Các giải pháp hoàn thiện vấn đề công bố thông tin kế toán của các doanh nghiệp niêm yết trên Thị trường chứng khoán Việt Nam

83 139 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Các giải pháp hoàn thiện vấn đề công bố thông tin kế toán của các doanh nghiệp niêm yết trên Thị trường chứng khoán Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Các giải pháp hoàn thiện vấn đề công bố thông tin kế toán của các doanh nghiệp niêm yết trên Thị trường chứng khoán Việt Nam

Trang 1

MỞ ĐẦU ***

Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Kinh tế Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc, sau hơn hai mươi hai nămchuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá sang nền kinh tế thị trường, nhất là trongkhoảng hơn mười năm trở lại đây với mức tăng trưởng bình quân 7%, năm năm gần

đây bình quân 7,5%, riêng năm 2007 là 8,5% (nguồn: gso.gov.vn), xu thế phát triển

kinh tế ngày càng mạnh mẽ đã làm sức bật cho thị trường tài chính phát triển mộtcách nhanh chóng, nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu về vốn phục vụ hoạt động sảnxuất kinh doanh ngày càng tăng trong toàn nền kinh tế.

Yêu cầu về vốn thúc đẩy thị trường vốn không ngừng phát triển, từ đó dẫn đếnsự ra đời của TTCK là một tất yếu khách quan, khi mà các tổ chức tài chính trunggian đã có trước đây, không thể đảm nhận tốt vai trò cung ứng vốn cho nền kinh tế Thi trường chứng khoán là một thị trường cao cấp, hoạt động của thị trường cónhững yêu cầu rất khác biệt so với các thị trường truyền thống như thị trường hànghoá, dịch vụ, thị trường lao động …, hàng hoá lưu thông, mua, bán trên thị trườnglà chứng khoán, đây là các công cụ chu chuyển vốn của nền kinh tế, những hoạt

động kinh doanh trên TTCK dựa vào thông tin là chính, lấy niềm tin làm cơ sở cho

sự tồn tại và phát triển của thị trường.

Trong các loại thông tin được cung cấp trên thị trường thì TTKT được cungcấp đưới dạng các báo cáo tài chính quý, năm là những thông tin có vai trò quantrọng đặc biệt, nó có ảnh hưởng lớn đến mối quan hệ cung – cầu chứng khoán, là

động lực cho quyết định mua vào, bán ra của nhà đầu tư trên thị trường sau khi

phân tích các BCTC được công bố Mặt khác đứng trên phương diện vĩ mô nềnkinh tế, những TTKT của các DNNY cũng phần nào nói lên tình hình chung củatoàn nền kinh tế, tình hình sức khoẻ tài chính quốc gia.

Trang 2

Chính vì những lý do trên, yêu cầu đầu tiên của thị trường là phải xây dựng

được một hệ thống đánh giá chất lượng TTKT, một mạng lưới CBTT hiện đại và

rộng khắp, nhằm ngoài việc thông tin công bố có chất lượng cao, nó còn phải đượctruyền đi nhanh chóng, kịp thời, cũng như phải làm sao cho các chủ thể hoạt độngkinh doanh trên thị trường có quyền bình đẳng trong tiếp nhận thông tin.

Tuy nhiên kể từ khi TTCK Việt Nam được thành lập cho đến nay, hiện tượngbất cân xứng trong tiếp nhận thông tin thường xuyên xảy ra, thực trạng thông tin làbáo cáo tài chính thường niên cung cấp trên thị trường còn nhiều bất cập, cần phải

được bổ khuyết cho phù hợp với xu thế phát triển chung của toàn nền kinh tế Vì

vậy, chúng tôi với việc nghiên cứu những mô hình công bố thông tin trên thị trườngchứng khoán một số nước trên thế giới, kết hợp với điều tra, khảo sát, thống kê,phân tích thực trạng công bố thông tin kế toán trên TTCK Việt Nam, thông qua đềtài:

“Các giải pháp hoàn thiện vấn đề công bố thông tin kế toán của

các doanh nghiệp niêm yết trên Thị trường chứng khoán Việt Nam”.

Với mong muốn đưa ra một số nhận xét đánh giá, đồng thời kiến nghị nhữnggiải pháp hoàn thiện vấn đề công bố thông tin kế toán, nhằm mục đích xây dựng

môi trường kinh doanh lành mạnh, tăng cường tính minh bạch, trung thực, kịp thời,

cũng như từng bước nâng cao chất lượng thông tin được công bố trên thị trường,xây dựng TTCK phát triển hiệu quả, công bằng, ổn định và bền vững.

Mục tiêu tổng quát

TTCK có thể phát triển ổn định và bền vững được hay không phần lớn tùythuộc vào môi trường kinh doanh, chất lượng hàng hoá giao dịch trên thị trường,thông tin được cung cấp trên thị trường là yếu tố góp phần tăng thêm chất lượng,củng cố niềm tin của các chủ thể kinh doanh Về phía Nhà nước nhằm thực hiện

điều này, đã ban hành Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn thi hành vào

Trang 3

đầu năm 2007 Đối với TTCK Việt Nam, đây là lần đầu tiên có một hệ thống luật

pháp hoàn chỉnh Để có thể phần nào đó nhận định đúng thị trường, chúng tôi đãchọn ra ba năm 2006 – 2007 – 2008 để nghiên cứu, đánh giá, vì các lý do sau:

- Năm 2006 là năm có mức tăng đột biến về số lượng cũng như giá trị cổ phiềucác công ty đăng ký và niêm yết nhiều nhất trên TTCK kể từ ngày mới thành lập

cho đến nay (SGDCK Tp HCM: năm 2005: 35 công ty; năm 2006: 106 công ty).

- Năm 2007 là năm lần đầu tiên Quốc hội ban hành Luật Chứng khoán, Chínhphủ và Bộ Tài chính ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành nhằm hoàn chỉnh hệthống luật pháp về chứng khoán và thị trường chứng khoán.

- Năm 2008 là năm thứ hai các báo cáo tài chính, nhất là báo cáo tài chính năm

được thực hiện và công bố trong điều kiện có một hệ thống luật pháp hoàn chỉnh

trên TTCK.

- Một lý do quan trọng nữa là cũng trong những năm này, hiện tượng đầu tư trànlan vào thị trường chứng khoán Từ nửa cuối năm 2006 đến đầu năm 2007, cókhoảng 10 tỷ Đô la Mỹ và 300 ngàn tỷ đồng của nhà đầu tư nước ngoài và các tổchức cá nhân trong nước bơm vào TTCK và thị trường bất động sản1, ngay lập tức

đã tạo ra giai đoạn thị trường bong bóng ( đầu năm 2006 VNIndex trong khoảngtrên 300 điểm, đã tăng mạnh vào cuối năm 2006 và đầu năm 2007, đạt đỉnh vàongày 12/3/2007: 1.170 điểm, và trở lại trong khoảng trên 300 điểm vào cuối năm

2008) , đây cũng là nguyên nhân gây nên tình hình lạm phát cao khiến Chính phủphải sử dụng chính sách thắt chặt tiền tệ.

- Mặt khác trong giai đoạn này cũng tồn tại nhiều bất cập trong điều hành vĩ môTTCK, cùng với hiện tượng khai thác quá mức thị trường đã gây nên hậu quảkhông tốt, ảnh hưởng đến sự phát triển của TTCK Vấn đề này chúng tôi xin đượctrình bày, phân tích kỹ trong các phần sau.

Đây là những năm tập trung khá nhiều sự kiện và dữ liệu mang nhiều ý

nghĩa đối với TTCK còn non trẻ của Việt Nam, qua đây chúng tôi muốn chia sẻ

Trang 4

quan điểm về việc xây dựng hệ thống công bố thông tin kế toán trên TTCK trên các

mặt như: hình thức, nội dung, phương tiện …, nhằm mục đích sao cho báo cáo tàichính cung cấp trên thị trường ngày càng trung thực, minh bạch và hợp lý hơn, gópphần tăng tăng cường chất lượng hàng hoá giao dịch trên thị trường, tạo lập niềmtin của nhà đầu tư vào TTCK Việt Nam.

Mục tiêu cụ thể

Thông qua nghiên cứu tổng quan về thông tin kế toán trên TTCK, xác địnhvai trò, bản chất của thông tin kế toán trên thị trường, mức độ quan trọng cũng nhưyêu cầu lâu dài, cần thiết phải củng cố hệ thống thông tin công bố trên thị trường,

đồng thời có so sánh, đối chiếu với các TTCK trên thề giới để rút ra bài học kinh

nghiệm nhằm xây dựng TTCK Việt Nam, vừa phù hợp với thực trạng nền kinh tế,vừa từng bước đến gần với thông lệ và chuẩn mực quốc tế.

Bước tiếp theo là thông qua khảo sát và nghiên cứu ngay trên TTCK Việt

Nam vào những năm nhạy cảm, từ đó đưa ra các đánh giá về thực trạng CBTT củacác DNNY trên thị trường, nêu lên một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên,nhằm từng bước có biện pháp khắc phục và hoàn thiện.

Sau cùng, căn cứ vào những đánh giá nói trên, luận văn cũng đưa ra nhữngđịnh hướng cho quy trình công bố thông tin trên thị trường, xác định giải pháp,

những ý kiến kiến nghị đối với các chủ thể hoạt động trên thị trường với mục đíchsao cho thông tin kế toán công bố trên thị trường ngày càng trung thực, hợp lý,chính xác, kip thời và minh bạch.

Phạm vi, đối tượng nghiên cứu

Do hạn chế về thời gian, khả năng nghiên cứu và các lý do bất khả khángkhác, trong luận văn chỉ đề cập đến báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trênTTCK, và cũng chỉ dùng tư liệu là báo cáo tài chính thường niên của các doanhnghiệp niêm yết trên SGDCK TpHCM (HOSE) trong ba năm : 2006 – 2007 –

Trang 5

2008, kết hợp với phần khảo sát, thống kê thực tế, để phân tích, đánh giá đưa ra

định hướng và kiến nghị các giải pháp nhằm hoàn thiện việc CBTT trên TTCK mà

Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu như chọn mẫu nghiên cứu, điều

tra, khảo sát, thống kê mô tả, phân tích và các dữ liệu quá khứ đã tập hợp đượcthông qua các biểu đồ, hình ảnh, các chỉ số phân tích …, kết hợp so sánh, đối chiếuvới hệ thống luật pháp và các văn bản hướng dẫn thi hành có liên quan đến các lĩnhvực mà đề tài nghiên cứu, từ đó đánh giá tình hình thực tế, đưa ra một số giải phápkiến nghị đối với các chủ thể có liên quan trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc khoahọc và đảm bảo tính khách quan trong các giải pháp trình bày.

Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mục lục, mở đầu, và phụ lục, đề tài được chia làm ba phần chính

Chương 1

Tổng quan về kế toán và công bố thông tin trên Thị trường Chứng khoán

Kết luận chương 1

Chương 2

Thực trạng công bố thông tin kế toán của các doanh nghiệp niêm yết trên Thị

trường Chứng khoán Việt Nam.

Trang 6

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN VÀ CÔNG BỐ THÔNG TIN

KẾ TOÁN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN.

1.1.Bản chất và vai trò của thông tin kế toán.1.1.1 Bản chất của kế toán.

Lịch sử loài người đã trải qua nhiều giai đoạn, sự phát triển xã hội của cáccộng đồng cư dân gắn liền với sự phát triển kinh tế Nhiều di chỉ khảo cổ đã chỉ rarằng nền văn minh mà xã hội loài người hiện nay có được, phần lớn là nhờ vàonhững kiến thức, tư liệu lịch sử để lại là các tài liệu được ghi chép dưới dạng văn tựcổ xưa, trong đó các nhà khảo cổ đã tìm thấy những tài liệu có liên quan đến kinhtế, cổ vật đã được tìm thấy đầu tiên là các bản khắc axít bằng đất nung cách đây

hơn 3.300 năm trước công nguyên, hồ sơ ghi chép bằng chữ tượng hình các khoản

thuế của người Ai Cập cổ đại 2.

Công việc ghi chép lại các sự kiện có liên quan đến các hoạt động kinh tếtrong xã hội luôn là những vấn đề thực tiễn được con người quan tâm hàng đầu,trong suốt con đường hoạt động cho mục đích tồn tại và phát triển của cộng đồng

người, trước khi nó chính thức trở thành một môn khoa học với một hệ thống các lý

thuyết, giải thích dựa trên những cơ sở khoa học có sự hỗ trợ của các môn học khác

như toán học, triết học, logic học…, và có tên gọi là hạch toán kế toán như bây

Tuy nhiên, công việc ghi chép cũng có tính chất vận động riêng của nó, ở giai

đoạn đầu việc ghi chép chỉ mang tính chất phản ảnh, sao chép, ghi lại các sự kiện

hiện thực trong đời sống kinh tế, chỉ từ khi con người phát minh ra chữ viết và số,cùng với sự ra đời của toán học dựa trên các chữ số và ký hiệu đã đem lại cho côngviệc ghi chép các sự kiện kinh tế giá trị thực sự của nó, hạch toán kế toán và thôngtin kinh tế ngày càng có vị trí quan trọng và không thể thiếu trong quá trình hoạt

động kinh tế của con người nhất là vào giai đoạn hiện nay.

Trang 7

Với mục đích đạt được hiệu quả kinh tế cao trong các hoạt động kinh tế, thôngtin kế toán phải được cung cấp kịp thời, chính xác, và trên tất cả mọi mặt Trongbối cảnh kinh tế xã hội ngày nay, các hoạt động kinh tế rất đa dạng, có nhiều lĩnhvực khác nhau, nhưng dù ở trong lĩnh vực nào đi nữa thì thông tin kế toán luônmang tính chất quan trọng và không thể thiếu, qua đó cho phép chúng ta hiểu rõ vềcác hoạt động kinh tế mà mình đang thực hiện, cũng như hiệu quả của các côngviệc này là như thế nào Hạch toán kế toán chính là công việc ghi chép các diễnbiến trong hoạt động kinh tế dựa trên quan sát, đo lường, tính toán và ghi lại nhữngsự việc trên.

Trong các hoạt động kinh tế diễn ra hàng ngày thường mang tính chu kỳ, đầuchu kỳ là quá trình đầu tư bằng nhiều phương tiện khác nhau như vốn bằng tiền,nguyên vật liệu, sức lao động của con người …, cuối chu kỳ là quá trình thu hoạch,tổng kết tính toán hiệu quả hoạt động kinh tế, xem xét để ra quyết định tiếp tục mộtchu kỳ tái sản xuất mới, đây chính là các đối tượng mà trong quá trình quan sátphải ghi nhận lại, và khi ghi nhận phải tuân thủ nguyên tắc về đo lường, mỗi đối

tượng phải được đo lường với đơn vị đo lường phù hợp Các giai đoạn trên phảiđược ghi chép vào sổ sách theo quy định, đồng thời dùng các phép tính, để tínhtoán, quy đổi, tổng hợp các số liệu này đưa vào các biểu mẫu nhằm cung cấp thông

tin cho các đối tượng có liên quan.

Công tác hạch toán được thực hiện dưới nhiều dạng khác nhau, tùy theo yêucầu cụ thể của từng lĩnh vực kinh tế nhất định, nhìn chung công tác hạch toán cócác dạng sau:

- Hạch toán nghiệp vụ là dạng ghi chép trong từng công đoạn của quá trình sảnxuất kinh doanh việc ghi chép chỉ mang tính ghi nhận, tính toán, tổng hợp từngphần không mang tính chất tổng hợp do đó các chỉ tiêu sử dụng ít, thông tin đơngiản, chủ yếu dùng để làm số liệu tổng hợp mà thôi.

Trang 8

- Hạch toán thống kê là dạng hạch toán cung cấp những thông tin tổng hợp cósử dụng nhiều đơn vị đo lường, nhiều chỉ tiêu tổng hợp cũng như nhiều phươngpháp, kỹ thuật tính toán phức tạp, số liệu đi kèm với thời gian, khu vực nhất định,vì thế thông qua số liệu thống kê người ta có thể rút ra các quy luật vận động, xuthế phát triển của sự vật hiện tượng.

- Hạch toán kế toán là việc phản ảnh một cách thường xuyên, tổng hợp, liêntục và có hệ thống các sự kiện kinh tế phát sinh trong một đơn vị kinh tế cần xemxét, theo dõi Việc phản ảnh các sự kiện kinh tế này thông qua các thước đo là tiền,hiên vật và thời gian lao động.

“Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh

tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động”3.

Mục đích của kế toán là cung cấp thông tin, thông tin được cung cấp chonhiều đối tượng khác nhau, và với các yêu cầu khác nhau, vì thế kế toán được chiathành hai phân hệ: kế toán tài chính và kế toán quản trị.

Kế toán tài chính cung cấp những thông tin tổng hợp tình hình dịch chuyểncác nguồn lực tài chính trong, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, các hoạt

động khác trong doanh nghiệp…, nhằm cung cấp thông tin cho các đối tượng bên

trong và bên ngoài, chủ yếu là các đối tượng ngoài doanh nghiệp Thông tin của kếtoán tài chính là những thông tin quá khứ (đã xảy ra rồi), được ghi chép lại vì vậy

đòi hỏi phải chính xác, độ tin cậy cao, mặt khác việc quan trọng nhất của báo cáo

tài chính là nó mang tính quyết định cuối cùng.

“Kế toán tài chính là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông

tin kinh tế, tài chính bằng báo cáo tài chính cho đối tượng có nhu cầu sử dụngthông tin của đơn vị kế toán”4.

Kế toán quản trị cũng cung cấp những thông tin kế toán có liên quan đến hoạt

động sản xuất kinh doanh như chi phí, thu nhập, của từng bộ phận, sản phẩm cụ thể

Trang 9

cũng như của từng khâu, từng loại sản phẩm, các thông tin này nhằm mục đíchphục vụ nhu cầu quản trị ở các cấp độ khác nhau trong nội bộ doanh nghiệp.

Đặc điểm của kế toán quản trị là những thông tin nó cung cấp mang tính địnhhướng tương lai (sự kiện sắp xảy ra), nhờ vào thông tin của kế toán quản trị, các

nhà quản lý thực hiện chức năng quản trị của mình như: hoạch định, kiểm soát vàra quyết định, vì vậy hình thức công bố thông tin rất đa dạng và tùy theo thông tincung cấp mà sử dụng các thước đo khác nhau cho phù hợp.

“Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông

tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế tài chính trong nộibộ đơn vị kế toán”5.

Kế toán tài chính và kế toán quản trị có mối liên quan mật thiết với nhau, trongquá trình cung cấp thông tin hai loại kế toán này tạo thành sự liên kết nhất quán,phản ảnh liên tục những sự kiện đã, đang và sẽ xảy ra trong suốt quá trình hoạt

động kinh doanh của doanh nghiệp.

1.1.2 Vai trò của thông tin kế toán.

Giai đoạn hiện nay, TTKT ngày càng trở nên quan trọng, khi mà toàn cầu hoá

kinh tế phát huy tác dụng của nó, từ những thay đổi mô hình kinh tế thị trường theo

hướng mở, thay đổi mô hình doanh nghiệp, thay đổi trong những mối quan hệ của

các công ty mẹ, con, công ty xuyên quốc gia …, sự quan tâm của chính quyền vềhoạt động kinh tế trong và ngoài nước cho mục đích điều hành, yêu cầu có đượcthông tin hoạt động sản xuất kinh doanh trong DN của các nhà đầu tư, nhà tài trợ,Hội đồng quản trị, cổ đông góp vốn …, thông tin tài chính của doanh nghiệp phải

được cung cấp đầy đủ, nhanh chóng, kịp thời, chính xác và trung thực.

Những vấn đề thông tin kế toán cung cấp trước hết giúp cho các nhà quản trịdoanh nghiệp nắm được toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh, quá trình chuyểndịch nguồn lực tài chính của doanh nghiệp, các đối tượng ở bên ngoài doanh nghiệpcũng từ những thông tin được cung cấp này ra những quyết định liên quan đến thị

Trang 10

trường hàng hoá, thị trường tài chính – tiền tệ, quyết định điều tiết, hoạch định

chính sách vĩ mô của các cơ quan quản lý.

Mặt khác thông tin kế toán đó là các báo cáo tài chính thường kỳ, còn phản ảnhthực trạng tài chính của doanh nghiệp, từ các báo cáo này nhà quản lý có thể đánhgiá một cách đúng đắn và toàn diện hoạt động kinh doanh mà mình đang quản lý,hiệu quả thực tế trong công tác điều hành, khả năng hoàn thành các mục tiêu đã đềra và quan trọng hơn cả là từ các thông tin này giúp cho hoạt động sản xuất kinhdoanh ngày càng mang lại hiệu quả cao hơn.

1.2 Vấn đề công bố thông tin kế toán trên TTCK.

Các nước có TTCK trên thế giới, nhìn chung đều yêu cầu các công ty niêm yết

trên thị trường phải công bố TTKT theo quy định của các tổ chức quản lý, điềuhành thị trường Công bố BCTC thường kỳ trên thị trường chứng khoán là cung cấpthông tin tài chính của các doanh nghiệp niêm yết về: tình hình tài sản, nguồn vốn,kết quả sản xuất kinh doanh, mức cổ tức được chia …, sở dĩ vấn đề công bố TTKT

được đặt ra vì các lý do sau:

- Nhằm mục đích công khai, minh bạch hoá tình hình tài chính của doanhnghiệp niêm yết, phục vụ yêu cầu của tất cả cổ đông trong công ty, cũng như cácchủ thể khác có nhu cầu.

- Thị trường chứng khoán là nơi tập trung phần lớn nguồn vốn đầu tư cho toànbộ nền kinh tế, hàng hoá của thị trường này chủ yếu là cổ phiếu của các công tyniêm yết, chất lượng của hàng hoá chính là hiệu quả kinh tế hiện tại, giá trị ước tính

trong tương lai của doanh nghiệp, và chỉ BCTC mới có thể cung cấp cho nhà đầu tư

tình hình tài chính theo yêu cầu, và cơ sở dữ liệu này được dùng để nhà đầu tư phântích tài chính doanh nghiệp, đồng thời ra quyết định đầu tư.

- Trên TTCK công việc kinh doanh chủ yếu dựa vào các thông tin được cungcấp trên thị trường, vì thế yêu cầu của thị trường là thông tin phải được cung cấp

Trang 11

nhanh chóng, kịp thời, chính xác và nhất là phải đến được với tất cả các đối tượngtham gia thị trường là như nhau.

- Thông tin trên thị trường là một trong những yếu tố để nhà đầu tư ra quyết

định đầu tư, như thế nó chính là một trong những yếu tố tạo ra cung, cầu hàng hoá

trên thị trường, đây cũng là yếu tố cơ bản để thị trường tồn tại, hoạt động hiệu quảvà phát triển bền vững.

- Mặt khác các công ty niêm yết trên TTCK hầu hết là những công ty hàng đầutrong các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh trong nền kinh tế, chất lượng công tytốt hơn về nhiều mặt so với các công ty chưa đủ điều kiện niêm yết, chính vì vậy,

các cơ quan quản lý, điều hành vĩ mô, các tổ chức thống kê …, có thể thông qua

các số liệu này để đánh giá tình hình kinh tế chung trong toàn quốc.

Như vậy vấn đề CBTT trên TTCK mang tính chất quan trọng sống còn của

thị trường, thông tin được công bố một cách chính xác, minh bạch, kip thời tạo raniềm tin, sự an tâm cho các nhà đầu tư, tạo ra động lực kích thích cung, cầu hànghoá trên thị trường Trong các loại thông tin được công bố trên thị trường, thông tinkế toán có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động và sự phát triển bền vữngcủa thị trường.

1.2.1TTCK và cơ chế hoạt động của thị trường chứng khoán.1.2.1.1 Thị trường chứng khoán (Securities Market)

Thị trường tài chính (Financial Market) bao gồm thị trường vốn (CapitalMarket) và thị trường tiền tệ (Currency Market), TTCK là bộ phận chính của thị

trường vốn Thị trường tài chính được hình thành, tồn tại và phát triển là một tất

yếu khách quan của nền kinh tế thị trường, nó được sinh ra để giải quyết các mâuthuẫn cơ bản giữa khả năng và nhu cẩu cung ứng vốn phục vụ những hoạt độngkinh tế của thị trường.

Trong quá trình phát triển của nền KTTT, nhu cầu về vốn cung ứng cho nềnkinh tế ngày càng cao, tốc độ giao dịch trong sản xuất, thương mại ngày càng phát

Trang 12

triển, vòng quay vốn trong lưu thông hàng hoá tăng lên cùng với sự phát triển củanền kinh tế thị trường, song song với tình hình phát triển tài chính – tiền tệ, cáccông cụ tài chính trên thị trường tiền tệ và thị trường vốn cũng nhanh chóng pháttriển, từ đó nảy sinh các quan hệ mua, bán các loại công cụ tài chính này, đặc biệtlà các loại chứng khoán được luật pháp cho phép lưu thông, mua bán trên thị

trường Chính sự phát triển của nền kinh tế thị trường đã hình thành nên thị trườngtài chính là nơi diễn ra các hoạt động mua, bán các chứng khoán (bao gồm cả hai

loại ngắn và dài hạn), với mục đích giải quyết các nhu cầu về vốn đầu tư.

Mặt khác sự thay đổi về mô hình hoạt động của doanh nghiệp, dưới hình thứcvốn tự có của công ty được chia thành nhiều cổ phần có mệnh giá bằng nhau và

được gọi là công ty cổ phần, quan trọng hơn cả là việc luật pháp cho phép mua bán

các loại cổ phần trong công ty cổ phần, đi đôi với việc phát hành cổ phiếu huy độngvốn trong công chúng để phục vụ cho mục đích tái sản xuất mở rộng của doanhnghiệp.

Sự phát triển lớn mạnh của thị trường tài chính, cùng với yêu cầu thực hiện cơchế chuyển vốn trực tiếp từ nhà đầu tư sang tổ chức phát hành mà không thông qua

định chế trung gian nào, hay nói khác đi đó là đáp ứng yêu cầu chu chuyển vốn đầutư có chi phí thấp, yêu cầu này đã hình thành nên một loại thị trường cao cấp đó là

TTCK, việc mua bán các công cụ tài chính trung và dài hạn là chứng khoán vốn vàchứng khoán nợ, được diễn ra tập trung tại TTCK, trên hệ thống giao dịch điện tửcủa Sở giao dịch chứng khoán và các hệ thống giao dịch không tập trung khác cóliên thông với nhau, nhằm mục đích kết nối giữa tổ chức phát hành và các nhà đầu

tư, mục đích đáp ứng nhu cầu mua, bán chứng khoán của các đối tượng nói trên.

Thị trường chứng khoán là nơi huy động vốn đầu tư cho nên kinh tế, đây làkênh huy động mà cùng một lúc có thể thoả mãn yêu cầu của nhiều chủ thể thamgia thị trường, cũng như nó có thể đáp ứng tiến độ phát triển theo kịp với xu thế

Trang 13

phát triển chung của nền kinh tế sản xuất hàng hoá mà đỉnh cao là nền kinh tế thị

Thị trường chứng khoán có hai thị trường chính: thị trường sơ cấp và thị

trường thứ cấp.

1.2.1.1.1 Thị trường sơ cấp (Primary Market)

Thị trường sơ cấp là nơi phân phối lần đầu các chứng khoán của tổ chức pháthành, việc mua bán được diễn ra theo nhiều hình thức: phát hành không thông qua

đấu giá và phát hành thông qua đấu giá, chính trong quá trình đấu giá đã hình thành

nhiều loại giá khác nhau của chứng khoán phát hành, nhưng đa phần chứng khoánphát hành trên thị trường sơ cấp bán theo mệnh giá Phát hành được chia ra làm hailoại: Phát hành ra công chúng lần đầu (Inititial Public Offering - IPO) và phát hành

tăng vốn điều lệ.

Các cơ quan quản lý, điều hành TTCK các nước thường có quy định cụ thể đối

với các tổ chức phát hành chứng khoán ra thị trường, gồm:

- Tổ chức phát hành phải đáp ứng quy mô về vốn điều lệ tối thiểu, cơ cấucổ đông ngoài công ty, tổng giá trị và số lượng cổ phiếu phát hành và số

lượng nhà đầu tư tham gia mua.

- Có báo cáo tài chính theo đúng quy định về phát hành chứng khoán.

- Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty phải có lãi, không thấp hơnmức quy định và trong một số năm nhất định.

- Mục đích của đợt phát hành, kế hoạch sử dụng vốn.- Thông tin về các nhà quản lý cấp cao của doanh nghiệp.- Tỷ lệ nắm giữ của các cổ đông lớn (theo quy định riêng).- Các hình thức bảo lãnh (nếu có).

- Các yêu cầu khác …

Trang 14

Đặc trưng của thị trường sơ cấp đó là kênh đầu tư giai đoạn một của các nhàđầu tư trong và ngoài nước, nguồn vốn giao dịch tại đây sẽ cung ứng trực tiếp cho

những hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức phát hành.

1.2.1.1.2 Thị trường thứ cấp (Secondary Market)

Thị trường thứ cấp là nơi giao dịch các loại chứng khoán đã qua giao dịch lần

đầu trên thị trường sơ cấp, và đây chính là hàng hoá của thị trường trên thị trường

thứ cấp, hoạt động mua đi bán lại diễn ra giữa các chủ thể tham gia thị trường mà

không làm tăng thêm quy mô về vốn đầu tư, không tạo ra nguồn tài chính mới cho

các tổ chức phát hành, các khoản thu được từ việc bán chứng khoán thuộc về cácnhà đầu tư và các nhà kinh doanh chứng khoán, tuy nhiên giữa hai thị trường nàyluôn có sự gắn kết chặt chẽ với nhau.

Việc mua bán trên thị trường thứ cấp dựa vào:- Quan hệ cung cầu trên thị trường.

- Các giá trị của doanh nghiệp niêm yết trên thị trường như: giá trị hiện tại, giátrị tương lai, xu thế phát triển …

- Tâm lý của nhà đầu tư.

- Các thông tin có liên quan đến tình hình kinh tế - tài chính quốc gia, thế giớivà tình hình hoạt động của các DNNY.

Thị trường sơ cấp là cơ sở, nơi cung cấp hàng hoá cho thị trường thứ cấp, thị

trường sơ cấp là tiền đề hình thành thị trường thứ cấp, nếu không có thị trường sơ

cấp cũng sẽ không có thị trường thứ cấp Nhưng một khi thị trường thứ cấp hoạt

động ổn định có hiệu quả và bền vững, đó chính là nguồn động lực thúc đẩy thịtrường sơ cấp phát triển và điều này là yếu tố quyết định, giúp cho các tổ chức phát

hành chứng khoán thành công, nhằm đạt được mục đích huy động vốn phục vụhoạt động sản xuất kinh doanh Mặt khác hoạt động của thị trường thứ cấp cũngthoả mãn nhanh chóng nhu cầu chuyển dịch vốn đầu tư giữa các nhà đầu tư trên thị

trường chứng khoán.

Trang 15

Thị trường chứng khoán ra đời nhắm đến mục tiêu cung cấp dịch vụ chuchuyển vốn với chi phí thấp, lưu động hoá lĩnh vực đầu tư, làm cho chứng khoán cótính thanh khoản cao, đồng thời đáp ứng nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuấtkinh doanh trong toàn nền kinh tế.

Hoạt động mua bán trên TTCK được chia thành: Thị trường tập trung và thị

trường phi tập trung.

Thị trường tập trung được thực hiện qua Sở giao dịch chứng khoán, thông quahệ thống bảng giao dịch điện tử, tại đây chứng khoán được niêm yết các thông tin

có liên quan đến việc mua, bán chứng khoán như: giá, khối lượng, tình hình giao

dịch của nhà đầu tư , việc giao dịch của các nhà đầu tư được thực hiện thông quacác công ty chứng khoán là thành viên của Sở giao dịch, các lệnh mua bán đượctruyền về hệ thống xử lý trung tâm, sau đó dữ liệu khớp lệnh sẽ được chuyển trả trởlại các công ty chứng khoán nơi nhà đầu tư đặt lệnh, để hoàn tất thủ tục giao dịch

cho nhà đầu tư.

Cũng cần nói rõ thêm, Sở giao dịch chứng khoán không phải là tổ chức sởhữu chứng khoán, đây chỉ là nơi giao dịch, và tạo điều kiện cho việc giao dịch đượcthuận lợi, công bằng, minh bạch và đúng pháp luật cho các chứng khoán của các tổchức đủ điều kiện niêm yết tại Sở giao dịch.

Thị trường phi tập trung (Over The Counter Market – Thị trường OTC) Bên cạnh thị trường giao dịch tập trung, thị trường chứng khoán còn có thị

trường giao dịch phi tập trung, tại đây dành cho những công ty chưa đủ điều kiện

giao dịch tại Sở giao dịch, việc giao dịch chủ yếu thông qua yết giá và thương

lượng trực tiếp giữa người mua và người bán về các chứng khoán mà họ sở hữu,điều kiện giao dịch trên thị trường này tương đối đơn giản, chỉ cần không vi phạm

luật pháp trong quan hệ mua bán.

Ngoài hai thị trường chính thức này, trong các quốc gia có TTCK luôn tồn tạimột thị trường thứ ba, đó là các hoạt động giao dịch, mua bán các loại chứng khoán

Trang 16

theo những hợp đồng miệng hoặc trao tay, các hoạt động mua bán này căn cứ vàosự tín nhiệm lẫn nhau của các nhà đầu tư.

Để quản lý thị trường OTC, ở một số nước thành lập Hiệp hội kinh doanh

chứng khoán quốc gia, Hiệp hội này ban hành quy chế thị trường, kết nạp và khaitrừ thành viên, giám sát việc thực hiện quy chế của các chủ thể tham gia thị trường.

1.2.1.2 Cơ chế hoạt động của thị trường chứng khoán

1.2.1.2.1 Điều hành và giám sát thị trường

Thông lệ chung trên thế giới, điều hành, giám sát TTCK là các cơ quan quảnlý của Chính phủ, chịu trách nhiệm chính là Ủy ban Chứng khoán (Commission ofSecurities Market), đây là cơ quan chức năng chuyên ngành của Nhà nước tronglĩnh vực chứng khoán, chỉ thực hiện công việc quản lý chung chứ không trực tiếp

điều hành, giám sát thị trường.

Ủy ban chứng khoán có thẩm quyền ban hành các quy định điều chỉnh hoạtđộng trên thị trường, làm nền tảng cho các tổ chức tự quản thực hiện chức năngđiều hành và giám sát thị trường của mình.

Ngoài ra Ủy ban chứng khoán kiểm soát mọi hoạt động phát hành chứngkhoán của các công ty niêm yết nói riêng và các công ty công chúng (PublicCompany) nói chung.

Quản lý trực tiếp các tổ chức tự quản, giám sát, thanh tra cũng như xử lý các tổchức, cá nhân tham gia thị trường để bảo vệ lợi ích chung, trong trường hợp có hiện

Trang 17

- Điều hành, quản lý trực tiếp các hoạt động giao dịch chứng khoán diễn ra

hàng ngày, đảm bảo việc thực hiện được theo đúng quy định của luật pháp.

- Giám sát, theo dõi việc thực hiện giữa các công ty chứng khoán thành viênvới các khách hàng của công ty, khi phát hiện có vi phạm Sở giao dịch sẽ tiến hànhxử lý theo quy định Trong trường hợp vi phạm có tính chất nghiêm trọng, Sở giaodịch báo cáo lên Ủy ban chứng khoán giải quyết.

Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán:

Là tổ chức của các công ty chứng khoán được thành lập với mục đích có tiếngnói chung cho toàn ngành kinh doanh chứng khoán, đảm bảo lợi ích chung cho toànngành Hiệp hội đưa ra các quy định và thực hiện các chức năng:

- Điều hành, giám sát thị trường giao dịch phi tập trung Các công ty muốntham gia thị trường này phải đăng ký với Hiệp hội, và phải chấp hành các quy địnhdo Hiệp hội đề ra.

- Theo dõi việc thực hiện giao dịch giữa khách hàng và các công ty chứng

khoán thành viên, điều tra và xử lý các vi phạm nếu có.

Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán đưa ra các đề xuất và gợi ý với cơquan quản lý, điều hành của Nhà nước về các vấn đề vĩ mô của thị trường chứngkhoán.

1.2.1.2.2 Các chủ thể khác Nhà phát hành

Nhà phát hành là các tổ chức thực hiện huy động vốn trên thị trường sơ cấp,gồm chính quyền các cấp, các công ty và các tổ chức tài chính với mục đích chuyểndịch nguồn lực tài chính trực tiếp giữa nhà đầu tư và tổ chức huy động, nhằm mục

đích phục vụ các hoạt động kinh tế.

Hàng hoá của các tổ chức này gồm có: Trái phiếu chính phủ, trái phiếu địa

phương, trái phiếu công ty, cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư …

Nhà đầu tư:

Trang 18

Nhà đầu tư là những chủ thể kinh doanh trên thị trường chứng khoán, nhà đầutư có thể chia thành 2 nhóm: các nhà đầu tư cá nhân, các nhà đầu tư là tổ chức.

- Nhà đầu tư cá nhân: là những người có vốn nhàn rỗi tạm thời, tham giamua bán trên thị trường chứng khoán với mục đích tìm kiếm lợi nhuận

- Nhà đầu tư là tổ chức: hay còn gọi là định chế đầu tư, thường xuyên muabán chứng khoán với số lượng lớn, công việc đầu tư được thực hiện do một bộphận gồm những chuyên gia có kinh nghiệm về thị trường.

Đầu tư thông qua các tổ chức có ưu điểm là có thể đa dạng hoá danh mụcđầu tư và khối lượng vốn lớn giúp cho các tổ chức đầu tư có ưu thế hơn hẳn nhữngnhà đầu tư cá nhân.

Các tổ chức kinh doanh trên thị trường chứng khoán

- Công ty chứng khoán: Là những công ty hoạt động trong lĩnh vực chứng

khoán, có thể thực hiện các công việc như môi giới, tự doanh, tư vấn đầu tư chứngkhoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán.

Là loại hình công ty kinh doanh có điều kiện, các công ty chứng khoánphải đảm bảo các tiêu chuẩn, quy định của luật pháp về vốn điều lệ và những quy

định khác của cơ quan quản lý thị trường chứng khoán.

- Công ty quản lý quỹ: Thực hiện công việc quản lý quỹ đầu tư chứng khoán,

trong quá trình hoạt động công ty có thể thành lập và quản lý đồng thời nhiều quỹ

đầu tư Công ty quản lý quỹ thay mặt quỹ đầu tư để phát hành chứng chỉ quỹ, các

quỹ đầu tư hoạt động kinh doanh chứng khoán và quản lý danh mục đầu tư.

1.2.1.2.3 Các nguyên tắc hoạt động trên thị trường chứng khoán

- Nguyên tắc trung gian

Theo nguyên tắc này các giao dịch trên thị trường được thực hiện thông quacác tổ chức trung gian là các công ty chứng khoán Tại thị trường sơ cấp nhà đầu tư

thường không mua chứng khoán trực tiếp của tổ chức phát hành mà mua từ các tổ

Trang 19

chức bảo lãnh phát hành Trên thị trường thứ cấp, thông qua nghiệp vụ môi giới,khách hàng mua và bán chứng khoán thông qua các công ty chứng khoán.

- Nguyên tắc cạnh tranh đấu giá

Trên thị trường sơ cấp lẫn thị trường thứ cấp, giá cả chứng khoán là do mốiquan hệ cung cầu quyết định, mua và bán chứng khoán được thực hiện theo phươngthức đấu giá và tự do cạnh tranh giữa các chủ thể tham gia thị trường với nhau.

- Nguyên tắc công khai

Chất lượng của hàng hoá chứng khoán không thể kiểm tra như các loại hàng

hoá thông thường khác mà phải dựa trên những thông tin có liên quan Vì vậy luậtpháp quy định việc công bố thông tin là một nghĩa vụ của các tổ chức niêm yết và

phát hành chứng khoán, thông tin phải được công bố qua các phương tiện thông tin

đại chúng Sở giao dịch, CTCK và các tổ chức có liên quan khác.

Nguyên tắc này nhằm đảm bảo lợi ích cho tất cả những người tham gia thị

trường, mọi người đều phải tuân thủ những quy định chung, được chia sẻ thông tin

cũng như chịu trách nhiệm nếu vi phạm các quy định đó.

Nguyên tắc này để bảo vệ nhà đầu tư, tuy nhiên nó cũng hàm chứa ý nghĩa nhà

đầu tư phải tự chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của mình khi đã được

cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác theo đúng quy định.

1.2.1.2.4 Các hành vi tiêu cực trên thị trường chứng khoán

Thị trường nào cũng có những kẻ lợi dụng kẽ hở luật pháp để trục lợi một cáchphi pháp, TTCK cũng vậy, các hành vi khá phổ biến trên thi trường gồm có:

- Đầu cơ chứng khoán, lũng đoạn thị trường

Công việc được thực hiện từ một nhóm nhà đầu tư cấu kết với nhau để mua hoặcbán chứng khoán với số lượng lớn gây nên cung hay cầu giả tạo, làm cho giá cả cổphiếu tăng hoặc giảm đột ngột, lũng đoạn thị trường.

- Mua bán nội gián

Trang 20

Là hành vi của kẻ lợi dụng quyền hành hay sự ưu tiên trong việc có được cácthông tin nội bộ của công ty, từ đó mua vào hay bán ra cổ phiếu của công ty đó trênthị trường Sau khi thông tin được công bố rộng rãi ra công chúng giá cổ phiếu củacông ty này sẽ có sự thay đổi lớn, tạo ra lợi nhuận phi pháp cho những kẻ mua bánnội gián.

- Thông tin sai sự thật

Là hành vi phao tin đồn thất thiệt trên thị trường để hưởng lợi do mua thấp vàbán cao sau khi thông tin đã được kiểm chứng, Luật chứng khoán các nước trên thế

giới nghiêm cấm việc này, trong giai đoạn hiện nay, với sự hỗ trợ của công nghệthông tin thì hành vi này càng gây ra hậu quả nghiêm trọng cho nhiều chủ thể thamgia trên thị trường chứng khoán.

Các công ty niêm yết nếu vi phạm trong việc công bố thông tin sai sự thật làmthiệt hại cho nhà đầu tư, rối loạn thị trường, sẽ bị xử lý thích đáng theo luật pháp.

- Làm thiệt hại lợi ích nhà đầu tư

Đối với các CTCK hoặc tổ chức đầu tư, trong kinh doanh nghiêm cấm:

+ Làm trái lệnh đặt mua, bán của khách hàng.

+ Không cung cấp xác nhận giao dịch theo quy định.

+ Tự ý mua bán chứng khoán trên tài khoản của khách hàng, hoặc mượn danhnghĩa khách hàng để mua bán chứng khoán.

1.2.2 Công ty niêm yết và thông tin công bố trên thị trường chứng khoán.1.2.2.1 Công ty niêm yết

CTNY là những CTCP được SGDCK cho phép niêm yết cổ phiếu của mìnhcho mục đích giao dịch trên Sở, nếu công ty đáp ứng được một số tiêu chí theo quy

định của Sở.

Các hình thức niêm yết cổ phiếu gồm có niêm yết lần đầu và niêm yết bổsung.

Trang 21

Niêm yết lần đầu là sau khi được phép của SGDCK, cổ phiếu của công ty cổphần lần đầu tiên được giao dịch trên TTCK.

Niêm yết bổ sung gồm các dạng sau:

- Tăng vốn bằng cách phát hành chứng quyền, trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu.- Trả cổ tức bằng cổ phiếu.

- Phát hành cổ phiếu thưởng.

Thay đổi niêm yết được dùng trong trường hợp:

- Thay đổi tên của tổ chức niêm yết.- Tách, gộp cổ phiếu

Niêm yết lại được áp dụng cho:

- Chứng khoán của công ty đã bị hủy niêm yết

- Chia, tách, sáp nhập các công ty niêm yết và chưa niêm yết hoặc các công tyniêm yết với nhau.

Hủy niêm yết trong các trường hợp:

- Hủy niêm yết tự nguyện- Hủy niêm yết bắt buộc

Các tiêu chuẩn niêm yết:

- Tiêu chuẩn định lượng bao gồm các tiêu chuẩn thời gian hoạt động, tổng vốncổ phần, doanh thu, lợi nhuận, cơ cấu, số lượng cổ đông công ty.

- Tiêu chuẩn định tính thường liên quan đến chất lượng hoạt động sản xuấtkinh doanh của công ty, được xác định thông qua báo cáo kiểm toán của tổ chứckiểm toán có kèm báo cáo tài chính đã kiểm toán của DN, các vấn đề có liên quan

đến tranh chấp trong kinh doanh, các khoản nợ phải trả, nợ phải thu, các khoản liên

doanh, liên kết, đầu tư vào công ty con, tình hình nhân sự quản lý cấp cao của côngty, các cổ đông lớn, các cổ đông nắm quyền kiểm soát công ty …

Trang 22

1.2.2.2 Thông tin công bố trên thị trường chứng khoán

Thông tin công bố trên thị trường gồm thông tin công bố trên thị trường sơ cấpvà thông tin công bố trên thị trường thứ cấp.

Công bố thông tin trên thị trường sơ cấp

Thông tin công bố trên thị trường sơ cấp thường là những thông tin của các tổchức phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng Cơ quan quản lý Nhà nướcchuyên ngành (Ủy ban chứng khoán) là nơi nhận hồ sơ phát hành theo luật định, vàchịu trách nhiệm về hoạt động phát hành của tổ chức phát hành.

Hồ sơ phát hành được quy định thường bao gồm một số tài liệu thông tin vềtình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh, nhân sự quản lý cấp cao của tổchức, cơ cấu cổ đông, cổ đông nắm quyền kiểm soát, được trình bày tóm tắt trongBản cáo bạch (Prospectus) và các tài liệu khác có liên quan, trình Ủy ban chứngkhoán xem xét chuẩn y.

Ở Việt Nam hiện nay, UBCKNN( SSC) trực thuộc Bộ Tài chính là cơ quan

quản lý, chịu trách nhiệm theo dõi hoạt động công bố thông tin và chào bán chứngkhoán trên thị trường sơ cấp của tổ chức phát hành Nội dung chủ yếu là thông quabáo cáo tài chính, trong đó “Bản cáo bạch” và “Giấy đăng ký chào bán chứng

khoán” là hai tài liệu quan trọng trong số các tài liệu phải trình Ủy ban chứngkhoán Nhà nước.

Ngoài ra UBCKNN còn chịu trách nhiệm theo dõi việc công bố thông tin theo

quy định của các tổ chức là công ty đại chúng6.

Công bố thông tin trên thị trường thứ cấp

Công bố thông tin trên thị trường thứ cấp chủ yếu là công bố thông tin của cáctổ chức niêm yết trên SGDCK.

Công bố thông tin là nghĩa vụ quan trọng của các tổ chức niêm yết, những thôngtin có thể ảnh hưởng đến giá cả và khối lượng giao dịch của cổ phiếu, trái phiếu củatổ chức niêm yết thì phải được công bố kịp thời, chính xác.

Trang 23

Thông tin được công bố trên thị trường được thực hiện theo quy định của các cơ

quan quản lý thị trường trực tiếp và gián tiếp Tuân thủ nghĩa vụ công bố thông tinlà yêu cầu quan trọng và là điều kiện bắt buộc khi các tổ chức muốn được niêm yếttrên Sở giao dịch.

Căn cứ vào thời điểm công bố, thông tin được chia làm 3 loại:

Thông tin định kỳ

Gồm các BCTC của các tổ chức niêm yết theo quy định như BCTC quý, BCTC

năm, trong đó BCTC năm phải được kiểm toán bởi công ty kiểm toán, và các thông

tin mà các DNNY phải công bố khác theo yêu cầu của Sở giao dịch chứng khoán.

Thông tin bất thường

Các vấn đề có liên quan đến tình hình hoạt động của tổ chức như: các thay đổivề nhân sự, thay đổi về nguồn vốn, tài sản, các sự kiện có liên quan đến tình hìnhhoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, các vấn đề tranh chấp và các vấn đề cóliên quan khác.

Thông tin công bố theo yêu cầu

Các tổ chức niêm yết phải thực hiện công bố thông tin theo yêu cầu của các cơquan quản lý, điều hành trực tiếp và gián tiếp trên TTCK, nội dung thông tin côngbố phải nêu ra sự kiện được các cơ quan quản lý yêu cầu, nguyên nhân, mức độ xácthực, các giải pháp xử lý (nếu có).

Thông tin về giao dịch của các cổ đông nội bộ

Nhân sự cấp cao và những người có liên quan trong tổ chức niêm yết, có thựchiện giao dịch cổ phiếu, trái phiếu mà mình sở hữu, thì phải được công bố thông tin

trước và sau khi thực hiện giao dịch, kể cả giao dịch không thông qua hệ thống giao

dịch như cho, tặng, thừa kế …, nếu đã thông báo thông tin giao dịch mà không thựchiện cũng phải công bố thông tin, đồng thời nêu rõ lý do.

Trang 24

Việc thực hiện công bố thông tin phải thông qua các ấn phẩm, trang thông tin

điện tử của tổ chức niêm yết, qua phương tiện thông tin đại chúng hoặc phương tiện

công bố thông tin của các cơ quan quản lý nói trên.

Tuy nhiên trong trường hợp có lý do bất khả kháng, hoặc vì nguyên nhân chính

đáng nào khác, tổ chức niêm yết có thể hoãn hoặc được phép không công bố thông

tin bất thường.

1.2.3 Ảnh hưởng của thông tin kế toán đối với các đối tượng sử dụng thông tintrên TTCK.

a Đối với nhà đầu tư

Thị trường chứng khoán là loại thị trường cao cấp, Chứng khoán giao dịchtrên thị trường mang một giá trị nội tại khá trừu tượng, giá trị chứng khoán đượcquyết định bởi mối quan hệ cung, cầu trên thị trường, nhưng mối quan hệ cung cầunày lại xuất phát từ tâm lý nhà đầu tư sau khi tiếp nhận thông tin trên thị trường từnhiều phía khác nhau, trong đó TTKT là loại thông tin quan trọng bậc nhất, nó cho

nhà đầu tư cái nhìn tổng quan về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các

tổ chức niêm yết, đồng thời đây cũng là yếu tố chính để nhà đầu tư ra quyết địnhmua, bán chứng khoán.

Thông tin kế toán còn được xem như là thông tin nền tảng cho sự phát triểncủa thị trường, kết quả dịch chuyển nguồn vốn trong doanh nghiệp, tình hình sảnxuất kinh doanh của các tổ chức niêm yết, mức cổ tức được chia trong kỳ, cách tạovà sử dụng tiền của tổ chức niêm yết và các thông tin khác trong BCTC, chính làyếu tố củng cố niềm tin của nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu ở hiện tại và trong tương

lai, đồng thời niềm tin cũng là chìa khoá cho sự thành công và phát triển bền vững

của TTCK.

b Đối với các tổ chức quản lý, điều hành và tạo lập thị trường

Các cơ quan quản lý điều hành trực tiếp và gián tiếp thị trường quy định thực

hiện việc CBTT của các tổ chức niêm yết, trước hết tạo sự ổn định cho môi trường

Trang 25

hoạt động kinh doanh của thị trường về mặt pháp lý, thúc đẩy sự phát triển của thị

trường, thu hút các nguồn vốn trong và ngoài nước đầu tư vào nền kinh tế.

Các tổ chức hoạt động kinh doanh dịch vụ trên thị trường, ngoài việc cung cấpdịch vụ cho các nhà đầu tư họ cũng là các nhà đầu tư, như vậy ảnh hưởng của thôngtin kế toán của các tổ chức niêm yết có tầm quan trọng nhiều mặt đối với hoạt độngkinh doanh của họ, nhất là khoản doanh thu dịch vụ và chứng khoán tự doanh, về

phía các nhà đầu tư, ảnh hưởng của công bố thông tin cũng tác động rất lớn đến

tâm lý của họ trên thị trường.

Ngoài ra TTCK cũng là phong vũ biểu của nền kinh tế (nếu bây giờ chưa thì saunày sẽ), vì thông thường các DNNY là những công ty có hiệu quả kinh doanh cao

hàng đầu trong các lĩnh vực ngành nghề mà các tổ chức này tham gia trong nền

kinh tế đất nước, vì vậy thông qua những diễn biến trên thị trường, các nhà quản lý,

điều hành vĩ mô có thể nắm được thực trạng sản xuất kinh doanh chung toàn nền

kinh tế, từ đó có những bước đi thích hợp nhằm phát triển kinh tế quốc gia.

Việc công bố TTKT nói riêng và việc công bố thông tin nói chung cũng chínhlà yêu cầu bức thiết trong việc thực hiện thị trường tự do cạnh tranh, bình đẳng,hiệu quả và lành mạnh.

1.2.4 Các yêu cầu về chất lượng thông tin và CBTT.

Bất kỳ quốc gia nào có thị trường chứng khoán, đều có yêu cầu công bố thôngtin phải kịp thời, chính xác theo đúng quy định của pháp luật Như vậy yêu cầu vềchất lượng thông tin công bố phải được đặt lên hàng đầu, bởi vì nguồn vốn của cáctổ chức niêm yết trên thị trường chứng khoán thực sự là sở hữu của nhiều nhà đầu

tư là cá nhân và tổ chức, chất lượng thông tin có ảnh hưởng đến niềm tin của nhàđầu tư, ảnh hưởng đến giá trị cổ phiếu, đây chính là nguyên nhân sâu xa có tácđộng đến mối quan hệ cung - cầu

Chất lượng của thông tin được công bố cũng nói lên thực trạng kinh doanhtrên thị trường, thông tin là yếu tố tạo nên chất lượng của hàng hoá chứng khoán,

Trang 26

do vậy muốn có thị trường hoạt động tốt, trước hết công tác công bố thông tin củacác tổ chức niêm yết cần phải được quan tâm, đòi hỏi chất lượng ngày càng phải

được nâng cao cho phù hợp với tình hình phát triển của thị trường.

1.3 Thông tin kế toán công bố trên TTCK ở một số quốc gia trên thế giới.

Tham khảo các quy định về CBTT đối với các công ty niêm yết của 3 quốc

gia điển hình là: Mỹ, Pháp và Trung Quốc.

Tên gọi các tổ chức quản lý TTCK:

+ Mỹ: Ủy Ban Giao dịch Chứng khoán (Securities and Exchange

Commission – SEC)

+ Pháp: Ủy ban Nghiệp vụ Chứng khoán Pháp (Commission des Opération

de Bourse – COB), nay là thành viên của tổ chức NYSE Euronext.

+ Trung Quốc: Cơ quan Giám quản chứng khoán của Quốc vụ Viện Trung

Quốc (China Securities Regulatory Commission – CSRC)

Quy định về CBTT của những tổ chức trên đối với các CTNY như sau:

1.3.1 Hình thức công bố thông tin

BCTC năm và nửa

(X) : bắt buộc

Trang 27

1.3.2 Nội dung CBTT

1.BCTC năm vàBCTC nửa năm

Mẫu 10K, 10KSBDựa trên quy môvốn và số cổ đông

Quy định của NYSE

Euronet, hoà hợp với

quy định của AMF,

CNC, IFRSvà US GAAP

Theo quy định của

CSRC, hoà hợpvới quy định của

ASBE, IAS

2 BCTC quý Mẫu 10Q

Quy định của AMF,

CNC, IFRSvà US GAAP

ASBE, IAS vàCSRC

1.3.3 Thời gian công bố thông tin

1 BCTC năm Từ 75 đến 90 ngày 90 ngày Trong vòng 4 tháng2 BCTC nửa năm Từ 75 đến 90 ngày 90 ngày Trong vòng 2 tháng3 BCTC quý Từ 40 đến 45 ngày 45 ngày Trong vòng 1 tháng

* Phần chi tiết xin tham khảo phụ lục kèm theo

1.3.4 Bài học kinh nghiệm Việt Nam.

1.3.4.1 Các thị trường chứng khoán Châu Âu, Châu Mỹ

Thị trường chứng khoán Châu Âu, Châu Mỹ là những TTCK vào hạng lâu đờivà phát triển nhất trên thế giới, khối lượng hàng hoá lớn và đa dạng, vì thế côngviệc điều hành các thị trường này đã rất chuyên nghiệp, hệ thống các luật về kếtoán, kiểm toán theo đúng thông lệ quốc tế, quy định của các cơ quan quản lý, cơ

quan điều hành, giám sát trực tiếp và gián tiếp đã được xây dựng và vận hành ổnđịnh trong nhiều năm, đồng thời với trình độ am hiểu về luật pháp của các chủ thể

tham gia thị trường tương đối tốt, công tác kiểm tra giám sát chặt chẽ, do vậy việc

Trang 28

cung cấp thông tin của các công ty niêm yết trên thị trường được thực hiện theo

đúng quy định và luật pháp.

Trong giai đoạn gần đây, với sự ra đời của thị trường chứng khoán toàn cầu đầu

tiên (NYSE Euronext), càng làm tăng tính chuyên môn hoá cao về tất cả mọi mặtcủa thị trường, tiến tới xây dựng TTCK cạnh tranh hoàn hảo.

Thực trạng hiện nay của TTCK Việt Nam, do mới thành lập, các yếu tố của thị

trường như quy mô, hàng hoá, số lượng nhà đầu tư tham gia thị trường, hệ thống

luật lệ, môi trường hoạt động… còn đang trong giai đoạn hình thành, muốn pháttriển và hoàn thiện đòi hỏi phải có thời gian hoạt động để làm biến đổi cả về chấtvà về lượng của thị trường.

Từ các yếu tố nói trên TTCK Âu, Mỹ chỉ cho phép chúng ta đi tắt, đón đầunhững thành tựu trong mô hình xây dựng, áp dụng những tiến bộ khoa học, kỹthuật về hệ thống công nghệ thông tin, tham khảo và vận dụng hệ thống luật lệ,khuôn mẫu báo cáo tài chính, báo cáo kiểm toán theo thông lệ quốc tế, cũng nhưcác vấn đề có liên quan khác đến việc CBTT trên thị trường, qua đó xác định môhình thị trường chứng khoán Âu, Mỹ là thị trường mục tiêu chiến lược cho TTCKViệt Nam trong dài hạn nhắm tới.

1.3.4.2 Thị trường chứng khoán Trung Quốc

TTCK Trung Quốc là một thị trường lớn trên thế giới (chỉ tính đến đầu năm2008, TTCK Trung Quốc đã có khoảng 12.000DNNY), tuy mới được hình thànhvà phát triển trong một thời gian ngắn, nhưng TTCK Trung Quốc đã phát triển vớitốc độ cao Sự phát triển của TTCK Trung Quốc tương ứng với sự phát triển kinh tếnhanh chóng của đất nước này.

Nền kinh tế Trung Quốc được chuyển dịch từ nền kinh tế hoạch định XHCNsang nền kinh tế thị trường, các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán đaphần là các doanh nghiệp nhà nước IPO để đạt tiêu chuẩn niêm yết, nhưng khi tiến

Trang 29

hành IPO, các doanh nghiệp Trung Quốc chỉ phát hành cổ phiếu tăng vốn chứkhông bán vốn Nhà nước.

Tình hình kinh tế xã hội Việt Nam có nhiều điểm tương đồng với tình hìnhkinh tế xã hội Trung Quốc, cùng là những quốc gia có xuất phát điểm là nền kinh tếhoạch định XHCN chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, cũng cómức phát triển kinh tế hàng năm tương đối cao và ổn định…

Tuy có sự khác biệt về quy mô nhưng TTCK Trung Quốc và thị TTCK ViệtNam có nhiều điểm giống nhau trong các lĩnh vực khác như trình độ công nghệ,chủng loại hàng hoá, các tiêu chuẩn về kế toán, kiểm toán…,các DNNY phần lớn làcác DNNN chuyển đổi mô hình kinh tế, ngoài ra điểm tương đồng nhất là về cănbản chuyển hướng đi lên của nền kinh tế và xu hướng hòa nhập với nền kinh tế thếgiới của cả hai quốc gia là như nhau Vì thế, qua một số phân tích của các tổ chứckinh tế trong và ngoài nước cho thấy TTCK Trung Quốc có thể là thị trường định

hướng và là mục tiêu thực hiện cho TTCK Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Trang 30

Kết luận chương 1

Qua xem xét, phân tích tính chất đặc trưng của TTCK, cho thấy các vấn đề

có liên quan đến thông tin được công bố là thực sự quan trọng, yêu cầu CBTT phảiđược đưa lên hàng đầu, nếu muốn cho TTCK phát triển ổn định và bền vững, vì nó

chính là chất lượng của hàng hoá chứng khoán là cổ phiếu của các DNNY đượcmua, bán trên thị trường.

Trong các thông tin được công bố, TTKT có vị trí quan trọng bậc nhất, các

TTKT cho thấy thực trạng tài chính của các DNNY, đây cũng chính là giấy xácnhận chất lượng hàng hoá đối với cổ phiếu.

Một vấn đề không kém phần quan trọng là việc xác định chất lượng BCTC,TTKT muốn có chất lượng phải được công nhận bởi một tổ chức kiểm toán độclập, nội dung BCTC phải tuân thủ Luật kế toán và các văn bản hướng dẫn thi hành Mặt khác các vấn đề thực hiện CBTT cũng phải được đặt ra xuất phát từ lý dobất cân xứng trong việc ghi nhận thông tin, nhất là TTKT của các chủ thể tham giathị trường, cũng từ nguyên nhân thông tin bất cân xứng này dẫn đến các hậu quả làcác hiện tượng vi phạm quy định nguyên tắc kinh doanh trên TTCK đã và đang

thường xuyên xảy ra trong những năm gần đây.

Như vậy việc thực hiện công bố TTKT trên thị trường cần phải được tổ chức

sao cho vừa thuận tiện cho các công ty niêm yết, vừa đảm bảo cung cấp thông tinminh bạch, nhanh chóng, chính xác, kịp thời, nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu

tư, đó cũng chính là bảo vệ sự tồn tại và phát triển của TTCK.

Trang 31

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CÔNG BỐ THÔNG TIN KẾ TOÁN CỦA CÁC

DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆTNAM.

2.1 Lược sử thị trường chứng khoán và các công ty niêm yết của Việt Nam.2.1.1 Thị trường chứng khoán Việt Nam.

Chính phủ đã có định hướng thành lập TTCK từ năm 1990, giao cho Ngân hàngNhà nước thực hiện, Ngân hàng Nhà nước đã có quyết định số 207/QĐ-TCCBngày 6-11-1993, thành lập Ban Nghiên Cứu Xây dựng Và Phát Triển TTCK trựcthuộc Ngân hàng Nhà nước.

Đến ngày 29-6-1995, Chính phủ ra Quyết định số 361/QĐ-TTg, thành lập Ban

Tổ Chức TTCK, giúp Chính phủ chỉ đạo, chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việcxây dựng thị trường.

Nghị định 75/CP của Chính Phủ ngày 28-11-1996 thành lập UBCKNN (SSC),

là cơ quan trực thuộc Chính phủ trực tiếp quản lý nhà nước về chứng khoán và

TTCK, đã đánh dấu ngày ra đời chính thức của TTCK Việt Nam, sau hơn sáu nămchuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc xây dựng thị trường

Ngày 7-9-2004 Thủ Tướng Chính phủ đã có Quyết định số 161/2004/ TTg về việc sáp nhập UBCKNN vào Bộ Tài chính, theo nội dung Quyết định nàyUBCKNN là tổ chức trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng quản lý Nhà

QĐ-nước về chứng khoán và TTCK, trực tiếp giám sát và quản lý TTCK theo quy định

Trang 32

5 Tạp chí chứng khoán.

Thị trường sơ cấp do UBCKNN (SSC) trực tiếp quản lý.

Thị trường giao dịch thứ cấp, cũng đồng thời là nơi phục vụ công tác đấu giá cáccổ phiếu IPO lần đầu, phát hành tăng vốn ra công chúng của các DN (quy định một

đợt phát hành có tổng mệnh giá từ 10 tỷ đồng Việt nam trở lên 7), thị trường nàybao gồm hai tổ chức: Trung tâm Giao dịch chứng khoán TpHCM nay là Sở Giaodịch chứng khoán TpHCM và Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội, hàng hoácủa thị trường có cổ phiếu, trái phiếu và các công cụ chứng khoán phái sinh.

Trung tâm Giao dịch chứng khoán TpHCM chính thức khai trương đi vào hoạt

động là ngày 20-7-2000, thực hiện phiên giao dịch cổ phiếu niêm yết đầu tiên trên

sàn giao dịch vào ngày 28-7-2000, với hai công ty niêm yết là REE và SAM, cuối

năm 2000 trên sàn HOSE có 5 DNNY.

HOSE chính thức chuyển thành SGDCK TpHCM theo Quyết định số

559/QĐ-TTg, ngày 11-5-2007 của Thủ tướng Chính phủ.

TTGDCK HN chính thức khai trương đi vào hoạt động ngày 8-3-2005, và ngày14-7-2005 chính thức khai trương sàn giao dịch thứ cấp với 6 công ty niêm yết.

2.1.2 Các Công ty niêm yết.

Tiêu chuẩn niêm yết cổ phiếu trên SGDCH, TTGDCK của các CTCP được thựchiện theo các văn bản quy phạm pháp luật về chứng khoán và TTCK, trong đó cácnội dung chính về các tiêu chuẩn niêm yết như sau:

1 Vốn điều lệ (theosổ sách kế toán)

80 tỷ đồng trở lên, trườnghợp DN có vốn ít hơn quy

định 30%, phải muốn đăng

ký niêm yết phải do Bộ Tàichính quyết định sau khi xin

10 tỷ đồng trở lên

Trang 33

ý kiến Thủ tướng Chính phủ2 Hiệu quả hoạt động

Nắm giữ 100% số cổ phiếudo mình sở hữu trong 6 tháng

đầu, 50% trong 6 tháng tiếp

theo, không tính cổ phiếuthuộc sở hữu Nhà nước màmình đại diện

Nắm giữ 100% số cổ phiếu domình sở hữu trong 6 tháng đầu,50% trong 6 tháng tiếp theo,không tính cổ phiếu thuộc sởhữu Nhà nước mà mình đạidiện

5 Hồ sơ niêm yết cổphiếu.

Có hồ sơ niêm yết cổ phiếuhợp lệ theo quy định tạikhoản 2 điều 10 Nghị định số

Có hồ sơ niêm yết cổ phiếu hợplệ theo quy định tại khoản 2

điều 10 Nghị định số14/2007/NĐ-CP

6 Loại hình doanhnghiệp

Mọi loại hình doanh nghiệp

Các DN mới thành lập thuộclĩnh vực cơ sở hạ tầng hoặccông nghệ cao, DNNN chuyển

đổi thành CTCP không phảiđáp ứng yêu cầu (2)

(*) Theo Nghị định 144/2003/NĐ-CP ngày 28-11-2003, thì điều kiện niêm yếttrên TTGDCK có các tiêu chuẩn sau:

Vốn điều lệ từ 5 tỷ đồng trở lên, 2 năm liền trước có lãi, đối với DNNN cổphần hoá chỉ cần năm liền trước có lãi.

Trang 34

Các thành viên HĐQT, BKS, KTT cam kết nắm giữ cổ phiếu mà mình sở

hữu ít nhất 50% trong 3 năm kể từ ngày niêm yết.

Tối thiểu 20% vốn cổ phần của công ty do ít nhất 50 cổ đông ngoài tổ chứcniêm yết nắm giữ, đối với công ty có vốn từ 100 tỷ đồng trở lên, tỷ lệ này là 15%.

Có hồ sơ niêm yết hợp lệ.

2.2 Thông tin kế toán công bố trên thị trường chứng khoán Việt Nam2.2.1 Theo quyết định của các cơ quan chức năng

Cơ quan quản lý thị trường là UBCKNN, từ ngày thành lập theo Nghị định

75/CP ngày 28 - 11- 1996 trực thuộc Chính phủ, sau đó căn cứ vào Quyết định số

161/2004/ QĐ-TTg ngày 7-9-2004, UBCNKK trực thuộc Bộ Tài Chính Các văn

bản quy định về CBTT trên thị trường từ ngày bắt đầu thành lập năm 1996 cho đếnnay gồm có:

- Nghị định 48/1998/NĐ-CP ngày 11-7-1998, của Chính phủ về chứngkhoán và TTCK.

- Nghị định 144/2003/NĐ-CP ngày 28-11-2003 của Chính phủ về chứngkhoán và TTCK.

- Thông tư 57/2004/TT-BTC ngày 17-6-2004, của Bộ Tài chính hướng

dẫn về việc công bố thông tin trên TTCK.

- Luật Chứng Khoán số 70/2006/QH11 ngày 29-6-2006 có hiệu lực ngày1-1-2007.

- Thông tư 38/2007/TT-BTC ngày 18-4-2007, của Bộ Tài chính hướng

dẫn về việc công bố thông tin trên TTCK

Hiện nay theo tinh thần thông tư 38/2007/TT-BTC, việc công bố thông tin làBCTC thường niên được quy định như sau:

Yêu cầu thực hiện CBTT:

Việc CBTT phải đầy đủ, chính xác, và kịp thời theo quy định của pháp luật.

Trang 35

Việc CBTT phải do Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc hoặc người được ủyquyền CBTT thực hiện Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc phải chịu trách nhiệm vềnội dung thông tin do người được ủy quyền CBTT công bố.

Việc CBTT phải được thực hiện đồng thời với việc báo cáo UBCKNN,SGDCK, TTGDCK Các tài liệu gửi UBCKNN, SGDCK, TTGDCK được thể hiện

dưới hình thức văn bản và dữ liệu điện tử theo quy định của UBCKNN, SGDCK,

Thời gian công bố báo cáo tài chính

Thời gian công bố BCTC năm là 100 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.Thời gian công bố BCTC quý là ngày thứ 25 của tháng đầu quý tiếp theo.Nội dung công bố BCTC:

BCTC quý gồm:

BCĐKT giữa niên độ (dạng đầy đủ): Mẫu số B 01a – DN

BCKQHĐSXKD giữa niên độ (dạng đầy đủ): Mẫu số B 02a – DN

BCLCTT giữa niên độ (dạng đầy đủ): Mẫu số B 03a – DNBTMBCTC chọn lọc: Mẫu số B 09a – DN

Trang 36

Trường hợp kết quả sản xuất kinh doanh giữa 2 kỳ báo cáo có biến động từ 5%

trở lên (dự thảo thông tư mới quy định 10% 8), tổ chức niêm yết phải giải trình rõnguyên nhân dẫn đến những bất thường đó trong BCTC quý.

Tổ chức niêm yết công bố BCTC quý tóm tắt theo mẫu CBTT-03 của thông tư38/2007TT-BTC, qua phương tiện công bố thông tin của UBCKNN, SGDCK,TTGDCK.

BCTC quý của CTNY phải công bố trên các ấn phẩm, trang thông tin điện tửcủa CTNY và phải lưu trữ ít nhất 12 tháng tiếp theo tại trụ sở chính của tổ chức để

nhà đầu tư tham khảo.

BCTC năm gồm:

BCĐKT : Mẫu số B 01 – DN

BCKQHĐSXKD: Mẫu số B 02 – DN

BCLCTT : Mẫu số B 03 – DN BTMBCTC: Mẫu số B 09 – DN

Trường hợp DNNY là công ty mẹ, nội dung CBTT theo quy định của pháp luật

kế toán về BCTC hợp nhất và tổng hợp.

Công ty niêm yết phải lập và công bố báo cáo thường niên theo mẫu CBTT-02của thông tư 38/2007TT-BTC, đồng thời với công bố BCTC năm.

Công ty niêm yết phải công bố BCTC năm tóm tắt theo mẫu CBTT-03 của

thông tư 38/2007TT-BTC trên 3 số báo liên tiếp của một tờ báo trung ương và một

tờ báo địa phương nơi công ty đóng trụ sở chính hoặc thông qua phương tiện CBTTcủa UBCKNN

BCTC năm của Công ty niêm yết phải công bố trên các ấn phẩm, trang thôngtin điện tử của DNNY và lưu trữ ít nhất 10 năm tại trụ sở chính để nhà đầu tư tham

2.2.2 Tình hình thực hiện của các công ty niêm yết

2.2.2.1 Sơ lược về tình hình CTNY trên SGDCK Tp HCM

Trang 37

NămSố lượng CTNYKhối lượng CP niêm yếthiện tại (31/12/2007)

Trang 38

Biểu đồ tình hình niêm yết và giá trị mệnh giá trên SGDCK TpHCM tính đến ngày31/12/2008.

Nguồn: tổng hợp từ websitewww.hsx.vn

2.2.2.2 Tình hình thực hiện của các CTNY

Căn cứ Thông tư 38/2007/TT-BTC về việc hướng dẫn CBTT trên TTCK, Tại

Khoản 1.6, điều 1, mục II có quy định DNNY phải công khai địa chỉ trang thông

tin điện tử của mình, tuy nhiên qua thống kê ngay trên cổng thông tin của các cơ

quan quản lý trực tiếp và gián tiếp các CTNY tính đến thời điểm 31-12-2008,chúng tôi nhận thấy còn 71/173 công ty chưa công bố đầy đủ các thông tin cơ bản

theo quy định trong đó 47/173 công ty chưa thực hiện công khai website của công

ty9.

Trang 39

Từ khi thành lập TTCK Việt Nam cho đến năm 2006, cơ quan quản lý thị

trường thực hiện việc quản lý, điều hành thị trường thông qua các văn bản rời rạc

của Chính phủ, Bộ Tài Chính và UBCKNN, TTGDCK, chỉ đến năm 2007, khi LuậtChứng khoán và hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành được ban hành, việcCBTT mới có những tiêu chuẩn rõ ràng và có nề nếp.

a Tình hình thực hiện công bố BCTC năm

Thống kê qua các năm 2006, 2007, 2008 như sau:

Trang 40

b Báo cáo tài chính giữa niên độ

Quý IV năm 2008 trên HOSE có 173 CTNY, thống kê tình hình thực hiện như

+ Thiếu TMBCTC

Về thời gian công bố BCTC quý chỉ có vào khoảng 25% (43/173) DNNY thựchiện công bố BCTC quý đúng thời hạn (25 ngày).

* Chi tiết xin tham khảo phụ lục kèm theo

2.3 Đánh giá tình hình công bố thông tin trên thị trường chứng khoán2.3.1 Khảo sát

a Đối tượng khảo sát:

Dùng phiếu lấy ý kiến các đối tượng:

+ Cơ quan quản lý thị trường chứng khoán

+ Các DNNY trên TTCK

+ Các nhà đầu tư

Ngày đăng: 31/10/2012, 17:06

Hình ảnh liên quan

1.3.1 Hình thức công bố thông tin - Các giải pháp hoàn thiện vấn đề công bố thông tin kế toán của các doanh nghiệp niêm yết trên Thị trường chứng khoán Việt Nam

1.3.1.

Hình thức công bố thông tin Xem tại trang 26 của tài liệu.
6. Loại hình doanh nghiệp - Các giải pháp hoàn thiện vấn đề công bố thông tin kế toán của các doanh nghiệp niêm yết trên Thị trường chứng khoán Việt Nam

6..

Loại hình doanh nghiệp Xem tại trang 33 của tài liệu.
Biểu đồ tình hình niêm yết và giá trị mệnh giá trên SGDCK TpHCM tính đến ngày 31/12/2008. - Các giải pháp hoàn thiện vấn đề công bố thông tin kế toán của các doanh nghiệp niêm yết trên Thị trường chứng khoán Việt Nam

i.

ểu đồ tình hình niêm yết và giá trị mệnh giá trên SGDCK TpHCM tính đến ngày 31/12/2008 Xem tại trang 38 của tài liệu.
a. Tình hình thực hiện công bố BCTC năm - Các giải pháp hoàn thiện vấn đề công bố thông tin kế toán của các doanh nghiệp niêm yết trên Thị trường chứng khoán Việt Nam

a..

Tình hình thực hiện công bố BCTC năm Xem tại trang 39 của tài liệu.
2.3 Đánh giá tình hình công bố thông tin trên thị trường chứng khoán - Các giải pháp hoàn thiện vấn đề công bố thông tin kế toán của các doanh nghiệp niêm yết trên Thị trường chứng khoán Việt Nam

2.3.

Đánh giá tình hình công bố thông tin trên thị trường chứng khoán Xem tại trang 40 của tài liệu.
3.2.2. Giải pháp về phạm vi và hình thức công bố thông tin - Các giải pháp hoàn thiện vấn đề công bố thông tin kế toán của các doanh nghiệp niêm yết trên Thị trường chứng khoán Việt Nam

3.2.2..

Giải pháp về phạm vi và hình thức công bố thông tin Xem tại trang 67 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan