Vếtbầmmáu Định nghĩa Bạn bị ngã xe, va ống quyển vào bàn uống cafê (mà bạn thề rằng việc đó đã xảy ra cách đây hàng tháng) hay cụng đầu vào tường và khi thức dậy với một vếtbầm to. Điều đó khiến bạn thắc mắc: vếtbầm đó là gì và mình phải xử trí sao đây? Vếtbầm là hậu quả của việc các mạch máu bị tổn thương, hoặc vỡ vì một lực va chạm tác động vào da (lực này có thể do bạn chủ động tạo ra hoặc chỉ là vô ý để búa đập trúng). Do máu từ các mạch máu bị tổn thương thấm vào các mô cũng như là phản ứng của cơ thể đối với chấn thương làm cho vùng bị bầm sưng lên. Khi máu thấm vào các lớp trên cùng của da sẽ tạo ra một vếtbầm rộng màu đỏ tía hay còn gọi là mảng xuất huyết. Tại sao ở một số người dễ có vếtbầmmáu hơn những người khác? Mức độ tổn thương để gây một vếtbầmmáu thay đổi theo tuổi. Trong khi ở trẻ nhỏ là một lực va chạm mạnh thì ở người già thậm chí một va quẹt nhỏ cũng đủ tạo ra một mảng xuất huyết lớn. Các mạch máu ngày càng dễ vỡ theo tuổi tác và vì vậy khi lớn tuổi các vếtbầm thậm chí có thể xảy ra mà không cần có va chạm trước đó. Các thuốc tác động vào quá trình đông máu cũng có thể ảnh hưởng đến tần suất xuất hiện vếtbầm (vì làm tăng khả năng thấm máu vào da và các mô). Đây là loại thuốc phổ biến trong chỉ định điều trị viêm khớp với tên gọi là thuốc kháng viêm không steroid (ví dụ như ibuprofen/Advil, Nuprin và naproxen/Aleve) cũng như trong các loại thuốc thông thường như aspirin. Warfarin(Coumadin) thường là thuốc được chỉ định đặc biệt trong trường hợp bệnh nhân có cục máu đông ở chi hoặc tim nhằm làm tan huyết khối này. Thuốc đôi khi có thể làm hình thành dấu bầmmáu nghiêm trọng đặc biệt là khi dùng liều cao. Các thuốc chứa cortisone như prednisone cũng làm thúc đẩy hình thành vếtbầmmáu vì chúng làm tăng khả năng dễ vỡ của các mạch máu nhỏ ở da. Ngoài ra, những bệnh nhân bị bệnh di truyền về đông máu (như là bệnh ưa chảy máu) hoặc là các bệnh mắc phải về đông máu (ví dụ các bệnh về gan như xơ gan) có thể hình thành các mảng xuất huyết rộng hoặc thậm chí chảy máu đe dọa đến tính mạng. Hình dạng và diễn tiến thay đổi màu sắc của vếtbầmmáu Các vếtbầmmáu diễn tiến theo một kiểu cố định và dựa vào đó ta có thể đoán thời gian tồn tại của chúng. Khi mới xuất hiện, vếtbầm có màu đỏ tươi của máu trong da. Sau 1-2 ngày, các chất sắt tạo màu đỏ trong máu chuyển hoá và vếtbầm chuyển sang màu xanh dương hoặc màu đỏ tía. Qua ngày thứ 6, nó chuyển sang màu xanh lá cây và tới ngày thứ 8-9 là màu vàng nâu. Nhìn chung cơ thể sẽ làm tiêu vếtbầmmáu sau 2 hoặc 3 tuần và màu sắc da vùng đó trở về bình thường. Chuyện gì sẽ xảy ra khi vếtbầm không biến mất hay bị chỗ sưng không xẹp? Đôi khi, thay vì biến mất, vùng bị bầmmáu trở nên cố định và có thể lan rộng thực sự. Nó cũng có thể gây đau dai dẳng. Có hai nguyên nhân chính. Thứ nhất, nếu lượng máu tích tụ dưới da hoặc trong cơ quá lớn, cơ thể thay vì làm tiêu chúng thì lại tạo một màng bao bọc hình thành nên một u máu. Đó chỉ đơn thuần là một bể máu nhỏ vách ngăn xung quanh. Nó có thể cần được bác sĩ dẫn lưu ra ngoài. Nguyên nhân thứ 2 hiếm gặp hơn là do vùng tổn thương lắng đọng calci-thành phần chính của xương - trở nên bền vững và nhạy đau. Quá trình này gọi là vôi hoá dị nguyên hay viêm cơ cốt hoá. Tình trạng này được chuẩn đoán bằng X-quang và cần phải đến bác sĩ. Một số nguyên nhân ít gặp của bầmmáu và bệnh lý đi kèm Thuật ngữ miêu tả các loại bầmmáu khác nhau thường không chỉ liên quan đến hình dạng mà còn đến nguyên nhân của nó. Nốt xuất huyết dùng để chỉ sự tích tụ lượng máu nhỏ dưới da, đường kính từ 1-3 mm. Chúng có thể xuất hiện dưới dạng nhiều chấm đỏ nằm rải rác khắp cơ thể (thường gặp nhất ở chi dưới). Hầu hết các trường hợp có số lượng lớn và gợi ý một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng. Một số ví dụ bao gồm nhiễm trùng các lá van tim (viêm nội tâm mạc) hay bất thường chức năng yếu tố đông máu (tiểu cầu). Sự hình thành vếtbầm xung quanh rốn có thể là do chảy máu trong ổ bụng. Bầmmáu sau tai (dấu hiệu Battle’s) có thể báo hiệu cho vỡ hộp sọ. Cuối cùng, vếtbầmmáu có thể sờ thấy, chắc với số lượng nhiều, không liên quan đến chấn thương thì có thể là dấu hiệu của nhiều loại bệnh tự miễn trong đó cơ thể tự chống lại các mạch máu của chính mình. Do đó, mỗi một loại trên đều phải được bác sĩ xem xét kỹ lưỡng. Xử trí bầmmáu Có 2 điều bạn cần làm nhằm ngăn ngừa hoặc hạn chế hình thành vếtbầmmáu sau chấn thương. Thứ nhất, hãy thử chườm lạnh. Để đá vào một túi nhựa, quấn khăn tắm bên ngoài (vì nếu đá tiếp xúc trực tiếp vào da sẽ gây bỏng lạnh) rồi đặt lên vùng bị chấn thương. Ngoài thị trường cũng có bán sẵn các loại túi chườm lạnh tuy nhiên dùng túi chứa loại đậu đông lạnh là thay thế thích hợp nhất. Nó thay đổi theo hình dạng của vùng bị tổn thương và có thể tái sử dụng khi làm lạnh lại (tất nhiên đừng bao giờ ăn chúng!!). Nhiệt độ lạnh làm giảm lượng máu tới do đó hạn chế chảy máu vào lớp da và làm giảm kích thước vết bầm. Theo cách này thì nhiệt độ lạnh cũng làm giảm phản ứng viêm và giảm phù nề vùng bị chấn thương. Nếu có thể,nên kê cao chỗ bầm so với tim. Càng để thấp dưới tim bao nhiêu thì máu sẽ càng chảy tới đó nhiều bấy nhiêu và làm tăng chảy máu, sưng phù. Tránh dùng các thuốc góp phần vào hình thành vếtbầmmáu như đã liệt kê ở phần trên. Nếu bạn phân vân không biết loại thuốc bạn đang dùng có thuộc nhóm này hay không thì hãy tham vấn bác sĩ hoặc dược sĩ. Không được tự ý ngưng thuốc trong toa khi chưa trao đổi trước với bác sĩ của bạn. Cuối cùng, có thể làm giảm chảy máu bằng cách đè lên vùng bầmmáu nhưng không được dùng garô mà phải bằng tay. Đối với những người đang dùng thuốc chống đông hoặc có bất thường đông cầm máu cũng như người già, người bị chấn thương nặng thì nên tham khảo ngay với bác sĩ hay các nhân viên y tế. . sắc của vết bầm máu Các vết bầm máu diễn tiến theo một kiểu cố định và dựa vào đó ta có thể đoán thời gian tồn tại của chúng. Khi mới xuất hiện, vết bầm có. thức dậy với một vết bầm to. Điều đó khiến bạn thắc mắc: vết bầm đó là gì và mình phải xử trí sao đây? Vết bầm là hậu quả của việc các mạch máu bị tổn thương,