Đô thị phát triển dẫn theo sự xuất hiện ngày càng nhiều các bề mặt khôngthấm MKT, đồng thời làm thay đổi các đặc tính nhiệt của đất, quỹ năng lượng ở bề mặt Trái Đất, thay đổi các tính c
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC
NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC
MỐI QUAN HỆ GIỮA NHIỆT ĐỘ ĐÔ THỊ VÀ QUÁ TRÌNH
ĐÔ THỊ HÓA, NHIỆT ĐỘ ĐÔ THỊ VÀ LỚP PHỦ THỰC VẬT
CỦA TP HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
HÀ NỘI – 2013
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC
NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC
MỐI QUAN HỆ GIỮA NHIỆT ĐỘ ĐÔ THỊ VÀ QUÁ TRÌNH
ĐÔ THỊ HÓA, NHIỆT ĐỘ ĐÔ THỊ VÀ LỚP PHỦ THỰC VẬT
CỦA TP HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Chuyên ngành:
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Mã số: Chương trình đào tạo thí điểm
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Phạm Văn Cự
HÀ NỘI – 2013
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới PGS TS PhạmVăn Cự, người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trongsuốt thời gian làm luận văn tốt nghiệp
Tôi xin cám ơn các thầy cô giáo, các cán bộ Khoa Sau đại học - Đại học QuốcGia Hà Nội, Trung tâm nghiên cứu biến đổi khí hậu toàn cầu, các bạn bè,đồng nghiệp, người thân đã giúp đỡ, đóng góp ý kiến, khích lệ tôi trong quátrình nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp
Tuy đã cố gắng nhưng do thời gian và điều kiện có hạn nên không tránh khỏinhững thiếu sót Kính mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn
Hà Nội, ngày 05 tháng 12 năm 2013
Học viên
Nguyễn Thị Bích Ngọc
Trang 4MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN
1.1.Nhiệt độ bề mặt
1.1.1 Khái niệm nhiệt độ bề mặt và các bộ cảm viễn thám hồng ngoại nhiệt
1.1.2 Cơ chế thu nhận ảnh hồng ngoại nhiệt
1.2.Mặt không thấm trong nghiên cứu đô thị
1.2.1 Định nghĩa
1.2.2 Các đặc trưng vật lý của Mặt không thấm
1.3.Cơ sở lý thuyết liên quan nhiệt độ bề mặt đô thị
1.3.1 Nhiệt độ và độ phát xạ trong năng lượng bức xạTrái Đất
1.3.2 Đảo nhiệt đô thị [7]
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.Khu vực nghiên cứu
2.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên [10]
2.1.2 Tình hình phát triển đô thị Hà Nội [10]
2.2.Cơ sở dữ liệu
2.2.1 Tiêu chí chọn dữ liệu viễn thám
2.2.2 Các dữ liệu khác
2.2.3 Phân tích và xử lý dữ liệu
2.3.Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Tiền xử lý ảnh
2.3.2 Tính chỉ số thực vật NDVI
2.3.3 Phương pháp tính nhiệt độ bề mặt
2.3.4 Phân tích lớp phủ
2.3.5 So sánh kết quả với số liệu khí tượng
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1.Biến đổi đô thị và mặt không thấm
3.2.Biến đổi chỉ số thức vật NDVI
3.3.Biến đổi nhiệt độ đô thị giai đoạn 1993-2009
3.4.Mối quan hệ giữa nhiệt độ bề mặt và các loại đất phủ khác nhau
3.5.Mối quan hệ giữa nhiệt độ và chỉ số NDVI
3.6.Biến đổi nhiệt độ không khí từ số đo trạm khí tượng mặt đất
3.6.1 Biến thiên nhiệt độ không khí trung bình năm
3.6.2 Đảo nhiệt đô thị trung bình năm
3.6.3 Đảo nhiệt đô thị trung bình tháng
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 6DANH MỤC BẢNG
Bảng 1 1: Đặc trƣng của sensor và độ phân giải không gian của ảnh Landsat 7 ETM+
Bảng 2 1: Ảnh vệ tinh đƣợc sử dụng trong luận văn
Bảng 3 1: Thống kê nhiệt độ bề mặt trung bình vào các thời điểm ảnh vệ tinh ghi nhận
4 năm ảnh vệ tinh 1993, 1999, 2005 và 2009
cận
Trang 7DANH MỤC HÌNH
Hình 1 1: Sự cân bằng năng lượng trong hệ thống khí hậu 12
Hình 1 2 : Đường đi của năng lượng bức xạ, phát xạ đến bộ cảm trên vệ tinh 13
Hình 1 3: Phân loại sóng điện từ 15
Hình 1 4: Cửa sổ khí quyển và các vùng phát xạ nhiệt 16
Hình 1 5: Quá trình đảo nhiệt đô thị .24
Hình 1 6 Mặt cắt đứng của một UHI điển hình 25
Hình 1 7 : Thay đổi nhiệt độ bức xạ của các vật liệu bề mặt khác nhau trong chu kỳ ngày đêm 27
Hình 2 1: Vị trí khu vực nghiên cứu 29
Hình 2 2 Bản đồ Hồng Đức 1470 (do Biệt Lãm vẽ lại năm 1956) 31
Hình 2 3: Bản đồ quy hoạch thành phố Hà Nội từ 1873-1943 32
Hình 2 4: Quy hoạch tổng thể Hà Nội 1960 – 1964 và 1978 – 1982 33
Hình 2 5: Bản đồ quy hoạch Hà Nội các năm 1992, 1996, 1998 34
Hình 3 1: Bản đồ phân bố không gian đô thị TP Hà Nội tại thời điểm chụp qua các năm theo kết quả phân tích ảnh viễn thám 45
Hình 3.2: Biểu đồ tăng trưởng diện tích không gian đô thị giai đoạn 45
Hình 3 3: Bản đồ biến động không gian đô thị 48
Hình 3 4: Chỉ số thực vật các quận, huyện năm 1993, 2000, 2005, 2009 49
Hình 3 5: Bản đồ phân bố nhiệt độ bề mặt đô thị TP Hà Nội trên 4 năm ảnh vệ tinh tại thời điểm chụp 51
Hình 3 6: Xu hướng nhiệt độ bề mặt trung bình toàn TP Hà Nội theo 4 năm ảnh vệ tinh 1993, 1999, 2005 và 2009 52
Hình 3 7: Xu hướng nhiệt độ bề mặt trung bình khu vực nội đô theo 53
Hình 3 8: Nhiệt độ bề mặt trung bình của các kiểu bề mặt đất trên 4 năm 54
Hình 3 9: Chỉ số NDVI các quận huyện 55
Hình 3 10: Nhiệt độ bề mặt trung bình các quận huyện 55
Hình 3 11: Vị trí các trạm khí tượng 55
Hình 3 12: Nhiệt độ không khí trung bình trạm Láng qua từng giai đoạn 56
Hình 3 13: So sánh nhiệt độ trung bình trong 3 thời kì của 8 trạm 57
Hình 3.14: So sánh nhiệt độ trung bình năm giữa trạm Láng và Ba Vì 58
Hình 3.15: So sánh nhiệt độ trung bình tháng giữa trạm Láng và Ba Vì 59
Trang 8MỞ ĐẦU
Sự phát triển các thành phố lớn gây ra thay đổi bề mặt phủ và các tác độngkhác, bao gồm thay đổi thời tiết và khí hậu Sự phát triển của các thành phố theosau quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa trong những thập kỉ gần đây, là mộttrong những vấn đề quan trọng được thảo luận trong Uỷ ban liên chính phủ vềbiến đổi khí hậu Các tác động của con người đến thảm thực vật có thể ảnhhưởng đến khí hậu của địa phương, khu vực và thậm chí toàn cầu, do sự thayđổi của dòng nhiệt và sự phân phối năng lượng trong hệ thống khí hậu [11]
Trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã nhận ra các hoạt động củacon người làm thay đổi bề mặt phủ, thay đổi sử dụng đất gây tác động lớn đốivới khí hậu khu vực [43]
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng đô thị hóa (ĐTH) dẫn đến mở rộng khônggian đô thị theo nhu cầu phát triển về nhà ở cũng như các khu vực phục vụ cuộcsống Đô thị phát triển dẫn theo sự xuất hiện ngày càng nhiều các bề mặt khôngthấm (MKT), đồng thời làm thay đổi các đặc tính nhiệt của đất, quỹ năng lượng
ở bề mặt Trái Đất, thay đổi các tính chất tuần hoàn của khí quyển xung quanh,tạo ra một lượng lớn nhiệt thải từ các hoạt động nhân sinh và dẫn đến một loạtcác thay đổi trong hệ thống môi trường đô thị [27] Các công trình xây dựnghình thành do quá trình đô thị hoá làm tăng độ gồ ghề, làm giảm tốc độ gió lớpsát mặt, cản trở vận chuyển nhiệt ngang, gây hiệu ứng bẫy nhiệt giữa các tườngnhà dẫn đến việc gia tăng nhiệt độ đô thị Có nhiều yếu tố đóng góp vào việchình thành đảo nhiệt đô thị, nhưng yếu tố đầu tiên là sự suy giảm lớp phủ thựcvật và thay thế bề mặt đất bằng các vật liệu không thấm khiến cho lượng nước
đi vào khí quyển ít hơn là từ bề mặt tự nhiên Các MKT tập trung thu nhận bức
xạ Mặt Trời ở bề mặt và có thể cực tiểu hóa chuyển tải năng lượng đó đi hướnglên (qua sự phản xạ và đối lưu), đi xuống (qua sự truyền dẫn) hoặc đi ngang(qua sự bình lưu và truyền dẫn) Hiệu ứng này hầu hết bắt nguồn gần bề mặtTrái Đất và sẽ lan truyền lên trên vào trong khí quyển
Các tác động của ĐTH lên môi trường nhiệt tạo ra hiệu ứng đảo nhiệt đôthị (UHI) Hà Nội là một trong hai trung tâm đô thị có tỉ lệ đô thị hóa lớn nhất cảnước [10] đồng nghĩa với việc tăng diện tích bề mặt không thấm và giảm
Trang 9diện tích cây xanh Đây là nguyên nhân gây nên việc gia tăng hiện tượng đảonhiệt đô thị ở khu vực Hà Nội.
Nghiên cứu về nhiệt bề mặt và đảo nhiệt đô thị ở VN hiện vẫn còn hạn chế
và chỉ dựa vào dữ liệu ghi lại từ các trạm khí tượng trên mặt đất Số liệu từ cáctrạm khí tượng được đo hàng ngày và nhiều đợt, trong thời gian dài, nhưng chỉphản ánh được nhiệt độ khu vực xung quanh các trạm đo, do đó không đảm bảochính xác cho toàn vùng.Trong khi đó, mặc dù độ phân giải thời gian thấp và ghichép lịch sử ngắn hơn, dữ liệu viễn thám có khả năng cung cấp các phương tiện
để thu được các quan sát đồng nhất và thường xuyên về phản xạ và phát xạ củabức xạ từ mặt đất ở tỷ lệ từ vĩ mô đến vi mô với độ phân giải không gian từ thấpđến cao Ngoài ra, viễn thám nhiệt có khả năng thực hiện phân tích chi tiết sựthay đổi nhiệt độ bề mặt cho một vùng mà không bị hạn chế bởi số điểm đo nhưtrạm khí tượng Có thể kết hợp phân tích nhiệt từ ảnh viễn thám và số liệu quantrắc thời tiết tại các trạm khí tượng để thiết lập mối liên kết giữa nhiệt độ bề mặt
và sự thay đổi hiện trạng bề mặt đất Bên cạnh đó sự hình thành đảo nhiệt trêncác bề mặt đô thị (SUHI) cũng sẽ được phát hiện và có khả năng định lượng tốthơn [9]
Hiện nay, tư liệu viễn thám được sử dụng trong nhiều lĩnh vực Tư liệuviễn thám có ưu điểm là giàu thông tin, chu kỳ thu nhận thông tin ngắn, xử lýtrên diện rộng Công nghệ viễn thám là phương pháp tiếp cận hiệu quả trongviệc quan trắc môi trường, phân tích các mô hình phát triển đô thị và đánh giáảnh hưởng của chúng đến khí hậu khu vực đô thị Ứng dụng viễn thám hồngngoại nhiệt (viễn thám nhiệt) trong nghiên cứu ước tính nhiệt bề mặt đô thị cótính ưu việt đặc biệt là mức độ chi tiết của kết quả được thể hiện trên toàn vùng,chứ không chỉ là số đo tại điểm quan trắc trong phương pháp đo đạc truyềnthống
Từ những hiểu biết về hiện tượng đảo nhiệt đô thị và quá trình đô thị hóa
ởthủ đô Hà Nội, học viên đã đặt ra câu hỏi:
- Quá trình đô thị hóa diễn ra ở thủ đô Hà Nội ảnh hưởng như thế nào đến hiện tượng đảo nhiệt đô thị
- Lớp phủ bề mặt đất tác động như thế nào đến hiện tượng UHI
Đề tài nghiên cứu “Mối quan hệ giữa nhiệt độ đô thị và quá trình đô thị hóa, nhiệt độ đô thị và lớp phủ thực vật của TP Hà Nội” nhằm xác định mối
Trang 10quan hệ giữa lớp phủ thực vật và nhiệt độ, mối liên quan đến hiện tượng đảonhiệt đô thị trong điều kiện khí hậu biến đổi hiện nay
Nghiên cứu này sẽ cung cấp cơ sở khoa học cho việc giảm nhẹ hiện tượngđảo nhiệt đô thị bằng lớp phủ thực vật, góp phần vào các nỗ lực được thực hiện
để phát triển môi trường sống đô thị và các thành phố thích ứng với biến đổi khíhậu toàn cầu
Trong nghiên cứu, học viên sử dụng bộ dữ liệu vệ tinh Landsat cùng vớicác dữ liệu trạm thời tiết để hiểu được mối quan hệ giữa thảm thực vật, nhiệt độ
bề mặt và nhiệt độ không khí
Nghiên cứu mối quan hệ giữa nhiệt độ đô thị và quá trình đô thị hóa, nhiệt
độ đô thị và lớp phủ thực vật của Hà Nội trong giai đoạn 1993- 2009 bằng côngnghệ viễn thám
Để thực hiện mục tiêu trên, đề tài phải giải quyết những nhiệm vụ sau:
- Tổng quan về đô thị và hình thái không gian đô thị và về phương pháp viễn thám ứng dụng trong nghiên cứu đô thị
- Xử lý dữ liệu viễn thám
- Sử dụng phương pháp phân tích không gian nghiên cứu hình thành phát triển đô thị Hà Nội
- Tính nhiệt độ bề mặt
- Tìm mối quan hệ giữa nhiệt độ bề mặt và bề mặt phủ
Đối tượng nghiên cứu: là nhiệt độ bề mặt đối tượng trích xuất từ ảnh vệtinh có kênh nhiệt với độ phân giải trung bình từ 60m đến 120m nhằm làm rõảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến biến đổi nhiệt độ thông qua đảo nhiệt đôthị Phạm vi nghiên cứu và giới hạn:
Về không gian: Khu vực Hà Nội
Về thời gian: Giai đoạn 1993 đến 2009
- Phương pháp phân tích ảnh viễn thám
Trang 11- Phương pháp phân tích thống kê: Được sử dụng để phân tích, xử lý các
Chương 2: Cơ sở dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả và thảo luận
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Trang 12CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN
1.1 Nhiệt độ bề mặt
1.1.1 Khái niệm nhiệt độ bề mặt và các bộ cảm viễn thám hồng ngoại nhiệt
Nhiệt độ bề mặt đất( LST) được coi là nhiệt độ của lớp nằm giữa bề mặtđất và khí quyển [40] Phần lớn bức xạ mặt trời đều được hấp thụ bởi bề mặtđất Sau đó, bề mặt Trái Đất lại bức xạ vào khí quyển và không gian Sự cânbằng của lượng bức xạ mặt trời bị hấp thụ phụ thuộc vào hai yếu tố: khả năngtruyền dẫn của không khí và sự hấp thụ của vật liệu bề mặt
Nhiệt độ bề mặt đất duy trì bởi thành phần đến của bức xạ Mặt Trời, bức xạsóng dài, thành phần thoát đi của bức xạ hồng ngoại từ mặt đất, thông lượngnhiệt hiện và nhiệt ẩn, thông lượng nhiệt đi vào mặt đất Vì vậy, LST là yếu tốchỉ thị tốt của cân bằng năng lượng ở bề mặt Trái Đất
(Kiehl và Trenberth, 1997)
Hình 1 1: Sự cân bằng năng lượng trong hệ thống khí hậu
Sự cân bằng bức xạ này phụ thuộc vào các đặc trưng truyền dẫn trong dảihồng ngoại của hơi nước, mây, các phần tử khác, ví dụ các khí nhà kính nhưCO2… Nồng độ của các khí này đang tăng lên góp phần vào việc thay đổi khí
Trang 13hậu Vì vậy, nhu cầu đo lường liên tục LST ở quy mô toàn cầu và cấp vùng làkhông thể thiếu được để đặc trưng các thay đổi khí hậu.
Với những khu vực lớn và khu vực không thể đến được, việc đo lườngLST chỉ có thể được trích xuất từ các bộ cảm biến trên vệ tinh cung cấp toàncảnh bề mặt Trái Đất Viễn thám có thể đo lường các đặc tính nhiệt của bề mặtlớp phủ hoặc khí quyển như bức xạ điện từ phát ra, phản xạ, tán xạ hay truyềndẫn Các thiết bị thụ động như bức xạ kế, cảm nhận phát xạ từ đối tượng vàtrong các dải bước sóng thích hợp, có thể được dùng để suy diễn nhiệt độ từ cácbức xạ đo được [3]
Viễn thám thụ động đo lường bức xạ phát ra từ bề mặt trái đất trên từngpixel phụ thuộc vào trường nhìn tức thời của bộ cảm biến (IFOV- instantaneousfield of view) đặt trên vệ tinh
(TNT, 1998)
Hình 1 2 : Đường đi của năng lượng bức xạ, phát xạ đến bộ cảm trên vệ tinh
Vùng bước sóng điện từ 3- 35μm thường được gọi là vùng hồng ngoạitrong viễn thám mặt đất Dải quang phổ điện từ này cho phép thu nhận bức xạ vàước tính nhiệt độ bề mặt, đặc biệt trong cửa sổ khí quyển từ 8- 14μm Các bộcảm biến thu nhận ảnh có chứa kênh hồng ngoại nhiệt có thể kể đến nhưAVHRR (trên vệ tinh NOAA), MVIRI (Meteosat), AATSR (ENVISAT), MODIS(TERRA) với độ phân giải thấp từ 1km trở lên
Trang 14Trong nghiên cứu đô thị thường yêu cầu độ phân giải cao hơn, trong đó cócác ảnh vệ tinh thu nhận từ các bộ cảm biến như LANDSAT.
Hiện nay ảnh Landsat có nhiều thế hệ với số lượng kênh phổ và độ phângiải khác nhau Tuy nhiên, thế hệ ảnh Landsat TM được thu từ vệ tinh Landsat-4
và -5 và ảnh Landsat ETM+ được thu từ vệ tinh Landsat-7 được sử dụng phổbiến nhất
Vệ tinh Landsat được thiết kế có bề rộng tuyến chụp là 185km Các giá trịpixel được mã hóa 8 bit tức là cấp độ xám từ 0 ÷ 255 Vệ tinh Landsat đượctrang bị bộ cảm MSS (Multispectral Scanner), TM (Thematic Mapper) và ETM+(Enhanced Thematic Mapper Plus)
Bảng 1 1: Đặc trưng của sensor và độ phân giải không gian của ảnh Landsat 7 ETM+
đồ nhiệt độ bề mặt đất, giúp cho việc giám sát hiệu quả hiệu ứng nhà kính, tácđộng của quá trình đô thị hóa đến việc gia tăng nhiệt độ cũng như diễn biếntrạng thái nhiệt độ trong những khoảng thời gian khác nhau ở những khu vựckhác nhau
Ảnh hồng ngoại nhiệt của Landsat mặc dù có độ phân giải thấp hơn ảnh các
bộ cảm biến khác nhưng lại có quỹ đạo bay chụp toàn cầu và tư liệu lưu trữ lâudài, rất thích hợp cho nhiều nghiên cứu ứng dụng Trong nghiên cứu ước tính
Trang 15được thể hiện trên toàn vùng, chứ không phải chỉ là số đo tại điểm quan trắcnhư trong phương pháp đo đạc truyền thống từ các trạm quan trắc khí tượng.
1.1.2 Cơ chế thu nhận ảnh hồng ngoại nhiệt
Trong vùng hồng ngoại nhiệt, bức xạ phát ra bởi Trái Đất lớn hơn nhiều sovới bức xạ phản xạ bởi Mặt Trời, do đó viễn thám vùng này được dùng để khôiphục giá trị nhiệt độ bề mặt đất
Kênh hồng ngoại nhiệt được sử dụng để xác định nhiệt bề mặt
Hình 1 3: Phân loại sóng điện từ
Các bộ cảm biến vận hành chủ yếu phát hiện đặc tính bức xạ nhiệt của cácvật liệu mặt đất Tuy nhiên, các kênh phổ hữu ích bị hạn chế do cường độ bức
xạ phát ra và các cửa sổ khí quyển Cửa sổ khí quyển tốt nhất là 8-14μm [4] do
có sự hấp thụ vật chất của khí quyển là thấp nhất [5]
Trang 16( Phạm Văn Cự, 2006)
Hình 1 4: Cửa sổ khí quyển và các vùng phát xạ nhiệt
Phần lớn năng lượng bề mặt đất được các bộ cảm biến nhiệt thu nhận trongdải bước sóng 10.5-12.5 μm, và được dùng để ước tính nhiệt độ bề mặt đất vàcác quá trình nhiệt khác [5], [6],[7] Các bộ cảm biến thu nhận dữ liệu viễn thámhồng ngoại nhiệt trong 2 cửa sổ 3-5μm và 8-14μm theo bức xạ phát ra một cách
N kênh, thì sẽ có N+1 tham số không biết gồm N lớp độ phát xạ (đối với Nkênh) và 1 lớp nhiệt độ bề mặt
Ước tính độ phát xạ và nhiệt độ trong dữ liệu hồng ngoại nhiệt đa phổ cầncác giả thiết bổ sung để giải biến không xác định[8] Các giả thiết thường liênquan đến các đo đạc độ phát xạ trong phòng thí nghiệm hoặc trên thực tế
Trang 17Giá trị bức xạ thu nhận trong dải hồng ngoại nhiệt của phổ điện từ trên các
bộ cảm biến vệ tinh gồm 3 thành phần: (1) phát xạ bề mặt được truyền qua khíquyển (τεBλ); (2) bức xạ hướng dưới được phát ra bởi khí quyển được phản xạbởi bề mặt và truyền qua khí quyển đến bộ cảm (τ(1-ε)Lλ↓) và (3) phát xạ từ khíquyển được truyền qua khí quyển ở trên điểm phát xạ (Lλ↑)
Minh họa điều này qua phương trình truyền bức xạ như sau:
Lsensor, λ = τ [ε Bλ + (1 - ε) Lλ↓] + Lλ↑(1)
Trong đó, τ và ε là độ truyền qua và độ phát xạ
Thành phần (2) và (3) phụ thuộc vào các điều kiện khí quyển Các thông sốnày thường được đo đạc đồng thời cùng lúc thu nhận ảnh từ vệ tinh, dùng đểhiệu chỉnh khí quyển cho các bài toán liên quan bằng các mô hình nhưMODTRAN, ATCOR Thực tế các số đo điều kiện khí quyển không sẵn có, do
đó việc hiệu chỉnh khí quyển cho việc khôi phục lại các số đo mặt đất là mộtviệc khó khăn đối với một vùng bất kỳ vào một thời điểm bất kỳ và thường bỏqua trong một số nghiên cứu ứng dụng
Trong công thức (1), bức xạ bề mặt đất Rλ được đo trong kênh bước sóng
λ gồm hai thành phần: Rλ = ε Bλ + (1 - ε) Lλ↓(2)
Do nhiệt độ khí quyển thường thấp hơn nhiệt độ mặt đất nên phần mặt đấthấp thụ được bức xạ phát ra từ khí quyển ((1 - ε) Lλ↓) thường rất nhỏ so vớiphần phát xạ của mặt đất Thực tế tính toán, đối với các bề mặt tự nhiên, bức xạ
bề mặt sẽ được biểu diễn gần đúng như sau:
[9]: Rλ = ε Bλ(3)Nghiên cứu đầu tiên về đảo nhiệt đô thị đã được tiến hành vào những năm
1920 bởi nhà nghiên cứu tên Luke Howard quan sát thấy nhiệt độ ở London caohơn so với các khu vực xung quanh và bắt đầu tiến hành các nghiên cứu nhằmtìm ra nguyên nhân cho vấn đề này Từ đó đến nay, hiện tượng đảo nhiệt đô thịvẫn luôn là một đề tài thu hút sự quan tâm của các nhà khí hậu học; nhiều nghiêncứu có ý nghĩa quan trọng đãđượctiến hành tại các thành phố như London,Vancouver, Tel Aviv, Singapore, Athens, Seoul và cả Melbourne Những nghiêncứu này, đã chỉ ra rằng hiện tượng đảo nhiệt đô thị, được định nghĩa như là sựchênh lệch giữa nhiệt độ của các vùng nông thông xung quanh với thành phố, là
do ảnh hưởng bởi một loạt các yếu tố như: Trao đổi bức xạ
Trang 18(bao gồm bức xạ mặt trời và bức xạ trái đất), Hoạt đông của gió, mật độ và loạicây xanh, vật liệu (tính chất về nhiệt và khả năng hấp thụ nước của vật liệu),Những hoạt động phát thải nhiệt của con người.
Ứng dụng viễn thám để xác định nhiệt độ bề mặt đất (LST) được phát triển
từ những năm 1980 Trong những năm gần đây, cùng với việc nâng cấp độ phângiải không gian và thời gian của các cảm biến cũng như sự cải tiến của nhữngcảm biến khí quyển, công nghệ để đo đạc LST cũng được cải tiến [39] Trongphạm vi nghiên cứu toàn cầu, ảnh MODIS được sử dụng để định lượng và giámsát LST [40], đánh giá LST ở các thành phố lớn [39] Những nghiên cứu này sửdụng các ảnh có độ phân giải thời gian cao và độ che phủ rộng của cảm biếnMODIS để đánh giá nhiệt độ bề mặt đô thị của các thành phố lớn trên thế giới.Trần Hùng và cộng sự năm 2005 đã nghiên cứu hiện tượng đảo nhiệt đô thị(UHI) ở 8 thành phố châu Á bao gồm: Tokyo, Bắc Kinh, Thượng Hải, Seoul,Manila và Hồ Chí Minh Sự biến đổi về không gian của UHI ở mỗi thành phốphụ thuộc vào bề mặt che phủ của đô thị, đặc trưng bởi cây xanh và mật độ xâydựng
Năm 2007, Jusuf và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của độ chephủ đất đến UHI ở Singapor bằng cách sử dụng dữ liệu Landsat ETM+ và dữliệu điều tra lưu động Nghiên cứu đã chỉ ra ảnh hưởng của từng loại đất đếnnhiệt độ đô thị cả ban ngày và ban đêm Vào ban ngày, nhiệt độ khu vực côngnghiệp và trung tâm thương mại đạt trung bình là 36,9oC và 38.3oC
Ở Việt Nam, trong những năm gần đây đã có một số nghiên cứu ứng dụngviễn thám hồng ngoại nhiệt trong việc ước tính giá trị nhiệt độ cho khu vực đôthị Trần Thị Vân (2010) và Le Anh Quan (2012) đã sử dụng Landsat ETM+nghiên cứu sự thay đổi nhiệt độ bề mặt đô thị dưới tác động của sự thay đổi lớpphủ đất tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội Các nghiên cứu chỉ ra mối tươngquan giữa hiện tượng UHI với việc mở rộng các khu đô thị Diện tích mặt khôngthấm tăng làm nhiệt độ tăng đồng thời với việc giảm mặt nước và lớp phủ thựcvật Đây là bằng chứng rõ ràng của tác động đô thị hóa đến sự thay đổi khí hậu
đô thị
Trang 191.2 Mặt không thấm trong nghiên cứu đô thị
1.2.1 Định nghĩa
Tính không thấm nước (Imperviousness) là đơn vị vật lý [9], đặc trưng bởi
sự đóng kín bề mặt từ các vật liệu xây dựng và ngăn cản sự thấm thấu nước vàotrong lòng đất Các MKT là các mặt xây dựng nhân tạo như mái nhà, lối đi bộ,đường giao thông, bãi đỗ, kho chứa được phủ bởi các vật liệu không thấm nhưnhựa đường, bê tông, đá và các vật liệu xây dựng [10] Đây là yếu tố chỉ thị rấthữu ích dùng để tính tác động của phát triển đất đai lên cảnh quan
MKT là các mặt nhân tạo, là một yếu tố chỉ thị đô thị và môi trường do cóliên quan đến việc xây dựng nên chúng Các MKT này làm thay đổi tính chất khíhậu đô thị và nguồn tài nguyên nước Nước mưa chảy tràn trên các MKT đôthị, thậm chí mưa lớn có thể xảy ra lũ quét Sự chảy tràn nhanh và khan hiếmthực vật trên các bề mặt này cũng làm giảm lượng nước bốc thoát hơi Nănglượng Mặt Trời đến bề mặt nhiều, thay vì có thể được dùng để bốc hơi nước, lạiđược chuyển đổi thành nhiệt hiện Điều này làm tăng đáng kể nhiệt độ các bềmặt này và của lớp không khí bên trên Các MKT ở đô thị có tính dẫn nhiệt vàkhả năng lưu giữ nhiệt cao so với các mặt thấm có lớp phủ thực vật Sự khácbiệt trong các đặc tính nhiệt của các vật liệu bề mặt ở khu đô thị so với các khuvực thấm nước tự nhiên có ý nghĩa sâu sắc không chỉ đối với nền vi khí hậu màcòn đối với sức khỏe của sông suối trong lưu vực Nhiều loại chất ô nhiễm, xuấtphát từ nhiều nguồn, tích lũy trên các MKT đô thị Sau đó chúng được cuốn trôivào các khối nước, làm thoái hóa chất lượng nước nghiêm trọng và làm hại đếnđời sống thủy sinh Hơn nữa, nhiệt độ dòng chảy tràn nước mưa vào mùa hè cóthể tăng lên đột ngột qua sự dẫn nhiệt từ các MKT Các hình thức ô nhiễm nướcnày xảy ra trên các khu đất rộng lớn hình thành nên vùng ô nhiễm
Các quá trình đô thị hóa ở các thành phố thường liên quan đến các MKT,bởi vì chúng liên quan đến quá trình bê tông hóa bề mặt Xét về góc độ sử dụngđất, chúng liên kết thích hợp với các kiểu thực phủ đô thị và biến động thực phủ.Trong việc ra quyết định sử dụng đất ở khu vực đô thị hóa, cần phải xem xét cácMKT vì các nguyên nhân sau:
- Đô thị hóa làm thay đổi sâu sắc các chu kỳ thủy văn và chất lượng nước cục bộ của một lưu vực
Trang 20- Các đặc tính nhiệt và phản xạ của các MKT được liên kết với hiệu ứngđảo nhiệt đô thị (urban heat island), mà nó ảnh hưởng đến sự tiện nghi và sứckhoẻ của con người do sự thay đổi các dòng thông lượng nhiệt hiện và nồng độcác chất ô nhiễm Nhiệt độ nước chảy tràn nóng ấm làm giảm lượng oxy hoàtan trong nước sông, làm cho đời sống thủy sinh khó khăn hơn.
- Việc tăng tính không thấm tương quan với sự thay đổi tính chất mỹ họccủa cảnh quan một khu vực, chỉ thị một sự dịch chuyển từ cảnh quan rừng vànông thôn sang môi trường đô thị Đây cũng là thước đo của sự phát triển đô thịtrực tiếp và không trực tiếp (do bành trướng đô thị) Các thay đổi này ảnhhưởng đến chất lượng đời sống của các cư dân ở bên trong khu vực [10]
1.2.2 Các đặc trưng vật lý của Mặt không thấm
Sự phát triển đô thị làm thay đổi đất từ rừng, cỏ và đất trồng trọt sang cácMKT, làm cho các cân bằng giữa năng lượng Mặt Trời đến và đi khỏi mặt đấtcũng thay đổi Bức xạ Mặt Trời đạt đến bề mặt Trái Đất bị phản xạ, hấp thụ vàchuyển đổi sang nhiệt hiện hoặc được dùng trong bốc thoát hơi nước Trong đó,một phần trăm rất nhỏ của bức xạ Mặt Trời được dùng trong quang hợp Khíquyển được đốt nóng chủ yếu bởi năng lượng bức xạ từ bề mặt Trái Đất chứkhông phải nhiệt trực tiếp từ Mặt Trời Vì vậy, các vật liệu bề mặt sẽ tác độngđến lượng bức xạ Mặt Trời bị phản xạ hay hấp thụ, và cũng ảnh hưởng đếndòng nhiệt từ bề mặt đất vào khí quyển Lần lượt, điều này ảnh hưởng đến nhiệt
độ và độ ẩm của không khí lớp trên
Sự chuyển đổi các mặt thấm sang MKT làm thay đổi cân bằng năng lượngqua các thay đổi:
- Albedo của các bề mặt;
- Nhiệt dung riêng và tính dẫn nhiệt của các bề mặt;
- Tỷ số nhiệt hiện trên nhiệt ẩn truyền từ bề mặt vào khí quyển
Trang 21năng lượng được hấp thụ và chuyển đổi thành năng lượng nhiệt Nhiều kiểu bềmặt thường được tìm thấy trong các lưu vực đều có đặc tính phản xạ khác nhau
và tỷ lệ MKT cao làm thay đổi sâu sắc tỷ lệ năng lượng Mặt Trời đến bị phản xạhay hấp thụ Do đô thị hóa, albedo tổng cộng của các MKT đô thị khoảng 10% íthơn của các bề mặt nông thôn [43], dẫn đến là phần trăm bức xạ hấp thụ caohơn
Nhiệt dung riêng và tính dẫn nhiệt
Các vật liệu bề mặt khác nhau phân biệt bởi: Tổng năng lượng nhiệt chúng
có thể lưu giữ; Khả năng dẫn nhiệt của chúng Một vài vật chất, ví dụ nước, cóthể hấp thụ và lưu giữ đáng kể năng lượng trước khi tăng nhệt độ; tương tự cácvật chất này có thể mất nhiều năng lượng trước khi giảm nhiệt độ Ngược lại,một vài vật chất trải qua sự tăng hoặc giảm nhanh chóng nhiệt độ với việc thuđược hay mất đi một lượng năng lượng khá nhỏ Mối quan hệ này giữa nănglượng nhiệt và nhiệt độ có liên quan đến nhiệt dung riêng của vật chất1 Các vậtliệu xây dựng như gạch, bê tông, đá, cát có nhiệt dung càng thấp thì chỉ cần mộtlượng nhiệt nhỏ đốt nóng cũng có thể làm tăng cao nhiệt độ ngay tức khắc
Sự dẫn nhiệt là quá trình truyền nhiệt quan trọng ở bề mặt Trái Đất Mộtkhi năng lượng bức xạ được hấp thụ và chuyển sang nhiệt hiện, nó được truyềnbằng sự dẫn nhiệt đến các khu vực nhiệt độ thấp hơn trong không khí và đấtxung quanh Nhiệt bề mặt được dẫn vào trong đất là nơi sẽ lưu giữ và phát ralại Tính dẫn nhiệt nhanh có thể làm cho nhiệt thấm sâu hơn Chất rắn thường làvật dẫn nhiệt tốt hơn chất lỏng và chất lỏng dẫn nhiệt tốt hơn khí Các MKT đôthị dày đặc như bê tông, đá và nhựa đường, dẫn nhiệt hiệu quả hơn và hấp thụnhiệt nhiều hơn các mặt thấm mà chúng đã thay thế [10] Nước chứa trong cỏ vàđất có nhiệt dung riêng cao so với nhựa đường, vì vậy nhiệt độ của cỏ khôngtăng nhanh như là của bãi đỗ Nhiệt độ ngày của các MKT đô thị trong suốt mùa
hè có thể rất nóng Tuy nhiên, không khí là vật dẫn nhiệt kém, nếu không thìnhiệt độ không khí trên các bề mặt này sẽ khó chịu và nguy hiểm hơn cho sứckhoẻ con người
Các tỷ số của nhiệt hiện / nhiệt ẩn
Năng lượng nhiệt ở mặt đất đi vào khí quyển ở dạng nhiệt hiện hoặc nhiệt
ẩn Nhiệt hiện là năng lượng hồng ngoại có thể được cảm nhận và đo bằng nhiệt
kế 1 là lượng năng lượng yêu cầu để làm tăng nhiệt độ của 1g vật chất lên 1oC
Trang 22hoặc là tỷ số của phần năng lượng thu được hay mất đi trên số tăng hay giảmnhiệt độ tương ứng
Năng lượng này không được dùng để hóa hơi nước mà được phát vào khíquyển Năng lượng vào khí quyển càng nhiều dưới dạng nhiệt hiện, thì nhiệt độkhông khí tương đối trên các bề mặt càng cao Ẩn nhiệt là năng lượng được lưugiữ ở dạng hơi nước và được dùng để bốc hơi nước Sự bốc hơi là quá trình làmlạnh và làm giảm nhiệt độ bề mặt của đất Ẩn nhiệt đi vào khí quyển khi nướcđược bốc hơi từ bề mặt Chính sự ngưng tụ làm phóng thích nhiệt ẩn vào khíquyển dưới dạng nhiệt hiện Ẩn nhiệt không thể cảm nhận và đo bằng nhiệt kế
Mối quan hệ giữa nhiệt hiện và nhiệt ẩn được mô tả bằng tỷ số Bowen vàchỉ số nhiệt hiện [11] và được biểu diễn theo lý thuyết như sau:
B=SH/LHSHI=B/(B+1)=SH/(SH+LH)Trong đó, B - tỷ số Bowen, SHI – chỉ số nhiệt hiện, SH – nhiệt hiện, LH - nhiệtẩn
Chỉ số nhiệt hiện thể hiện phần trăm của tổng năng lượng nhiệt (ở bề mặt) đượcdùng để làm tăng nhiệt độ không khí (bên trên) Giá trị chỉ số càng cao, phầntrăm năng lượng sẵn có dùng cho nhiệt hiện càng lớn Ngược lại, giá trị chỉ sốcàng thấp chỉ thị các dòng thông lượng nhiệt ẩn vào khí quyển càng cao, nghĩa
là việc làm lạnh do bốc hơi ở bề mặt lớn hơn Hơn nữa, các chỉ số nhiệt hiện củacác bề mặt sa mạc và đô thị có giá trị gần nhau hơn so với của các bề mặt đô thị
và đồng cỏ hay rừng Do đó, nhiệt độ ở các khu đô thị hóa cao hơn là ở các khunông thôn
Nói chung, các MKT có albedo thấp hơn, nhiệt dung riêng thấp hơn và độdẫn nhiệt cao hơn so với các mặt tự nhiên, cùng với việc làm lạnh do bốc hơinước bị giảm, làm tăng nhiệt độ ngày trên các khu đô thị, đặc biệt suốt mùa hè.Các yếu tố này đóng góp vào hiện tượng gọi là “đảo nhiệt đô thị” Việc chuyểnđổi không kiểm soát lớp phủ đất từ thấm thấu sang không thấm là một mối đedọa nghiêm trọng đến sự thống nhất của môi trường tự nhiên và xây dựng trongmột lưu vực và đe doạ đến chất lượng cuộc sống của cư dân trong quá trìnhphát triển và đô thị hóa
Trang 23Phạm vi không gian và sự thay đổi các MKT ảnh hưởng đến khí hậu đô thị
do thay đổi các thông lượng nhiệt hiện và nhiệt ẩn trong vòng bề mặt đô thị vàcác lớp biên khí quyển Vì vậy, sử dụng MKT như là yếu tố chỉ thị để nhận dạngquy mô không gian và cường độ phát triển đô thị trong quá trình đô thị hóa làhoàn toàn phù hợp [3]
1.3 Cơ sở lý thuyết liên quan nhiệt độ bề mặt đô thị
1.3.1 Nhiệt độ và độ phát xạ trong năng lượng bức xạTrái Đất
Mặt trời là nguồn cung cấp nhiệt chủ yếu cho Trái Đất Đến lượt mình, TráiĐất lại bức xạ vào khí quyển và không gian Các khí, hơi nước và thành phầncủa khí quyển có thể hấp thụ và phát xạ mạnh mẽ đối với bước sóng trong phổbức xạ ở mặt đất Bức xạ Mặt Trời đi qua khí quyển, truyền năng lượng vàokhông khí và Trái Đất gây ảnh hưởng lên các điều kiện khí tượng Trái đất hấpthụ hầu hết bức xạ Mặt Trời và cung cấp năng lượng cho quá trình quang hợp và
sự sống [3]
Định luật Plank cho rằng vật đen tuyệt đối (VĐTĐ) là một vật hấp phụhoàn toàn bức xạ tới và chuyển nó thành năng lượng bên trong, tạo ra sự tăngnhiệt độ của vật thể Vì lý do đó mà VĐTĐ không tham gia vào bất cứ quá trìnhtruyền dẫn hoặc phản xạ nào nhưng nó lại phát xạ năng lượng mà nó hấp thụđược với tỷ lệ tối đa tính trên đơn vị diện tích Lượng năng lượng này sẽ giaođộng tuỳ thuộc vào nhiệt độ của vật thể và bước sóng mà nó phát xạ
Trang 24Hình 1 5: Quá trình đảo nhiệt đô thị.
Định luật bức xạ Plank cho phép ta tính được nhiệt năng mà VĐTĐ phát ra
Có nhiều cách biểu diễn công thức tính nhiệt năng theo định luật Plank tuỳ thuộcvào các thông số và thứ nguyên mà ta sử dụng Trong viễn thám người ta dùng
Trang 25Thân nhiệt độ đại diện cho một trạng thái nhiệt nhưng có thể được biểudiễn dưới hai dạng: nhiệt độ bên trong (do chuyển động của các nguyên tử) đobằng nhiệt kế đưa vào vật thể và nhiệt độ bên ngoài tính bằng nhiệt phát xạ.Dòng bức xạ nhiệt Fb (được đo bằng Watt trên cm2) phát ra từ VĐTĐ liên quanđến nhiệt độ nhiệt động (kinetic) Tk(tính bằng Kelvin) và được tính bằng hàmStefan-Boltzmann:
Fb=σTk4Trong đó:
B : tổng năng lượng ở nhiệt độ T (Wm-2)
T : nhiệt độ tuyệt đối của vật thể phát xạ (K)
σ: hằng số Stefan-Boltzman (5,67x10-8Wm-2K-4)
1.3.2 Đảo nhiệt đô thị [7]
(Lawrence Berkeley National Laboratory (2000))
Hình 1 6 Mặt cắt đứng của một UHI điển hình
Đảo nhiệt đô thị là hiện tượng được hình thành khi trong cùng một thờigian, nhiệt độ trong thành phố lớn hơn nhiệt độ khu vực ngoại thành xung quanh(Voogt và Oke , 2003), đây là các dạng thay đổi khí hậu địa phương do tác độngcủa con người Yếu tố đầu tiên đóng góp vào việc hình thành UHI là sự suygiảm lớp phủ thực vật và thay thế bề mặt đất bằng các vật liệu không thấm khiến
Trang 26cho lượng nước đi vào khí quyển ít hơn là từ bề mặt tự nhiên [12] Các MKT tậptrung thu nhận bức xạ Mặt Trời ở bề mặt và có thể cực tiểu hóa chuyển tải nănglượng đó đi hướng lên (qua sự phản xạ và đối lưu), đi xuống (qua sự truyền dẫn)hoặc đi ngang (qua sự bình lưu và truyền dẫn) Mặt cắt đứng của một UHI điểnhình được minh họa trên hình 1.6 Thường thì ở các khu trung tâm thương mạisầm uất sẽ có đỉnh nhiệt độ cao nhất, do những nơi này mật độ nhà cửa dày đặc,thiếu cây xanh cùng các hoạt động liên tục của giao thông và nhiệt thải từ các tòanhà Đỉnh này rơi xuống có hướng tiến về phía nông thôn ngoại thành, nơi cònnhững cánh đồng canh tác nông nghiệp với mật độ cây xanh cao.
Nhiều yếu tố gây nên sự khác biệt nhiệt độ giữa các khu đô thị và nôngthôn, bắt nguồn từ các thay đổi trong các đặc tính nhiệt và bức xạ của các vậtliệu bề mặt đến các thay đổi của địa hình
Đặc tính nhiệt của các vật liệu bề mặt: Các vật liệu dùng để xây dựng các cấutrúc đô thị và phủ các bề mặt đất đô thị thường có đặc tính nhiệt thay đổi đáng
kể so với các vật liệu tự nhiên ở nông thôn Hiệu ứng của các sự khác biệt
này thể hiện trên hình Phản hồi nhiệt lớn của đá và đất khô tương tự như của các vật liệu đô thị Đất ẩm và thực vật thì lại phản ứng với sự đốt nhiệt bức xạ ở mức trung bình Các vật liệu kim loại phản ứng rất nhỏ do khả năng phản xạ và độ dẫn nhiệt khá cao Một trong những đặc tính nhiệt rất quan trọng trong việc gây nên UHI là độ truyền dẫn nhiệt hay quán tính nhiệt của vật liệu bề mặt Độ truyền dẫn đóng vai trò trong việc xác định số lượng thông lượng nhiệt qua một chất của mặt cắt nhiệt độ cho trước Dao động nhiệt độ ngày đêm trên hình phụ thuộc vào
độ truyền dẫn nhiệt của vật liệu bề mặt Nói chung, sự thay đổi nhiệt độ phụ thuộc nghịch đảo vào độ truyền dẫn nhiệt Các vật liệu với độ truyền dẫn nhiệt thấp như của các khu đô thị có dao động nhiệt độ lớn hơn các vật liệu với độ truyền dẫn nhiệt cao như của đất ẩm và thực vật nhờ sự hiện diện của độ ẩm bên trong và do
độ truyền dẫn nhiệt phụ thuộc vào khả năng bốc thoát hơi nước
Trang 27(Jensen J.R., (2000))
Hình 1 7 : Thay đổi nhiệt độ bức xạ của các vật liệu bề mặt khác nhau trong
chu kỳ ngày đêm
Khả năng bốc thoát hơi nước: Các khu đô thị bị thay thế các bề mặt tự
nhiên bằng các bề mặt nhân tạo thiếu thực vật cây xanh, điều này làm giảm khảnăng thoát hơi nước và là một nguồn mất mát nhiệt ẩn tương đối so với các khunông thôn
Việc sử dụng cường độ các MKT và các hệ thống tiêu thoát nước tác độngđến sự vận chuyển nước bề mặt nhanh chóng từ khu đô thị, làm giảm sự mấtmát nhiệt ẩn qua sự bốc hơi Khả năng bốc thoát hơi nước đóng vai trò lớn trongcân bằng năng lượng ở nông thôn do đặc tính nhiệt tiềm ẩn cao của nước [7]
Hiệu ứng hẻm núi: Do địa hình giống hẻm núi (canyon) của các khu đô
thị, đặc biệt các khu trung tâm, bức xạ sóng ngắn được hấp thụ hiệu quả hơntrong các khu đô thị so với trong các vùng nông thôn Địa hình hẻm núi dẫn đếnlàm tăng các bề mặt hấp thụ hoạt động và cho phép phản xạ đa hướng bức xạMặt Trời, khiến cho bức xạ sóng ngắn dễ dàng được hấp thụ hơn là trong cácvùng nông thôn Tính chất hình học phức tạp của khu đô thị cho phép hấp thụ tốthơn ánh sáng Mặt Trời suốt thời kỳ chiếu sáng Vì vậy, hiệu ứng hẻm núi làmyếu albedo tổng của toàn bộ khu đô thị không phụ thuộc vào albedo riêng phầncủa các vật liệu bề mặt [7]
Tầm nhìn giảm: Tính chất hình học của hẻm núi cũng làm giảm hiệu quả
với cái mà khu đô thị có thể bức xạ sóng dài vào trong khí quyển và không gian
Trang 28Các bề mặt phức tạp cho phép hấp thụ lại bức xạ sóng dài, hạn chế sự mất mátnhiệt qua việc làm lạnh bức xạ.
Độ nhám bề mặt tăng: Các khu đô thị có độ nhám bề mặt tăng (do độ cao
công trình xây dựng đa dạng) làm chậm gió thổi ở lớp bề mặt Điều này hạn chế
sự mất mát nhiệt hiện từ bề mặt đô thị qua quá trình đối lưu khí quyển
khu nông thôn xung quanh Ô nhiễm, đặc biệt các sol khí, có thể tạo ra hiệu ứngnhà kính giả, hấp thụ và bức xạ lại sóng dài và hạn chế việc làm lạnh bề mặtphát xạ
Sự phát sinh nhiệt do hoạt động nhân sinh: Các khu đô thị sản xuất
nhiều nhiệt hơn từ các hoạt động nhân sinh so với các vùng nông thôn, do mật
độ dân số cao hơn Các nguồn hoạt động nhân sinh bao gồm ô-tô, xe máy, thiết
bị xây dựng, máy điều hòa và mất mát nhiệt từ các tòa nhà cao tầng [7]
Trang 29CHƯƠNG 2: CƠ SỞ DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 2.1.Khu vực nghiên cứu
Hình 2 1: Vị trí khu vực nghiên cứu
2.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên [10]
a Vị trí địa lý
Thành phố Hà Nội có vị trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến106°02' kinh độ Đông, tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phíaBắc, Hà Nam, Hòa Bình phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên phíaĐông, Hòa Bình cùng Phú Thọ phía Tây
b Điều kiện tự nhiên
Thủ đô Hà Nội có 3 dạng địa hình cơ bản là: Vùng đồng bằng, vùng trung
du, đồi núi thấp và vùng núi cao Nhờ phù sa bồi đắp nên ba phần tư diện tích tựnhiên là đồng bằng, nằm ở hữu ngạn sông Đà, hai bên sông Hồng và chi lưu cáccon sông khác Địa hình thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sangĐông với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển
Trang 30- Khí hậu:
Khí hậu đặc trưng của vùng nhiệt đới gió mùa, với 2 mùa chủ yếu trongnăm: mùa nóng và mùa lạnh Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, nóng ẩm vàmưa nhiều, gió thịnh hành hướng Đông Nam, thường có giông bão Tháng cónhiệt độ cao nhất trong năm là tháng 6, tháng 7 và tháng có lượng mưa trungbình cao nhất trong năm là tháng 7 Vì vậy, mùa nóng thường cũng là mùa mưa.Mùa lạnh ở Hà Nội bắt đầu từ tháng 11 à thường kết thúc vào tháng 3 Mùa nàykhí hậu ở Hà Nội tương đối lạnh và khô Trời ít mưa Tháng 1 là tháng có nhiệt
độ trung bình thấp nhất, đồng thời cũng có lượng mưa trung bình thấp nhấttrong năm Hướng gió thịnh hành là Đông Bắc Hai tháng 4 và 10 được coi như
là tháng chuyển tiếp, tạo cho Hà Nội có 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông
Nhiệt độ trung bình ở vùng đồng bằng khoảng 23oC 24oC, miền núi vàokhoảng 21oC 22,8oC So với nhiều tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ, lượng mưa ở
Hà Nội là khá lớn nhưng phân bố không đều Ba Vì đạt lượng mưa trong nămcao nhất là 2100mm
Thành phố Hà Nội nằm cạnh sông Hồng và sông Đà, hai con sông lớn của miềnBắc Ngoài ra Hà Nội còn có rất nhiều sông ngòi, ao hồ như sông Nhuệ, sôngĐáy, sông Tô Lịch, sông Lù, sông Sét, sông Bùi, sông Đuống, sông Cà Lồ, v.v
và hệ thống hồ ao chằng chịt Chảy qua trung tâm Thủ đô Hà Nội là sông
Hồng, chiều dài 163 km chiếm khoảng một phần ba chiều dài của con sông nàytrên đất Việt Nam
2.1.2 Tình hình phát triển đô thị Hà Nội [10]
-Thời kỳ trước 1010:
Trước khi được lựa chọn là Kinh đô Thăng Long - Hà Nội là một khu làngnằm ven sông Tô Lịch tên là Long Đỗ (Rốn Rồng)
Giữa thế kỷ V, thành một quận gọi tên là Tống Bình
Thế kỷ X, trung tâm Hà nội trở thành dinh luỹ của chính quyền đô hộ phươngBắc Tên gọi Đại La
Trang 31(Viện quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia)
Hình 2 2: Bản đồ Hồng Đức 1470 (do Biệt Lãm vẽ lại năm 1956) -Thời kỳ phong kiến 1010 – 1831:
+Thời Lý: Năm 1010, Lý Công Uẩn, vị vua đầu tiên nhà Lý, quyết định xâydựng kinh đô mới ở vùng đất này với tên Thăng Long
Thời Trần: Cấu trúc phường - đô thị có đặc trưng nhiều hoạt động từ nôngnghiệp đến thủ công nghiệp và thương mại Kẻ Chợ
+Thời Lê: Thế kỷ XVI - XVIIII, hệ thống thành luỹ được kiểm soát xâydựng bằng 16 cửa ô Thăng Long kẻ chợ gồm 36 phường, chia thành 3 loại:phường thợ thủ công, phường nông dân và phường thương gia
+Thời Nguyễn (1831 - 1873)
1831: lập tỉnh Hà Nội
1804 - 1805: xây thành hình Vauban
1894: quy hoạch lại thành phố
-Thời kỳ thuộc địa Pháp 1873 – 1945:
Trong quy hoạch của người Pháp, trung tâm của thành phố Hà Nội baogồm: Khu vực 36 phố phường, Khu vực phía Tây Hồ Gươm, Khu vực Thành cổ
Trang 32Thành phố Hà Nội đƣợc quy hoạch kiểu ô bàn cờ, trên nguyên tắc bố cụckiến trúc thuần tuý của Pháp (1894)
1925
(Viện quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia)
Hình 2 3: Bản đồ quy hoạch thành phố Hà Nội từ 1873-1943
Thời kỳ 1945 – 1986:
Từ 1945 - 1954, sự phát triển của đô thị gần nhƣ không đáng kể, làn sóng
di dân mạnh vì thế nhiều khu mới đƣợc thành lập ở ngoại thành (phía Nam, TâyNam và phía Tây thành phố)
Thông qua kế hoạch thực hiện 5 năm lần thứ nhất (1955-1960) và kế hoạch
5 năm lần thứ hai (1961 - 1965), quyết định mở rộng Hà Nội đƣợc phê duyệt(1961) Lúc này Hà Nội mở rộng cả 4 phía Khu vực nội thành đƣợc chia thành
4 khu : Ba Đình, Đống Đa, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trƣng
Trang 33Quy hoạch tổng thể Hà Nội 1954 - 1960: định hướng thành phố phát triểnhoàn toàn nằm phía hữu ngạn sông Hồng Khu vực trung tâm: là khu vực BaĐình - Hoàn Kiếm và phần phía Nam Hồ Tây Qui mô đất đai: 7000ha.
Quy hoạch tổng thể Hà Nội 1960 - 1964: Định hướng thành phố phát triểnchủ yếu ở khu vực phía Nam sông Hồng và một phần khu phía Bắc (Gia Lâm,Đông Anh) Chủ yếu về phía Tây Bắc là các khu Phú Thượng, Xuân La, XuânĐỉnh, Cổ Nhuế, phía Tây là khu vực Cầu Giấy, Dịch Vọng, Yên Hoà, TrungHoà, Tây Nam chủ yếu dọc theo QL6, phía Nam là khu vực Giáp Bát, một phầnkhu vực Định Công.Qui mô đất đai 130Km2 Dân số: 380.000 người Hànhchính: gồm 4 quận nội thành và 4 huyện ngoại thành
Tháng 12/1978, Hà Nội mở rộng thêm về phía bắc và phía Tây Ngoài 4khu nội thành và 4 huyện ngoại thành thì có bổ sung thêm 2 thị xã là Sơn Tây và
Hà Đông và một số huyện khác Từ đây quận dùng thay cho các khu Diện tích
Hà Nội là 2100 km2
Năm 1981: Dự kiến phát triển xây dựng hạn chế trong 4 quận nội thành đếnnăm 2000 (Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng) sau đó mở rộngthành phố về phía Đông Anh, Gia Lâm
(Viện quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia)
Hình 2 4: Quy hoạch tổng thể Hà Nội 1960 – 1964 và 1978 – 1982
1986-nay:
Trang 34Từ năm 1986-1992: Định hứơng thành phố phát triển chủ yếu tại khu vựcphía Nam sông Hồng Phần đất phía Tây hồ Tây chuyển thành đất dự trữ pháttriển Quy mô, diện tích 13.500ha ; Dân số: 1,5 -1,7 triệu, chỉ tiêu đất đô thị90m2/người khu vực nội thành Ranh giới hành chính rộng 2123km2, dân số2.462.105 người, trả lại một phần đất cho Hà Tây, Vĩnh Phúc đưa Sóc Sơn về
Hà Nội Tổng diện tích: 927km2
Năm 1996: Hà Nội được định hướng phát triển chủ yếu ở hữu ngạn sôngHồng Hướng Tây Bắc bám theo đường 32 và một phần trục Nam Thăng Long,giới hạn phía trong sông Nhuệ (bờ tả), hướng Tây Nam bám theo trục đường 6đến Hà Đông, hướng Nam bám theo đường 1 đến Pháp Vân, một phần mở rộngvào đất huyện Thanh Trì Phía Gia Lâm bám theo đường Nguyễn Văn Cừ,đường 1 (phía Bắc) đến cầu Đuống và đường 5 đến Sài Đồng
Năm 1998: Cải tạo và xây dựng đường giao thông, các KCN và đô thị vềkhông gian nông thôn về phía Tây thành phố và bên kia bờ sông Hồng đánh dấuthay đổi quy mô trong quá trình đô thị hoá
(Viện quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia)
Hình 2 5: Bản đồ quy hoạch Hà N ội các năm 1992, 1996, 1998