Kết hợpmónănvàhoaquảthế nào? (Dân trí) - Rất nhiều người có thói quen ănhoaquả sau bữa ăn nhưng không phải bất kì loại hoaquảnào dùng sau bữa ăn cũng tốt cho sức khoẻ. Hãy cùng tham khảo những ví dụ dưới đây: 1. Các món rán, nướng - quả lê Đây là cách tốt nhất để bảo vệ sức khoẻ. Các món rán thường có nhiều dầu mỡ và được làm chín ở nhiệt độ rất cao. Các thực phẩm khi nướng sẽ tiếp xúc với lửa than và khói. Do vậy, trong quá trình chế biến thực phẩm theo phương pháp rán và nướng dễ sinh ra các chất độc, đặc biệt là benzen - chất có khả năng gây ung thư rất cao. Thành phần của quả lê có chứa nhiều chất kháng ung thư. Dùng lê hoặc nước ép từ lê sau bữa ăn sẽ làm giảm hoặc trung hoà các độc tố của thực phẩm sau chế biến, giúp quá trình tiêu hoá thức ăn trở nên dễ dàng, ngăn ngừa các bệnh về dạ dày như: đau dạ dày, viêm dạ dày, ung thư dạ dày… 2. Cua - gừng tươi và đường đỏ Đối với những người có tì vị kém, nhất là những người mắc bệnh viêm dạ dày, các mónăn được chế biến từ cua sẽ dễ gây đầy bụng, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Sau khi ăn cua, tốt nhất nên uống 1 cốc nước đường đỏ với gừng tươi. Gừng tươi có tính ấm, giúp lưu thông tuần hoàn máu và kích thích dạ dày tiết ra dịch vị để tiêu hoá thức ănvà làm giảm bớt tính hàn của cua. Gừng tươi khi kếthợp với đường đỏ sẽ càng làm tăng hiệu quả chống đầy bụng khó tiêu, làm cơ thể hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng của món ăn. 3. Mónăn dầu mỡ - hạnh đào Nếu trên bàn ăn nhà bạn thường xuyên xuất hiện các mónăn chứa nhiều dầu mỡ thì hạnh đào là sự lựa chọn số 1 sau bữa ăn của bạn. Loại quả này chứa nhiều axit amin thiết yếu có tác dụng làm hạn chế bớt tác hại của chất béo đối với hoạt động của động mạch, nhằm ngăn ngừa hiện tượng tắc hay xơ cứng động mạch. 4. Mì ăn liền - cam Các loại mì ăn liền đã qua chế biến thường mất đi một phần giá trị dinh dưỡng. Khi nấu thì hàm lượng dinh dưỡng lại càng giảm đi nhiều hơn. Ăn nhiều mì ăn liền thường gây cảm giác khó tiêu. 1 quả cam sau khi ăn mì ăn liền sẽ giúp cung cấp vitamin và các khoáng chất thiết yếu khác, giúp tăng cường sức đề kháng cũng như kích thích tiêu hoá thức, giúp quá trình tiêu hoá thức ăn nhanh và hiệu quả hơn. 5. Lẩu - sữa chua Các thực phẩm trong món lẩu ở nhệt độ cao và thường chỉ là tái, chưa được chín kỹ, nhất là đối với các món lẩu cay. Vị cay và nóng của món lẩu thường gây ảnh hưởng cho dạ dày. Ngoài ra do chưa được chín kỹ nên các chất dinh dưỡng trong thực phẩm sẽ khó chuyển hoá thành những chất bổ cho cơ thể, gây “trở ngại” cho hệ tiêu hoá. Trong sữa chua có một số loại nấm có lợi, giúp lên men để việc tiêu hoá thức ăn trở nên dễ dàng, ngăn ngừa tình trạng đầy bụng, khó tiêu, xơ hoá dạ dày và các cơ quan tiêu hoá khác trong cơ thể. 6. Đồ ăn có tính nóng - quả hồng, dứa hoặc đu đủ Quả hồng có tác dụng thanh nhiệt, nhuận tràng, giảm bớt tính nóng của thực phẩm. Đặc biệt quả hồng còn có công dụng trong việc tiêu đờm trừ ho. Ngoài ra, khi ăn các đồ ăn có tính nóng, bạn thường bị táo bón. Bạn cũng có thểăn dứa hoặc đu đủ sau bữa ăn. 2 loại quả này giầu các thành phần các men tiêu hoá, sẽ là dung môi giúp chuyển hoá thức ăn, ngăn ngừa tình trạng táo bón. Lan Thu Theo people 4 lưu ý khi ăn lẩu (Dân trí) - Mùa đông lạnh lẽo đã đến, đây là lúc rất thích hợp để ngời bên nồi lẩu nóng nghi ngut khói nhưng ăn lẩu như thếnào mới có tốt cho sức khoẻ? Nên có nhiều rau xanh Món lẩu thông thường có rất nhiều thịt mỡ. Nếu ăn cùng với nhiều loại rau xanh, không những có thể “tiêu trừ” dầu mỡ, bổ sung vitamin cho cơ thể mà còn có tác dụng điều hoà, trừ nóng và giải độc. Trước hoặc sau khi ăn lẩu có thểănhoaquả hoặc uống một ly nước hoaquả để giải nhiệt chơ cơ thể. Món lẩu nên có thêm đậu phụ, vì thạch cao trong đậu phụ có tác dụng thanh nhiệt, tán hoả, trị khát. Những người nên “kiêng” Lẩu cay thường gây tổn thương rất lớn đến dạ dày, đặc biệt là những người có dạ dày và lá lách yếu thì chỉ nên ăn lẩu hải sản “thanh đạm” hoặc lẩu nấm. Những người mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp, mỡ máu, phong thấp nên ít ăn hoặc không nên ăn lẩu nhiều đạm mỡ. Phụ nữ có thai nên hạn chế ăn lẩu. Ăn điều độ Lẩu cho dù có ngon như thếnào thì cũng không nên ăn liên tục, 1 - 2 tuần ăn một lần là được. Đồng thời khi ăn lẩu không nên ngồi quá lâu, khi ngồi ăn liền tù tì mấy tiếng, dạ dày, đường ruột liên tục làm việc, dịch tiêu hoá bài tiết giảm đi, thời gian dài như thế sẽ gây ra rối loạn chức năng tiêu hoá. Ngoài ra, ăn nhiều uống nhiều còn có thể gây ra viêm tuyến tuỵ, bệnh về đường ruột, dạ dày. Nên ăn thêm cơm Những người “nghiện” lẩu cũng thường ít ăn cơm. Trong khi các món lẩu rất giàu protein và chất béo. Việc ăn thêm cơm trong mỗi bữa lẩu sẽ giúp cân bằng dinh dưỡng. Dương Hằng Theo health 39 3 “bảo bối” chống ung thư (Dân trí) - Những nghiên cứu bước đầu và quy mô cho thấy, việc ăn 3 loại rau quả dưới đây thường xuyên sẽ giúp giảm đáng kể nguy cơ mắc ung thư máu cũng như phòng ngừa di căn ung thư tuyến tụy. Quýt và chuối: Phòng ung thư máu Kếtquả của một nghiên cứu quy mô với sự tham gia của hàng ngàn em nhỏ ở các nước châu Âu và châu Á cho thấy: Tỉ lệ trẻ dưới 2 tuổi được cho ăn quýt, chuối hoặc uống nước quýt 4 - 6 lần/tuần mắc bệnh ung thư máu là rất thấp so với các trẻ khác (50%). Theo bà Mary, chuyên gia về bệnh học, ĐH California (Mỹ), giải thích: “Trong quýt và chuối có hàm chứa lượng Vitamin C phong phú và đó là vi chất quan trọng giúp phòng chống bệnh tật”. Còn các nhà khoa học của TT Y học, trường ĐH Chicago (Mỹ) thì phát hiện ra nghệ vàng cũng có tác dụng phòng chống ung thư máu và một số bệnh ung thư khác. Ở những nước phương Tây, tỉ lệ trẻ em mắc bệnh máu trắng là 1: 100.000 nhưng trẻ em mắc bệnh máu trắng ở Ấn Độ chỉ là 1/10 của con số này. Nấm: Chống hiện tượng di căn Các chuyên gia nghiên cứu Nhật Bản phát hiện ra rằng: Glucosan -b có tác dụng ngăn chặn tế bào ung thư di căn. Và vi chất này có rất nhiều trong nấm. Thử nghiệm cho thấy việc uống chiết xuất Glucosan-b sẽ giúp ung thư tuyến tụy không di căn xuống gan, các khối u ác tính cũng nhỏ đi trông thấy. Theo các nhà khoa học, chất Glucosan -b đã giúp nâng cao khả năng miễn dịch. Dương Hằng Theo h863 . Kết hợp món ăn và hoa quả thế nào? (Dân trí) - Rất nhiều người có thói quen ăn hoa quả sau bữa ăn nhưng không phải bất kì loại hoa quả nào dùng. điều hoà, trừ nóng và giải độc. Trước hoặc sau khi ăn lẩu có thể ăn hoa quả hoặc uống một ly nước hoa quả để giải nhiệt chơ cơ thể. Món lẩu nên có thêm