1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Bể miệng vì nhai kẹo cao su?

8 302 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 113,49 KB

Nội dung

Bể miệng nhai kẹo cao su? Một câu chuyện có vẻ ly kỳ đã được thông tin như sau: một sinh viên hoá học người Ukraine, 25 tuổi, trong lúc thổi kẹo cao su, kẹo nổ thổi bay quai hàm. Lúc xảy ra tai nạn, sinh viên này đang làm việc tại nhà của cha mẹ ở Konotop. Thình lình, người thân của anh nghe một tiếng nổ “bốp” thật lớn. Họ vội nhào vào phòng và phát hiện xác anh. Nửa phần phía dưới khuôn mặt đã bị biến dạng nghiêm trọng. Theo hãng thông tấn Nga Ria Novosti, các xét nghiệm pháp y phát hiện trong miếng kẹo chewing gum (kẹo cao su nhai) mà nạn nhân sử dụng có lẫn với một chất hoá học chưa xác định. Một nguồn tin khác cho biết sinh viên này thường ngâm kẹo chewing gum vào axit citric. Sau khi phát hiện một chất khác gần thi thể, cảnh sát đã đặt ra khả năng có thể anh ta đã nhầm lẫn giữa hai loại hoá chất và nhai nhầm miếng kẹo cao su ngâm trong loại hoá chất chưa xác định. Hậu quả, viên kẹo nổ tung, thổi bay hàm dưới và cướp luôn sinh mạng. Ảnh minh họa: Inmagine Tự mình chuốc hoạ vào thân Chuyện kể trên đã cho thấy tác hại của việc sử dụng kẹo cao su nhai không đúng cách. Thật ra dùng kẹo cao su cũng giống như dùng bao loại kẹo khác, tức dùng đúng thành phần kẹo đã chế biến sẵn, không thêm thắt bất cứ thứ nào khác. Bày đặt thêm vào một loại hóa chất thì đúng là “chuốc hoạ vào thân”. Là sinh viên hoá, thừa biết axit citric là một loại axit hữu cơ lành tính (có trong chanh, làm cho chanh có vị chua) thường được cho vào thực phẩm (như nước giải khát coca cola) để tăng độ chua làm vị hấp dẫn hơn, người sinh viên này đã thêm vào kẹo cao su nhai bằng cách ngâm kẹo vào dung dịch axit citric để tăng khoái khẩu khi nhai bỏm bẻm. Và không ngờ, chỉ một sự nhầm lẫn ngâm vào hoá chất nào đó không phải axit citric (có thể là hoá chất như nitroglycerin chăng?) mà khi nhai, kẹo đã nổ làm hồn lìa khỏi xác. Kẹo cao su nhai là loại kẹo hấp dẫn. Tai nạn kể trên là hết sức hãn hữu. Bên cạnh đó, có nhiều lợi ích mà kẹo cao su nhai đem đến cho người sử dụng. Như nhai kẹo nhằm làm khoẻ hàm, chống stress… Hàng đêm trên truyền hình, các mẩu quảng cáo liên tục khuyến dụ người từ đến lớn nhai chewing gum để được thơm miệng và để tập thể dục hàm miệng. Với những dạng kẹo này, có lẽ mọi người đã rõ bởi xuất hiện cũng khá lâu rồi. Ở đây chỉ xin nói về một dạng kẹo khác, kẹo cao su nhai được ngành dược chọn làm thuốc, chỉ mới được công nhận gần đây. Kẹo cao su nhai chứa thuốc “Trong kẹo cao su có chứa thuốc, chính nhờ sự nhai mà hoạt chất sẽ phóng thích ra, hoà tan vào nước bọt và từ đó cho tác dụng tại chỗ đối với các bệnh ở hàm, miệng, đường tiêu hoá hoặc tác dụng toàn thân”. Theo đường miệng, từ lâu đã có nhiều dạng thuốc như thuốc bột, thuốc viên nén trần, viên nén bao, viên nang… Cũng từ lâu, các dạng thuốc dùng qua đường miệng đã được ghi trong các dược điển (tài liệu chính thức của một nước quy định việc bào chế và kiểm nghiệm thuốc). Còn dạng thuốc kẹo cao su nhai chứa thuốc chỉ mới được ghi trong số ít dược điển vào năm 1998, như trong dược điển Anh, dược điển châu Âu . “Kẹo cao su nhai chứa thuốc” được định nghĩa là chế phẩm dạng rắn chứa một liều hoạt chất duy nhất và tá dược cơ bản là “gôm” giúp cho việc nhai mà không nuốt chế phẩm này. Sự nhai sẽ giúp phóng thích thuốc. Ai đã từng nhai kẹo cao su đều biết chỉ cần nhóp nhép cho đến khi chán thì nhả bỏ xác chứ không nuốt. Cũng cần nên biết mặc dù ta gọi là “kẹo cao su” nhưng chất nền cơ bản làm kẹo này không phải cao su, tức nhựa mủ của cây cao su mà là “gôm”, là dịch rỉ lấy ra từ các loài thực vật khác với cây cao su. Với định nghĩa đó cũng cho thấy dạng thuốc kẹo cao su nhai khác với một dạng thuốc khác cũng dùng để nhai, đó là viên nén nhai. Sử dụng viên nén nhai (như viên thuốc kháng axit Maalox), sau khi nhai nát sẽ chiêu nước để nuốt trọn thuốc chứ không nhả xác như kẹo cao su. Trong kẹo cao su có chứa thuốc, chính nhờ sự nhai mà hoạt chất sẽ phóng thích ra, hoà tan hoặc phân tán vào trong nước bọt và từ đó cho tác dụng tại chỗ đối với các bệnh ở hàm, miệng, đường tiêu hoá hoặc cho tác dụng toàn thân. Ảnh: Inmagine Không phải để nhai chơi Ðể có dạng kẹo cao su nhai, chất gôm sẽ được trộn với hoạt chất thuốc cùng một số tá dược khác như chất độn, chất hoá dẻo, chất làm ngọt, chất tạo màu, mùi vị, chất ổn định. Ðối với hoạt chất dễ bị hỏng, dạng thuốc kẹo cao su nhai còn được bao màng mỏng để chống ẩm và ánh sáng. Do kẹo chứa thuốc, không phải để nhai chơi cho vui như kẹo cao su thông thường mà dùng để điều trị bệnh cho nên dạng thuốc này được kiểm nghiệm kỹ trước khi lưu hành. Thỏi kẹo nào cũng phải giống nhau về khối lượng thuốc mà nó chứa và bằng đúng với lượng thuốc đã được đăng ký. Không những thế, kẹo cao su nhai chứa thuốc phải đạt về độ giải phóng hoạt chất, nghĩa là khi nhai kẹo phải phát tán toàn bộ hoạt chất ra dạng thuốc trong khoảng thời gian quy định. Do kẹo cao su là môi trường tốt cho sự phát triển các vi sinh vật (nấm mốc, vi khuẩn…) nên dạng thuốc này cần được đóng gói, bảo quản trong điều kiện đảm bảo về mặt tiêu chuẩn vi sinh, không được nhiễm khuẩn. Dạng thuốc kẹo cao su nhai khá tiện lợi cho người sử dụng, tuy nhiên chính dạng thuốc có vẻ thơm ngon này phải đặc biệt thận trọng trong tồn trữ, nhất là phải để xa tầm tay của trẻ con. Hiện nay, với sự tiến bộ không ngừng của công nghiệp dược, nhiều dạng thuốc mới đã ra đời nhằm đưa đến sự thuận tiện cho người sử dụng như dạng thuốc cho tác dụng kéo dài có kiểm soát, dạng băng dán, dạng kẹo cao su nhai,… đòi hỏi dược sĩ phải nắm vững tính năng các dạng thuốc này để có hướng dẫn sử dụng tốt. Bản thân người xài thuốc cũng cần tuân thủ những quy định để dùng cho đúng, tránh những tai hoạ vô tình lấy đi sự sống như trường hợp đáng tiếc của sinh viên hoá học người Ukraine. Một số loại thuốc là kẹo cao su Dược phẩm thuộc loại đầu tiên dùng dạng kẹo cao su nhai là Nicorette. Có hai loại Nicorette: loại chứa 2mg và loại chứa 4mg hoạt chất nicotin dùng để cai nghiện thuốc lá. Chất gôm dùng để nhai trong Nicorette có tên là Dreyco, thuộc loại resin trao đổi ion và được bào chế thành dạng chỉ cần nhai 30 phút là sẽ phóng thích hết hoạt chất ra khỏi dạng thuốc. Cũng cần biết rằng, nghiện thuốc lá chính là nghiện nicotin có trong khói thuốc và người nghiện không thể nào bỏ thuốc lá nếu cơ thể thiếu đột ngột sự cung cấp nicotin. Dùng nicotin nhai (thay nhai còn có dạng thuốc dán lên da, dạng thuốc hít vào mũi) cơ thể sẽ được cung cấp nicotin mà người cai không phải hút (có nhiều chất sinh ra qua đường hút thuốc lá rất có hại, trong đó có chất sinh ung thư) và có thể giảm liều dần để rồi cai hẳn. Còn loại Nicorette 4mg là để dành cho người nghiện thuốc lá nặng đỡ phải nhai quá nhiều lần trong ngày. Có người nếu dùng kẹo loại 2mg sẽ phải nhai 30 lần trong ngày, thay nhai 15 lần với loại 4 mg mới thấy đủ “đô”, và nếu có bệnh về răng thì thật là khổ sở khi nhai. . Bể miệng vì nhai kẹo cao su? Một câu chuyện có vẻ ly kỳ đã được thông tin như sau: một sinh viên hoá học người Ukraine, 25 tuổi, trong lúc thổi kẹo cao. về một dạng kẹo khác, kẹo cao su nhai được ngành dược chọn làm thuốc, chỉ mới được công nhận gần đây. Kẹo cao su nhai chứa thuốc “Trong kẹo cao su có chứa

Ngày đăng: 24/10/2013, 07:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w