu quả nhất. . Căn bệnh tiêu hóa dễ mắc phải và cách phòng ngừa Loét dạ dày, hành tá tràng thường xảy ra khi có sự. quan tiêu hóa này. Tại sao loét dạ dày, hành tá tràng là căn bệnh phổ biến? Loét dạ dày, hành tá tràng (HTT) là căn bệnh phổ biến, sự khó chịu của bệnh