Nhận thức được vai trò của chính sách pháp luật BHYT đối với xã hội và thấy được những tồn tại, vướng mắc của Luật BHYT sau 4 năm thực hiện, em quyết định chọn đề tài: "Bảo hiểm y tế tự
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
BÙI THỊ THU HẰNG
BẢO HIỂM Y TẾ TỰ NGUYỆN
TRONG LUẬT BẢO HIỂM Y TẾ VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2014
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
BÙI THỊ THU HẰNG
BẢO HIỂM Y TẾ TỰ NGUYỆN
TRONG LUẬT BẢO HIỂM Y TẾ VIỆT NAM
Chuyên ngành : Luật kinh tế
Mã số
Luận văn thạc sĩ luật học
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Thị Hoài Thu
HÀ NỘI - 2014
Trang 3Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi Các số liệu,
ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực Những kết luận khoa học của luận văn cha từng đợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn
Bùi Thị Thu Hằng
Trang 4Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HIỂM Y TẾ TỰ NGUYỆN 6
VÀ PHÁP LUẬT BẢO HIỂM Y TẾ TỰ NGUYỆN
1.2.2 Nguyên tắc điều chỉnh pháp luật bảo hiểm y tế tự nguyện 21
1.3 Khái quát về pháp luật bảo hiểm y tế tự nguyện của một số 30
nước trên thế giới và những gợi mở cho Việt Nam
1.3.1 Pháp luật bảo hiểm y tế tự nguyện tại Singapore 301.3.2 Pháp luật bảo hiểm y tế tự nguyện tại Philippines 321.3.3 Pháp luật bảo hiểm y tế tự nguyện tại Cộng hòa Liên bang Đức 341.3.4 Pháp luật bảo hiểm y tế tự nguyện tại Cộng hòa Pháp 38
NGUYỆN VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN Ở VIỆT NAM
2.1 Lược sử quá trình hình thành và phát triển bảo hiểm y tế tự 43
nguyện ở Việt Nam
Trang 52.1.1 Giai đoạn từ năm 1992 đến tháng 8/1998 43
2.2 Thực trạng pháp luật bảo hiểm y tế tự nguyện ở Việt Nam 48
hiện nay
2.2.4 Về trách nhiệm và quyền hạn khi tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện 55
Chương 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT BẢO 72
HIỂM Y TẾ TỰ NGUYỆN VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN Ở VIỆT NAM
3.1 Những yêu cầu đặt ra đối với việc hoàn thiện pháp luật bảo 72
hiểm y tế tự nguyện
3.2 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật bảo hiểm y tế tự nguyện và 74
giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện
3.2.1 Về các quy định của pháp luật bảo hiểm y tế tự nguyện 743.2.2 Về nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật bảo hiểm y tế tự nguyện 79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 83
Trang 6DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ASXH : An sinh xã hội
BHYT : Bảo hiểm y tế
BHYTTN : Bảo hiểm y tế tự nguyện
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Con người là nguồn lực quan trọng nhất trong việc phát triển kinh tế,
xã hội của đất nước Việc tạo điều kiện cho con người phát triển toàn diện vềthể chất và tinh thần luôn là một vấn đề được tất cả các quốc gia quan tâm vàxem trọng Có lẽ vì vậy mà giáo dục và y tế với vai trò của mình đã trở thànhquốc sách hàng đầu trong việc phát triển nguồn lực con người ở các quốc gia.Trong lĩnh vực y tế, ban đầu, vấn đề chăm sóc sức khỏe, nhu cầu chia sẻ rủi rokhi bệnh tật là nhu cầu tự phát Dần dần, nhu cầu này nhận được sự điều tiết và
hỗ trợ từ Nhà nước Qua thời gian phát triển, vấn đề chăm sóc sức khỏe trởthành một vấn đề mang ý nghĩa cộng đồng sâu sắc, một chính sách lớn và quantrọng của Nhà nước Ngày này, chính sách chăm sóc sức khỏe cộng đồng đượchầu hết các quốc gia trên thế giới thực hiện và ghi nhận chủ yếu dưới hình thứcbảo hiểm y tế (BHYT)
Với nỗ lực đổi mới toàn diện, những năm qua, Việt Nam đã đạt đượcnhiều thành tựu to lớn trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có việc đảmbảo tốt hơn vấn đề an sinh xã hội Trên cơ sở đổi mới toàn diện, chính sách BHYT
ra đời đã đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân, đặc biệt là từ khi LuậtBHYT số 25/2008/QH12 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam khóa XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 14/11/2008, có hiệu lực từ ngày01/7/2009 và được triển khai trên phạm vi toàn quốc từ ngày 01/01/2010
Luật BHYT được ban hành đã đánh dấu một bước quan trọng trong hệthống pháp luật về BHYT, là cơ sở pháp lý cao nhất để thể chế hóa quan điểm,định hướng của Đảng và Nhà nước trong việc thực hiện chăm sóc sức khỏe chongười dân theo định hướng công bằng và hiệu quả
Sau hơn 4 năm triển khai thực hiện Luật BHYT, bên cạnh những thànhquả đã đạt được vẫn còn tồn tại một số khó khăn, vướng mắc, một số
Trang 9vấn đề mới cũng nảy sinh trong thực tiễn triển khai Một số quy định trongLuật và các văn bản dưới luật còn thiếu cụ thể, thiếu đồng bộ với một số luật
có liên quan; một số quy định không còn phù hợp với thực tiễn, gây ra nhữngkhó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý nhà nước cũng như việc chấphành, thực thi pháp luật về BHYT
Nhận thức được vai trò của chính sách pháp luật BHYT đối với xã hội
và thấy được những tồn tại, vướng mắc của Luật BHYT sau 4 năm thực hiện,
em quyết định chọn đề tài: "Bảo hiểm y tế tự nguyện trong Luật Bảo hiểm y tế Việt Nam" làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của mình Mặc dù hiện nay,
chính sách pháp luật BHYT Việt Nam đang hướng tới mô hình BHYT toàndân với mục tiêu từ 01/01/2014 sẽ không còn tồn tại hình thức bảo hiểm y tế tựnguyện (BHYTTN) nữa Tuy nhiên, qua quá trình nghiên cứu về BHYT củaViệt Nam cũng như một số nước trên thế giới, em nhận thấy hình thức BHYTnày nếu được thay đổi và hoàn thiện sẽ vẫn có nhiều ưu điểm và lợi ích đối vớicộng đồng Do đó em đã lựa chọn đề tài luận văn của mình với mong muốn tìm
ra những hạn chế, vướng mắc trong quá trình triển khai hình thức BHYTTNtrong thực tiễn để đưa ra những kiến nghị góp phần hoàn thiện mô hình BHYT
ở Việt Nam
2 Tình hình nghiên cứu đề tàiBảo hiểm y tế là một chính sách quan trọng trong hệ thống pháp luật ansinh xã hội (ASXH) ở nước ta Đây là một vấn đề tuy không mới với nhiềunước trên thế giới nhưng là một vấn đề vẫn đang trong quá trình tiếp cận ởnước ta khi lần đầu tiên được ghi nhận dưới hình thức văn bản quy phạm phápluật mới cách đây hơn 4 năm Vấn đề BHYT hiện nay vẫn đang được giớinghiên cứu quan tâm
Ở cấp độ nghiên cứu tiến sĩ, có nhiều luận án đề cập đến vấn đề này, tiêu
biểu là luận án "Cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật an sinh xã hội ở Việt Nam" của nghiên cứu sinh Nguyễn Hiền Phương, năm 2008
Trang 10Ở cấp độ nghiên cứu thạc sĩ, có luận văn "Pháp luật về bảo hiểm y tế, thực trạng và giải pháp" của tác giả Nguyễn Thị Thanh Hương, năm 2004; luận văn
"Bảo hiểm y tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" của tác giả Trần Quang Lâm, năm 2006; luận văn "Bảo hiểm y tế ở Việt Nam hiện nay" của tác giả
Vũ Xuân Hiển, năm 2007
Đối với các bài viết đăng trên tạp chí, có thể kể tên một số bài viết tiêu
biểu như: "Tình hình thực hiện chính sách bảo hiểm y tế và lộ trình tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân" đăng trên Tạp chí Bảo hiểm xã hội, số 7/2004, của Tiến sĩ Nguyễn Huy Ban; "Bảo hiểm y tế trong hệ thống an sinh xã hội Việt Nam" đăng trên tạp chí Luật học, số 10/2006, và bài viết "Một số giải pháp cơ bản hoàn thiện pháp luật Bảo hiểm y tế ở Việt Nam" đăng trên Tạp chí Bảo hiểm xã hội, số 4/2008, của Tiến sĩ Nguyễn Hiền Phương; bài viết "Nhìn lại một số quy định mới sau khi Luật Bảo hiểm y tế đi vào cuộc sống" của tác giả Phạm Văn
Chung, đăng trên Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 12/2009
Nhìn chung, ở các cấp độ nghiên cứu, các đề tài nghiên cứu và bài viết
về BHYT khá nhiều, tuy nhiên chưa có một nghiên cứu nào chuyên sâu về
BHYTTN Chính vì lý do đó, tác giả mạnh dạn chọn đề tài "Bảo hiểm y tế tự nguyện trong Luật Bảo hiểm y tế Việt Nam" làm luận văn thạc sĩ luật học của
mình với mong muốn đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật vềBHYTTN nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật BHYT ở nước ta
3 Mục đích và nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tàiMục đích của việc nghiên cứu đề tài là nhằm làm sáng tỏ các vấn đề lýluận về BHYT và thực trạng pháp luật BHYTTN Trên cơ sở thực trạng phápluật hiện hành ở nước ta về BHYTTN, đưa ra những giải pháp về mặt pháp lý
và tổ chức thực hiện BHYTTN nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả củaBHYTTN ở nước ta Để thực hiện được mục đích đó, nhiệm vụ đặt ra cho luậnvăn là:
Một là, làm phong phú thêm những vấn đề lý luận cơ bản về BHYT và
BHYTTN như: khái niệm BHYT và BHYTTN, đặc trưng của BHYTTN, ý
Trang 11nghĩa của BHYTTN; khái niệm pháp luật BHYTTN, nguyên tắc điều chỉnh,nội dung của pháp luật BHYTTN, vai trò của pháp luật BHYTTN.
Hai là, đánh giá thực trạng pháp luật về BHYTTN ở Việt Nam như: đối
tượng tham gia BHYTTN, phạm vi hưởng BHYTTN, Quỹ BHYTTN, tráchnhiệm và quyền hạn khi tham gia BHYTTN Từ đó, rút ra những hạn chế,thành công của BHYTTN ở nước ta những năm qua và phân tích nguyên nhâncủa thực trạng đó
Ba là, trên cơ sở thực trạng pháp luật, xác định các yêu cầu và phương
hướng nâng cao chất lượng và hiệu quả thực hiện BHYTTN ở Việt Nam hiện nay
4 Phạm vi nghiên cứu đề tài
Bảo hiểm y tế nói chung và BHYTTN nói riêng là vấn đề nghiên cứu
mới tại Việt Nam Với đề tài "Bảo hiểm y tế tự nguyện trong Luật Bảo hiểm y tế Việt Nam", phạm vi nghiên cứu của luận văn tập trung vào những vấn đề pháp
lý và thực tiễn về pháp luật BHYTTN ở Việt Nam hiện nay bao gồm: đốitượng tham gia BHYTTN, phạm vi hưởng BHYTTN, Quỹ BHYTTN, tráchnhiệm và quyền hạn khi tham gia BHYTTN Trên cơ sở đó, luận văn đánh giá
ưu điểm, hạn chế trong quy định pháp luật, những thành công và hạn chế trongthực tiễn thi hành pháp luật về BHYTTN và đưa ra phương hướng đề hoànthiện pháp luật BHYTTN ở Việt Nam hiện nay
5 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu biện chứng duy vật và duyvật lịch sử để nghiên cứu pháp luật BHYT nói chung và pháp luật về BHYTTNnói riêng Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đặt pháp luật BHYT vàBHYTTN trong mối liên hệ biện chứng với các điều kiện kinh tế, chính trị, xãhội và lịch sử ở Việt Nam; đồng thời có sự so sánh, đánh giá với hình thức bảohiểm này ở một số nước có hệ thống ASXH tiên tiến trên thế giới Trongtrường hợp cụ thể, để làm sáng tỏ vấn đề, tác giả sử dụng phương pháp tổnghợp, phân tích nội dung, phương pháp thống kê để đưa ra các ý kiến đánh giá,nhận xét và rút ra kết luận khoa học
Trang 126 Những đóng góp mới của luận văn
Luận văn đã có những đóng góp mới sau đây:
Thứ nhất, luận văn đã trình bày khoa học và có hệ thống những vấn đề lý
luận về BHYT, BHYTTN và pháp luật BHYTTN Trong đó, luận văn đã trình bày
rõ ràng khái niệm, đặc trưng của BHYT từ nhiều góc độ quan niệm của các tổchức trên thế giới như: khái niệm BHYT theo Tổ chức lao động thế giới (ILO), Tổchức Y tế Thế giới (WHO), Tổ chức phát triển và hợp tác kinh tế (OECD), Cơquan phát triển quốc tế Anh Từ đó, luận văn đưa ra khái niệm về BHYTTN Đồngthời, luận văn giới thiệu tổng quan về pháp luật BHYT bao gồm khái niệm,nguyên tắc điều chỉnh, nội dung, vai trò của pháp luật về BHYTTN
Thứ hai, luận văn là làm rõ thực trạng pháp luật về BHYTTN ở Việt
Nam thông qua việc trình bày, đánh giá hệ thống quy định pháp luật và thựctiễn BHYTTN hiện nay ở nước ta
Thứ ba, luận văn trình bày một số quy định của pháp luật về BHYTTN
ở một số quốc gia tiên tiến trên thế giới; trên cơ sở đó, xác định được các yêu
cầu khoa học cho việc hoàn thiện pháp luật và đề xuất phương hướng cho việchoàn thiện pháp luật về BHYTTN ở Việt Nam trong thời gian tới
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dungcủa luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát chung về bảo hiểm y tế tự nguyện và pháp luật
bảo hiểm y tế tự nguyện
Chương 2: Thực trạng pháp luật bảo hiểm y tế tự nguyện và thực tiễn
thực hiện ở Việt Nam
Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực
thi bảo hiểm y tế tự nguyện ở Việt Nam
Trang 13Chương 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HIỂM Y TẾ TỰ NGUYỆN
VÀ PHÁP LUẬT BẢO HIỂM Y TẾ TỰ NGUYỆN
1.1 KHÁI NIỆM VỀ BẢO HIỂM Y TẾ TỰ NGUYỆN
1.1.1 Quan niệm về bảo hiểm y tế tự nguyện
Trong quá trình sinh tồn và trưởng thành của mỗi con người, nhằm thỏamãn những nhu cầu thiết yếu về ăn, ở, mặc, sinh hoạt v.v con người phải laođộng để làm ra của cải, vật chất cần thiết Nhưng trong thực tế, không phải lúcnào con người cũng gặp may mắn, thuận lợi Con người có thể phải rơi vào rấtnhiều trường hợp khó khăn, trắc trở, rủi ro xảy ra do điều kiện tự nhiên, môitrường sống hoặc điều kiện xã hội khiến họ bị giảm hoặc mất thu nhập như ốmđau, bệnh tật, rủi ro tai nạn v.v Khi rơi vào những trường hợp này, các nhucầu của cuộc sống không những giảm đi mà còn tăng thêm, thậm chí còn phátsinh nhu cầu mới như thuốc men, chữa bệnh v.v Do đó, những người gặp rủi
ro đã khó khăn về tài chính lại càng khó khăn thêm khi phải chi trả các chi phí
y tế, nhiều người còn buộc phải chấp nhận sự chăm sóc y tế ở mức hạn chế, tốithiểu, thậm chí là chung sống với bệnh tật Để giúp mỗi cá nhân vượt quanhững khó khăn để tồn tại và đảm bảo sự phát triển của xã hội, con người đãtìm ra nhiều cách giải quyết khác nhau, trong đó tham gia BHYT được coi làcách giải quyết tốt nhất bởi đây là một loại hình hoạt động có tính nhân văn sâusắc nhằm chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho người dân
Bảo hiểm y tế xuất hiện lần đầu tiên dưới hình thức bảo hiểm ốm đau
và thương tật cho công nhân của các chủ doanh nghiệp Vào thời Trung cổ, tạiTây Âu, một số các hiệp hội đã tự nguyện hỗ trợ các thành viên của mình trongthời gian có nhu cầu y tế dưới hình thức hỗ trợ thu nhập Các nước châu Âuphương Tây sau đó dần hình thành nhiều hiệp hội cung cấp BHYT, trong đó có
áp dụng quy tắc liên kết trên cơ sở của nghề nghiệp, những người khác
Trang 14về nơi làm việc, nơi cư trú hoặc dân tộc Đến thế kỷ 19, quá trình công nghiệphóa dẫn đến sự tăng trưởng và phát triển của tổ chức người lao động đã khiếncho giới cầm quyền phải thay đổi chính sách cho người lao động như tuần làmviệc ngắn hơn, bảo hiểm thất nghiệp, lương hưu và bảo hiểm về sức khỏe Năm
1850, dưới thời thủ tướng Bismark của Đức đã ban hành chính sách BHYT bắtbuộc Đây là hình thức BHYT đầu tiên trên thế giới và nó được hình thànhtrong mô hình bảo hiểm xã hội Ban đầu, hình thức BHYT này chỉ được ápdụng cho những người lao động trong các trường hợp ốm đau do rủi ro, bệnhtật Sau đó, cùng với sự tiến bộ của mô hình này, phạm vi đối tượng được bảo
vệ không chỉ dừng lại ở người lao động trong quan hệ lao động mà được mởrộng đối với mọi thành viên trong xã hội Mô hình BHYT của Đức cũng dầndần lan rộng ra các quốc gia khác và được coi là biện pháp bảo vệ hữu hiệutrước những rủi ro bệnh tật Một số quốc gia đã áp dụng mô hình BHYT nàynhư Bỉ (1894), Đan Mạch (1892), Anh (1911), Thụy Sĩ (1911), Pháp (1920),
Hà Lan (1941)
Mặc dù BHYT ra đời vào thế kỷ 19 nhưng định nghĩa BHYT đã xuấthiện từ thế kỷ 17 Định nghĩa đầu tiên về BHYT được đưa ra năm 1694 bởiHugh the elder Chamberlen (1630-1720): "Bảo hiểm y tế là hình thức chi trảchi phí y tế cho người được bảo hiểm tính trên rủi ro sức khỏe đã được thỏathuận khi mua bảo hiểm và số tiền chi trả chi phí y tế phải cân đối với số phíBảo hiểm y tế mà những người tham gia bảo hiểm đóng góp" [Dẫn theo 20, tr.3] Đây là cách định nghĩa BHYT theo bản chất kinh tế, theo đó, BHYT đượchiểu là sự hợp nhất kinh tế của các cá nhân trước rủi ro do bệnh tật gây nên màtrong từng trường hợp cá biệt không thể tính toán trước và lo liệu được Sựđóng góp chung này cần phải đáp ứng được bằng nguồn tài chính dự tính mộtcách thỏa đáng thông qua hệ thống cân bằng rủi ro tương ứng do BHYT đứng
ra tổ chức thực hiện Tổng chi phí cho khám chữa bệnh phải luôn bằng hoặclớn hơn tổng số tiền đóng góp của những người tham gia BHYT
Trang 15Sau này, định nghĩa BHYT được Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tiếpcận với tư cách là một bộ phận cấu thành của hệ thống ASXH quốc gia có mụcđích chung là bảo vệ cuộc sống của các thành viên trong xã hội Theo Côngước số 102 - Công ước quy định những quy chuẩn tối thiểu về ASXH (1952)của ILO, ASXH:
Là sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên của mìnhthông qua hàng loạt các biện pháp công cộng nhằm chống lại tìnhcảnh khốn khó về kinh tế và xã hội gây ra bởi tình trạng bị ngừnghoặc giảm sút đáng kể về thu nhập do ốm đau, thai sản, thương tậttrong lao động, thất nghiệp, tàn tật, tuổi già, tử vong, sự cung cấp vềchăm sóc y tế và cả sự cung cấp các khoản tiền trợ giúp cho các giađình đông con [26]
Như vậy, theo Công ước 102 của ILO thì chăm sóc y tế là nội dungđược đề cập đầu tiên trong 9 chế độ trợ cấp thuộc hệ thống ASXH Qua các tàiliệu nghiên cứu và điều tra tình hình thực hiện ASXH trên thế giới của ILO chothấy chăm sóc y tế có nội dung rộng hơn BHYT Nội dung chăm sóc y tếkhông chỉ dừng lại ở chế độ bảo hiểm cho các thành viên trong xã hội mà cònbao gồm các hoạt động y tế công cộng khác nhằm mục đích chăm lo và bảo vệsức khỏe toàn dân BHYT mang nhiều nét tương đồng nhưng không bao quáthết được mọi nội dung của chăm sóc y tế Trên thực tế, do điều kiện kinh tế xãhội và nhận thức ở các quốc gia khác nhau mà khái niệm chăm sóc y tế có thểđược đồng nhất với BHYT hoặc có quốc gia coi chăm sóc y tế bao hàm cảBHYT và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe công, thậm chí có quốc gia quy địnhBHYT bao gồm cả chế độ khám chữa bệnh, chế độ ốm đau, chế độ thai sản chongười lao động (vì có cùng phương thức hoạt động và nguyên tắc thực hiện)v.v Do đó, việc xác định vị trí độc lập hay không của BHYT trong hệ thốngcác chế độ BHXH hay hệ thống ASXH của các quốc gia khác nhau phụ thuộcvào đặc thù riêng của từng quốc gia
Trang 16Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng xác định BHYT có vai trò quantrọng trong đời sống kinh tế xã hội Trong tuyên bố Alma-Ata năm 1978 "Sứckhỏe cho mọi người", WHO quan niệm "bảo hiểm y tế là loại hình bảo hiểmkhông kinh doanh, không vì mục đích lợi nhuận và được tiếp cận chủ yếu dướigóc độ quyền con người" Cách tiếp cận về BHYT của WHO hiện nay đượchầu hết các quốc gia thống nhất, trên cơ sở đó, tùy thuộc vào điều kiện củamình mà các quốc gia có cách thức tổ chức thực hiện riêng.
Theo quan điểm của Tổ chức Phát triển và hợp tác kinh tế (Organíationfor Economic Development and Cooperation - OECD), thì BHYT có thể đượcđịnh nghĩa như là một cách để phân phối các rủi ro tài chính liên quan tới sự sựthay đổi chi phí chăm sóc sức khỏe cá nhân bằng cách tổng hợp chi phí theothời gian thông qua thanh toán trước (OECD, 2004) OECD còn phân loại môhình BHYT theo bốn tiêu chí lớn là nguồn tài chính; mức độ bắt buộc tham giacủa chương trình; BHYT theo nhóm hoặc các chương trình cá nhân và phươngpháp tính phí bảo hiểm sức khỏe (tức là mức độ đóng có thể thay đổi theo nguy
cơ, tình trạng sức khỏe, tuổi v.v )
Cơ quan phát triển quốc tế Anh (Department for InternationalDevelopment - DFID) cũng đưa ra định nghĩa cho BHYT như sau:
Bảo hiểm y tế là một cách để chi trả một phần hoặc toàn bộchi phí y tế cho các cá nhân bởi chính phủ hoặc các tổ chức bảohiểm y tế vì mục đích lợi nhuận hay không vì mục đích lợi nhuận
Nó hỗ trợ những người tham gia bảo hiểm chi trả chi phí khám chữabệnh khi gặp rủi ro ốm đau, bệnh tật và hỗ trợ chi phí khám chữabệnh thường xuyên để đảm bảo nhu cầu của người mua bảo hiểm[Dẫn theo 20, tr 3]
Định nghĩa này của cơ quan phát triển quốc tế Anh không những chỉ rabản chất kinh tế của BHYT mà còn nêu lên bản chất xã hội của nó Theo đó,BHYT được hiểu là một tổ chức cộng đồng đoàn kết tương trợ lẫn nhau,
Trang 17giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn về tài chính khi không may gặp rủi ro, đau ốmcần phải khám, điều trị.
Bảo hiểm y tế cũng có thể được tiếp cận dưới góc độ là một cơ chế đểbảo đảm cho dân số của quốc gia chống lại các nguy cơ phát sinh chi phí y tếhoặc như là một cơ quan đóng vai trò ASXH Các hoạt động của hệ thốngBHYT còn có thể được xem như một cơ chế để liên kết các lợi ích xã hội,khuyến khích tình đoàn kết, xây dựng các hiệp hội công dân và đảm bảo quyềncông dân Quan điểm này đặc biệt phổ biến ở Tây Âu
sau: "Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe,không vì mục đích lợi nhuận, do nhà nước tổ chức thực hiện và các đối tượng có trách nhiệmtham gia theo quy định của luật này" [23]
Cuốn Thuật ngữ ASXH Việt Nam do Tổ chức GIZ và Viện Khoa học lao động và Xã hội xuất bản năm 2001 cũng đưa ra định nghĩa sau về BHYT:
Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnhvực chăm sóc sức khỏe nhằm đảm bảo chi trả một phần hoặc toàn bộchi phí khám, chữa bệnh cho người tham gia bảo hiểm Quỹ bảohiểm y tế được hình thành từ đóng góp của cá nhân, doanh nghiệp,nhà nước và các nguồn thu hợp pháp khác Người tham gia bảo hiểm
y tế được quỹ bảo hiểm y tế chi trả các chi phí: (a) Khám bệnh, chữabệnh, phục hồi chức nắng, khám thai định kỳ, sinh con;
(b) Khám bệnh để sàng lọc, chẩn đoán sớm một số bệnh; và (c) Vậnchuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đangđiều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật [17]
Như vậy, có thể thấy, BHYT có thể được tiếp cận dưới nhiều góc độkhác nhau: kinh tế, xã hội, pháp lý, dân số v.v Tuy nhiên, dù ở góc độ nào,BHYT cũng có một số đặc trưng cơ bản đó là được thiết lập trên cơ sở sự
Trang 18đóng góp của người tham gia; bao gồm các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, chữabệnh và không mang mục đích kinh doanh Có thể đưa ra khái niệm về BHYT
như sau: Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm nhằm mục đích chăm sóc sức khỏe không vì mục đích lợi nhuận và được hình thành trên cơ sở sự đóng góp của người tham gia và do nhà nước tổ chức thực hiện.
Có nhiều mô hình tổ chức thực hiện BHYT đã tồn tại trên thế giới,trong đó phổ biến nhất là: (i) Mô hình Otto Von Bismarch; (ii) Mô hìnhWilliam Henry Beveridge; (iii) Mô hình BHYT quốc gia; (iv) Mô hình trả tiềntúi [25, tr 2-3] Việc vận dụng các mô hình này ở mỗi quốc gia phụ thuộc vàonhiều yếu tố khác nhau, trong đó khả năng kinh tế và khả năng tổ chức quản lý
là những yếu tố đóng vai trò quyết định Tuy nhiên, thực tế cho thấy các quốcgia không chỉ áp dụng một mô hình mà tùy từng nhóm đối tượng người dânđược BHYT mà một quốc gia có thể áp dụng nhiều hơn một mô hình BHYTnêu trên
(i) Mô hình Otto Von Bismarck
Mô hình này gắn liền với tên Thủ tướng Đức Otto Von Bismarck và
mô hình BHYT đầu tiên trên thế giới Mô hình này gắn liền với mô hình Nhànước xã hội Theo mô hình này, đối tượng BHYT hướng tới chủ yếu là ngườilao động với phương châm tất cả người lao động phải tham gia BHYT, ngoạitrừ những người giàu có không cần mua nhưng phải tự trả chi phí theo yêu cầukhi khám, chữa bệnh Toàn bộ dịch vụ y tế và các hãng BHYT đều do tư nhânđảm nhiệm với luật lệ và giá cả được quy định và quản lý chặt chẽ trên cơ sởkhông vì mục tiêu lợi nhuận Tiền trả cho BHYT do người tham gia BHYTđóng góp theo nghĩa vụ đã được quy định trong pháp luật Trong quan hệ laođộng, ngoài việc người lao động phải đóng BHYT để lo chi phí y tế cho mìnhkhi bị ốm đau, tai nạn thì người sử dụng lao động cũng phải chịu trách nhiệm
về những rủi ro xảy ra đối với người lao động mà họ thuê mướn, sử dụng bằngcách người sử dụng lao động phải tham gia BHYT cho tất cả
Trang 19người lao động của mình Đối với những người nghèo, Chính phủ Đức chi trảtoàn bộ chi phí BHYT.
(ii) Mô hình William Henry Beveridge
Mô hình BHYT William Henry Beveridge ra đời từ năm 1942 tại Anh,gắn với mô hình Nhà nước phúc lợi Mô hình BHYT này bao phủ lên toàn dân.Tất cả công dân Anh đăng ký một bác sỹ tổng quát như bác sĩ gia đình Bác sĩnày có toàn quyền quyết định xét nghiệm chẩn đoán ban đầu và giới thiệu đếnchuyên khoa Bệnh nhân không được quyền gặp thẳng bác sĩ chuyên khoa nếunhư không có sự đồng ý của bác sỹ tổng quát Tất cả dịch vụ y tế và BHYTcho dân do nhà nước Anh lo thông qua cơ quan British National HealthService Mọi công dân Anh đi khám và chữa bệnh không phải thanh toán tiềnhay nói cách khác, mọi chi phí BHYT của người dân đều do Nhà nước Anh chitrả Để thực hiện được điều này, Chính phủ Anh quốc dùng mức đánh thuế caothay cho lệ phí BHYT Như vậy có thể thấy việc đóng góp của người tham giaBHYT vào quỹ BHYT không được thực hiện một cách trực tiếp mà gián tiếpthông qua chính sách thuế của Nhà nước Anh
(iii) Mô hình BHYT quốc gia
Mô hình BHYT quốc gia do Tommy Douglas - một nhà chính trị theotrường phái dân chủ cấp tiến đề xuất năm 1944 cho Canada Chính sách BHYTtrong mô hình BHYT này không chỉ bao phủ lên toàn dân mà còn đảm bảo tất
cả người dân phải bình đẳng với nhau trong việc phải được các bác sĩ và bệnhviện khám và chữa bệnh không phân biệt giai cấp với cùng một dịch vụ và giáthành như nhau Toàn bộ dịch vụ và chi phí y tế trong mô hình BHYT này đều
do tư nhân cung cấp và chi trả Chính quyền mỗi tiểu bang đóng vai trò điềuhành các dịch vụ BHYT luôn đảm bảo mục đích phi lợi nhuận, theo đó, chínhquyền liên bang liệt kê một danh sách cụ thể mọi chương trình BHYT phải chitrả cho các dịch vụ y tế cần thiết
Trang 20(iv) Mô hình trả tiền túi
Đây là mô hình BHYT xưa cũ nhất nhân loại, hầu hết hơn 150 quốc giatrên thế giới còn áp dụng mô hình này Theo số liệu tính đến năm 2010, còn3% dân số Anh, 17% dân số Mỹ, khoảng 80% dân số Việt Nam, khoảng 83%dân số Ấn Độ, 91% dân số Campuchia v.v thuộc mô hình trả tiền túi
Ở mô hình BHYT này, không có bất kỳ giới hạn nào khi xác định đốitượng áp dụng, mọi người dân đều có thể tham gia mô hình BHYT này, kể cả nhữngngười đã tham gia BHYT ở các mô hình khác nhưng trong trường hợp cụ thể không sửdụng vẫn có thể lựa chọn mô hình này Người dân được hoàn toàn tự do trong việc lựachọn dịch vụ y tế cho mình và phải trực tiếp thanh toán cho cơ sở khám, chữa bệnh màkhông có sự đảm bảo từ Nhà nước hay bất kỳ tổ chức BHYT nào
Hiện nay ít thấy một quốc gia nào chỉ áp dụng một trong số các môhình trên mà nhìn chung đều có sự kết hợp giữa mô hình trả tiền túi với mộttrong các mô hình còn lại tùy vào từng nhóm đối tượng cụ thể và tùy vào quanđiểm của nhà cầm quyền về BHYT Dù áp dụng mô hình BHYT nào thì về cơbản chế độ BHYT tại các quốc gia trên thế giới đều tồn tại dưới hai hình thứcBHYT bắt buộc và BHYTTN
- Bảo hiểm y tế bắt buộc: Đây là hình thức BHYT áp dụng bắt buộc với
một số đối tượng người dân hoặc với toàn dân, tham gia BHYT được xác định là mộtnghĩa vụ Ví dụ: Ở Đức, hình thức BHYT bắt buộc áp dụng đối với hầu hết người dân,bao gồm: người làm công ăn lương có mức thu nhập dưới ngưỡng quy định và người thâncủa họ; sinh viên của các trường trung cấp, cao đẳng, đại học; người được đào tạo nghề;người về hưu; người khuyết tật đang làm việc tại các cơ sở hợp pháp hoặc theo cácchương trình xúc tiến việc làm; người thất nghiệp đang nhận trợ cấp; nông dân và cácthành viên gia đình của họ; nghệ sĩ và nhà văn; những đối tượng khác Ở Singapore, hìnhthức BHYT bắt buộc áp dụng với người lao động và thân nhân của họ Ở Việt
20
Trang 21Nam cũng tồn tại hình thức BHYT bắt buộc đối với các đối tượng cán bộ, côngchức, viên chức nhà nước, lực lượng vũ trang nhân dân, người lao động cótham gia quan hệ hợp đồng lao động và một số đối tượng khác gồm người cócông với cách mạng, trẻ em dưới 6 tuổi, thân nhân của những người trong lựclượng vũ trang nhân dân, người già v.v Nghiên cứu về đối tượng tham gia,chủ thể thực hiện, nguồn kinh phí thực hiện và khả năng lựa chọn dịch vụ y tếcủa người tham gia hình thức BHYT này ở Việt Nam cho thấy BHYT bắt buộc
ở nước ta không hoàn toàn theo mô hình Otto Von Bismarck, William HenryBeveridge hay mô hình BHYT quốc gia bởi tùy từng nhóm đối tượng mà ngườitham gia BHYT phải đóng phí bảo hiểm (theo mô hình Otto Von Bismarck)hay hoàn toàn do Nhà nước đài thọ (theo mô hình William Henry Beveridge và
mô hình BHYT quốc gia); chủ thể thực hiện BHYT bắt buộc là nhà nước (theo
mô hình William Henry Beveridge); người tham gia BHYT không hoàn toànđược tự do lựa chọn dịch vụ y tế v.v
- Bảo hiểm y tế tự nguyện: Đây là hình thức BHYT mà người dân
thường được tự do trong việc lựa chọn về việc tham gia hay không, mức hưởng bảo hiểm,mức đóng, hình thức đóng v.v Việc tự do lựa chọn của người tham gia trong hình thứcBHYT này tùy thuộc vào chính sách bảo hiểm của quốc gia đó Ví dụ: Theo pháp luật vềBHYT của Đức, các cá nhân có mức thu nhập ở một ngưỡng nhất định (ngưỡng này đượcđiều chỉnh theo từng năm, năm 2011 là 48.000 Euro/năm) mới được tham gia BHYTTN.Đối với người lao động có mức thu nhập cao hơn ngưỡng quy định có thể tham gia hoặckhông tham gia BHYT bắt buộc hoặc tham gia BHYTTN Theo pháp luật Singaporecông dân Singapore hay một người cư trú tại Singapore không thuộc diện bắt buộc đóngBHYT có thể tự nguyện đóng quỹ theo hình thức pháp luật quy định Ở nước ta hiện nayBHYTTN đang áp dụng cho thân nhân người lao động thuộc đối tượng áp dụng BHYTbắt buộc mà người lao động có trách nhiệm nuôi dưỡng và sống trong cùng hộ gia đình;
xã viên hợp
Trang 22tác xã, hộ kinh doanh cá thể; các đối tượng khác không thuộc diện áp dụngBHYT bắt buộc Dựa trên các mô hình BHYT trên có thể thấy khác với hìnhthức BHYTTN ở nước ta thực chất gắn liền với mô hình BHYT trả tiền túi, vìnếu người dân không tự nguyện tham gia BHYT thì họ phải thanh toán trựctiếp toàn bộ chi phí y tế khi khám chữa bệnh.
Dựa trên khái niệm BHYT có thể hiểu BHYTTN là hình thức bảo hiểm
do Nhà nước thực hiện không vì mục đích lợi nhuận mà ở đó người dân được
tự nguyện lựa chọn việc tham gia để được chăm sóc sức khỏe khi đau ốm, bệnh tật.
1.1.2 Đặc trưng của bảo hiểm y tế tự nguyện
Bảo hiểm y tế tự nguyện là một bộ phận cấu thành ASXH nên BHYT
có một số đặc trưng như sau:
- Về đối tượng tham gia:
Đối tượng tham gia của BHYTTN rất rộng, có thể là tất cả các thànhviên trong xã hội BHYTTN là hình thức tương trợ cộng đồng với mục đíchbảo vệ sức khỏe cho nhân dân nên đối tượng tham gia BHYTTN không bị giớihạn bởi bất cứ tiêu chí nào Tất cả mọi thành viên trong xã hội, dù là người laođộng hay không phải người lao động, trẻ em hay người già v.v đều có thểtham gia BHYTTN
- Về mục tiêu của BHYTTN:
Mục tiêu của BHYTTN là hướng tới việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏecho mọi người dân BHYTTN có trách nhiệm chi trả các chi phí khám chữabệnh cho những người dân bị ốm đau, bệnh tật, rủi ro v.v có nhu cầu khám
và điều trị bệnh Đối tượng BHYTTN hướng đến không phải là thu nhập hayđảm bảo thu nhập cho người bị ốm đau mà chính là sức khỏe của người thamgia BHYT Do đó, BHYTTN không phải là khoản trợ cấp bằng tiền như cácloại hình bảo hiểm khác mà là các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, chữa bệnh
Trang 23- Về mức hưởng BHYTTN:
Thông thường với đa số các loại hình bảo hiểm thì mức hưởng bảohiểm được xác định trên cơ sở mức đóng góp của người tham gia bảo hiểm(mức đóng góp, thời gian đóng góp v.v ) Tuy nhiên, đối với BHYTTN, mứchưởng bảo hiểm lại không phụ thuộc vào mức đóng góp, thời gian đóng góp
mà phụ thuộc vào rủi ro bệnh tật và cơ sở cung ứng dịch vụ y tế
Hệ thống BHYTTN từ khi hình thành đã không định hướng theo mức
độ rủi ro mà theo nguyên tắc đáp ứng đặc biệt và không phải chi trả trực tiếp.Điều này được thể hiện ở chỗ: khi bị ốm đau, người bệnh sẽ được chữa trị vớiđầy đủ các dịch vụ y tế và thuốc men cần thiết cho đến khi khỏe mạnh trở lại
mà không căn cứ vào các phương thức bảo hiểm như mức lương của họ haytrước đó họ đã đóng góp BHYTTN được bao nhiêu, trong bao lâu
- Về thực hiện BHYTTN:
Quan hệ BHYTTN là quan hệ diễn ra giữa ba bên: bên thực hiệnBHYTTN, bên tham gia BHYTTN và cơ sở khám chữa bệnh Do đó, khác vớicác hình thức bảo hiểm khác (chỉ bao gồm bên tham gia bảo hiểm và bên thựchiện bảo hiểm), việc thực hiện BHYTTN bao giờ cũng có sự tham gia của bênthứ ba là cơ sở khám chữa bệnh Đây là cơ quan tổ chức thực hiện việc khámchữa bệnh và cung cấp các dịch vụ y tế cho người tham bệnh Các chi phí y tế
sẽ được cơ quan BHYTTN chi trả một phần hoặc toàn bộ cho cơ sở khám chữabệnh Do đó, để đảm bảo chất lượng BHYTTN đòi hỏi phải có sự phối hợp,hợp tác hài hòa giữa các chủ thể, đặc biệt là với cơ sở khám chữa bệnh
1.1.3 Ý nghĩa của bảo hiểm y tế tự nguyện
Bảo hiểm y tế nói chung và BHYTTN nói riêng đóng vai trò quantrọng không những đối với người tham gia bảo hiểm, các cơ sở y tế mà còn làthành tố quan trọng trong việc thực hiện chủ trương xã hội hóa công tác y tếnhằm huy động nguồn tài chính ổn định, phát triển đa dạng các thành phầntham gia khám chữa bệnh cho nhân dân Vai trò của BHYTTN nói riêng đượcthể hiện như sau:
Trang 24Thứ nhất, BHYTTN là nguồn hỗ trợ tài chính giúp người tham gia khắc
phục những khó khăn về kinh tế khi bất ngờ ốm đau, bệnh tật Bởi trong quátrình điều trị bệnh chi phí rất tốn kém ảnh hưởng đến ngân sách gia đình, trongkhi đó thu nhập của họ bị giảm đáng kể, thậm chí mất thu nhập Tham giaBHYTTN là tự hình thành cho bản thân quỹ dự phòng dành riêng cho vấn đềchăm sóc sức khỏe, đặc biệt đối với người nghèo, người có thu nhập thấpchẳng may mắc bệnh
Thứ hai, BHYTTN góp phần giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước.
Các quốc gia trên thế giới thường có các khoản chi từ ngân sách cho hệ thống y
tế Tuy nhiên ở một số nước đặc biệt là các nước đang phát triển khoản chi nàythường chưa đáp ứng được nhu cầu của ngành y Hiện nay kinh phí cho y tếđược cấu thành từ 4 nguồn chủ yếu là: ngân sách nhà nước, quỹ BHYT, thumột phần viện phí và dịch vụ y tế và tiền đóng góp của các tổ chức quần chúng,các tổ chức từ thiện và viện trợ quốc tế Trong bốn nguồn trên khi chưa cóBHYTTN thì nguồn do ngân sách nhà nước cấp là chủ yếu Do vậy BHYTTN
ra đời thực sự giảm bớt phần nào gánh nặng cho ngân sách nhà nước, khắcphục sự thiết hụt về tài chính, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng tăngcủa người dân
Thứ ba, BHYTTN góp phần thực hiện nâng cao chất lượng và thực
hiện mục tiêu công bằng xã hội trong chăm sóc sức khỏe nhân dân, thể hiện rõnét tính nhân đạo, cộng đồng xã hội sâu sắc Những người tham gia BHYTTN
dù ở địa vị, hoàn cảnh nào nhưng khi ốm đau đều nhận được sự chăm sóc y tếnhư nhau, và điều trị theo bệnh - đây là một đặc trưng ưu việt của BHYTTN.Loại hình bảo hiểm này mang tính chất nhân đạo cao cả và được xã hội hóatheo nguyên tắc "số đông bù số ít" Số đông người tham gia để hình thành quỹ
và quỹ này được dùng để chi trả chi phí khám chữa bệnh cho một số ít ngườikhông may gặp phải rủi ro bệnh tật Tham gia BHYTTN vừa có lợi cho bảnthân vừa có lợi cho xã hội Do vậy sự đóng góp của cộng
Trang 25đồng xã hội để hình thành nên quỹ BHYT là tối cần thiết, theo phương châm
"mình vì mọi người, mọi người vì mình"
Thứ tư, BHYTTN góp phần làm tăng chất lượng khám chữa bệnh và
quản lý y tế thông qua hoạt động quỹ BHYTTN đầu tư Lúc đó trang thiết bị về
y tế sẽ hiện đại hơn, có kinh phí để sản xuất các loại thuốc đặc trị chữa bệnhhiểm nghèo, có điều kiện nâng cấp các cơ sở khám chữa bệnh một cách có hệthống và hoàn thiện hơn, giúp người dân đi khám chữa bệnh được thuận lợihơn Đồng thời đội ngũ cán bộ y tế sẽ được đào tạo tốt hơn, được nâng cao taynghề, tích lũy kinh nghiệm, có trách nhiệm đối với công việc hơn, dẫn đến sựquản lý dễ dàng và chặt chẽ hơn trong khám chữa bệnh
Thứ năm, BHYTTN góp phần đổi mới cơ chế quản lý y tế, cụ thể: Để
có lực lượng lao động trong xã hội có thể lực và trí lực không thể không chămsóc bà mẹ và trẻ em, không thể để người lao động làm việc trong điều kiện vệsinh không đảm bảo, môi trường ô nhiễm v.v Vì thế việc chăm lo bảo vệ sứckhỏe là nhiệm vụ của mỗi người, mỗi tổ chức, mỗi doanh nghiệp và cũng lànhiệm vụ chung của toàn xã hội Đồng thời để đảm bảo cho mọi người laođộng khi ốm đau được khám chữa bệnh một cách thuận tiện, an toàn, chấtlượng thì cần có mạng lưới y tế đa dạng, rộng khắp với đội ngũ thầy thuốc giỏi
và có hệ thống cơ sở vật chất y tế đầy đủ, tiện nghi v.v Thông qua BHYTTN,mạng lưới khám chữa bệnh sẽ đảm bảo được theo yêu cầu của người bệnh, tạođiều kiện cho họ được điều trị tốt nhất
Sự ra đời BHYTTN đòi hỏi người được sử dụng dịch vụ y tế và ngườicung cấp dịch vụ này phải biết rõ chi phí của mỗi lần khám chữa bệnh đã hợp
lý chưa, chi phí cho quá trình vận hành bộ máy của khu vực khám chữa bệnh
đã đảm bảo chưa, những chi phí đó phải được hạch toán và được quỹ bảo hiểmtrang trải Thông qua tình hình đó đòi hỏi cơ chế quản lý của ngành y tế phảiđổi mới để tạo ra chất lượng mới trong dịch vụ y tế
Thứ sáu, chỉ tiêu phúc lợi xã hội trong mỗi nước cũng biểu hiện trình
độ phát triển của nước đó Do vậy, BHYTTN là một công cụ vĩ mô của nhà
Trang 26nước để thực hiện tốt phúc lợi xã hội, đồng thời tạo nguồn tài chính hỗ trợ,cung cấp cho hoạt động chăm sóc sức khỏe người dân.
Như vậy, vai trò của BHYTTN nói riêng là giúp cho người tham giakhắc phục khó khăn về kinh tế, đồng thời giảm bớt gánh nặng cho ngân sáchNhà nước, góp phần đổi mới cơ chế quản lý, nâng cao chất lượng và công bằngtrong khám chữa bệnh
1.2 PHÁP LUẬT BẢO HIỂM Y TẾ TỰ NGUYỆN
1.2.1 Khái niệm pháp luật bảo hiểm y tế tự nguyện
Bảo hiểm y tế có vai trò, ý nghĩa quan trọng trong đời sống xã hội nênhầu hết các quốc gia đều thực hiện chính sách BHYT Để chính sách BHYT đivào cuộc sống, nhà nước cần phải thể chế hóa nó bằng các văn bản pháp luật.Pháp luật là hình thức pháp lý của chính sách BHYT để BHYT có thể đi vàothực tế và phát sinh hiệu quả trong thực tế đời sống Thể chế hóa nội dungchính sách BHYT, nhà nước phải quy định cụ thể các đối tượng tham giaBHYT, điều kiện hưởng BHYT, chế độ BHYT v.v để tổ chức thực hiện mộtcách hợp lý, công bằng
Mặc dù được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau nhưng dưới khía cạnh
pháp lý, pháp luật về BHYTTN được hiểu như sau: Pháp luật về BHYTTN là tổng
thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ pháp luật về BHYT được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của người tham gia nhằm huy động sự đóng góp của họ
để thanh toán chi phí khám chữa bệnh khi ốm đau, bệnh tật.
Pháp luật về BHYTTN mang một số điểm đặc trưng sau:
Thứ nhất, pháp luật BHYTTN điều chỉnh quan hệ phát sinh trong lĩnh
vực BHYT, tuy nhiên khác với loại hình BHYT bắt buộc được thực hiện trên
cơ sở bắt buộc của người tham gia, việc tham gia loại hình bảo hiểm này haykhông xuất phát từ sự tự nguyện của người tham gia Như vậy, các quy định vềloại hình bảo hiểm BHYTTN sẽ đảm bảo cho quyền lợi của người dân mộtcách mềm dẻo và linh hoạt, bởi căn cứ trên nhu cầu thực tế cũng như khả
Trang 27năng tài chính, họ sẽ có sự lựa chọn tham gia hoặc không tham gia loại hìnhbảo hiểm này Chính vì tiêu chí "tự nguyện" cho nên hình thức BHYTTN rấtphong phú và đa dạng ở mỗi quốc gia, không thể áp đặt hoặc sao chép nguyênbản mô hình ở nước này cho nước khác và ngay trong một nước cũng không có
sự giống nhau về mô hình triển khai BHYTTN, đặc biệt tại những vùng có sựkhác nhau về điều kiện kinh tế, xã hội, phong tục tập quán v.v Mặc dù đáp ứngđược quyền lợi của người tham gia một cách linh hoạt, loại hình BHYT nàycũng gặp phải những khó khăn nhất định trong công tác triển khai bởi lẽ việchuy động số lượng đông đảo người tham gia là cực kì khó khăn, do vậy môhình BHYTTN khi được thực hiện và triển khai trên thực tế đều thiếu tính bềnvững
Thứ hai, mục đích của các quy định pháp luật về BHYTTN là nhằm
nâng cao chất lượng cuộc sống và thực hiện công bằng trong chăm sóc sứckhỏe nhân dân, thể hiện rõ nét tính nhân đạo và tính cộng đồng sâu sắc Nhữngngười tham gia BHYTTN dù ở vị trí nào, hoàn cảnh nào, khi ốm đau bệnh tậtđều được hưởng chế độ chăm sóc y tế bình đẳng như nhau, xóa bỏ khoảng cáchgiàu nghèo khi thụ hưởng chế độ khám chữa bệnh Ngoài ra, việc tham gia loạihình BHYTTN góp phần giúp các thành viên trong xã hội tham gia đóng gópmột phân thu nhập vào quỹ chung để chăm sóc y tế cho bản thân và các thànhviên khác, hay nói cách khác việc tuân thủ pháp luật về BHYTTN góp phầntăng tính liên kết, chia sẻ cộng đồng giữa các thành viên trong xã hội Bên cạnh
đó pháp luật về BHYTTN góp phần đề phòng và hạn chế những căn bệnh hiểmnghèo theo phương châm "phòng bệnh hơn chữa bệnh" Với việc kết hợp vớicác cơ sở khám chữa bệnh BHYT chất lượng, kiểm tra sức khỏe từ đó pháthiện những căn bệnh hiểm nghèo và có phương pháp điều trị kịp thời hiệu quảtránh những hệ quả xấu có thể xảy ra
Thứ ba, chủ thể tham gia quan hệ pháp luật BHYTTN mang tính chất
nhiều bên Cụ thể, chủ thể tham gia BHYTTN bao gồm: bên tham gia bảo
Trang 28hiểm, tổ chức BHYT và cơ sở khám chữa bệnh Mối quan hệ này có thể đượctóm tắt như sau: người tham gia BHYT đóng phí bảo hiểm cho cơ quan BHYThay Quỹ BHYT; cơ quan BHYT chịu trách nhiệm thu phí và chi trả chi phí y tếcho cơ sở khám chữa bệnh; cơ sở khám chữa bệnh thực hiện các dịch vụ y tếcho người có thẻ và thanh toán chi phí với cơ quan BHYT Xuất phát từ mốiquan hệ mang tính chất ràng buộc như vậy cho nên các bên phải tuân thủ đầy
đủ các quy định về nghĩa vụ, cũng như thực hiện quyền nhằm đảm bảo tốt nhấtcho quyền lợi của mỗi chủ thể, đặc biệt là quyền lợi của người tham gia bảohiểm
1.2.2 Nguyên tắc điều chỉnh pháp luật bảo hiểm y tế tự nguyện
Nguyên tắc đảm bảo quyền tự do lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh Khi
xuất hiện nhu cầu chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh, không ai
không muốn có được sự chăm sóc y tế tốt nhất Bởi vậy, khi tham giaBHYTTN, người tham gia bảo hiểm cần phải được lựa chọn cơ sở khám chữabệnh Mặt khác, người tham gia BHYTTN có trách nhiệm đóng góp vào quỹbảo hiểm nên ở một khía cạnh nào đó, họ có quyền được hưởng dịch vụ y tế cóchất lượng trên cơ sở nhu cầu cá nhân Bên cạnh đó, với tư cách là một loạihình dịch vụ, BHYTTN cũng mang yếu tố cạnh tranh Sự cạnh tranh lành mạnhdẫn tới sự cung cấp dịch vụ với chất lượng cao Do đó, đảm bảo nguyên tắc tự
do lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh là điều phù hợp với thực tế khách quan vànhu cầu phát triển chung của dịch vụ y tế Tuy nhiên, nguyên tắc này cũng chỉmang tính chất tương đối bởi hoạt động BHYTTN còn chịu sự chi phối và bịphụ thuộc vào khả năng cung cấp dịch vụ y tế, sự kết hợp hài hóa giữa yếu tốdịch vụ, kinh tế, xã hội, nhân đạo trong quá trình thực hiện
Nguyên tắc thực hiện BHYT toàn dân.
Sức khỏe là vốn quý nhất của con người, vì vậy sức khỏe luôn là vấn
đề được đặt lên hàng đầu Một hệ thống ASXH tốt phải là một hệ thống an sinh
mà ở đó việc chăm sóc sức khỏe của con người được đảm bảo Quyền
Trang 29được hưởng ASXH cũng như quyền được chăm sóc và bảo vệ sức khỏe làquyền cơ bản của con người và được pháp luật của hầu hết các quốc gia xácđịnh là quyền cơ bản của công dân Chính vì vậy, pháp luật BHYTTN phảihướng tới việc thực hiện BHYT toàn dân, đảm bảo cho công dân được quyềnchăm sóc sức khỏe không phân biệt theo tiêu chí nào Tuy nhiên, việc thựchiện nguyên tắc này phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện kinh tế, chính trị, xã hộicủa quốc gia Do đó, không phải quốc gia nào cũng ngay lập tức có thể thựchiện được nguyên tắc này Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội mà quốc gia
có thể đưa ra lộ trình tiến tới thực hiện BHYT toàn dân phù hợp
Nguyên tắc mức đóng theo thu nhập, mức hưởng theo bệnh lý và nhóm đối tượng.
Bảo hiểm y tế tự nguyện là một trong những nội dung cấu thành củaASXH nên việc xác định mức đóng BHYTTN không chỉ thực hiện phù hợpvới đặc trưng riêng của BHYT mà phải thực hiện trên cơ sở các nguyên tắcchung của ASXH Đối với nhóm đối tượng tham gia quan hệ lao động, mứcđóng được xác định trên cơ sở mức thu nhập (tiền lương, tiền công) nhằm đảmbảo sự hỗ trợ giữa những người có thu nhập cao và những người có thu nhậpthấp Tuy nhiên, trên nguyên tắc "lấy số đông bù số ít" và "tương trợ giúp đỡlần nhau" một cách tối đa, mức hưởng BHYTTN không phụ thuộc vào mứcđóng mà phụ thuộc vào bệnh lý và nhóm đối tượng Hơn nữa, vì BHYTTNthực hiện theo nguyên tắc BHYT toàn dân nên giữa các nhóm đối tượng thamgia rất khác nhau về điều kiện kinh tế và mức thu nhập, trong đó một số nhómđối tượng lại cần có sự ưu tiên đặc biệt như trẻ em, người nghèo v.v nên mứchưởng BHYTTN còn được xác định theo từng nhóm đối tượng
Nguyên tắc đảm bảo hài hòa mối quan hệ giữa các bên trong quan hệ bảo hiểm.
Một trong những đặc trưng cơ bản của BHYTTN là quan hệ diễn ragiữa ba bên: người tham gia BHYTTN, cơ quan thực hiện BHYT và cơ sở
Trang 30khám chữa bệnh Trong đó, cơ quan thực hiện BHYT và cơ sở khám chữa bệnh
là người cung cấp các dịch vụ cần thiết đảm bảo nhu cầu của người tham giaBHYTTN khi họ gặp các rủi ro, ốm đau, bệnh tật trong cuộc sống Mỗi bêntrong quan hệ BHYTTN có quyền hạn, nghĩa vụ riêng song giữa chung tồn tạiquan hệ mật thiết Việc đảm bảo sự hài hòa giữa các chủ thể trong quan hệBHYTTN là nguyên tắc quan trọng đảm bảo sự thành công của hệ thốngBHYT
1.2.3 Nội dung pháp luật bảo hiểm y tế tự nguyệnBảo hiểm y tế là một trong những nội dung thuộc chính sách ASXHnên nó phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện kinh tế xã hội của các quốc gia Tùythuộc vào điều kiện kinh tế xã hội mà mỗi quốc gia có chính sách khác nhau vềBHYT, song nhìn chung pháp luật về BHYT nói chung và BHYTTN nói riêngcủa các quốc gia thường bao gồm các nội dung cơ bản sau:
- Đối tượng tham gia BHYTTN là những người tham gia và được hưởng
BHYTTN Bất kì ai có nhu cầu bảo hiểm sức khỏe đều có quyền tham gia BHYTTN.Tuy nhiên tùy thuộc vào đặc thù của hệ thống pháp luật tại từng quốc gia, từng khu vựcnhững đối tượng thuộc diện tham gia BHYTTN sẽ được giới hạn trong từng nhóm nhấtđịnh Tại Singapore, theo qui định của Luật Quỹ dự phòng trung ương Singapore mọicông dân Singpore hay một người cư trú tại Singapore không thuộc diện phải đóng quỹBHYTTN có thể tham gia BHYTTN với mức đóng theo quy định Như vậy phạm vi đốitượng tham gia BHYTTN theo quy định tại quốc gia này tương đối rộng và trên thực tếtại Singpore có rất nhiều người lao động và kinh doanh tự do đã chủ động tham gia loạihình BHYTTN
Tại Cộng hòa Liên bang Đức BHYTTN được xếp vào nhóm BHYT tưnhân bên cạnh nhóm BHYT công (tương đương với BHYT bắt buộc) Xuấtphát từ quan điểm BHYTTN là hình thức bảo hiểm thương mại căn cứ vào rủi
ro cá nhân cho nên chỉ được áp dụng đối với một số đối tượng khi họ
Trang 31đáp ứng được những điều kiện theo luật định cụ thể: các cá nhân có mức thunhập ở một ngưỡng nhất định (ngưỡng này được điều chỉnh theo từng năm)mới được tham gia BHYTTN Năm 2011, luật về BHYT Đức quy định ngườidân có thu nhập 48.000 Euro/năm, tương đương 4.125 Euro/tháng được muaBHYTTN [22, tr 9-19].
- Chế độ BHYTTN được tạo thành bởi các yếu tố điều kiện hưởng
BHYTTN và phạm vi hưởng BHYTTN
+ Điều kiện hưởng BHYTTN là tập hợp các quy định của pháp luậtlàm cơ sở pháp lý để người tham gia hình thức bảo hiểm này được hưởngquyền lợi bảo hiểm Điều kiện hưởng BHYTTN là việc đóng góp BHYT và thẻBHYT
+ Phạm vi hưởng BHYTTN là quyền lợi về BHYT mà người tham giaBHYTTN được hưởng khi có các điều kiện BHYT phát sinh Thông thường pháp luật sẽxác định người tham gia BHYTTN sẽ được quỹ BHYT chi trả các chi phí gì và mứchưởng BHYT là bao nhiêu
Bảo hiểm y tế nói chung và BHYTTN nói riêng là một chính sách xãhội do nhà nước tổ chức thực hiện nhằm huy động sự đóng góp của các tầnglớp trong xã hội để thanh toán chi phí cho những người tham gia bảo hiểm.Thông thường BHYT hoạt động trên cơ sở quỹ tài chính của mình, nhà nướcchỉ hỗ trợ trong những trường hợp cần thiết Vì hoạt động theo nguyên tắc cânbằng thu chi cho nên BHYT không chấp nhận thanh toán cho những người mắcbệnh nan y nếu không có thỏa thuận khác Những người tham gia BHYTTN sẽđược hưởng quyền lợi như những người tham gia BHYT bắt buộc, trongtrường hợp gặp rủi ro về sức khỏe như ốm đau, bệnh tật sẽ được thanh toán chiphí khám chữa bệnh theo nhiều mức độ khác nhau tại các cơ sở y tế Tuy nhiênđối với các trường hợp cố tình hủy hoại sức khỏe, trong tình trạng say, vi phạmpháp luật v.v thì sẽ không được cơ quan BHYT thanh toán
Trang 32Theo quy định của Luật BHYT Philippines, người tham gia BHYTTN
sẽ được cơ quan BHYT chi trả chia phí khám chữa bệnh nội trú cho ngườitham gia đến khám chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở y tế nào đã được PhiHealth (tổchức được chính phủ Philippines thành lập để tổ chức thực hiện các chính sáchBHYT), mức chi trả được xác định rõ với từng loại dịch vụ y tế và cho từngloại bệnh viện Tại Cộng hòa Liên bang Đức, phạm vi hưởng của người thamgia BHYTTN tương tự như người tham gia BHYT bắt buộc bao gồm: khám dựphòng, chăm sóc y tế, thuốc chữa bệnh và các thiết bị trợ giúp điều trị, dịch vụnha khoa, chăm sóc điều dưỡng, điều trị nội trú Bên cạnh đó người tham giaBHYTTN với mức đóng cao hơn còn được hưởng thêm các lợi ích khác như:kính mắt, trợ thính, dịch vụ chẩn đoán và kiểm tra sức khỏe hiện đại, được sửdụng những dịch vụ y tế hàng đầu trong những bệnh viện hạng A, được điều trịbởi các bác sĩ tư vấn chính, dịch vụ đường dây nóng 24/7 v.v
Tại Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào phạm vi quyền lợi theo luật định củangười tham gia BHYTTN cũng tương đối đầy đủ cụ thể: được khám chữa bệnhngoại trú sau khi đã đóng phí BHYT ít nhất 2 tháng, được nằm viện sau khi đãđóng BHYT ít nhất 4 tháng; khám chữa bệnh ngoại trú cũng theo hình thứckhoán quỹ và qui định danh mục thuốc thiết yếu Khám chữa bệnh nội trú baogồm cả tiền ăn, tiền vận chuyển bệnh nhân nếu là cấp cứu, tuy nhiên chỉ đượchưởng 90 ngày nằm viện trong một năm và không thanh toán các trường không
có trong chế độ BHYT hoặc ở các cơ sở y tế không do BHYT chỉ định [22, tr.9-19]
- Mức đóng BHYTTN được xem là một loại hình BHYT bổ sung nhằm
thanh toán cho các dịch vụ y tế mà BHYT cơ bản không chi trả hoặc đáp ứng các dịch vụchăm sóc sức khỏe nằm ngoài qui định của BHYT cơ bản Có thể thấy rằng đối tượngtham gia BHYTTN thường là những người có thu nhập thấp, không ổn định trong xã hội
do vậy mức đóng phí BHYTTN thường căn cứ theo mức thu nhập và không quá cao sovới mức thu nhập đó
Trang 33Tại Việt Nam, theo quy định của Luật BHYT năm 2008 và Thông tư số09/2009/TTLT mức đóng BHYTTN căn cứ trên mức lương tối thiểu và bằng6% mức lương đó Tại Philippines, Luật BHYT quy định nhóm đối tượng làngười lao động tự do thuộc nhóm tham gia BHYTTN và mức đóng là 1.200Peso/người/năm được thu theo quý, 6 tháng hoặc 1 năm một lần Mức đóng phíBHYTTN tại Singapore cũng được xác định bởi một con số cụ thể: không vượtquá 28.800 USD/năm Ngoài số tiền đóng định mực này, người tham giaBHYT tự nguyện có thể đóng thêm, phương thức và mức đóng sẽ được thựchiện theo qui định tại khoản 4 Điều 7 Luật Quỹ dự phòng trung ương [22, tr 9-19].
Như vậy, với các quy định về trách nhiệm đóng phí BHYTTN, chúng
ta có thể nhận thấy tính nhân văn, xã hội cao cả của chính sách BHYT thôngqua quy định về việc chia sẻ rủi ro mang tính cộng đồng trong việc đóng phítham gia BHYT Từ đó cũng thấy được nỗ lực của các quốc gia trong việcchăm sóc sức khỏe cho nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi và công bằng nhấtcho mọi tầng lớp trong xã hội có thể tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc và bảo
vệ sức khỏe
- Phương thức thanh toán: Để đảm bảo quyền lợi tối đa cho người tham
gia BHYTTN, các quốc gia đã đưa ra nhiều phương thức thanh toán chi phí khám chữabệnh khác nhau nhưng về cơ bản có 3 phương thức sau:
* Phương thức thanh toán theo định suất: thanh toán theo định suất là
phương thức thanh toán qua đó người cung cấp dịch vụ nhận được một khoản tiền cốđịnh cho mỗi người đăng kí khám chữa bệnh tại đó, trong một khoảng thời gian nhất định
mà không tính đến số lượng dịch vụ y tế sẽ cung cấp
* Thanh toán theo chi phí dịch vụ: thanh toán theo dịch vụ là phương
thức thanh toán mà người cung cấp dịch vụ được thanh toán cho mỗi hoạt động khámchữa bệnh và sản phẩm họ đã cung cấp Phương thức thanh toán này khuyến khích chấtlượng dịch vụ y tế trong môi trường có tính cạnh tranh
Trang 34cao nhưng lại tốn kém chi phí quản lý do quy trình quản lý khá phức tạp nhằm hạn chế sự lạm dụng.
* Thanh toán theo trường hợp bệnh: thanh toán theo trường hợp bệnh là
phương thức thanh toán cho người cung cấp dịch vụ căn cứ theo các tiêu chuẩn điều trịbệnh
Tại Philippines việc thanh toán chi phí khám chữa bệnh thực hiện theophương thức thanh toán theo dịch vụ, với phương thức này giúp việc chuyểncác nguy cơ tài chính về phía các thành viên PhiHealth qua việc yêu cầu bệnhnhân chi trả phần còn lại (balance billing) Mô hình thanh toán tại Thái Lan là
mô hình thanh toán theo định suất, với mô hình này Thái Lan đã đảm bảo hạnchế chi phí và chuyển các rủi ro tài chính về phí cơ sở cung cấp dịch vụ Dothanh toán theo định suất có thể dẫn đến việc ung cấp dịch vụ không đầy đủ,cho nên chi phí đơn vị và tỷ lệ sử dụng dịch vụ phải được theo dõi chặt chẽ,đồng thời người dân có thể thay đối cơ sở đăng ký khám chữa bệnh hàng nămnếu họ không hài lòng với dịch vụ của cơ sở đã đăng ký trước đó [22, tr 9-19]
- Quỹ BHYTTN là tập hợp những đóng góp bằng tiền nhằm hình thành
một quỹ tiền tệ tập trung để chi trả cho người được hưởng BHYTTN khi có điều kiệnBHYTTN phát sinh Quỹ BHYTTN chủ yếu được hình thành trên cơ sở sự đóng góp củangười tham gia BHYTTN Ngoài ra, quỹ BHYTTN còn hình thành trên cơ sở các nguồnthu hợp pháp khác như tiền sinh lời từ hoạt động đầu tư của quỹ; sự viện trợ, tài trợ củacác tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước v.v
Quỹ BHYTTN thường được sử dụng để: thanh toán chi phí khám chữabệnh BHYT; chi phí quản lý; đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng quỹ BHYTTN;chi dự trữ, dự phòng lao động lớn; chi dự phòng hạn chế tổn thất v.v Như vậycác khoản chi của quỹ là rất lớn, cho nên để duy trì sự ổn định của quỹ thì việcđiều hành hoạt động quỹ BHYTTN cần phải dựa trên cơ sở đảm bảo y tế vềmặt thu chi Điều đó có nghĩa, ngoài việc thực hiện thu
Trang 35BHYT một cách hiệu quả thì việc thực hiện chi tiêu của quỹ cũng cần phải tiếnhành một cách nghiêm ngặt để đạt hiệu quả cao trong sử dụng quỹ Bên cạnh
đó, cần phải có biện pháp phù hợp khuyến khích số đông tham gia BHYTTN,hạn chế tối đa tình trạng chỉ có người ốm mới tham gia BHYTTN hay thựchiện triệt để nguyên tắc "số đông bù số ít"
Tại nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, nguồn đóng góp QuỹBHYTTN được huy động từ sự đóng góp của hộ gia đình, có áp dụng giảm phícho các loại hộ tham gia đông Phí được thu theo tháng hoặc quý, được gửi tạitài khoản ngân hàng và được thanh toán cho bệnh viện có ký hợp đồng khoánquỹ Tương tự như các quốc gia khác trên thế giới, tại Việt Nam, quỹBHYTTN được hình thành chủ yếu từ sự đóng góp của người tham gia bảohiểm, tiền sinh lời từ hoạt động đầu tư và từ các nguồn thu hợp pháp khác Quỹnày được sử dụng chủ yếu để thanh toán chi phí khám chữa bệnh cho ngườitham gia, bên cạnh đó quỹ cũng được sử dụng để đầu tư nhằm mục đích tăngtrưởng quỹ theo nguyên tắc an toàn, hiệu quả; chi cho quản lý của bộ máy quản
lý và lập quỹ dự phòng khám chữa bệnh [22, tr 9-19]
1.2.4 Vai trò pháp luật bảo hiểm y tế tự nguyện
Pháp luật về BHYTTN có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, xãhội, chính trị của mỗi quốc gia Đặc biệt trong xu thế hội nhập và phát triểnchung, mỗi quốc gia càng nhận thức rõ vai trò của BHYT nói chung vàBHYTTN nói riêng trong việc đảm bảo công bằng và phát triển bền vững
Dưới góc độ xã hội, pháp luật BHYTTN là sự cụ thể hóa rõ nét quyềncon người trong xã hội, là công cụ góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả vàcông bằng xã hội trong chăm sóc sức khỏe Từ việc ghi nhận quyền được bảo
vệ và chăm sóc sức khỏe trong các văn bản pháp luật quốc tế, các quốc gia đãquy định trong các văn bản pháp luật quốc gia có giá trị hiệu lực cao như hiếnpháp, luật v.v Đây là cơ sơ pháp lý quan trọng để mỗi cá nhân trong cộngđồng thực hiện quyền của mình, đồng thời cũng thể hiện trách nhiệm
Trang 36của nhà nước đối với công dân trong việc bảo đảm quyền được chăm sóc, bảo
vệ sức khỏe
Ngoài ra, pháp luật BHYTTN không chỉ có vai trò trong phạm vi nội
bộ quốc gia mà còn có ý nghĩa quốc tế, đặc biệt trong xu hướng hội nhập vàphát triển hiện nay Hội nhập và phát triển đã trở thành xu hướng chung chomọi quốc gia trên thế giới hướng tới sự phát triển thịnh vượng chung Trong xuhướng đó, việc đảm bảo quyền chăm sóc sức khỏe của mỗi người dân trở thànhtiêu chí quan trọng đánh giá sự phát triển, tiến bộ và văn minh quốc gia Cáctiêu chí đánh giá không thuần túy ở sự phát triển kinh tế mà còn phụ thuộc vàoviệc quốc gia đó đối xử với công dân của mình như thế nào Pháp luật BHYT
và BHYTTN là sự phản ảnh rõ nét thái độ, trách nhiệm của nhà nước đối vớicông dân của mình, thậm chí còn là lợi thế của quốc gia trên thị trường cạnhtranh Điều này cũng thể hiện cho thực tế của quốc gia có hệ thống BHYTvững vàng, chất lượng dịch vụ tốt như Đan Mạch, Thụy Điển luôn nhận được
sự ủng hộ cao trên tiến trình hội nhập và phát triển theo hướng bền vững haymột số quốc gia sau khi ra nhập Liên minh châu Âu đã cải cách hệ thốngBHYT, tăng chi ngân sách cho BHYT nhằm mục đích tạo uy tín, cạnh tranhtrên thị trường Mặt khác, với những giá trị nhân văn của mình, pháp luậtBHYT không còn bó hẹp trong phạm vi quốc gia mà còn vượt qua những ràocản địa lý, chính trị để nhận được sự quan tâm của toàn nhân loại
Dưới góc độ kinh tế, với vai trò là một bộ phận của hệ thống ASXH,pháp luật BHYTTN còn làm nhiệm vụ điều tiết của cải, giảm khoảng cách giàunghèo, bất bình đẳng giữa các bộ phận dân cư trước những tác động tiêu cựccủa nền kinh tế thị trường Bằng việc quy định đối tượng tham gia là toàn bộdân chúng và quy định mức đóng góp công bằng với tỷ lệ chung cho mọi tầnglớp nhân dân, mức hưởng không dựa vào mức đóng mà phụ thuộc vào mức độrủi ro cụ thể đã khiến BHYT nói chung và BHYTTN nói riêng đóng vai trònhư một công cụ quan trọng đảm bảo công bằng xã hội
Trang 37Dưới góc độ pháp lý, pháp luật về BHYTTN là sự thể chế hóa nội dungchính sách BHYTTN của quốc gia, để chính sách BHYTTN đi vào cuộc sống
và phát sinh hiệu quả trong thực tế đời sống Với những quy định cụ thể cácđối tượng tham gia BHYTTN, điều kiện hưởng BHYTTN, chế độ BHYTTNcác cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các tổ chức, cá nhân có được sự nhậnthức rõ ràng và cụ thể về chế độ BHYTTN của nhà nước, được hưởng thụ cácquyền và thực hiện những nghĩa vụ của họ trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏecho người dân
1.3 KHÁI QUÁT VỀ PHÁP LUẬT BẢO HIỂM Y TẾ TỰ NGUYỆN CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ NHỮNG GỢI MỞ CHO VIỆT NAM
1.3.1 Pháp luật bảo hiểm y tế tự nguyện tại Singapore [22] Singapore
là một quốc đảo nhỏ ở Đông Nam Á với diện tích 692,7
km2, tổng dân số khoảng 5 triệu người Singapore là một quốc gia đa sắc tộcvới nhiều nền văn hóa khác nhau: 76,8% là người Hoa, 13,9% người Mã Lai,7,9% người Ấn Độ, Pakistan, Srilanka, còn lại là người gốc khác nhưngSingapore vẫn thiết lập và duy trì được chính sách ASXH nói chung và chămsóc y tế vào bậc nhất thế giới Pháp luật Singapore luôn quan tâm điều chỉnhđến vấn đề chăm sóc sức khỏe nói chung và BHYT nói riêng nhằm đem đến sựbảo vệ ngày càng cao hơn về sức khỏe cho cộng đồng Năm 1953, Singapore
đã thông qua Luật về Quỹ dự phòng trung ương (CPF, Central Provident Fund)
- một đạo luật quy định cụ thể các vấn đề về phúc lợi xã hội, trong đó cóBHYT
Theo Luật về Quỹ dự phòng trung ương năm 1953 về BHYT, ởSingapore, người lao động có thể tham gia BHYT theo hình thức bắt buộc hoặc
tự nguyện tùy theo luật định Pháp luật Singpapore triển khai BHYT bắt buộcđối với người lao động và thân nhân của họ Người lao động từ 55 tuổi trởxuống có thu nhập trong khoảng 50- 6000SD/tháng phải đóng BHYT bắt buộcthông qua một quỹ y tế dùng để chi trả chi phí điều trị bệnh và mua
Trang 38BHYT nhân thọ có tên là Medisave Bên cạnh các đối tượng phải đóng BHYTbắt buộc, pháp luật về BHYT của Singapore cũng đưa ra các quy định cụ thể
về việc đóng BHYTTN cho những đối tượng không thuộc diện bắt đóngBHYT Theo đó, "một công dân Singapore hay một người cư trú tại Singaporekhông thuộc diện phải đóng quỹ có thể tự nguyện đóng quỹ theo cách thức mà
Bộ trưởng quy định" (khoản 1 Điều 13B - Luật Quỹ dự phòng trung ươngSingapore) Trên thực tế, tuy không bắt buộc nhưng đã có nhiều người laođộng, kinh doanh tự do ở Singapore chủ động tham gia quỹ này nhằm đảm bảochi phí khám chữa bệnh đắt đỏ ở Singapore và giúp họ cắt giảm một phần thuếthu nhập bởi phần đóng góp cho BHYT này không bị đánh thuế
Khi tham gia BHYT, hàng tháng, người lao động ở Singapore sẽ nộpmột khoản tiền vào Quỹ dự phòng Singapore, đây là một quỹ phúc lợi xã hộiđược hình thành từ sự đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động
và hỗ trợ của nhà nước Một phần số tiền đóng quỹ dự phòng trung ương hàngtháng sẽ được trích vào tài khoản y tế Mức đóng BHYT phụ thuộc vào thunhập và tuổi tác của người lao động
Đối với BHYTTN mức đóng được định định như sau: "số tiền tựnguyện đóng quỹ không được vượt quá 28.800USD trong mỗi năm" Ngoài sốtiền đóng định mực này, người tham gia BHYTTN có thể đóng thêm, theokhoản 4 Điều 7 Luật Quỹ dự phòng trung ương quy định về việc đóng thêmcủa người lao động, người lao động có thể tự nguyện đóng quỹ một khoản tiềnthêm
Trong trường hợp người lao động muốn đóng nhiều hơn sovới tỷ lệ quy định thì phải thông báo bằng văn bản cho người sửdụng lao động Khi đó, người sử dụng lao động sẽ tự động khấu trừvào lương tháng của người lao động khoản thêm đó và dùng số tiềnkhấu trừ thêm này đóng vào quỹ cho người lao động Người sử dụnglao động cũng có quyền tự nguyện đóng thêm cho người lao
Trang 39động Các khoản tiền tự nguyện đóng thêm này cũng không được vượt quá 28.800$ trong mỗi năm [22].
1.3.2 Pháp luật bảo hiểm y tế tự nguyện tại Philippines [22]
Từ năm 1969, Philippines đã triển khai Chương trình chăm sóc y tếthông qua phương thức BHYT Năm 1995, Philippines đã ban hành Luật số
7875 là cơ sở pháp lý hoàn chỉnh đầu tiên cho việc thực hiện chính sáchBHYT Năm 2004, Chính phủ Philippines ban hành Luật số 9241 sửa đổi một
số điều của Luật 7875 Theo quy định của pháp luật Philippines về BHYT,mục tiêu lâu dài mà BHYT Philippines hướng đến là thực hiện BHYT toàndân Tuy nhiên, cho tới khi đạt được mục tiêu đó, Philippines vẫn duy trì haihình thức BHYT là BHYT bắt buộc và BHYTTN BHYT bắt buộc được ápdụng đối với một số đối tượng làm việc ở khu vực chính thức và đối tượngđược nhà nước bao cấp về khám chữa bệnh BHYTTN thực hiện với các đốitượng thuộc khu vực phi chính thức
Nhìn chung, đối tượng tham gia BHYT ở Philippines được chia làm 04 nhóm với trách nhiệm và mức đóng khác nhau như sau:
- Nhóm đối tượng là những người làm công ăn lương (khu vực chínhthức) và người nghỉ hưu: đây là những cán bộ, viên chức nhà nước; người lao động làmviệc trong các doanh nghiệp có thu nhập ổn định hàng tháng
Luật Philippines quy định mức đóng của nhóm đối tượng người làmcông ăn lương trong khu vực chính thức là 3% tiền lương hàng tháng củangười lao động, trong đó chủ sử dụng lao động đóng 1/2, người lao động đóng
½ Tiền lương làm căn cứ đóng BHYT của nhóm đối tượng này dựa trên mứclương cơ bản với 15 mức, trong đó quy định mức lương tối thiểu và tối đa để đóngBHYT Đối với người nghỉ hưu, BHXH sẽ đóng BHYT cho họ
- Nhóm đối tượng là người nghèo: Do Philippines vẫn có phần trăm dân
số thuộc diện nghèo thuộc loại cao trong khu vực nên ngân sách trung ương và địaphương không đủ để cấp thẻ BHYT cho tất các những người
Trang 40thuộc nhóm này Những đối tượng thuộc nhóm này tham gia BHYT được chialàm hai loại: những người được nhà nước bao cấp về khám chữa bệnh vànhững người tham gia BHYTTN Tuy nhiên, nhóm đối tượng người nghèo vẫn
là đối tượng thuộc quản lý và thực hiện BHYTTN vì người người thuộc diệnnghèo chỉ là tạm thời trong một thời gian, sau một vài năm họ sẽ thoát nghèo
và không thuộc diện được nhà nước bao cấp về khám chữa bệnh nữa, họ sẽtham gia BHYTTN Hiện tại, chỉ có 5% những người thuộc nhóm đối tượngnày thuộc diện được cấp thẻ BHYT theo quy định, số còn lại tham giaBHYTTN Nếu không tham gia BHYTTN thì người dân phải tự trả viện phíkhi đi khám chữa bệnh Những người thuộc đối tượng này nếu tham giaBHYTTN thì mức đóng BHYT là 1.200 Peso/hộ/năm Nếu thuộc diện đượcbao cấp về khám chữa bệnh thì BHYT cho họ sẽ cho ngân sách trung ươngđảm bảo 70%, ngân sách địa phương bảo đảm 30%
- Nhóm đối tượng là người đi lao động ở nước ngoài: người đi lao động
ở nước ngoài cũng có thể tham gia BHYT ở Philippines với mức đóng là 900 peso/năm
- Nhóm đối tượng là người lao động tự do (khu vực phi chính thức):nhóm đối tượng này tham gia BHYTTN Mức đóng của nhóm đối tượng này là 1.200Peso/người/năm, được thu theo quý, 6 tháng hoặc 1 năm một lần
Về chế độ hưởng BHYT và BHYTTN, theo quy định của pháp luậtPhilippines, đối tượng là người nghèo được hưởng quyền lợi ngay sau khi đượccấp thẻ BHYT còn các đối tượng khác chỉ được hưởng quyền lợi sau 03 tháng
kể từ khi đã nộp BHYT, nếu tham gia gián đoạn phải tiếp tục chờ sau khi đã đủ