Nghệthuậtnói“không” Thật khó từ chối khi có ai nhờ vả bạn giúp điều gì đó, nhất là khi người nhờ bạn lại là một đồng nghiệp hay một vị sếp. Bạn đang bận nhưng lại không biết nên từ chối thế nào để người kia không phật lòng, mà cũng để mình khỏi áy náy. Càng khó từ chối hơn khi bạn là người “cả nể”. Không giúp có thể mang tiếng xấu, nhưng dễ tính quá thì có thể bị coi thường hoặc bị lợi dụng. Bạn cần biết đánh giá việc gì nên làm giúp đồng nghiệp, việc gì không. Nếu từ chối cũng phải khéo léo và tế nhị. 1. Hãy nhạy bén với động thái từ chối. Cần lưu ý mức độ thân thiết của mối quan hệ và cách từ chối. Nhờ vậy mà bạn khả dĩ quyết định nên làm gì. Hãy cân nhắc mức ảnh hưởng của sự từ chối đối với mối quan hệ (bạn bè, công việc, .). 2. Biết rõ việc được nhờ. Chúng ta có thể quyết định ngay mà lại không biết “lượng” sức mình có giữ đúng lời hứa hay không. Tuy nhiên, từ chối “thẳng thừng” thì lại kém tế nhị. Hãy “hoãn binh” một lúc để “chọn” từ ngữ, giọng nói và thể ngữ (ngôn ngữ cơ thể) cho hợp lý để tránh căng thẳng cho cả hai. Ngoài ra, trước khi đưa ra câu trả lời, hãy hỏi rõ xem công việc người đó định nhờ là gì. Nếu quá sức hoặc không đúng chuyên môn thì dù có rảnh rỗi cũng không nên giúp, kẻo lại mang họa vào thân. 3. Đánh giá yêu cầu. Khi được nhờ cậy, hãy đánh giá công việc rồi phân tích để giúp người kia hiểu rõ vì sao bạn đồng ý hoặc vì sao từ chối. Nếu có thể, bạn hãy đề nghị cách giải quyết khác. Như vậy là bạn đã thể hiện sự cảm thông và chia sẻ với người kia. 4. Xác định khả năng. Trước khi từ chối, hãy xác định là bạn không thể thỏa mãn yêu cầu của họ, vì bạn không đủ khả năng hoặc bạn quá bận. Nếu đúng sở trường mà bạn từ chối thì bạn có thể mất uy tín, vì vậy bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng. 5. Cảm thông và hiểu biết. Biết người và biết ta để tránh ảnh hưởng xấu tới mối quan hệ đồng nghiệp. Hãy chân thành và xin lỗi nếu bạn không thể giúp họ, đồng thời tỏ ra bạn luôn lắng nghe, nhưng vì “lực bất tòng tâm”. 6. Đừng gởi tin nhắn, email hoặc lời nhắn. Nên gặp trực tiếp hoặc gọi điện thoại để tránh hiểu lầm. Nếu không, bạn có thể bị đánh giá thấp vì họ hiểu là bạn coi thường họ. Gặp nhau trực tiếp là cách tốt để có thể hiểu nhau hơn, không bị “tam sao thất bản”. 7. Đừng trì hoãn khi đã quyết định. Đừng để đến ngày mai những gì bạn có thể làm ngay hôm nay. Quán tính sẽ làm bạn lần lữa, e ngại, và khiến người khác hiểu sai về bạn. Đừng quên: “Một sự bất tín, vạn sự không tin”. Đó cũng là chính mình hạ giá mình! 8. Đừng “thế thủ”. Bạn không nên tỏ vẻ độc đoán hoặc chê trách họ. Đừng nói những câu kiểu như “việc thế này mà cũng phải nhờ á?” hoặc chung chiêng “Chả biết mình có giúp được không nữa”. 9. Đừng thất hứa: Dù biết không thể làm được nhưng bạn vẫn nhận lời, rồi hứa lên hứa xuống, làm người kia trông chờ và hy vọng. Có thể vì bạn quá cả nể và không nỡ từ chối, song đó là một cách hành xử sai lầm đấy. 10. Đừng nói“không” ngay khi họ vừa đề cập nhờ: Hãy bình tĩnh lắng nghe, dù ngay từ đầu bạn đã biết không thể giúp được. Không cần những lời sáo rỗng nhưng ý thức lắng nghe, chia sẻ của bạn khiến đồng nghiệp thấy vui, dù họ không được bạn giúp. Từ chối đồng nghiệp là một việc làm không dễ vì môi trường công sở đầy cạnh tranh rất dễ tạo ra sự hiểu lầm, đó kị. Vì vậy, hãy suy nghĩ và cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định nói“không” với ai đó. . Nghệ thuật nói “không” Thật khó từ chối khi có ai nhờ vả bạn giúp điều gì đó, nhất. nể và không nỡ từ chối, song đó là một cách hành xử sai lầm đấy. 10. Đừng nói “không” ngay khi họ vừa đề cập nhờ: Hãy bình tĩnh lắng nghe, dù ngay từ đầu