Kinh doanhngânhàng tại MỹvàchâuÂu! Thước đo hiệu quả kinhdoanh của một ngânhàng thương mại là lợi nhuận, một ngânhàng mà số lợi nhuận hàng năm thu được không đủ bù cho chi phí thì không thể coi là kinhdoanh có hiệu quả được. Muốn kinhdoanh có hiệu quả phải biết tổ chức bộ máy kinhdoanh hợp lý, và quan trọng hơn là phải có đủ nhân viên đáp ứng được yêu cầu của công việc, người lãnh đạo và quản lý ngânhàng phải có khả năng lãnh đạo và quản lý tốt. Tuỳ theo trình độ phát triển của mỗi nước, đặc điểm kinh tế của từng địa phương, quy mô hoạt động của từng ngân hàng, việc bố trí bộ máy kinh doanh của các ngânhàng thương mại có thể có những đặc điểm khác nhau. TạiMỹvàchâu Âu về cơ bản thì ngânhàng thương mại được tổ chức thành ba bộ phận lớn: Trực tiếp kinh doanh, Kế toán kho quỹ và Kế hoạch kiểm tra. Trực tiếp kinh doanh: Đây là bộ phận lớn nhất và quan trọng nhất của ngân hàng. Ngânhàng có thể đứng vững và tồn tại trong cạnh tranh hay không, kinhdoanh có hiệu quả hay không, lợi nhuận thu được có lớn hơn chi phí hay không, tất cả tuỳ thuộc vào kết quả làm việc của bộ phận này. Chẳng hạn như New York Bank, một ngânhàng lớn tại Mỹ, thường bố trí những nhân viên tinh thông kỹ thuật nghiệp vụ, am hiểu rộng các quan hệ kinh tế, nhạy bén với sự biến đổi của tình hình, năng nổ, tháo vát, dám nghĩ, dám làm nhưng chín chắn, thận trọng và quyết đoán .gánh vác sự nghiệp này. New York Bank tuyển vào vị trí này không chỉ các nhân viên có trình độ ngânhàng mà còn có cả những nhân viên thuộc các lĩnh vực kinh tế, marketing . Một ngânhàng lớn, kinhdoanh đa dạng trong nước và quôc tế thì bộ phận trực tiếp kinhdoanh có thể làm những việc như: kinhdoanh vốn ngắn hạn (cho vay ngắn hạn), kinhdoanh vốn dài hạn (cho vay dài hạn), kinhdoanh chứng khoán (mua bán cổ phiếu, trái phiếu các loại), kinhdoanh ngoại tệ, vàng bạc đá quý, kinhdoanh đối ngoại (vay hoặc cho vay vốn nước ngoài, các tổ chức tiền tệ tín dụng quốc tế. Đối với các ngânhàng nhỏ thì số nghiệp vụ mà bộ phận này phụ trách sẽ ít hơn và quy mô từng nghiệp vụ cũng nhỏ hơn. Kế toán và kho quỹ: Đây là bộ phận lớn thứ hai của ngânhàng thương mại. TạiMỹvàchâu Âu, bộ phận này có nhiệm vụ ghi chép, phản ánh và lưu trữ toàn bộ các nghiệp vụ kinhdoanhvà dịch vụ của ngânhàng từ khi phát sinh, quá trình phát triển, kết thúc và tồn tại . Hàng ngày các nhân viên kế toán và thủ quỹ của các NgânhàngMỹvàchâu Âu trực tiếp giao dịch với khách hàng về tất cả các nghiệp vụ kinhdoanhvà dịch vụ, đồng thời cũng phục vụ cho các nhân viên ở bộ phận kinhdoanh về số liệu, chứng từ, hồ sơ của những nghiệp vụ có liên quan. Ngânhàng có bao nhiêu nghiệp vụ kinhdoanhvà dịch vụ thì cả bấy nhiêu hồ sơ kế toán theo dõi, nhờ có số liệu kế toán các nhân viên nghiệp vụ mới am hiểu rõ khách hàngvà có quyết định đúng. Số liệu của kế toán còn giúp cho cán bộ kế hoạch kiểm tra và giám đốc ngânhàng theo dõi kết quả kinh doanh, nhận định tình hình và đề ra những chủ trương thích hợp về phương hướng hoạt động của ngân hàng, phát triển nghiệp vụ này, thu hẹp nghiệp vụ khác, quan hệ với các ngânhàng bạn, quan hệ với ngânhàng trung ương. Để làm được những việc trên đòi hỏi phải có những nhân viên kế toán của các ngânhàng phải thành thạo về nghiệp vụ kế toán, am hiểu nghiệp vụ kinh doanh, cẩn thận, cần mẫn, mọi con số đều chính xác, kịp thời, đảm bảo tin cậy, phản ánh đúng thực trạng của tình hình. Kế hoạch kiểm tra: Bộ phận thứ ba này tuy số nhân viên ít hơn nhiều lần so với số nhân viên của hai bộ phận trên, nhưng lại đòi hỏi phải có trình độ cao hơn họ về nhiều mặt. Trong các ngânhàng lớn của Mỹvàchâu Âu, đó là những nhân viên phụ trách các việc như: thu thập các nguồn thông tin kinh doanh, tài chính, ngânhàng trong khu vực, trong nước và trên thế giới để cung cấp cho ban lãnh đạo; lập kế hoạch, dự báo về các nguồn vốn, các phương hướng kinh doanh; lên cân đối về nhu cầu và khả năng; cân đối thu chi tài chính của ngân hàng; theo dõi sự biến đổi của dự trữ thực tế với mức dự trữ theo luật; dự kiến kế hoạch kinh doanh. Ngày nay hầu hết ngânhàngMỹvàchâu Âu đều sử dụng công nghệ thông tin, lập chương trình tuyến tính để phân bổ các nguồn vốn và tìm ra các nguồn đầu tư có lợi trong tương lai. Những kết quả tính toán này phải được các chuyên gia kinh tế, tài chính, ngânhàng xem xét, phân tích đánh giá, vì việc lập chương trình tuyến tính chỉ là cái bổ trợ, tham khảo cho kết quả nghiên cứu của các chuyên gia.Trong quản trị kinh doanhngân hàng, máy móc không thể thay thế con người được. Trong bộ phận kế hoạch và kiểm tra còn phải có một số nhân viên chuyên kiểm tra theo dõi việc chấp hành các chủ trương, chính sách, luật lệ, chế độ của nhà nước và của ngânhàng trung ương châu Âu hay Cụ dự trữ liên bang Mỹ. Ngoài ra tại các ngânhàng này còn phải có người phụ trách nhân sự, lo việc nâng cao tay nghề, học tập, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên của cả ngânhàng thương mại và thực hiện các chính sách khen thưởng, kỷ luật, tuyển dụng, sa thải. Vấn đề quan trọng đối với tất cả nhân viên ngânhàngMỹvàchâu Âu là ai giỏi việc nào phải được giao làm việc ấy, trước khi nhận việc ở bộ phận nào cũng phải được huấn luyện, đào tạo, bồi dưỡng chu đáo đến nơi đến chốn. Nhân viên ngânhàng dù làm việc gì cũng phải thành thạo tay nghề, cần mẫn, chịu khó, năng nổ, sáng tạo. Mọi người phải quan tâm đến lợi ích của ngânhàng như lợi ích của bản thân mình, do đó mà có thái độ tốt đối với khách hàng, không làm mất khách hàng, tìm mọi cách thu hút được nhiều người đến với ngân hàng, tạo điều kiện cho ngânhàng mở rộng được địa bàn hoạt động, kinhdoanh có hiệu quả, lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước. Như vậy, trong một ngânhàng thương mại của Mỹvàchâu Âu, tổng số nhân viên được chia thành ba bộ phận khác nhau. Bộ phận trực tiếp kinhdoanh bao giờ cũng chiếm số đông nhất trên dưới 50% tổng số nhân viên, hầu hết là nhân viên có trình độ cao, có nghiệp vụ khinh doanh giỏi. Bộ phận kế toán kho quỹ thường chiếm từ 35% đến 40% tổng số nhân viên, làm các việc kế toán, thống kê, điện toán, thu phát tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc, chứng khoán,chứng từ có giá, kho quỹ v.v Bộ phận kế hoạch kiểm tra chiếm khoảng từ 10% đến 15% tổng số nhân viên, ở đây gồm những nhân viên có trình độ cao về nghiệp vụ, kỹ thuật nghiên cứu, quản lý, kiểm tra v.v . Kinh doanh ngân hàng tại Mỹ và châu Âu! Thước đo hiệu quả kinh doanh của một ngân hàng thương mại là lợi nhuận, một ngân hàng mà số lợi nhuận hàng. từng ngân hàng, việc bố trí bộ máy kinh doanh của các ngân hàng thương mại có thể có những đặc điểm khác nhau. Tại Mỹ và châu Âu về cơ bản thì ngân hàng