Phần 1: Lý luậnchungvềkiểmtoán khoản mụcTSCĐtrongkiểmtoánbáocáotài chính. 1.1.TSCĐ với hoạt động sản xuất kinh doanh 1.1.1. Khái niệm TSCĐTSCĐ hữu hình: Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 03: TSCĐ hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình. Một tài sản được ghi nhận là TSCĐ hữu hình phải thoả mãn đồng thời 4 tiêu chuẩn ghi nhận sau: • Chắc chắn thu được lợi ích trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó; • Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy; • Thời gian sử dụng ước tính trên một năm; • Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành; TSCĐ vô hình: Theo QĐ 206/2003/QĐ-BTC:: TSCĐ vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư thoả mãn các tiêu chuẩn của TSCĐ vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, như một số chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng; chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả… Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 04: TSCĐ vô hình là tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất, kinh doanh cung cấp dịch vụ hoặc cho đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình. Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình cũng tương tự như tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 03. TSCĐ thuê tài chính: Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 06: Thuê tàichính là thuê tài sản mà bên cho thuê có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho bên thuê. Quyền sở hữu tài sản có thể chuyển giao vào cuối thời hạn thuê. TSCĐ thuê tàichính là những tài sản chưa thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp đi thuê. Nhưng bên thuê phải có nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lývề quản lý, bảo dưỡng, giữ gìn, sử dụng và trích khấu hao cho TSCĐ thuê tàichính như một TSCĐ của doanh nghiệp. Khấu hao TSCĐ: Theo QĐ 206: Khấu hao TSCĐ là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của TSCĐ vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian sử dụng của TSCĐ. Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 03: Khấu hao TSCĐ là sự phân bổ có hệ thống giá trị phải khấu hao của TSCĐtrong suốt thời gian sử dụng hữu ích TSCĐ . Theo Chuẩn mực kế toán Việt nam số 03: có ba phương pháp khấu hao TSCĐ hữu hình, gồm: • Phương pháp khấu hao đường thẳng • Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần; và • Phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm. Nguyên giá của TSCĐ: Theo QĐ 206: Nguyên giá TSCĐ hữu hình là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có TSCĐ tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Nguyên giá TSCĐ vô hình là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có TSCĐ vô hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào sử dụng theo dự tính. Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 03: Nguyên giá TSCĐ là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để có được TSCĐ tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. 1.1.2. Đặc điểm TSCĐTSCĐ là những tư liệu lao động chủ yếu, có giá trị lớn và có thời gian sử dụng lâu dài. TSCĐ là cơ sỏ vật chất chủ yếu, giúp cho doanh nghiệp đạt được các mục tiêu về hoạt động vềtàichínhtrong quá trình sản xuất kinh doanh Đặc điểm cơ bản nhất của TSCĐ là tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh. Khi tham gia vào quá trình sản xuất – kinh doanh, TSCĐ bị hao mòn dần và giá trị của nó được chuyển dịch từng phần vào chi phí kinh doanh… 1.1.3. Phân loẠi TSCĐ Theo công dụng kinh tế: TSCĐ gồm 4 loại: TSCĐ dùng trong sản xuất kinh doanh TSCĐ hành chính sự nghiệp TSCĐ phúc lợi TSCĐ chờ xử lý Theo nguồn hình thành: TSCĐ gồm có 4 loai: TSCĐ được hình thành từ nguồn vốn do Ngân sách Nhà nước hoặc cấp trên cấp; TSCĐ được hình thành từ nguồn vốn tự bổ sung (từ các quỹ xí nghiệp…) TSCĐ được hình thành từ nguồn vốn vay; TSCĐ được hình thành từ nguồn vốn liên doanh hoặc vốn cổ phần (góp vốn bằng hiện vật là TSCĐ) Theo hình thái biểu hiện kết hợp với tính chất đầu tư, TSCĐ gồm 3 loại: • TSCĐ hữu hình • TSCĐ vô hình • TSCĐ thuê tàichính Theo tính chất sở hữu: TSCĐ gồm có 2 loại: TSCĐ tự có • TSCĐ thuê ngoài 1.2.Công tác kế toánTSCĐ 1.2.1. Chứng từ kế toánTSCĐ Kế toánTSCĐ sử dụng các chứng từ chủ yếu sau: Biên bản giao nhận TSCĐ (mẫu 01 – TSCĐ) Biên bản thanh lýTSCĐ (mẫu 02 – TSCĐ)… 1.2.2. Hệ thống tàikhoản và sổ sách kế toán Hệ thống tàikhoảnTSCĐ hữu hình: TK 211, bao gồm những tiểu khoản sau: TK 2111 “Nhà cửa, vật kiến trúc” TK 2112 “Máy móc, thiết bị” TK 2113 “Phương tiện, thiết bị vận tải, truyền dẫn” TK 2114 “Thiết bị, dụng cụ quản lý” TK 2115 “Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm” TK 2118 “TSCĐ khác” TSCĐ vô hình: TK 213, bao gồm những tiểu khoản sau: TK 2131 “Quyền sử dụng đất” TK 2132 “Quyền phát hành” TK 2133 “Bản quyền, bằng sáng ahế” TK 2134 “Nhãn hiệu hàng hoá” TK 2135 “Phần mềm máy vi tính” TK 2136 “Giấy phép và giấy phép nhượng quyền” TK 2138 “TSCĐ vô hình khác” TSCĐ thuê tàichính : TK 212 Để theo dõi hao mòn TSCĐ, kế toán sử dụng TK 214 và theo dõi ngoài bảng nguồn vốn khấu hao cơ bản của doanh nghiệp trên TK 009. TK 214 có 4 tiểu khoản sau: TK 2141 “Hao mòn TSCĐ hữu hình” TK 2142 “Hao mòn TSCĐ đi thuê tài chính” TK 2143 “Hao mòn TSCĐ vô hình” TK 2147 “Hao mòn bất động sản đầu tư” Sổ sách kế toán TSCĐ: Các doanh nghiệp sử dụng sổ (thẻ) TSCĐ để hạch toán chi tiết TSCĐ theo bộ phận sử dụng hoặc theo loại TSCĐ. Để hạch toán tổng hợp tăng, giảm TSCĐ, tương ứng với 4 hình thức sổ kế toán chủ yếu sẽ có các loại sổ kế toán tổng hợp phù hợp. 1.2.3. Phương pháp và nội dung hạch toánTSCĐ Trình từ kế toán tăng, giảm TSCĐ hữu hình Trình tự kế toán tăng, giảm TSCĐ vô hình Trình tự kế toán tăng giảm TSCĐ thuê tàichính 1.3. KiểmtoánTSCĐtrongkiểmtoánbáocáotàichính 1.3.1. Vai trò kiểmtoánTSCĐtrongkiểmtoánbáocáotàichính 1.3.2. Mục tiêu kiểmtoánTSCĐMục tiêu của kiểmtoán BCTC là giúp KTV và công ty kiểmtoán đưa ra ý kiến xác nhận rằng BCTC có được lập trên cơ sở chuẩn mục và chế độ kế toán hiện hành hoặc được chấp nhận, có tuân thủ pháp luật liên quan và có phản ánh trung thực và hợp lý tình hình tàichính trên các khía cạnh trọng yếu hay không Mục tiêu kiểmtoántàichính gồm có 6 mục tiêu chung. Đối với khoảnmụcTSCĐ trên BCTC, 6 mục tiêu chung này đựơc cụ thể hoá thành các mục tiêu đặc thù 1.3.3. Nội dung và trình tự kiểmtoánTSCĐtrongkiểmtoánbáocáotàichính 1.3.3.1. Giai đoạn chuẩn bị kiểmtoán Theo Chuẩn mựckiểmtoán Việt Nam số 300 “Lập kế hoạch kiểm toán”: Kế hoạch kiểmtoán gồm ba bộ phận: kế hoạch chiến lược, kế hoạch kiểmtoán tổng thể và chương trình kiểm toán. Ba bộ phận của kế hoạch kiểmtoán được cụ thể hoá thành bước công việc sau: Thu thập thông tin cơ sở: Theo Chuẩn mựckiểmtoán Việt Nam số 300 “Lập kế hoạch kiểm toán” và số 310 “Hiểu biết về tình hình kinh doanh”, KTV phải thu thập những hiểu biết về ngành nghề, công việc kinh doanh của khách hàng. Đối với khoảnmục TSCĐ, qua quá trình thu thập thông tin cơ sở, KTV xác định được đơn vị kiểmtoán thuộc loại hình doanh nghiệp nào và xác định được tỷ trọngTSCĐ trên tổng tài sản đối với loại hình doanh nghiệp cụ thể đó, liệu khoảnmụcTSCĐ có ảnh hưởng trọng yếu trên BCTC của doanh nghiệp hay không Thực hiện các thủ tục phân tích: Theo Chuẩn mựckiểmtoán Việt Nam số 520 “quy trình phân tích”: KTV phải thực hiện quy trình phân tích khi lập kế hoạch kiểmtoán và giai đoạn soát xét tổng thể cuộc kiểm toán. KTV phải áp dụng quy trình phân tích trong quá trình lập kế hoạch kiểmtoán để tìm hiểu tình hình kinh doanh của đơn vị và xác định những vùng có thể rủi ro. Thủ tục phân tích thực hiện đối với TSCĐ gồm hai loại cơ bản: Phân tích ngang (phân tích xu hướng) Phân tích dọc (phân tích tỷ suất) Đánh giá trọng yếu và rủi ro: Theo Chuẩn mựckiểmtoán Việt Nam số 320 “Tính trọng yếu trongkiểm toán”: khi tiến hành một cuộc kiểm toán, KTV phải quan tâm đến dính trọng yếu của thông tin và mối quan hệ của nó với rủi ro kiểm toán. Đánh giá rủi ro: Theo Chuẩn mựckiểmtoán Việt Nam số 400 “Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ”: KTV phải sử dụng khả năng xét đoán chuyên môn của mình để đánh giá rủi ro kiểmtoán và xác định các thủ tục kiểmtoán nhằm giảm các rủi ro kiểmtoán xuống thấp tới mức có thể chấp nhận được. Nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng và đánh giá rủi ro kiểm soát: Theo Chuẩn mựckiểmtoán Việt Nam số 400 “Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ”: KTV phải có đủ hiểu biết về hệ thống kế toán và kiểm soát nội bộ của khách hàng để lập kế hoạch kiểmtoán tổng thể và chương trình kiểmtoán thích hợp, có hiệu quả. Sau khi thực hiện xong năm bước công việc của giai đoạn lập kế hoạch kiểmtoán tổng quát, KTV tiến hành bước công việc thứ sáu – đó là lập kế hoạch kiểmtoántoàn diện và soạn thảo chương trình kiểm toán. 1.3.3.2. Giai đoạn thực hiện kiểmtoán Thực hiện thử nghiệm kiểm soát Các thử nghiệm kiếm soát chỉ áp dụng trong giai đoạn thực hiện kế hoạch kiểmtoán khi trong giai đoạn lập kế hoạch, KTV cho rằng có thể dựa vào hệ thống KSNB để giảm bớt qui mô và phạm vi các thử nghiệm cơ bản. KTV sử dụng các phương thức chủ yếu là quan sát việc quản lý và sử dụng TSCĐ ở đơn vị, phỏng vấn những người có liên quan về các thủ tục và quy định của đơn vị đối với TSCĐ, kiểm tra các chứng từ sổ sách, làm lại thủ tục kiểm soát TSCĐ của đơn vị. Thủ tục phân tích đối với TSCĐ Theo Chuẩn mựckiểmtoán Việt Nam số 520 “Quy trình phân tích”: Quy trình phân tích là việc phân tích các số liệu, thông tin, các tỷ suất quan trọng, qua đó tìm ra những xu hướng, biến động và tìm ra những mối quan hệ có mâu thuẫn với các thông tin liên quan khác hoặc có sự chênh lệch lớn so với giá trị dự kiến. Thử nghiệm cơ bản (thủ tục kiểm tra chi tiết) đối với khoảnmục TSCĐ: Kỉêm tra nghiệp vụ tăng TSCĐ Thử nghiệm cơ bản thường được sử dụng để kiểm tra việc mua sắm TSCĐ là xem xét các chứng từ phê duyệt mua, hợp đồng mua bán TSCĐ. KTV so sánh số tiền ghi trên hoá đơn của người bán, người vận chuyển lắp đặt, các khoản thuế phải nộp… với số liệu phản ánh nguyên giá TSCĐ ghi trên sổ kế toán, kiểm tra quá trình ghi sổ TSCĐ… Kiểm tra các nghiệp vụ giảm TSCĐ: Trước hết, KTV lập hoặc sử dụng bảng kê các nghiệp vụ giảm TSCĐ có sẵn của doanh nghiệp. KTV tiến hành cộng các chỉ tiêu giá trị của bảng và đối chiếu số liệu có đựơc với sổ hạch toán chi tiết từng trường hợp ghi giảm TSCĐ. Đồng thời xem xét mức trích khấu hao từng TSCĐ và mức khấu hao luỹ kế, trên cơ sở đó tính toán giá trị còn lại của TSCĐ. Kiểm tra chi tiết số dư các tàikhoảnTSCĐ KTV quan tâm tới số dư đầu kỳ và số dư cuối kỳ của khoảnmụcTSCĐ trên BCTC Kiểm tra chi phí khấu hao TSCĐ: Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 03 “TSCĐ hữu hình” và số 04 “TSCĐ vô hình”, phương pháp khấu hao TSCĐ phải được xem xét lại theo định kỳ, ít nhất 1 năm 1 lần, và thường là cuối năm Nếu có sự thay đổi đáng kể trong cách thức sử dụng tài sản để đem lại lợi ích cho doanh nghiệp thì được phép thay đổi khấu hao và mức khấu hao tính cho năm hiện hành và các năm tiếp theo, và được thuyết minh trong BCTC. Vì vậy, KTV đối với mọi trường hợp thay đổi mức khấu hao, KTV phải xem xét cụ thể việc xin duyệt mức khấu hao mới của doanh nghiệp. Kiểm tra tàikhoản hao mòn TSCĐ: KTV tập trung kiểm tra số khấu hao luỹ kế bằng cách phân tích số dư TK 214 thành các bộ phận chi tiết của từng loại tài sản. Với số tổng hợp, cần xem xét tính toánchính xác số dư cuối kỳ dựa vào số liệu khấu hao đầu kỳ, khấu hao tăng trong kỳ và khấu hao giảm trong kỳ. 1.3.3.3. Giai đoạn kết thúc kiểmtoán Xem xét sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ Đánh giá kết quả kiểmtoán Công bố Báocáokiểmtoán kèm Thư quản lý . kiểm toán báo cáo tài chính 1.3.1. Vai trò kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán báo cáo tài chính 1.3.2. Mục tiêu kiểm toán TSCĐ Mục tiêu của kiểm toán BCTC. Phần 1: Lý luận chung về kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán báo cáo tài chính. 1.1.TSCĐ với hoạt động sản xuất kinh doanh 1.1.1. Khái niệm TSCĐ TSCĐ