1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

SKKN Li 7 THCS

6 262 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 69,5 KB

Nội dung

Người thực hiện: Hồ Việt Cảnh Năm học: 2007 – 2008. Tên đề tài: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH NẮM ĐƯC KIẾN THỨC PHẦN ÂM HỌC CỦA VẬT 7. I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Để nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học, đảm bảo cho HS chiếm lónh được kiến thức, phát triển được kỹ năng hành động sáng tạo, tìm tòi của HS. Phương pháp giảng dạy của GV góp phần rất quan trọng cho sự lónh hội kiến thức đó. Trong chương trình Vật 7 phần Âm học tuy rất gần gũi với các em về các sự vật hiện tượng cụ thể như: Nguồn âm là gì? Độ cao của âm là gì? Âm truyền qua được những môi trường nào? Tiếng vang là như thế nào? . Tuy nhiên để giải thích các hiện tượng Vật đó qua kiến thức của bài học là rất khó khăn. Vì việc giải thích các hiện tượng này rất trừu tượng, khó hiểu. Từ đó các em sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình tiếp thu kiến thức của bài học. Chính vì vậy, qua nhiều năm giảng dạy môn Vật 7 tôi đã mạnh dạn áp dụng một số phương pháp giúp học sinh nắm được kiến thức phần âm học của chương trình Vật 7. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. 1. Đặc điểm tình hình: Hiện nay chúng ta đã đổi mới SGK, chính vì vậy phương pháp giảng dạy của GV cũng phải đổi mới cho phù hợp với xu hướng chung của ngành giáo dục đã đề ra. Tuy nhiên, hiện nay ở HS còn gặp rất nhiều khó khăn trong tiếp thu kiến thức cũng như mục tiêu của bài học đã đề ra. Một trong những khó khăn mà HS gặp phải đó là: Khả năng tiếp thu kiến thức bài học của các em còn hạn chế, một số HS người dân tộc chưa hiểu hết cách ngôn từ Việt Nam, chính vì vậy mà các em còn "mập mờ" trong nhận thức. Bên cạnh đó vẫn còn một số em chưa xác đònh đúng đắn vai trò học tập của mình, chưa nhận thức hết được con đường học vấn là quan trong như thế nào. Từ đó kết quả học tập đạt thấp là điều không thể tránh khỏi. Trong năm qua, với cuộc vận động "Hai không" trong toàn ngành giáo dục, kết quả cho thấy chất lượng giáo dục hiện nay của nước đang trong tình trạng báo động. Cụ thể trong năm học qua trường THCS Long Phú có rất nhiều HS yếu kém, HS khá giỏi không cao. Chính vì vậy, mỗi GV cần phải có những phương pháp dạy học sao cho phù hợp với chuyên môn mình giảng dạy, nhằm mục đích nâng cao dần chất lượng giáo dục đi lên. Với đặc thù của bộ môn tôi đang giảng dạy là môn Vật 7, tôi cũng hiểu được điều đó. Tuy nhiên, một số em HS yếu kém hầu như không nắm được mục tiêu kiến thức của bài học đã đề ra. Từ đó chất lượng giáo dục là không cao. Năm học 2007 - 2008, tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công tôi giảng dạy môn Vật khối 6; 7. Nhà trường hiện có 20 lớp học với tổng số học sinh khoảng 670. Trường THCS Long Phú đóng trên đòa bàn xã Long Phú, với hai điểm lẻ thuộc hai ấp Bưng Thum và Phú Đức. Tuy nhà trường với hai điểm lẻ nhưng sức học của các em 1 Người thực hiện: Hồ Việt Cảnh Năm học: 2007 – 2008. đều như nhau. Đó là nhờ vào sự quan tâm nhiệt tình của Ban giám hiệu, các cấp lãnh đạo của ngành, của đòa phương, nên tình hình học tập của các em có nhiều thuận lợi. Sau đây là số liệu thống kê trong kiểm tra 15 phút mà các em đã thực hiện. Số liệu như sau: STT Lớp TSHS Điểm trên 5 TL(%) Điểm dưới 5 TL(%) 1 2 3 4 5 7A1 7A2 7A3 7A4 7A5 34 34 24 17 25 21 22 9 7 11 62 65 30 42.8 44 13 12 15 10 14 38 35 70 57.2 46 Cộng 134 70 52.2% 64 47.8% Qua bảng điều tra cho thấy vẫn còn một tỉ lệ khá cao HS dưới trung bình. Đây là tình hình chung mà giáo viên nào cũng gặp phải trong quá trình giảng dạy. Đó là:  Đối với học sinh: Mục tiêu chung của phần Âm học là yêu cầu HS phải biết được một số hiện tượng Vật thường gặp, chủ yếu dựa vào vận dụng lý thuyết của bài học để trả lời. Tuy nhiên khả năng lập luận của các em còn hạn chế, cách diễn đạt còn lúng túng, thiếu chính xác hoặc trả lời không được.  Đối với giáo viên: Dụng cụ dạy học còn thiếu chính xác hoặc mức độ chính xác không cao. Trình độ tiếp thu kiến thức của các em không đồng đều dẫn đến kết quả truyền thụ kiến thức để các em nắm vững còn hạn chế. Như vậy, để góp phần hạn chế số lượng HS yếu kém, mỗi giáo viên cần phải đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với chuyên môn mình giảng dạy. Nhằm giúp các em nhận thức đúng đắn vai trò học tập của mình, đảm bảo cho các em có thể nắm được kiến thức của phần Âm học tôi đã thực hiện một số phương pháp sau:  Khi giảng dạy từng bài giáo viên cần sử dụng dụng cụ trực quan để minh hoạ hoặc chứng minh cho các em thấy được kiến thức là đúng. Bên cạnh đó khi sử dụng dụng cụ trực quan các em sẽ cảm thấy thích thú hơn và dễ dàng nắm được kiến thức hơn.  Giáo viên ra bài tập, câu hỏi hay những tình huống có vấn đề cho học sinh bằng những phiếu in sẵn.  Yêu cầu học sinh nghiên cứu đoạn sách giáo khoa, tài liệu bổ sung theo chỉ dẫn để HS nắm được sơ bộ các kiến thức từng phần. 2 Người thực hiện: Hồ Việt Cảnh Năm học: 2007 – 2008.  Giáo viên đònh hướng suy nghó cho HS về nội dung SGK bằng các câu hỏi tự lực. HS sử dụng các thao tác tư duy kết nối kiến thức các phần còn lại theo trật tự lôgic. Đó chính là nội dung kiến thức HS cần lónh hội (Có thể chưa hoàn toàn chính xác).  Tổ chức HS thảo luận trước nhóm, trước lớp để xác đònh những kiến thức đã xác đònh được, qua đó khẳng đònh năng lực của bản thân.  Giáo viên làm trọng tài: Nhận xét và đưa ra kết luận về nội dung kiến thức qua đó HS tiếp thu được trọn vẹn chính xác nguồn kiến thức vốn có từ tài liệu giáo khoa.  Ngoài ra giáo viên cũng cần đưa ra câu hỏi trong phần hoạt động nối tiếp để yêu cầu các em soạn sẵn những kiến thức cần học của bài sau. Đây là yêu cầu bắt buộc các em phải làm. Nếu làm tốt ở khâu này thì việc truyền thụ kiến thức mới của giáo viên là hết sức nhẹ nhàng, đồng thời tạo cho các em có thói quen tra tìm kiến thức mới và thói quen học tập ở nhà.  Tóm lại: Nếu giáo viên vận dụng linh hoạt các phương pháp trên thì việc truyền thụ kiến thức bài học đến với học sinh sẽ đạt được kết quả khả quan hơn.  Sau khi tôi áp dụng các phương pháp trên, kết quả đạt được như sau: STT Lớp TSHS Điểm trên 5 TL(%) Điểm dưới 5 TL(%) 1 2 3 4 5 7A1 7A2 7A3 7A4 7A5 34 34 24 17 25 28 29 19 14 19 82.3 85.3 79.2 82.4 76 6 5 5 3 6 17.7 14.7 20.8 17.6 24 Cộng 134 109 81.3% 25 18.7% Trên đây là một số phương pháp trọng tâm mà tôi đã áp dụng vào thực tiễn, cụ thể là ở các lớp hiện tôi đang giảng dạy. Tôi nhận thấy, sau khi áp dụng một số phương pháp trên hiệu quả dạy học đạt được khá cao, đáp ứng được yêu cầu của mục tiêu bài học đề ra. 2. Bài học áp dụng: Bài 10. NGUỒN ÂM I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức - Nêu được đặc điểm chung của các nguồn âm. - Nhận biết được một số nguồn âm thường gặp trong đời sống. 2. Kỹ năng 3 Người thực hiện: Hồ Việt Cảnh Năm học: 2007 – 2008. - Quan sát TN kiểm chứng để rút ra đặc điểm của nguồn âm là dao động. 3. Thái độ: Yêu thích môn học. II. THIẾT BỊ DẠY VÀ HỌC - GV: Dụng cụ thí nghiệm Hình 10.1; 10.2; 10.3; 10.4; 10.5 SGK. - HS: Xem bài mới. III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC 1. Ổn đònh: kiểm tra sỉ số 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới 4 Người thực hiện: Hồ Việt Cảnh Năm học: 2007 – 2008. HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH NỘI DUNG HĐ1: HĐ1: Tổ chức tình huống học tập như SGK. HĐ2: Nhận biết nguồn âm. Yêu cầu HS đọc câu C1, yêu cầu HS 1 phút yên lặng. H: Em nghe được những gì? Và âm đó được phát ra từ đâu? GV: Nhận xét chung. - Những âm thanh mà em vừa nghe được đó là nguồn âm. H: Vậy nguồn âm là gì? H: Lấy một vài VD về nguồn âm mà em biết? GV: Nhận xét chung. HĐ3: Tìm hiểu đặc điểm chung của nguồn âm. GV: Yêu cầu HS đọc TN1 SGK. H: Vò trí cân bằng của dây cao su là gì? GV: Nhận xét đánh giá. - Yêu cầu HS đọc câu C3 và tiến hành làm TN, H.10.1 SGK trong (2'). H: Em quan sát thấy gì và nghe được gì? H: Vậy dây cao su phát ra âm khi nào? GV: Nhận xét chung. - Yêu cầu HSø tiến hành làm TN, H.10.2 SGK trong (2'). GV: Chú ý gõ nhẹ muỗng vào thành cốc. H: Vật nào phát ra âm? H: Em nhận biết điều đó bằng cách nào? H: Cốc thuỷ tinh phát ra âm khi nào? GV: Nhận xét chung. GV: Nói về sự dao động như SGK. HS: Dự đoán. HS: Tiếng xe chạy, tiếng cười của HS, gió thổi… HS: Vật phát ra âm  nguồn âm. Radio, đàn, kèn, trống… HS: Đọc TN1 SGK. HS: Vò trí cân bằng của dây cao su là đứng yên, nằm trên đường thẳng. HS: Tiến hành làm TN, H.10.1 SGK trong (2'). HS: Dây cao su rung động và phát ra âm. - Khi dây cao su rung động. HS: Tiến hành làm TN H.10.2 SGK trong (2'). HS: Cái ly, cái muỗng. HS: Lấy tay sờ vào thành ly. HS: Thành cốc thuỷ tinh rung động. HS: Tiến hành làm TN, I. Nhận biết nguồn âm. Vật phát ra âm gọi là nguồn âm. VD: Đàn ghi ta, trống, kèn… II. Các nguồn âm có chung đặc điểm gì?  Kết luận: Khi phát ra âm, các vật đều rung động (dao động). 5 Người thực hiện: Hồ Việt Cảnh Năm học: 2007 – 2008. 4. Tổng kết toàn bài: - Khi nào vật phát ra âm? - Nguồn âm là gì? Lấy VD minh hoạ? - Khi thổi sáo bộ phận nào dao động phát ra âm? 5. Hoạt động nối tiếp. - Về nhà học bài, xem phần “có thể em chưa biết”. Xem trước bài mới.  Bài tập về nhà: - Tần số dao động là gì? Đơn vò của tần số? - Dao động nhanh chậm có liên quan gì đến tần số? - Vật phát ra âm cao hơn khi nào? Mối quan hệ giữa dao động, tần số và âm phát ra? - Thế nào gọi là hạ âm, siêu âm? - Làm bài tập 10.1  10.4 SBT. III. KẾT LUẬN. Qua thực tế giảng dạy và kết quả thu được thể hiện ở các bài kiểm tra của HS, cho thấy phương pháp trên nhằm tăng cường hoạt động tự học của HS đã nêu trên có những chuyển biến tích cực. HS thay đổi nếp học tập thụ động sang tự học chủ động, qua đó nâng cao dần khả năng làm việc tự lực với SGK cho học sinh. Rèn luyện ý thức tự giác trong học tập của mỗi cá nhân HS , động viên năng lực làm việc của toàn thể lớp, gây không khí thoải mái, hào hứng trong nhận thức. Do đó phát huy được tối đa năng lực của từng cá nhân dẫn tới cá thể hoá việc học tập tối ưu. Rèn luyện cho HS kỹ năng quan sát, phân tích tổng hợp, so sánh …. Đặc biệt nâng cao kỹ năng trình bày, thể hiện trước tập thể cũng như trong trả lời câu hỏi, trong kiểm tra. Ngoài ra còn có thể giải quyết những khó khăn về thời gian hạn chế của một tiết học. Từ đó giảm dần tỉ lệ HS yếu kém, thu hẹp mức trung bình và từng bước nâng cao dần tỉ lệ HS khá, giỏi với chất lượng cao. Long phú, ngày 29 tháng 11 năm 2007. Người thực hiện Hồ Việt Cảnh 6 . 1 2 3 4 5 7A1 7A2 7A3 7A4 7A5 34 34 24 17 25 28 29 19 14 19 82.3 85.3 79 .2 82.4 76 6 5 5 3 6 17. 7 14 .7 20.8 17. 6 24 Cộng 134 109 81.3% 25 18 .7% Trên đây. 2 3 4 5 7A1 7A2 7A3 7A4 7A5 34 34 24 17 25 21 22 9 7 11 62 65 30 42.8 44 13 12 15 10 14 38 35 70 57. 2 46 Cộng 134 70 52.2% 64 47. 8% Qua bảng điều tra cho

Ngày đăng: 24/10/2013, 06:11

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w