1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Ý nghĩa của việc nghiên cứu bản án, quyết định của tòa án

6 79 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 21,36 KB

Nội dung

Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH CỦA TÒA ÁNNGUYỄN VĂN CƯỜNG TS. Luật học, Phó Chánh Tòa Hành chính Tòa án nhân dân tối cao.TÓM TẮT Bản án, quyết định của Tòa án không chỉ có giá trị pháp lý mà còn có ý nghĩa về chính trị, xã hội và khoa học pháp lý. Bài viết này phân tích ý nghĩa của việc nghiên cứu bản án, quyết định của Tòa án và đưa ra các giải pháp nhằm bảo đảm việc nghiên cứu bản án, quyết định của Tòa án có hiệu quả.Theo quy định tại Điều 106 của Hiến pháp năm 2013 thì bản án, quyết định của Tòa án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành. Có thể nói, giá trị pháp lý của bản án, quyết định của Tòa án đã được bảo đảm trên cơ sở hiến định. Tuy nhiên, bản án, quyết định của Tòa án không chỉ có giá trị pháp lý mà còn có ý nghĩa về chính trị, xã hội và khoa học pháp lý. Do vậy, việc nghiên cứu bản án, quyết định của Tòa án không chỉ là nhu cầu của các Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, luật sư, luật gia, học viên, sinh viên, giáo viên, các nhà khoa học và còn là mong muốn của mỗi người dân. Bản án, quyết định của Tòa án là công cụ hữu hiệu để tuyên truyền, phổ biến những quy định của pháp luật đến từng người dân.1. Ý nghĩa của việc nghiên cứu bản án, quyết định của Tòa án 1.1. Góp phần nâng cao chất lượng bản án, quyết định của Tòa án, đảm bảo việc áp dụng thống nhất pháp luật trong thực tiễn xét xử Bản án, quyết định của Tòa án đối với từng vụ, việc đã xảy ra trên thực tế, mà không phải là những giả thuyết có tính lý luận về tình huống có thể xảy ra trong tương lai. Vì vậy, bản án, quyết định thường phong phú và đa dạng hơn nhiều so với pháp luật thành văn và có thể nói, không bản án, quyết định nào giống hệt bản án, quyết định nào. Bản án, quyết định khi chứa đựng những lập luận, lý giải làm căn cứ ra phán quyết sẽ góp phần giải thích và vận dụng pháp luật trong từng trường hợp cụ thể. Thực tiễn cho thấy, những trường hợp Thẩm phán phải giải thích và vận dụng pháp luật rất đa dạng, do pháp luật quy định không rõ ràng, quy định chưa hợp lý hay đã bị lạc hậu so với tình hình thực tế mà cơ quan lập pháp chưa có điều kiện bổ sung, sửa đổi hay vì một lý do nào đó chưa thay thế bằng một quy định mới. Do đó, việc nghiên cứu bản án, quyết định của Tòa án giúp cho Thẩm phán hiểu được trong những trường hợp này thì hướng giải quyết về vụ án như thế nào? Thẩm phán có đồng tình với hướng giải quyết của bản án, quyết định trước đó hay không? Vụ việc Thẩm phán đang xem xét có tương tự vụ việc đã có bản án, quyết định trước đó hay không để đưa ra phán quyết một cách một cách chính xác hơn? Đương sự, luật sư khi biết các bản án, quyết định trước đó của vụ việc tương tự được quyết định như thế nào cũng sẽ hiểu để từ đó bảo vệ tốt hơn các quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước Tòa án. Với việc biết, hiểu các bản án, quyết định về những vụ việc tương tự được giải quyết trước đó của Thẩm phán khác, Tòa án khác, Tòa án cấp trên, các vụ việc được giải quyết nhanh chóng hơn, đồng thời tiết kiệm công sức của các Thẩm phán và các cá nhân, cơ quan, tổ chức tham gia tranh tụng. Việc sử dụng những tình huống tương tự đã được Tòa án giải quyết trong các bản án có hiệu lực pháp luật, nhất là các bản án, quyết định được lựa chọn, tuyển tập thành án lệ sẽ là căn cứ giải quyết các vụ việc có tính chất tương tự. Việc nghiên cứu bản án, quyết định của Tòa án cũng góp phần nâng cao kiến thức về áp dụng pháp luật cho các Thẩm phán, luật sư, nâng cao hiệu quả của việc tranh tụng tại Tòa án, nâng cao chất lượng các phán quyết của Tòa án. Khi nghiên cứu các bản án, quyết định đối với những vụ việc tương tự, Thẩm phán có thêm nguồn thông tin, các phương án giải quyết vụ việc mình đang phải xem xét, từ đó có quyết định hợp lý. Do vậy, đối với Thẩm phán, luật sư, việc nghiên cứu bản án, quyết định trước đó đối với những vụ việc tương sự là hoạt động có ý nghĩa thực tế nhất định. Đây có thể xem là yếu tố quan trọng nhằm làm cho mọi hoạt động áp dụng pháp luật tại các Tòa án nhân dân luôn bảo đảm được sự thống nhất. Bản án, quyết định được ban hành không chỉ ảnh hưởng đến những người liên quan mà còn được cơ quan thông tin truyền thông truyền bá rộng rãi, người dân đánh giá so sánh quyết định của Thẩm phán này với Thẩm phán khác. Thẩm phán phải hiểu, ý thức được hậu quả xã hội của phán quyết của mình. Vì vậy, Thẩm phán thận trọng nghiên cứu các bản án, quyết định của Tòa án đối với những vụ việc tương tự trước khi ra phán quyết sẽ đảm bảo cho bản án, quyết định của mình có chất lượng, hợp tình, hợp lý. Những ý nghĩa trên cho thấy những lợi ích của việc nghiên cứu các bản án, quyết định của Tòa án mang lại là không nhỏ trong thực tiễn xét xử của các Tòa án. Chính vì vậy, hiện nay một số quốc gia theo truyền thống dân luật cũng đã và đang sưu tập, sử dụng bản án, quyết định và tuyển tập thành án lệ ở một mức độ nhất định như một yếu tố bổ sung nguồn của pháp luật và quan trọng là nhằm tạo ra sự thống nhất cao nhất trong hoạt động áp dụng pháp luật của các Tòa án. Tuy nhiên, chúng ta cũng thấy rằng các bản án, quyết định của Tòa án tuy “nhân danh công lý” nhưng có “tính lịch sử” và “tính giai đoạn”. Vì rằng, căn cứ để ra một bản án là các quy định của pháp luật thực định (bao gồm cả luật hình thức và luật nội dung). Việc nghiên cứu bản án, quyết định của Tòa án vẫn phải kết hợp đối chiếu với các quy định của pháp luật hiện hành, việc vận dụng cách thức giải quyết tương tự của các bản án, quyết định đối với những vụ việc tương tự là rất linh hoạt chứ không thể máy móc. Bản án, quyết định trước đó đối với vụ việc tương tự không phải là khuôn mẫu trong mọi trường hợp, khi giải quyết của Tòa án vẫn phải căn cứ vào quy định của pháp luật. Hiện nay, Tòa án cấp dưới luôn có xu hướng đọc, nghiên cứu, tham khảo những bản án đã được tuyên của Tòa án cấp trên, căn cứ vào các bản án tiền lệ để đưa ra quyết định cho vụ án cụ thể có nội dung tương tự của mình. Các phán quyết của Tòa án thường hay quy chiếu (tham khảo) đến các phán quyết có hiệu lực pháp luật đã tuyên trước đó, nhất là các phán quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Đây cũng có thể coi là những biểu hiện của việc sử dụng án lệ trong các nước theo hệ thống dân luật. Mặt khác, văn bản quy phạm pháp luật trở nên thiếu so với sự phát triển của xã hội hiện đại. Thẩm phán phải đối mặt với những vấn đề không quy định trong luật, hoặc một vấn đề mà quá nhiều luật quy định nhưng lại có sự mẫu thuẫn với nhau. Khoản 2 Điều 21 Dự thảo Bộ luật dân sự quy định: Tòa án không được từ chối yêu cầu giải quyết vụ, việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng; trong trường hợp này, áp dụng tập quán và áp dụng tương tự pháp luật để xem xét, giải quyết. Trường hợp không thể áp dụng tương tự pháp luật theo quy định tại khoản 1 điều này thì áp dụng những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự và lẽ công bằng để giải quyết (Điều 12 và Điều 13). Tuy là dự thảo nhưng quy định này đang được sự đồng tình của cơ quan Tòa án . Theo xu hướng này, Tòa án thực hiện quyền tư pháp được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013. Trong trường hợp này, Tòa án không có chức năng giải thích pháp luật vẫn phải giải quyết những vấn đề đó bằng cách áp dụng những nguyên tắc pháp luật hiện hành. Do vậy, việc nghiên cứu các bản án, quyết định đã có trong những trường hợp không có luật định càng có ý nghĩa quan trọng đảm bảo việc áp dụng thống nhất pháp luật trong thực tiễn xét xử. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu ý kiến của các chuyên gia đối với những bản án, quyết định đã ban hành, Tòa án sẽ có thể xác minh tính phù hợp của các bản án, quyết định của mình và đặt ra vấn đề cân nhắc có cần thiết thay đổi đường lối giải quyết trong những vụ việc xảy ra sau đó hay không? 1.2. Tạo điều kiện cho việc dự đoán kết quả giải quyết vụ việcNghiên cứu các bản án, quyết định của Tòa án có vai trò quan trọng trong việc dự đoán kết quả giải quyết vụ việc. Trong xã hội có hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội, quyền hợp pháp của công dân được bảo vệ, công dân có thể dự đoán “quyền gì được cho phép và bảo vệ trong những trường hợp nào” và “sẽ bị yêu cầu và áp đặt nghĩa vụ gì trong những trường hợp nào” trước khi thực hiện một hành vi nào đó. Đây là vấn đề có ý nghĩa trong công tác tuyên truyền pháp luật, đưa pháp luật vào đời sống của công dân. Trong thực tiễn, việc nghiên cứu các bản án, quyết định của Tòa án những vụ án cụ thể giúp cho công dân dự đoán dễ dàng hơn kết quả giải quyết vụ việc so với quy định pháp luật chung chung và trừu tượng. Những bản án, quyết định được công khai đưa ra là những tài liệu tham khảo quan trọng không chỉ đối với các thẩm phán mà đối với mọi công dân. Họ có thể so sánh tình huống mà họ đang gặp phải với tình huống đã được giải quyết trong bản án trước đó “có thể là án lệ” và có thể dự đoán được kết quả do hành vi của họ một cách cụ thể hơn, đặc biệt trong lĩnh vực giao dịch dân sự, kinh tế hay hình sự... 1.3. Vai trò quan trọng trong công tác nghiên cứu và giảng dạy Có thể thấy rằng, không dễ dàng nhận thức quy định pháp luật chỉ thông qua việc nghiên cứu trên các văn bản pháp luật bởi vì bản chất của các quy phạm pháp luật là chung chung, trừu tượng và có khái niệm pháp luật rất khó hiểu. Vì vậy, việc nghiên cứu bản án, quyết định đúng đắn giúp nhà nghiên cứu giáo viên, sinh viên dễ hiểu quy định của pháp luật thông qua việc áp dụng quy định pháp luật để giải quyết các vụ án cụ thể. Những bản án, quyết định của Tòa án nói chung, đặc biệt là của Tòa án tối cao cũng là một trong những tài liệu tốt nhất dành cho những người quan tâm đến nghiên cứu luật học, như: nghiên cứu các bản án, quyết định tiêu biểu của Tòa án là một cách thức thực tiễn tốt nhất dành cho những người làm công tác giảng dạy đưa ra các ví dụ, những tình huống, những giải pháp thực tiễn cho một vấn đề pháp lý trừu tượng. Điều này giúp cho học viên, sinh viên dễ hiểu quy định của pháp luật và hiểu cụ thể, sâu sắc, thực tiễn hơn. Nghiên cứu các bản án, quyết định của Tòa án giúp cho sinh viên học ngành luật sẽ không chỉ hiểu những quy định pháp luật mà còn hiểu về việc áp dụng những quy định pháp luật của các thẩm phán khi xét xử. Điều này giúp cho sinh viên sau khi ra trường có kiến thức thực tiễn để tham gia công tác, đặc biệt trong các lĩnh vực thực thi pháp luật, như: công tác tại cơ quan Tòa án, Viện kiểm sát, công an... Ngoài ra, đối với các nhà làm luật, việc nghiên cứu các bản án, quyết định của Tòa án đã trở thành án lệ có thể giúp các nhà làm luật xây dựng văn bản pháp luật sát với thực tiễn. Đây là chất liệu thực tiễn để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật đảm bảo hiệu quả, khả thi.2. Giải pháp nhằm đảm bảo việc nghiên cứu bản án, quyết định của Tòa án có hiệu quả Thứ nhất, cần công khai hóa và phổ biến rộng rãi các bản án và quyết định của Tòa án các cấp. Các bản án của Tòa án được công bố công khai rộng rãi để mọi người cùng tham khảo, đánh giá tính thực tế của các bản án. Việc công bố công khai bản án, quyết định của Tòa án đã được thực hiện nhưng phạm vi còn hạn chế. Ví dụ: Tòa án nhân dân tối cao đã thường xuyên xuất bản sách Quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để Tòa án các cấp có điều kiện tham khảo và vận dụng. Thứ hai, cần nâng cao chất lượng của bản án, quyết định của Tòa án, đặc biệt là của Tòa án nhân dân tối cao để bản án, quyết định của Tòa án trở thành khuôn mẫu để Tòa án cấp dưới nghiên cứu, tham khảo và vận dụng trong quá trình xét xử. Thứ ba, cần tăng cường trao đổi, tọa đàm, tập huấn thông qua các bản án, quyết định cụ thể để lấy ý kiến của đông đảo các nhà khoa học, người làm công tác thực tiễn về đường lối xử lý một, một số vụ việc cụ thể trong một lĩnh vực nhất định. Điều này góp phần khuyến khích việc nghiên cứu bản án, quyết định của Tòa án, đặc biệt của Tòa án nhân dân tối cao, đồng thời là nguồn dữ liệu quan trọng để Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao cân nhắc, lựa chọn tuyển tập án lệ, công bố để các Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong hoạt động xét xử. Những quyết định giám đốc thẩm sau đây của Tòa án là những ví dụ có thể được xem xét đưa vào tuyển tập án lệ để Tòa án các cấp nghiên cứu áp dụng: Ví dụ 1: Vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa nguyên đơn là quỹ Tín dụng nhân dân Trung ương Chi nhánh Đồng Nai với bị đơn là bà Đỗ Thị Tỉnh chủ Doanh nghiệp tư nhân Đại Lộc Tân và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là ông Trần Văn Miễn và bà Nguyễn Thị Cà. Tại Quyết định giám đốc thẩm số 022013KDTMGĐT ngày 8012013, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã nhận định: “Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm tuyên: “Kể từ ngày có đơn thi hành án… còn phải chịu lãi suất theo mức lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước tương ứng với thời gian và số tiền chưa thi hành án” cũng là không đúng. Đối với trường hợp này phải tuyên là… phải tiếp tục chịu khoản tiền lãi đối với khoản tiền nợ gốc, kể từ sau ngày tuyên bản án sơ thẩm cho đến khi thanh toán hết nợ theo mức lãi suất mà hai bên thỏa thuận tại hợp đồng tín dụng”. Ví dụ 2: Vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa nguyên đơn là Ngân hàng Thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam với bị đơn là Công ty cổ phần dược phẩm Kao li và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là bà Nguyễn Thị Phượng và ông Nguyễn Đăng Duyên. Tại Quyết định giám đốc thẩm số 122013KDTMGĐT ngày 1652013, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã nhận định: “Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm quyết định: “Kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật và người được thi hành án có đơn yêu cầu thi hành án, người phải thi hành án còn phải trả lãi đối với số tiền chậm thi hành án theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời gian chậm thi hành án” cũng là không đúng. Đối với các khoản tiền vay của tổ chức Ngân hàng, tín dụng, ngoài khoản tiền nợ gốc, lãi vay trong hạn, lãi vay quá hạn, phí mà khách hàng vay phải thanh toán cho bên cho vay theo hợp đồng tín dụng tính đến ngày xét xử sơ thẩm khách hàng vay còn phải tiếp tục chịu khoản tiền lãi quá hạn của số tiền nợ gốc chưa thanh toán theo mức lãi suất mà hai bên thỏa thuận trong hợp đồng cho đến khi thanh toán xong khoản nợ gốc này. Trường hợp trong hợp đồng tín dụng, các bên có thỏa thuận về việc điều chỉnh lãi suất cho vay theo từng thời kỳ của Ngân hàng cho vay theo quyết định của Tòa án cũng sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với sự điều chỉnh lãi suất của Ngân hàng cho vay.” Như vậy, theo các quyết định giám đốc thẩm nêu trên thì đối với hợp đồng tín dụng, kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật, khách hàng vay còn phải tiếp tục chịu khoản tiền lãi quá hạn của số tiền nợ gốc chưa thanh toán theo mức lãi suất mà hai bên thỏa thuận trong hợp đồng cho đến khi thanh toán xong khoản nợ gốc này mà không áp dụng lãi suất cơ bản theo quy định của Bộ luật Dân sự. Thứ tư, các Trung tâm đào tạo cần thường xuyên cập nhật bản án, quyết định có hiệu lực đã được thi hành của Tòa án và thu thập hồ sơ vụ án để giáo viên, sinh viên nghiên cứu và đưa ra nhận định về những nhận định về phán quyết của Tòa án. Tuyển tập bản án, quyết định cần được xây dựng theo từng vấn đề, từng mối quan hệ tranh chấp, từng loại án. Cần đưa bản án, quyết định trên cổng thông tin điện tử, để tránh ảnh hưởng đến người liên quan đến vụ án thì cần thay đổi tên, địa chỉ nhưng vẫn giữ đúng nội dung vụ án. Việc nhận định phải khách quan, toàn diện trên cơ sở khoa học và không ảnh hưởng đến uy tin của ngành Tòa án và danh dự của Thẩm phán. Giáo trình dành cho học viên, sinh viên cần đưa ví dụ là các vụ án cụ thể để minh họa sinh động. Cần phải mời những người làm thực tiễn như luật sư, Thẩm phán tham gia giảng dạy. Bên cạnh đó, cần phải thành lập phiên tòa mẫu xét xử các vụ án về lĩnh vực hình sự, dân sự, kinh doanh thương mại, lao động, hành chính. Nhà trường phối hợp với các cơ quan thực thi pháp luật để đưa đội ngũ giáo viên, học viên, sinh viên thực tập tại các cơ quan này. Việc thực tập phải có kế hoạch cụ thể, tránh trường hợp việc thực tập chỉ mang tính chất chiếu lệ. 3. Kết luận Thực tiễn áp dụng pháp luật của Việt Nam hiện nay đã và đang gặp vướng mắc, việc áp dụng pháp luật thiếu thống nhất, chất lượng xét xử chưa cao. Một trong những nguyên nhân chủ quan theo chúng tôi là việc nghiên cứu bản án, quyết định của Tòa án chưa trở thành thói quen, phương tiện cơ bản của Thẩm phán trong quá trình giải quyết vụ án. Bài viết này là những nghiên cứu bước đầu, mong góp phần nâng cao nhận thức chung về vai trò, ý nghĩa của việc nghiên cứu bản án, quyết định của Tòa án. Hy vọng, cùng với các biện pháp khác để nâng cao chất lượng bản án, quyết định của Tòa án và việc phát triển án lệ của Tòa án nhân dân tối cao, nguyên tắc tranh tụng trở thành nguyên tắc hiến định thì việc nghiên cứu bản án, quyết định của Tòa án sẽ là hoạt động thường xuyên của không chỉ các Thẩm phán, thư ký tòa án, luật sư mà còn là hoạt động thường xuyên của mỗi luật gia, nhà nghiên cứu pháp luật.

Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH CỦA TÒA ÁN NGUYỄN VĂN CƯỜNG * TS Luật học, Phó Chánh Tịa Hành Tịa án nhân dân tối cao TĨM TẮT Bản án, định Tịa án khơng có giá trị pháp lý mà cịn có ý nghĩa trị, xã hội khoa học pháp lý Bài viết phân tích ý nghĩa việc nghiên cứu án, định Tòa án đưa giải pháp nhằm bảo đảm việc nghiên cứu án, định Tịa án có hiệu Theo quy định Điều 106 Hiến pháp năm 2013 án, định Tịa án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành Có thể nói, giá trị pháp lý án, định Tòa án bảo đảm sở hiến định Tuy nhiên, án, định Tịa án khơng có giá trị pháp lý mà cịn có ý nghĩa trị, xã hội khoa học pháp lý Do vậy, việc nghiên cứu án, định Tịa án khơng nhu cầu Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, luật sư, luật gia, học viên, sinh viên, giáo viên, nhà khoa học mong muốn người dân Bản án, định Tịa án cơng cụ hữu hiệu để tuyên truyền, phổ biến quy định pháp luật đến người dân Ý nghĩa việc nghiên cứu án, định Tịa án 1.1 Góp phần nâng cao chất lượng án, định Tòa án, đảm bảo việc áp dụng thống pháp luật thực tiễn xét xử Bản án, định Tòa án vụ, việc xảy thực tế, mà giả thuyết có tính lý luận tình xảy tương lai Vì vậy, án, định thường phong phú đa dạng nhiều so với pháp luật thành văn nói, khơng án, định giống hệt án, định Bản án, định chứa đựng lập luận, lý giải làm phán góp phần giải thích vận dụng pháp luật trường hợp cụ thể Thực tiễn cho thấy, trường hợp Thẩm phán phải giải thích vận dụng pháp luật đa dạng, pháp luật quy định không rõ ràng, quy định chưa hợp lý hay bị lạc hậu so với tình hình thực tế mà quan lập pháp chưa có điều kiện bổ sung, sửa đổi hay lý chưa thay quy định Do đó, việc nghiên cứu án, định Tòa án giúp cho Thẩm phán hiểu trường hợp hướng giải vụ án nào? Thẩm phán có đồng tình với hướng giải án, định trước hay khơng? Vụ việc Thẩm phán xem xét có tương tự vụ việc có án, định trước hay không để đưa phán cách cách xác hơn? Đương sự, luật sư biết án, định trước vụ việc tương tự định hiểu để từ bảo vệ tốt quyền lợi ích hợp pháp trước Tịa án Với việc biết, hiểu án, định vụ việc tương tự giải trước Thẩm phán khác, Tòa án khác, Tòa án cấp trên, vụ việc giải nhanh chóng hơn, đồng thời tiết kiệm công sức Thẩm phán cá nhân, quan, tổ chức tham gia tranh tụng Việc sử dụng tình tương tự Tòa án giải án có hiệu lực pháp luật, án, định lựa chọn, tuyển tập thành án lệ giải vụ việc có tính chất tương tự Việc nghiên cứu án, định Tịa án góp phần nâng cao kiến thức áp dụng pháp luật cho Thẩm phán, luật sư, nâng cao hiệu việc tranh tụng Tòa án, nâng cao chất lượng phán Tòa án Khi nghiên cứu án, định vụ việc tương tự, Thẩm phán có thêm nguồn thơng tin, phương án giải vụ việc phải xem xét, từ có định hợp lý Do vậy, Thẩm phán, luật sư, việc nghiên cứu án, định trước vụ việc tương hoạt động có ý nghĩa thực tế định Đây xem yếu tố quan trọng nhằm làm cho hoạt động áp dụng pháp luật Tòa án nhân dân bảo đảm thống Bản án, định ban hành không ảnh hưởng đến người liên quan mà quan thông tin truyền thông truyền bá rộng rãi, người dân đánh giá so sánh định Thẩm phán với Thẩm phán khác Thẩm phán phải hiểu, ý thức hậu xã hội phán Vì vậy, Thẩm phán thận trọng nghiên cứu án, định Tòa án vụ việc tương tự trước phán đảm bảo cho án, định có chất lượng, hợp tình, hợp lý Những ý nghĩa cho thấy lợi ích việc nghiên cứu án, định Tòa án mang lại khơng nhỏ thực tiễn xét xử Tịa án Chính vậy, số quốc gia theo truyền thống dân luật sưu tập, sử dụng án, định tuyển tập thành án lệ mức độ định yếu tố bổ sung nguồn pháp luật quan trọng nhằm tạo thống cao hoạt động áp dụng pháp luật Tòa án Tuy nhiên, thấy án, định Tòa án “nhân danh cơng lý” có “tính lịch sử” “tính giai đoạn” Vì rằng, để án quy định pháp luật thực định (bao gồm luật hình thức luật nội dung) Việc nghiên cứu án, định Tòa án phải kết hợp đối chiếu với quy định pháp luật hành, việc vận dụng cách thức giải tương tự án, định vụ việc tương tự linh hoạt khơng thể máy móc Bản án, định trước vụ việc tương tự khơng phải khuôn mẫu trường hợp, giải Tòa án phải vào quy định pháp luật Hiện nay, Tịa án cấp ln có xu hướng đọc, nghiên cứu, tham khảo án tuyên Tòa án cấp trên, vào án tiền lệ để đưa định cho vụ án cụ thể có nội dung tương tự Các phán Tịa án thường hay quy chiếu (tham khảo) đến phán có hiệu lực pháp luật tuyên trước đó, phán Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Đây coi biểu việc sử dụng án lệ nước theo hệ thống dân luật Mặt khác, văn quy phạm pháp luật trở nên thiếu so với phát triển xã hội đại Thẩm phán phải đối mặt với vấn đề không quy định luật, vấn đề mà nhiều luật quy định lại có mẫu thuẫn với Khoản Điều 21 Dự thảo Bộ luật dân quy định: Tịa án khơng từ chối u cầu giải vụ, việc dân lý chưa có điều luật để áp dụng; trường hợp này, áp dụng tập quán áp dụng tương tự pháp luật để xem xét, giải Trường hợp áp dụng tương tự pháp luật theo quy định khoản điều áp dụng nguyên tắc pháp luật dân lẽ công để giải (Điều 12 Điều 13) Tuy dự thảo quy định đồng tình quan Tịa án Theo xu hướng này, Tòa án thực quyền tư pháp ghi nhận Hiến pháp năm 2013 Trong trường hợp này, Tịa án khơng có chức giải thích pháp luật phải giải vấn đề cách áp dụng nguyên tắc pháp luật hành Do vậy, việc nghiên cứu án, định có trường hợp khơng có luật định có ý nghĩa quan trọng đảm bảo việc áp dụng thống pháp luật thực tiễn xét xử Trên sở kết nghiên cứu ý kiến chuyên gia án, định ban hành, Tịa án xác minh tính phù hợp án, định đặt vấn đề cân nhắc có cần thiết thay đổi đường lối giải vụ việc xảy sau hay khơng? 1.2 Tạo điều kiện cho việc dự đoán kết giải vụ việc Nghiên cứu án, định Tịa án có vai trị quan trọng việc dự đoán kết giải vụ việc Trong xã hội có hệ thống pháp luật hồn chỉnh, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội, quyền hợp pháp cơng dân bảo vệ, cơng dân dự đốn “quyền cho phép bảo vệ trường hợp nào” “sẽ bị yêu cầu áp đặt nghĩa vụ trường hợp nào” trước thực hành vi Đây vấn đề có ý nghĩa cơng tác tun truyền pháp luật, đưa pháp luật vào đời sống công dân Trong thực tiễn, việc nghiên cứu án, định Tòa án vụ án cụ thể giúp cho cơng dân dự đốn dễ dàng kết giải vụ việc so với quy định pháp luật chung chung trừu tượng Những án, định công khai đưa tài liệu tham khảo quan trọng không thẩm phán mà cơng dân Họ so sánh tình mà họ gặp phải với tình giải án trước “có thể án lệ” dự đoán kết hành vi họ cách cụ thể hơn, đặc biệt lĩnh vực giao dịch dân sự, kinh tế hay hình 1.3 Vai trị quan trọng cơng tác nghiên cứu giảng dạy Có thể thấy rằng, khơng dễ dàng nhận thức quy định pháp luật thông qua việc nghiên cứu văn pháp luật chất quy phạm pháp luật chung chung, trừu tượng có khái niệm pháp luật khó hiểu Vì vậy, việc nghiên cứu án, định đắn giúp nhà nghiên cứu giáo viên, sinh viên dễ hiểu quy định pháp luật thông qua việc áp dụng quy định pháp luật để giải vụ án cụ thể Những án, định Tịa án nói chung, đặc biệt Tịa án tối cao tài liệu tốt dành cho người quan tâm đến nghiên cứu luật học, như: nghiên cứu án, định tiêu biểu Tòa án cách thức thực tiễn tốt dành cho người làm cơng tác giảng dạy đưa ví dụ, tình huống, giải pháp thực tiễn cho vấn đề pháp lý trừu tượng Điều giúp cho học viên, sinh viên dễ hiểu quy định pháp luật hiểu cụ thể, sâu sắc, thực tiễn Nghiên cứu án, định Tòa án giúp cho sinh viên học ngành luật không hiểu quy định pháp luật mà hiểu việc áp dụng quy định pháp luật thẩm phán xét xử Điều giúp cho sinh viên sau trường có kiến thức thực tiễn để tham gia công tác, đặc biệt lĩnh vực thực thi pháp luật, như: công tác quan Tịa án, Viện kiểm sát, cơng an Ngồi ra, nhà làm luật, việc nghiên cứu án, định Tòa án trở thành án lệ giúp nhà làm luật xây dựng văn pháp luật sát với thực tiễn Đây chất liệu thực tiễn để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật đảm bảo hiệu quả, khả thi Giải pháp nhằm đảm bảo việc nghiên cứu án, định Tòa án có hiệu Thứ nhất, cần cơng khai hóa phổ biến rộng rãi án định Tòa án cấp Các án Tòa án công bố công khai rộng rãi để người tham khảo, đánh giá tính thực tế án Việc công bố công khai án, định Tòa án thực phạm vi cịn hạn chế Ví dụ: Tịa án nhân dân tối cao thường xuyên xuất sách Quyết định giám đốc thẩm Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để Tòa án cấp có điều kiện tham khảo vận dụng Thứ hai, cần nâng cao chất lượng án, định Tòa án, đặc biệt Tòa án nhân dân tối cao để án, định Tòa án trở thành khn mẫu để Tịa án cấp nghiên cứu, tham khảo vận dụng trình xét xử Thứ ba, cần tăng cường trao đổi, tọa đàm, tập huấn thông qua án, định cụ thể để lấy ý kiến đông đảo nhà khoa học, người làm công tác thực tiễn đường lối xử lý một, số vụ việc cụ thể lĩnh vực định Điều góp phần khuyến khích việc nghiên cứu án, định Tòa án, đặc biệt Tòa án nhân dân tối cao, đồng thời nguồn liệu quan trọng để Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao cân nhắc, lựa chọn tuyển tập án lệ, công bố để Tòa án nghiên cứu, áp dụng hoạt động xét xử Những định giám đốc thẩm sau Tịa án ví dụ xem xét đưa vào tuyển tập án lệ để Tịa án cấp nghiên cứu áp dụng: Ví dụ 1: Vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng nguyên đơn quỹ Tín dụng nhân dân Trung ương - Chi nhánh Đồng Nai với bị đơn bà Đỗ Thị Tỉnh - chủ Doanh nghiệp tư nhân Đại Lộc Tân người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan ông Trần Văn Miễn bà Nguyễn Thị Cà Tại Quyết định giám đốc thẩm số 02/2013/KDTM-GĐT ngày 8/01/2013, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao nhận định: “Tòa án cấp sơ thẩm Tòa án cấp phúc thẩm tuyên: “Kể từ ngày có đơn thi hành án… cịn phải chịu lãi suất theo mức lãi suất Ngân hàng Nhà nước tương ứng với thời gian số tiền chưa thi hành án” không Đối với trường hợp phải tuyên là… phải tiếp tục chịu khoản tiền lãi khoản tiền nợ gốc, kể từ sau ngày tuyên án sơ thẩm toán hết nợ theo mức lãi suất mà hai bên thỏa thuận hợp đồng tín dụng” Ví dụ 2: Vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng nguyên đơn Ngân hàng Thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam với bị đơn Công ty cổ phần dược phẩm Kao li người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bà Nguyễn Thị Phượng ông Nguyễn Đăng Duyên Tại Quyết định giám đốc thẩm số 12/2013/KDTM-GĐT ngày 16-5-2013, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao nhận định: “Tòa án cấp sơ thẩm Tòa án cấp phúc thẩm định: “Kể từ ngày án có hiệu lực pháp luật người thi hành án có đơn yêu cầu thi hành án, người phải thi hành án phải trả lãi số tiền chậm thi hành án theo lãi suất Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời gian chậm thi hành án” không Đối với khoản tiền vay tổ chức Ngân hàng, tín dụng, ngồi khoản tiền nợ gốc, lãi vay hạn, lãi vay q hạn, phí mà khách hàng vay phải tốn cho bên cho vay theo hợp đồng tín dụng tính đến ngày xét xử sơ thẩm khách hàng vay phải tiếp tục chịu khoản tiền lãi hạn số tiền nợ gốc chưa toán theo mức lãi suất mà hai bên thỏa thuận hợp đồng toán xong khoản nợ gốc Trường hợp hợp đồng tín dụng, bên có thỏa thuận việc điều chỉnh lãi suất cho vay theo thời kỳ Ngân hàng cho vay theo định Tòa án điều chỉnh cho phù hợp với điều chỉnh lãi suất Ngân hàng cho vay.” Như vậy, theo định giám đốc thẩm nêu hợp đồng tín dụng, kể từ ngày án có hiệu lực pháp luật, khách hàng vay phải tiếp tục chịu khoản tiền lãi hạn số tiền nợ gốc chưa toán theo mức lãi suất mà hai bên thỏa thuận hợp đồng toán xong khoản nợ gốc mà không áp dụng lãi suất theo quy định Bộ luật Dân Thứ tư, Trung tâm đào tạo cần thường xuyên cập nhật án, định có hiệu lực thi hành Tòa án thu thập hồ sơ vụ án để giáo viên, sinh viên nghiên cứu đưa nhận định nhận định phán Tòa án Tuyển tập án, định cần xây dựng theo vấn đề, mối quan hệ tranh chấp, loại án Cần đưa án, định cổng thông tin điện tử, để tránh ảnh hưởng đến người liên quan đến vụ án cần thay đổi tên, địa giữ nội dung vụ án Việc nhận định phải khách quan, toàn diện sở khoa học khơng ảnh hưởng đến uy tin ngành Tịa án danh dự Thẩm phán Giáo trình dành cho học viên, sinh viên cần đưa ví dụ vụ án cụ thể để minh họa sinh động Cần phải mời người làm thực tiễn luật sư, Thẩm phán tham gia giảng dạy Bên cạnh đó, cần phải thành lập phiên tòa mẫu xét xử vụ án lĩnh vực hình sự, dân sự, kinh doanh thương mại, lao động, hành Nhà trường phối hợp với quan thực thi pháp luật để đưa đội ngũ giáo viên, học viên, sinh viên thực tập quan Việc thực tập phải có kế hoạch cụ thể, tránh trường hợp việc thực tập mang tính chất chiếu lệ Kết luận Thực tiễn áp dụng pháp luật Việt Nam gặp vướng mắc, việc áp dụng pháp luật thiếu thống nhất, chất lượng xét xử chưa cao Một nguyên nhân chủ quan theo việc nghiên cứu án, định Tịa án chưa trở thành thói quen, phương tiện Thẩm phán trình giải vụ án Bài viết nghiên cứu bước đầu, mong góp phần nâng cao nhận thức chung vai trò, ý nghĩa việc nghiên cứu án, định Tòa án Hy vọng, với biện pháp khác để nâng cao chất lượng án, định Tòa án việc phát triển án lệ Tòa án nhân dân tối cao, nguyên tắc tranh tụng trở thành nguyên tắc hiến định việc nghiên cứu án, định Tòa án hoạt động thường xuyên không Thẩm phán, thư ký tòa án, luật sư mà hoạt động thường xuyên luật gia, nhà nghiên cứu pháp luật ... Thẩm phán, luật sư, nâng cao hiệu việc tranh tụng Tòa án, nâng cao chất lượng phán Tòa án Khi nghiên cứu án, định vụ việc tương tự, Thẩm phán có thêm nguồn thơng tin, phương án giải vụ việc phải... phải hiểu, ý thức hậu xã hội phán Vì vậy, Thẩm phán thận trọng nghiên cứu án, định Tòa án vụ việc tương tự trước phán đảm bảo cho án, định có chất lượng, hợp tình, hợp lý Những ý nghĩa cho thấy... hành Tòa án thu thập hồ sơ vụ án để giáo viên, sinh viên nghiên cứu đưa nhận định nhận định phán Tòa án Tuyển tập án, định cần xây dựng theo vấn đề, mối quan hệ tranh chấp, loại án Cần đưa án, định

Ngày đăng: 03/11/2020, 16:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w