Tóm lượt lý thuyết về mối quan hệ giữa lạm phát và bội chi ngân sách nhà nước

31 799 0
Tóm lượt lý thuyết về mối quan hệ giữa lạm phát và bội chi ngân sách nhà nước

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

khóa luận, luận văn, chuyên đề, tiểu luận, báo cáo, đề tài

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN  BÀI TIỂU LUẬN Môn: thuyết tài chính – tiền tệ Đề tài 3 : “Tóm lượt thuyết về mối quan hệ giữa lạm phát bội chi ngân sách nhà nước” GVHD: TRƯƠNG MINH TUẤN Nhóm: 10 Sinh viên thực hiện Số thứ tự Chữ ký 1. Nguyễn Quỳnh An 01 2. Đỗ Thị Thùy Giang 22 3. Huỳnh Thị Thái Hiền 34 4. Lê Mỹ Xuân Phượng 106 5. Thị Tuyết Vân 154 1 TP. HỒ CHÍ MINH NĂM 2012 LỜI MỞ ĐẦU Như chúng ta đã biết, lạm phát là vấn đề rất nhạy cảm gây tác động đa chiều đến nền kinh tế xã hội hậu quả của nó là kéo theo các cuộc khủng hoảng kinh tế chính trị. Kiểm soát lạm phát ở Việt Nam hiện đang là chủ đề nhận được sự quan tâm của nhiều người. Nguyên nhân gây ra tình trạng lạm phát thời gian qua được bàn luận khá nhiều trên các khía cạnh: như do mặt bằng giá thế giới tăng, do thiên tai, dịch bệnh… Bên cạnh đó nguyên nhân cũng bắt nguồn từ công tác điều hành vĩ mô của Chính phủ, trong đó có điều hành chính sách tài khóa. Ổn định vĩ mô, thực hiện hiệu quả các mục tiêu chiến lược về phát triển kinh tế – xã hội, tăng trưởng kinh tế kiềm chế lạm phát hiện nay là vấn đề cấp bách. Chính vì vậy mà đã có ý kiến đề nghị rằng, để góp phần kiềm chế lạm phát, Việt Nam cần giảm bội chi ngân sách nhà nước. Để có sự nhìn nhận đúng hơn về vấn trên, nhóm sinh viên chúng em đã chọn đề tài “TÓM LƯỢT THUYẾT VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT BỘI CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC”. Tuy nhiên do thực tế thuyết còn nhiều khác biệt thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên bài báo cáo này cũng không tránh khỏi những thiếu sót nên mong nhận được sự góp ý của quý Thầy Cô. Xin chân thành cảm ơn đến Giảng viên Trương Minh Tuấn đã tận tình hướng dẫn cũng như truyền đạt kiến thức trong thời gian qua để nhóm sinh viên chúng em hoàn thành đề tài một cách tốt nhất. 2 CHƯƠNG I : CƠ SỞ LUẬN VỀ LẠM PHÁT BỘI CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC I. LẠM PHÁT: 1/ Khái niệm lạm phát: Lạm phát là hiện tượng tiền trong lưu thông vượt quá nhu cầu cần thiết làm cho chúng bị mất giá, giá cả của hầu hết các loại hàng hóa tăng lên đồng loạt. Lạm phát có những đặc trưng là: • Hiện tượng gia tăng quá mức của lượng tiền có trong lưu thông dẫn đến đồng tiền bị mất giá. • Mức giá cả chung tăng lên. Chính vì vậy khi tính mức độ lạm phát các nhà kinh tế sử dụng chỉ số giá cả phổ biến nhất là chỉ số “giá tiêu dùng CPI” phản ánh mức thay đổi giá cả của một giỏ hàng hóa tiêu dùng so với năm gốc cụ thể. Ngoài ra người ta còn sử dụng các chỉ số khác như “giảm lạm phát GDP” đo lường sự khác biệt giữa GDP theo giá hiện hành giá cố định cùng các thành phần của nó (Ví dụ: nếu GDP tăng theo mức cố định là 2% theo mức giá danh nghĩa hiện hành là 5%, nó hàm ý mức lạm phát trong toàn bộ nền kinh tế là 3%). 2/ Phân loại lạm phát: Các nhà kinh tế thường dựa vào tỷ lệ tăng giá phân loại lạm phát thành 3 mức độ khác nhau: - Lạm phát vừa phải (lạm phát nước kiệu hay lạm phát một con số) : xảy ra khi giá cả hàng hóa tăng chậm ở mức độ 1 con số hàng năm (dưới 10% một năm). Loại lạm phát này thường được các nước duy trì như một chất xúc tác để thúc đẩy nền kinh tế phát triển. - Lạm phát cao (lạm phát phi mã) : xảy ra khi giá cả hàng hóa tăng ở mức độ 2 con số hàng năm (từ 10% đến dưới 100% một năm). Lạm phát phi mã gây ra nhiều tác hại đến sự phát triển kinh tế - xã hội. 3 - Siêu lạm phát (lạm phát siêu tốc ): xảy ta khi giá cả hàng hóa tăng ở mức độ 3 con số hàng năm trở lên (từ 100% trở lên). Siêu lạm phát gây ra những tác hại rất lớn đến kinh tế - xã hội. Người ta còn phân loại lạm phát dựa vào việc so sánh hai chỉ tiêu là “Tỷ lệ tăng giá” “Tỷ lệ tăng trưởng tiền tệ” lạm phát sẽ ở trong 2 giai đoạn: - Giai đoạn 1 : “Tỷ lệ tăng giá” nhỏ hơn “Tỷ lệ tăng trưởng tiền tệ”. Một bộ phận của khối tiền gia tăng về cơ bản đáp ứng như cầu lưu thông của nền kinh tế. Lạm phát này có thể chấp nhận được đôi khi còn là liều thuốc để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. - Giai đoạn 2 : “Tỷ lệ tăng giá” lớn hơn “Tỷ lệ tăng trưởng tiền tệ”. Nguyên nhân là do lạm phát với tỷ lệ cao kéo dài làm cho nền kinh tế suy thoái. Hệ quả là khối lượng tiền phát hành vượt mức khối lượng tiền cần thiết cho lưu thông. Trường hợp này lạm phát gây nghuy hiểm trầm trọng cho nền kinh tế. 3/ Nguyên nhân lạm phát: 3.1/ thuyết số lượng tiền tệ lạm phát: a. Quan điểm các nhà thuộc trường phái tiền tệ: Trước hết, bằng việc sử dụng phân tích của các nhà kinh tế tiền tệ, chúng ta hãy xem kết quả gia tăng cung tiền tệ liên tục được minh họa ở bên dưới. Hình 1: Phản ứng giá cả đối với sự gia tăng tiền tệ liên tục 4 Khởi đầu nền kinh tế cân bằng ở điểm 1 (giao giữa AD 1 AS 1 ). Nếu cung tiền gia tăng qua mỗi năm, làm cho tổng cầu dịch chuyển sang phải đến AD 2 . Khi đó nền kinh tế tiến đến cân bằng ở điểm 1’ với đặc điểm: sản lượng gia tăng, thất nghiệp giảm.Thế nhưng, với sự mở rộng sản xuất đến lượt nó sẽ làm gia tăng chi phí. đường AD 2 sẽ lập tức di chuyển qua trái, cắt đường AS 2 tạo ra điểm cân bằng mới ở điểm 2, với mức giá gia tăng từ P1>P2. Cứ như vậy, nếu cung tiền cứ gia tăng thì mức giá gia tăng lạm phát xảy ra. Nghĩa là M tăng lên à P tăng lên. Trong phân tích cùa các nhà kinh tế tiền tệ, cung tiền được xem như là nguồn duy nhất làm dịch chuyển đường cầu AD, không có yếu tố khác làm di chuyển nền kinh tế từ điểm 1 đến 2 3 hơn nữa. b. Quan điểm thuộc trường phái của Keynes: Trường phái Keynes cũng giống như trường phái tiền tệ nhưng còn phải dựa vào các yếu tố như chính sách tài khóa những thay đổi của cung để phân tích tác động đến tổng cung tổng cầu. Hình 2: Mô hình cân bằng tổng quát Chi tiêu hoặc đầu tư của chính phủ tăng lên đẩy tổng cầu tăng tại mọi mức giá P khiến đường AD 1 dịch sang phải trở thành AD 2 . Trong ngắn hạn, do lương của người lao động không đổi, các nhà cung ứng có lợi hơn vì thế sản xuất nhiều hơn, mức cân bằng của toàn bộ nền kinh tế dịch chuyển từ điểm “a” sang điểm “b” – với sản lượng GDP cao hơn mức giá cũng cao hơn một chút. 5 Tuy nhiên về dài hạn, lương sẽ được điều chỉnh lên theo đúng mặt bằng giá cả mới, đẩy nền kinh tế về điểm cân bằng “c” với mức sản lượng đúng bằng mức sản lượng của điểm “a” nhưng mức giá lại cao hơn. Vì thế việc tăng chi tiêu hoặc đầu tư của chính phủ tăng lên trong điều kiện nền kinh tế đang ở giới hạn khả năng sản xuất không chỉ làm tăng GDP trong một giai đoạn rất ngắn, sau đó lại giảm đi, nhưng tác dụng phụ của nó là gây ra tình trạng lạm phát trong suốt thời gian nền kinh tế điều chỉnh từ điểm “a” tới “b” rồi tới “c”. 3.2/ Chính sách tài khóa lạm phát: Khi thiếu hụt tài khóa, chính phủ có thể tài trợ bằng việc tăng thuế, vay nợ bằng phát hành trái phiếu in tiền. Thiếu hụt tài khóa (DEF) là khoản chênh lệch chi tiêu của chính phủ (G) vượt quá thuế (T) sẽ bằng tổng thay đổi cơ số ∆MB thay đổi trái phiếu chính phủ mà công chúng nắm giữ (∆B). Có thể biểu diễn qua phương trình: DEF = G – T = ∆MB + ∆B Thiếu hụt tài khóa được tài trợ qua phát hành trái phiếu, thì sẽ không làm ảnh hưởng đến cơ số tiền tệ vì thế ảnh hưởng đến cung tiền tệ. Nhưng nếu thiếu hụt từ in tiền, thì cơ số tiền cung tiền gia tăng. 3.3/ Lạm phát do cầu kéo: Việc tăng mức cầu dẫn đến lạm phát do cầu kéo hay lạm phát nhu cầu. Khi nền kinh tế chưa đạt sản lượng tiềm năng (nền kinh tế toàn dụng): cung tăng mạnh theo sự tăng của giá. Mức cầu tăng chỉ làm cho giá cả tăng rất ít. Khi nền kinh tế đạt sản lượng tiềm năng: cung tăng ít theo sự tăng của giá. Mức cầu (tiêu dùng trong nước hoặc xuất khẩu) tăng làm cho giá cả tăng rất cao, khi đó sẽ xảy ra lạm phát. 6 3.4/ thuyết lạm phát do chi phí đẩy: Lạm phát do chi phí đẩy là một hiện tượng tiền tệ bởi vì nó không thể xảy ra mà không có sự thực hiện một chính sách tiền tệ mở rộng kèm theo như sau: a. Chi phí tiền lương: nếu tiền công danh nghĩa tăng lên, thì chi phí sản xuất của các xí nghiệp tăng. Các xí nghiệp vì muốn bảo toàn mức lợi nhuận của mình sẽ tăng giá thành sản phẩm. Mức giá chung của toàn thể nền kinh tế cũng tăng. b. Lợi nhuận: Doanh nghiệp có quyền lực thị trường đẩy giá tăng lên độc lập với tổng cầu để thu được lợi nhuận cao. c. Nhập khẩu lạm phát: - Tỷ giá hối đoái : đồng nội tệ bị mất giá thì các doanh nghiệp phải trả nhiều tiền hơn để nhập khẩu nguyên vật liệu. - Thay đổi giá cả hàng hóa : khi có sự gia tăng giá cả hàng hóa trên thế giới, các doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với chi phí cao hơn khi họ sử dụng các hàng hóa này làm nguyên vật liệu. - Những cú sốc bên ngoài : các cuộc khủng hoảng về nguyên, nhiên vật liệu cơ bản như dầu mỏ, sắt thép…cũng làm giá cả nhập khẩu hàng hóa này tăng lên đẩy chi phí sản xuất tăng lên. d. Thiếu hụt các nguồn tài nguyên: Nguồn tài nguyên khai thác bị cạn kiệt, tình trạng giá cả dần dần sẽ tăng. Chi phí sản xuất cũng sẽ tăng đến khi tìm được nguồn lực khác có thể thay thế. • Ngoài ra lạm phát còn xảy ra do: - Cơ cấu : ngành kinh doanh có hiệu quả tăng tiền công danh nghĩa cho người lao động. Ngành kinh doanh không hiệu quả, vì thế, không thể không tăng tiền công cho người lao động trong ngành mình. Nhưng để đảm bảo mức lợi nhuận, ngành kinh doanh kém hiệu quả sẽ tăng giá thành sản phẩm. 7 - Lạm phát đẻ ra lạm phát : khi nhận thấy có lạm phát, giá tăng lên người dân tự phán đoán với dự tính duy đó là tâm dự trữ, hàng hóa sẽ càng trở nên khan hiếm kích thích giá lên, gây ra lạm phát. 4/ Tác động của lạm phát: 4.1/ Tác động tích cực: Lạm phát vừa phải có lợi cho nền kinh tế: - Mức lạm phát vừa phải sẽ làm cho chi phí thực tế mà nhà sản xuất phải chịu để mua đầu vào lao động giảm đi, điều này khuyến khích nhà sản xuất đầu tư mở rộng sản xuất. - Việc làm được tạo thêm. Tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm. 4.2/ Tác động tiêu cực: Đối với lạm phát dự kiến được: các thực thể tham gia vào nền kinh tế có thể chủ động ứng phó với nó, tuy vậy nó vẫn gây ra những tổn thất cho xã hội: - Chi phí mòn giày - Làm thay đổi giá tương đối một cách không mong muốn. - Lạm phát có thể làm thay đổi nghĩa vụ nộp thuế của các cá nhân trái với ý muốn của người làm luật. - Lạm phát gây ra sự nhầm lẫn, bất tiện. Đối với lạm phát không dự kiến được: đây là loại lạm phát gây ra nhiều tổn thất nhất vì nó phân phối lại của cải của các cá nhân một các độc đoán. Lạm phát không dự kiến thường ở mức cao hoặc siêu lạm phát nên tác động của nó rất lớn. 8 II. NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC BỘI CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC: 1/ Sơ lược về nguồn gốc ra đời phát triển của NSNN: Ngân sách nhà nước (NSNN) là phạm trù kinh tế là phạm trù lịch sử. Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã chứng minh rằng, Ngân sách nhà nước ra đời là một tất yếu khách quan, gắn liền với sự ra đời, tồn tại của Nhà nước nền kinh tế hàng hoá- tiền tệ. Trong tác phẩm "Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu của Nhà nước", Ăng- ghen đã chỉ ra rằng: Nhà nước ra đời trong cuộc đấu tranh của xã hội có giai cấp, nó là sản phẩm của đấu tranh giai cấp. Nhà nước xuất hiện với tư cách là cơ quan có quyền lực công cộng để duy trì phát triển xã hội. Để thực hiện chức năng đó, Nhà nước phải có nguồn lực tài chính. Bằng quyền lực công cộng, Nhà nước đã ấn định các thứ thuế, bắt công dân phải đóng góp lập ra quỹ tiền tệ riêng có - quỹ NSNN - để chi tiêu cho bộ máy nhà nước, quân đội, cảnh sát . Nhưng dần dần những tham vọng về lãnh thổ, về chủ quyền đưa đến những cuộc chiến tranh xâm lược làm cho bộ máy thống trị, quân đội ngày một lớn. Thuế không đảm bảo được nhu cầu chi tiêu buộc Nhà nước phải vay nợ bằng cách phát hành công trái để bù đắp sự thiếu hụt của NSNN. Như vậy, qua việc phân tích nói trên của Ăng- ghen chúng ta có thể thấy rằng: sự ra đời của NSNN luôn gắn liền với sự ra đời phát triển của Nhà nước. Bản chất của Nhà nước quyết định bản chất giai cấp của NSNN. Dưới chế độ chiếm hữu nô lệ chế độ phong kiến, nguồn thu của NSNN chủ yếu dựa trên sự đóng góp bắt buộc của dân chúng để hình thành quỹ NSNN quỹ này dùng để chi tiêu cho nhà vua, quân đội, bộ máy công quyền cai trị xã hội. Người dân được hưởng rất ít các phúc lợi công cộng từ NSNN. Khi giai cấp tư sản lên nắm chính quyền, giai đoạn đầu họ chủ trương xây dựng một Nhà nước không can thiệp vào hoạt động của các lực lượng kinh tế trên thị trường. Nhà nước chỉ đơn thuần đảm nhận nhiệm vụ giữ gìn an ninh, 9 quốc phòng. NSNN lúc này chỉ đóng vai trò là một quỹ tiền tệ của nhà nước để duy trì hoạt động của bộ máy nhà nước. Bước vào những năm 1929-1933, nền kinh tế của các nước tư bản lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng. Để đưa nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng, Nhà nước phải can thiệp vào nền kinh tế bằng cách lập ra các chương trình chi tiêu lớn thực hiện tái phân phối lại thu nhập xã hội thông qua các công cụ tài chính. Trong số các công cụ đó thì NSNN là công cụ quan trọng, sắc bén để nhà nước thực hiện điều chỉnh nền kinh tế nâng cao phúc lợi công cộng cho người dân. Đối với Nhà nước trong thời đại hội nhập quốc tế hiện nay, có những vấn đề mang tính toàn cầu mà khu vực tư nhân không thể giải quyết được (chẳng hạn vấn đề bảo vệ môi trường, sinh thái, thiên tai, việc chống khủng bố, .) do vậy nhà nước phải đứng ra giải quyết các vấn đề đó. Trong thời kỳ này NSNN có thêm nhiệm vụ đảm bảo nguồn tài chính cho những hoạt động đối ngoại nói trên của nhà nước. Như vậy cùng với việc mở rộng các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước sự phát triển của các quan hệ hàng hoá- tiền tệ, các hình thức thu, chi của NSNN ngày càng phát triển phong phú hơn NSNN đã trở thành một công cụ quan trọng của Nhà nước trong việc đảm bảo chi tiêu cho nhà nước tác động đến đời sống xã hội cho đất nước. 2/ Khái niệm ngân sách nhà nước: NSNN là một khâu của hệ thống tài chính quốc gia, nó phản ánh quan hệ kinh tế phát sinh gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước khi Nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính quốc gia nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước trên cơ sở luật định. 3/ Đặc điểm của ngân sách nhà nước : Từ việc phân tích nguồn gốc ra đời khái niệm của NSNN, chúng ta rút ra một số đặc điểm cơ bản của NSNN: 10

Ngày đăng: 24/10/2013, 11:14

Hình ảnh liên quan

Hình 1: Phản ứng giá cả đối với sự gia tăng tiền tệ liên tục - Tóm lượt lý thuyết về mối quan hệ giữa lạm phát và bội chi ngân sách nhà nước

Hình 1.

Phản ứng giá cả đối với sự gia tăng tiền tệ liên tục Xem tại trang 4 của tài liệu.
Hình 2: Mô hình cân bằng tổng quát - Tóm lượt lý thuyết về mối quan hệ giữa lạm phát và bội chi ngân sách nhà nước

Hình 2.

Mô hình cân bằng tổng quát Xem tại trang 5 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan