1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Sinh thái học

20 237 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 144,5 KB

Nội dung

T. T. Anh Đề Cương: SINH THÁI HỌC    PHẦN I: CÁ THỂ I. Môi trường và các nhân tố sinh thái. 1. Môi trường. a. Khái niệm. Môi trường bao gồm tất cả các yếu tố bao quanh sinh vật (gồm cả nhân tố vô sinh và nhân tố hữu sinh) có ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp hoặc tác động qua lại tới sự tồn tại, sinh trưởng, và hoạt động của sinh vật. – Nơi sống: Môi trường là nơi sống của sinh vật, cho phép các sinh vật sinh trưởng và phát triển. – Nguồn sống: Thức ăn và chỗ ở mà sinh vật sử dụng để duy trì sự sống trong môi trường. – Nguồn tài nguyên: Nguồn nguyên liệu mà con người khai thác và sử dụng từ môi trường, có tài nguyên tái tạo và tài nguyên không tái tạo. – Sinh vật tự dưỡng: Những sinh vật thu nhận trực tiếp năng lượng từ môi trường vật chất tự nhiên. – Sinh vật dị dưỡng: Những sinh vật thu nhận năng lượng bằng cách tiêu hóa thành phần dinh dưỡng do sinh vật tự dưỡng tổng hợp nên. b. Phân loại. Môi trường sống của sinh vật gồm có các loại: – Nước: nước mặn, ngọt, ngầm, mưa,… – Đất: mặn, đất phèn, đất xám, đất bạc màu,… – Không khí: gồm lớp khí quyển bao quanh trái đất. – Sinh vật: động vật,thực vật,con người, nơi sống của các sinh vật kí sinh, cộng sinh, hợp tác, 2. Các nhân tố sinh thái Môi trường bao gồm nhiều nhân tố sinh thái, được chia ra làm 3 nhóm: • Các nhân tố không sống: Gồm các yếu tố : – Khí hậu: ánh sáng, t˚, độ ẩm, không khí, gió,… – Thổ nhưỡng: đất, đá, các thành phần cơ giới và tính chất lý hóa của đất. – Nước: nước biển, hồ, ao, sông, suối, nước mưa, – Địa hình: độ cao, độ trũng, độ dốc, hướng phơi của địa hình,… • Các nhân tố sống: Gồm các cơ thể sống như: vi sinh vật, nấm, thực vật, động vật. Các cơ thể sống này có ảnh hưởng gián tiếp hoặc trực tiếp tới các cơ thể sống khác ở xung quanh trong mối quan hệ cùng loài hay khác loài. Các nhân tố sinh thái này là thế giới hữu cơ rất quan trọng của môi trường. • Yếu tố con người: Con người được tách thành nhân tố độc lập vì hoạt động của con người khác với hoạt động của các động vật khác. Tác động của con người vào tự nhiên là tác động có ý thức và có quy mô rộng lớn. Vì vậy hoạt động của con người làm thay đổi mạnh mẽ môi trường, thậm chí có thể làm thay đổi hẳn môi trường và sinh giới ở nhiều nơi. Sự can thiệp của con người vào môi trường có thể miêu tả qua các giai đoạn: Hái lượm  Săn bắt và đánh cá Chăn thả  Nông nghiệp  Công nghiệp  Đô thị hóa  Siêu Công nghiệp hóa. 2. Quy luật cơ bản của sinh thái học: a. Quy luật tác động tổng hợp của các nhân tố sinh thái. – Nội dung: Môi trường bao gồm nhiều nhân tố sinh thái luôn có tác động qua lại. Sự biến đổi của 1 nhân tố sinh thái này có thể dẫn tới sự thay đổi về lượng và có khi về chất của nhân tố sinh thái khác và sinh vật chịu ảnh hưởng của các thay đổi đó. Tất cả các nhân tố đều gắn bó chặt chẽ với nhau thành tổ hợp sinh thái. – Ví dụ: Các nhân tố sinh thái tác động đến cây xanh từ môi trường: ánh sáng, t˚,nước, đất, khí hậu, sinh vật xung quanh, . Khi ánh sáng thay đổi  độ ẩm không khí và độ ẩm đất thay đổi  hoạt động của các vi sinh vật cũng thay đôi. – Nhận Xét : Mỗi nhân tố sinh thái của môi trường chỉ có thể biểu hiện hoàn toàn tác động lên đời sống sinh vật khi mà các nhân tố sinh thái khác cũng ở điều kiện thích hợp. Ví dụ: Đất có đủ muối khoáng nhưng cây muôn hút muối khoáng thuận lợi thì độ ẩm đất phải thích hợp và ánh sáng phù hợp cho quang hợp. b. Quy luật giới hạn sinh thái. – Nội dung: Giới hạn cường độ của mỗi nhân tố sinh thái mà ở đó cơ thể chịu đựng được gọi là giới hạn sinh thái của sinh vật đó. Còn cường độ có lợi nhất cho sinh vật hoat động gọi là điểm cực thuận. Những loài khác nhau có giới hạn sinh thái và điểm cực thuận khác nhau.Giới hạn sinh thái và điểm cực thuận còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác như: tuổi của cá thể, trạng thái cơ thể… – Ví dụ: +Cá rô phi chịu được giới hạn t˚ là: 5,6  42˚C. Điểm cực thuận là 25˚C. +Một số vi khuẩn sống được trong nước đóng băng < O˚C hoặc trong suối nước nóng 90˚C. +Một số xương rồng ở sa mạc chịu được nhiệt độ 56˚C. – Các sinh vật có thể có giới hạn sinh thái rộng đôi với 1 nhân tố sinh thái này nhưng lại có giới hạn sinh thái hẹp đối với nhân tố sinh thái tố sinh thái, thường có phạm vi phân bố rộng. – Khi 1 nhân tố sinh thái nào đó không thích hợp cho cá thể sinh vật giới hạn sinh thái của những nhân tố sinh thái khác có thể bị thu hẹp. – Giới hạn sinh thái của các cá thể đang ở giai đoạn sinh sản thường hẹp hơn ở giai đoạn trưởng thành không sinh sản. c. Quy luật tác động không đồng đều của các nhân tố sinh thái lên chức phận của cơ thể sống. – Nội dung: Các nhân tố sinh thái có ảnh hưởng khác nhau lên các chức phận của cơ thể sống. Có nhân tố cực thuận đối với quá trình này nhưng lại có hại hoặc nguy hiểm cho quá trình khác. – Ví dụ: t˚ không khí tăng đến 40˚C-45˚C sẽ làm tăng các quá trình trao đổi chất nhưng lại kìm hãm sự di động, con vật rơi vào tình trạng đờ đẫn vì nóng. – Nhiều loài sinh vật trong các giai đoạn sống từ khi còn non đến khi trưởng thành và thành thục có những nhu cầu về nhân tố sinh thái khác nhau, nếu không thõa mãn thì chúng sẽ chết. Các sinh vật này thường phải di chuyển chỗ ở trong từng giai đoạn sống để thõa mãn các nhân tố sinh thái d. Quy luật tác động qua lại giữa sinh vật với môi trường. – Nội dung: Trong mối quan hệ qua lại giữa sinh vật với môi trường, không những môi trường tác động lên sinh vật mà sinh vật cũng ảnh hưởng tới các nhân tố của môi trường và có thể làm thay đổi tính chất của các nhân tố đó. – Ví dụ: Môi trường gồm các nhân tố sinh thái: t˚, ánh sáng, độ ẩm, đất, nước, không khí,… ảnh hưởng đến rừng. Rừng sinh trưởng, phát triển có chức năng điều hòa CO2, O2,… từ đó rừng tác động trở lại môi trường. 3. Nhân tố ánh sáng. a.Vai trò của ánh sáng. – Tất cả sinh vật trên trái đất đều sống nhờ vào năng lượng ánh sáng mặt trời : + Thực vật thu năng lượng ánh sáng mặt trời trực tiếp qua quang hợp. + Động vật phụ thuộc vào năng lượng hóa học được tổng hợp từ cây xanh. + Sinh vật dị dưỡng (như: nấm,vi khuẩn) trong quá trình sống cũng sử dụng 1 phần năng lượng từ ánh sáng. – Tùy theo cường độ và liều lượng ánh sáng mà có ảnh hưởng nhiều hay ít đến quang hợp và các hoạt động sinh lý của cơ thể sống. b. Ánh sáng ảnh hưởng tới thực vật. • Các nhóm cây thích nghi với những điều kiện ánh sáng khác nhau: – Nhóm cây ưa sáng: Gồm những cây sống ở những nơi quang đãng như: thảo nguyên, savan, rừng thưa, núi cao và hầu hết các cây nông nghiệp, như: cây họ lúa,… – Nhóm cây ưa bóng: Gồm những cây sống ở nơi ít ánh sáng và ánh sáng tán xạ được chiếu chủ yếu ở dưới tán rừng, trong các hang động. Ví dụ: Cây dọc, lim, vạn niên thanh,… – Nhóm cây chịu bóng: Gồm những cây sống dưới ánh sáng vừa phải. Ngoài ra, sự đòi hỏi về độ chiếu sáng còn phụ thuộc vào lứa tuổi, khi còn nhỏ, phần lớn các cây là cây chịu bóng, tính chịu bóng giảm khi cây tăng lên. Sau 2- 3 năm chuyển thành cây ưa sáng. • Hình thái giải phẫu của thực vật. – Nhiều loài cây có tính hướng sáng, tức là cong về phía có ánh sáng: Ví dụ: ở các cây mọc ven rừng, cạnh cửa sổ,… – Cây mọc trong rừng có thân cao, thẳng, cành chỉ tập trung ở phần ngọn, các cành phía dưới héo và rụng sớm. Ngược lại cây mọc nơi trống trải, ánh sáng mạnh có thân thấp, nhiều cành và tán cây rộng. – Lá cây chịu nhiều ảnh hưởng của sự thay đổi ánh sáng, biểu hiện như: cách sắp xếp trên cành, hình thái và giải phẫu. + Lá cây dưới tán thường nằm ngang để có thể nhận được nhiều ánh sáng tán xạ, các lá ở tầng trên xếp nghiêng tránh những tia nắng chiếu thẳng góc vào bề mặt lá. + Lá cây nơi có nhiều ánh sáng như ở phần ngọn cây thường có phiến nhỏ, dày, cứng, có màu xanh nhạt, tầng cutin dày, mô giậu phát triển, có nhiều gân. + Lá trong tán bị che bóng có phiến lớn, mỏng, gân ít, có màu xanh thẫm, mô giậu kém phát triển. + Khi t˚ lớn hơn 30˚C, các cây họ trinh nữ, họ Vang, họ Đậu, lá thường cuộn lại giảm khả năng tiếp nhận ánh sáng. • Hoạt động sinh lý của thực vật. – Cây ưa bóng có khả năng quang hợp yếu ở ánh sáng yếu và hô hấp cũng yếu, đảm bảo tiết kiệm các sản phẩm ít ỏi có được từ quang hợp. – Cây ưa sáng nhiệt đới có cường độ quang hợp cao dưới ánh sáng mạnh. Ví dụ: Cây mía. – Cường độ hô hấp của lá ngoài sáng cao hơn lá trong bóng. Cường độ hô hấp cùng với thoát hơi nước cao giúp làm giảm nhiệt trong lá. – Thời gian chiếu sáng càng dài thì các cây vùng ôn đới phát triển nhanh ra hoa sớm, ngược lại phần lớn các cây nhiệt đới nếu kéo dài thời gian chiếu sáng thì cây ra hoa muộn. c. Ánh sáng ảnh hưởng tới động vật. • Các nhóm động vật thích nghi với điều kiện ánh sáng khác nhau: – Nhóm động vật ưa sáng: Là những loài chịu được giới hạn rộng về độ dài sáng, cường độ và gian chiếu sáng. Gồm các động vật hoạt động ban ngày. – Nhóm động vật ưa tối: Là những loài chỉ chịu được giới hạn ánh sáng hẹp, gồm những động vật hoạt động về ban đêm, trong hang, trong đất hay ở đáy biển. • Sự định hướng của động vật. ─ Ánh sáng là điều kiện cần thiết để động vật nhận biết và định hướng bằng thị giác trong không gian.Cơ quan thị giác thu nhận các tia sáng phản xạ từ những vật xung quanh, nhờ đó đông vật cảm nhận được thế giới vật chất bên ngoài. Ví dụ: Chim di cư vào mùa đông phải bay qua hàng nghìn km, nhờ định hướng theo ánh sáng mặt trời và tia sáng từ các vì sao. Các cuộc di cư tiếp theo diễn ra trong nhiều ngày, cả khi trời đẹp và trời nhiều mây – Khả năng cảm nhận những tia sáng của quang phổ mặt trời là khác nhau ở các loại động vật khác nhau. Ví dụ: Động vật thân mềm dưới nước sâu và rắn mai gầm có thể cảm nhận tia hồng ngoại, các loài ong cảm nhận quang phổ vùng sóng ngắn, tia tử ngoại nhưng không nhận biết được tia đỏ. Khả năng dựa vào hướng mặt trời để định hướng bay là khả năng bẩm sinh của động vật, nó được tạo nên trong quá trình CLTN và trở thành 1 bản năng, còn khả năng biết chínhxác tốc độ di chuyển của mặt trời là tập nhiễm. • Sự sinh trưởng của động vật. – Cường độ và thời gian chiếu sáng có ảnh hưởng tới hoạt động sinh sản và sinh trưởng của nhiều loài động vật Ví dụ: Tăng cường độ chiếu sáng sẽ rút ngắn thời gian phát triển ở cá Hồi. Cá Hồi thường đẻ trứng vào mùa thu nhưng cá vẫn có thể đẻ trứng vào mùa xuân hoặc mùa hè trong điều kiện ánh sáng được điều chỉnh cường độ và thời gian chiếu sáng giống với điều kiện chiếu sáng của mùa thu. – Khi thời gian chiếu sáng cùng với độ ẩm và độ không phù hợp, nhiều loài sâu bọ tạm ngừng hoạt động sinh dục và phát triển – gọi là hiện tượng “đình dục”. –Các loài giun nhiều tơ có khả năng tự phát sáng.Tín hiệu phát sáng đó ngoài ý nghĩa sinh thái như làm lóe mắt và đánh lạc hướng kẻ thù còn thu hút các cá thể khác giới hoạt động sinh dục trong mùa sinh sản. II. Quần Thể. 1. Khái niệm. Quần thể là tập hợp những cá thể cùng 1 loài, sinh sống trong 1 khoảng không gian nhất định, ở 1 thời điểm nhất định và có khả năng giao phối với nhau để sinh ra con cái. ─ Mỗi quần thể có 1 tập hợp gen tạo thành 1 cơ sở di truyền chung thể hiện ở từng cá thể của quần thể. Mỗi cá thể có 1 kiểu gen khác nhau và giao phối tự do. Tính di truyền của quần thể có liên quan đến đặc tính sinh thái của quần thể ( như, khả năng thích ứng, tính chống chịu, ) trên cơ sở đó, quần thể có khả năng sinh sản, tạo thành những thế hệ để duy trì nòi giống. ─ Nơi sinh sống của quần thể phù hợp với đặc điểm sinh học và khả năng vận chuyển của loài. ─ Quá trình hình thành quần thể là quá trình của mối quan hệ giữa tập hợp các cá thể của quần thể với điều kiện ngoại cảnh. 2. Mối quan hệ sinh thái trong quần thể. a.Quan hệ hỗ trợ giữa những cá thể trong quần thể. Thể hiện qua hiệu quả nhóm: Là hiện tượng nảy sinh ra khi nhiều cá thể của cùng 1 loài sống chung với nhau trong 1 khu vực có diện tích hợp lý và có nguồn sống đầy đủ. - Ở thực vật : + Hiện tượng liền rễ: Các cá thể này có quan hệ trao đổi chất rất chặt chẽ với nhau, có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn các cây sống độc lập. VD: Cây thông + Ngoài ra còn có hiện tượng cây mọc theo nhóm. - Ở động vật: + Lối sống theo bầy đàn, tập đoàn. + Hiện tượng đẳng cấp (như: voi, sư tử,…) Cá thể thuộc đẳng cấp trên có ưu thế,cá thể thuộc đẳng cấp dưới chịu lép vế. b.Quan hệ cạnh tranh. - Hiện tượng tự tỉa ở thực vật . Xảy ra khi đất thiếu chất dinh dưỡng, thiếu ánh sáng,…  Hàng loạt cá thể bị tử vong sớm hơn tuổi thọ trung bình. VD: Cỏ 3 lá, ngải dại . - Ở động vật: Mật độ tối thích bị vượt ra ngoài sẽ làm giảm khả năng sinh sản của những cá thể trong quần thể, khả năng tranh giành thức ăn, nơi ở diễn ra, có khi dẫn đến hiện tượng ăn lẫn nhau. Khi thiếu nơi ở, nơi làm tổ của nhiều loài chim thú đã hình thành khu vực sinh sống và việc bảo vệ khu vực sinh sống. c. Mối liên hệ giao tiếp giữa những cá thể trong quần thể Mối quan hệ này có ý nghĩa quan trọng trong việc duy trì tổ chức bầy, đàn. Phương tiện giao tiếp được gọi là “ngôn ngữ”. Ngôn ngữ ở động vật rất đa dạng, gồm nhiều hình thức: + Liên hệ = tác nhân hóa học: = pherômôn, các chất dẫn dụ sinh học . + Liên hệ = thị giác: Qua màu sắc, tư thế. + Liên hệ = thính giác: Tiếng kêu, tiếng hót,… + Liên hệ = xúc giác: Động tác kích thích. 3. Đặc trưng Quần thể a. Cấu trúc thành phần giới tính hay tỷ lệ đực cái Thành phần giới tính là tỷ lệ giữa cá thể đực với cá thể cái. Đây là cơ cấu quan trọng mang đặc tính thích ứng đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể trong những điều kiện thay đổi của môi trường.Tỷ lệ này thường xấp xỉ 1:1. Ứng dụng sự hiểu biết về tỷ lệ đực/cái có ý nghĩa quan trọng trong chăn nuôi gia súc, bảo vệ thú. b. Cấu trúc thành phần các nhóm tuổi. - Tỷ lệ về số lượng các nhóm tuổi trong 1 quần thể có tầm quan trọng trong việc quần thể khai thác nguồn sống của môi trường, đặc biệt những nhóm tuổi có sức sinh sản mạnh đã quyết định khả năng sinh sản của quần thể ở từng thời điểm, từ đó cho thấy hình ảnh của sự phát triển quần thể trong tương lai. - Nhu cầu sinh học đối với mỗi nhóm tuổi có thể có sự khác nhau. VD: Chào mào mới nở ăn sâu bọ, được 4-5 ngày tuổi chúng ăn thêm quả mềm, chào mào lớn ăn quả thịt. - Hình tháp tuổi: Đây là biểu đồ sắp xếp các nhóm tuổi từ thấp đến cao. Có 3 dạng: +Dạng : Có đáy rộngtỷ lệ sinh cao. +Dạng ổn định: Đáy tháp rộng vừa phải,cạnh tháp xiên ít or đứngTỷ lệ sinh k cao mà đủ bù đắp cho tỷ lệ tử vong +Dạng giảm sút: Đáy hẹp. Qthể có thể bị tiêu diệt. c.Sự phân bố cá thể trg qthể. •Mỗi qthể đều có một khu vực sinh sống nhất định.Khu vực sinh sống of qthể ccấp cho mọi cá thể nhu cầu sinh sống.Sụ khai thác nguồn sống of qthể k ñ fụ thuộc vào số lg cá thể of qthể mà còn fụ thuộc vào sự p/bố các cá thể trên khu vực đó. •Có 3 kiểu p/bố thường gặp: -P/bố đồng đều: Thường ít gặp, chỉ gặp trg các tr/hợp: +Các đk sống p/bố đồng đều trg mt. +Có sự cạnh tranh gay gắt giữa ñ cá thể trg qthể. VD: Lúa trên cánh đồng,vườn cây ăn wả Nguyên nhân: +Do sự p/bố đồng đều ñ đk sống of mt. +Sự cạnh tranh dtích chiếu sáng or lãnh thổ,cần cho rễ kh/thác các c´ dinh dưỡng & nc. Trg qtrình cạnh tranh, hệ rễ tiết ra hoạt c´ nên mỗi cây sẽ fát huy a’hg of mình trên 1 khu vực nhất định, sao cho jữa các cây có k/c đảm bảo cho cây trg qthể k bị a’hg xấu of cây ≠. -P/bố ngẫu nhiên: Thường ít gặp.Chỉ gặp trg ñ trường hợp các đk sống trg mt p/bố đồng đều,ñ cá thể of qthể ít fụ thuộc vào nhau, đồng thời các cá thể of loài đó k có đặc tính kết hợp thành nhóm. VD:Sâu xám,sâu cải Kiểu p/bố đồng đều & ngẫu nhiên có ý nghĩa giảm bớt sự cạnh tranh về dinh dưỡng,đbiệt đvới đvật ăn thịt (nhất là 1 số sâu bọ ăn thịt lẫn nhau), hạn chế sự lây lan bệnh tật,tạo đk fát tán các cá thể rộng rãi ra khắp mt sống, tận dụng triệt để nguồn sống tiềm tàng trg mt. -P/bố theo nhóm: Các cá thể of qthể tập trung theo nhóm ở ñ nơi có đk sống tốt nhất. Kiểu p/bố này thích ứng với sự p/bố k đồng đều of các đk sthái. Đây là kiểu p/bố phổ biến nhất. Ý nghĩa: Có n ý nghĩa shọc lớn liên quan đến hiệu quả nhóm & thích nghi với phương pháp xđ các kiểu p/bố of qthể. Fương fáp p/bố phương sai: Trg đó: [...]... điều hòa số lg đảm bảo trạng thái cân bằng of qthể đc thực hiện dưới tdụng of các ntố shọc với a’hg of các ntố vô sinh. Duy trì trạng thái cân = of qthể là kquả of sự điều hòa sinh thái 1 cách rất phức tạp do ñ qhệ trg nội bộ qthể với ñ loài svật ≠ trg qxã & giữa qthể với ngoại cảnh P3.Hệ SinhThái 1.Khái niệm: -HST là 1 hệ chức năng bgồm qxã svật & sinh cảnh of nó(mt vô sinh of qxã.) -Các svật trg qxã... +Tiết c´tiết hóa học Sự tiết c´ tiết hóa học vào mt khi mật độ cá thể cao có tdụng làm suy yếu đồng loại(các cá thể có k/thước nhỏ) tạo đk cho ñ cá thể lớn  nhanh,có sức sống cao hơn,tăng cường k/năng sinh tồn of qthể Hình thức này phổ biến ở svật thủy sinh VD: Cá +Sự rối loạn tình trạng sinh lý: Tình trạng này gây căng thẳng thần kinh làm rối loạn về mặt ssản,gây tử vong +Làm giảm k/năng sinh đẻ of cá... vật chất( sinh- địa –hóa) a.Khái niệm Là chu trình trao đổi các c´ trg thiên nhiên,đi từ mt vô sinh (sinh cảnh) vào mt hữu sinh (qxã svật) & tgia vào quá trình ddưỡng trg qxã rồi quay trở lại mt vô sinh & hình thành chu trình toàn cầu Chu trình vđộng các c´ vô cơ ở đây ≠ hẳn sự chuyển hóa nlg qua các bậc ddưỡng ở chỗ nó đc bảo toàn chứ k bị mất đi 1 phần dưới dạng nlg & k đc SD lại Chu trình sinh- địa-... mà tđộng 1 chiều lên các cá thể Gồm các ntố vô sinh: t˚,ás, k/hậu , độ ẩm Các tđộng of nó a’hg tới trạng thái sinh lý, sức sống,nguồn t/ăn (con mồi) & a’hg tới kẻ thù,dịch bệnh, k/hậu - Do ñ ntố fụ thuộc vào mật độ:tđộng of chúng lên qthể bị chi phối bởi mật độ,gồm các ntố shọc.Các ntố này có tdụng điều chỉnh số lg cá thể of qthể duy trì xquanh trạng thái cân bằng b.Các dạng biến động số lượng: • Bđộng... tán là yếu tố qtrọng đbảo sự sinh tồn of qthể N  qthể sống ở ñ nơi thiếu đk sinh tồn cho sự sống thì phát tán là lý do tồn tại K/năng phát tán fụ thuộc vào k/năng vận chuyển & khắc phục ñ chướng ngại thiên nhiên 4.Sự bđộng số lg cá thể of qthể a.Nguyên nhân: Các đk mt gồm ntố vô sinh, ntố hữu sinh có a’hg lớn đvới sự bđộng số lg cá thể of qthể vì chúng đã tđộng đến tỉ lệ sinh, tỉ lệ tử & sự phát tán... đvới chim.thú,ếch, nhái,bò sát, Ndung p/fáp bgồm việc đếm số lg loài thuộc qthể nghiên cứu gặp ở trên đường đi of dải Dải fải nằm trg 1 sinh cảnh có đk sthái giống nhau Tính theo ô: Thường áp dụng đvới thủy sinh vật, giun,sâu bọ,… Ndung bgồm việc tính số lg cá thể hay sinh khối of qthể ở 1 số đ’ trên vùng p/bố of qthể Đk qtrọng để tính mật độ tương đối theo dải & theo ô đc chính xác đó là thời đ’ & thời... of qthể  Khái niệm: - Sức sinh sản là k/năng of qthể gia tăng về mặt số lg bổ sung cho qthể khi số lg cá thể of qthể bị giảm sút - Sức ssản cá thể : Là số lg trứng hay số lg con do 1 cá thể sinh ra trg 1 lứa -Sức ssản of qthể k ñ fụ thuộc vào số trứng or số con sản sinh ra trg 1 lứa mà còn fụ thuộc vào số lứa đẻ trg 1 năm hay 1 mùa,số lần đẻ trứng trg đời,tuổi trưởng thành sinh dục,tuổi thọ,tỷ lệ đực/cái,... nó(mt vô sinh of qxã.) -Các svật trg qxã luôn tđộng lẫn nhau & đồng thời tđộng qua lại với các tphần vô sinh of sinh cảnh Nhờ đó HST là 1 hthống hoàn chỉnh & tương đối ổn định -Trg 1 HST có 4 cấp tổ chức theo thứ tự từ thấp đến cao: Cá thểQthể,loài  Qxã HST 2.Ctrúc of HST a .Sinh cảnh: Là TG vô sinh, nơi sống of qxã Gồm n yếu tố cần thiết cho sự sống of svật,như: Nc,CO2,đất đá, năng lượng mặt trời... t/ăn.Cũng có thể là ký sinh trùng,sống ký sinh trên svật tiêu thụ b1 or b2 or đvật ăn xác chết -Svật p/hủy: Là ñ loại vsvật or đvật nhỏ bé or các svật hoại sinh có k/năng p/hủy các c´ hữu cơ thành vô cơ Ngoài ra còn có ñ nhóm svật chuyển hóa c´vô cơ từ dạng này sang dạng ≠ (Như nhóm vi khuẩn Nitrat hóa chuyển NH4+ thành NO3) Trg qtrình p/hủy các c´,chúng tiếp nhận nguồn nlg hóa học để tồn tại & , đồng... sự biến động số lg rất nhỏ quanh 1 gtrị TB c.Trạng thái cbằng of qthể • Là trg đó cá thể of qthể ở dạng ổn định • Cơ chế duy trì trạng thái cân = qthể là cơ chế điều hòa mật độ qthể trg tr/hợp thừa dân or thiếu dân.Dưới a’hg of đk ngoại cảnh,cơ chế này làm thay đổi tốc độ sinh trưởng of qthể = cách tđộng lên tỷ lệ ssản & tỷ lệ tử vong do các ntố shọc,đc thực hiện theo 2 fương thức: -fương thức điều . Các sinh vật có thể có giới hạn sinh thái rộng đôi với 1 nhân tố sinh thái này nhưng lại có giới hạn sinh thái hẹp đối với nhân tố sinh thái tố sinh thái, . nhân tố sinh thái nào đó không thích hợp cho cá thể sinh vật giới hạn sinh thái của những nhân tố sinh thái khác có thể bị thu hẹp. – Giới hạn sinh thái

Ngày đăng: 23/10/2013, 10:11

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w