Vì vậy, việc vận dụng các phương pháp dạyhọc tích cực để dạy học môn Toán là một hình thức góp phần tạo điều kiệngiúp HS phát huy vai trò chủ động, năng động sáng tạo, đáp ứng yêu cầu củ
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
NGUYỄN THỊ MAI LIÊN
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG “PHƯƠNG PHÁP TỌA ĐỘ TRONG KHÔNG
GIAN” HÌNH HỌC LỚP 12
LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM TOÁN
HÀ NỘI – 2016
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
NGUYỄN THỊ MAI LIÊN
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG “PHƯƠNG PHÁP TỌA ĐỘ TRONG KHÔNG
GIAN” HÌNH HỌC LỚP 12
LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM TOÁN
Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
(BỘ MÔN TOÁN)
Mã số: 60 14 01 11
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Nhụy
HÀ NỘI – 2016
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học khóa cao học toán K10, tác giả được học hỏi nhiềulĩnh vực và có bước phát triển trong nhận thức và phương pháp nghiên cứukhoa học Để đạt được kết quả này, tác giả nhận được sự giúp đỡ từ các cấplãnh đạo nhà trường, thầy cô, bạn cùng khóa học và đồng nghiệp
Đặc biệt, lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc xin được gửi tớiPGS.TS Nguyễn Nhụy, người đã tận tình chỉ bảo và định hướng cho tác giảnghiên cứu và hoàn thiện luận văn này
Tác giả xin cảm ơn thầy giáo, cô giáo trường Đại học Giáo dục - Đại họcQuốc gia Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ tác giả trong quá trìnhhọc tập và nghiên cứu đề tài
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu, các thầygiáo, cô giáo và các em học sinh trường Trung học phổ thông Hoài Đức A –Hoài Đức – Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ rất nhiều về thời gian,môi trường thực nghiệm để hoàn thành bản luận văn
Sự động viên giúp đỡ của gia đình, bạn bè và người thân, đặc biệt là cácbạn học viên lớp Lý luận và phương pháp dạy học môn Toán K10 – Đại họcGiáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội trong suốt thời gian qua là nguồn độnglực to lớn để tôi hoàn thành nhiệm vụ
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, xong luận văn này tác giả không tránh đượcnhững thiếu sót Kính mong các thầy cô, bạn bè và đồng nghiệp góp ý vàlượng thứ
Xin trân trọng cảm ơn
Hà Nội, tháng 10 năm 2016
Tác giả
Nguyễn Thị Mai Liên
Trang 4DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Trang 5LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
2 Lịch sử nghiên cứu
3 Mục đích nghiên cứu
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
5 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
5.1 Khách thể nghiên cứu
5.2 Đối tượng nghiên cứu
6 Giả thuyết khoa học
7 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
8 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
9 Phương pháp nghiên cứu
9.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
9.2 Phương pháp điều tra
9.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm
9.4 Phương pháp thống kê toán học
10 Cấu trúc của Luận văn
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1 Cơ sở lí luận của việc vận dụng PPDH tích cực
1.1.1 Cơ sở triết học
1.1.2 Cơ sở tâm lý học
1.1.3 Cơ sở giáo dục học
1.2 Khái quát về phương pháp dạy học tích cực
1.2.1 Phương pháp dạy học tích cực là gì?
1.2.2 Đặc trưng của các phương pháp dạy học tích cực
Trang 61.2.3 Một số phương pháp dạy học tích cực cần phát triển ở trường trung họcphổ thông 221.2.4 Các nguyên tắc chỉ đạo việc vận dụng PPDH tích cực trong giảng dạymôn toán và các điều kiện để vận dụng PPDH tích cực 321.2.5 Khái quát về quy trình vận dụng PPDH tích cực trong dạy học môntoán ở trường THPT Hoài Đức A 34Kết luận Chương 1 36CHƯƠNG 2 37VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC VÀO DẠYHỌC CHƯƠNG “PHƯƠNG PHÁP TỌA ĐỘ TRONG KHÔNG GIAN” 372.1 Phân tích nội dung chương “Phương pháp tọa độ trong không gian” 372.1.1 Đặc điểm của chương 372.1.2 Yêu cầu dạy học chương “Phương pháp tọa độ trong không gian” 372.1.3 Nội dung và phân phối chương trình của chương 392.2 Vận dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong dạyhọc một số khái niệm của chương “Phương pháp tọa độ trong không gian” 392.2.1 Dạy học phương trình mặt cầu 392.2.2 Dạy học phương trình mặt phẳng 432.2.3 Dạy học phương trình đường thẳng 442.3 Vận dụng phương pháp dạy học đàm thoại phát hiện trong dạy học một
số định lý của chương “Phương pháp tọa độ trong không gian” 492.3.1 Dạy học định lý về vị trí tương đối giữa các mặt phẳng 492.3.2 Dạy học định lý về vị trí tương đối giữa các đường thẳng và đườngthẳng với mặt phẳng 502.4 Vận dụng dạy học nhóm vào nội dung khoảng cách từ một điểm đến mặtphẳng 522.5 Vận dụng phương pháp tự học trong dạy học tiết luyện tập và ôn tập củachương 552.5.1 Tiết luyện tập 55
Trang 72.5.2 Tiết ôn tập 57
Kết luận Chương 2 83
CHƯƠNG 3 84
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 84
3.1 Mục đích thực nghiệm 84
3.2 Nhiệm vụ thực nghiệm 84
3.3 Phương pháp thực nghiệm 84
3.4 Tổ chức thực nghiệm 84
3.4.1 Đối tượng thực nghiệm 84
3.4.2 Kế hoạch thực hiện 84
3.4.3 Tiến hành thực nghiệm 85
3.5 Nội dung thực nghiệm 85
3.5.1 Giáo án thực nghiệm 85
3.5.2 Nôịdung thực nghiệm lần 1 85
3.5.3 Nôịdung thực nghiệm lần 2 89
Kết luận Chương 3 95
KẾ T LUÂN 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO 97
PHỤ LỤC 99
Trang 8MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Sự phát triển hết sức nhanh chóng của khoa học và công nghệ Tri thức đãđóng vai trò là thành tố quan trọng quyết định nền kinh tế của một đất nước.Con người là yếu tố trung tâm trong xã hội tri thức, là chủ thể kiến tạo khôngngừng Giáo dục giữ vị trí then chốt trong việc đào tạo con người và sự pháttriển của xã hội
Với chủ trương của ngành giáo dục, chúng ta phải có sự đổi mới toàn diệntrong giáo dục Thay đổi phương pháp dạy và học, đổi mới chương trình vàsách giáo khoa Đổi mới giáo dục đòi hỏi mỗi giáo viên, mỗi người làm giáodục phải có sự chuyển biến từ nhận thức, thái độ, niềm tin và nỗ lực khôngngừng vào công cuộc đổi mới này
Đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lạithói quen học tập thụ động
Dạy học hướng tới việc phát huy tích cực, vai trò chủ động, tính sáng tạo củahọc sinh là xu thế chung của đổi mới giáo dục THPT hiện nay được xem như làmột nguyên tắc của quá trình dạy học, đã được nói đến từ lâu và được phát triểnmạnh mẽ trên thế giới Tuy nhiên, trong tình trạng hiện nay, phương pháp dạyhọc nói chung và dạy Toán nói riêng ở nước ta còn đang trên đà đổi mới nhưngvẫn có nhược điểm là: Dạy học hiện nay còn chịu tác động nặng nề bởi mục tiêuthi cử, học để thi, dạy để thi đua có thành tích thi cử cao nhất Vì thế, giáo viênchủ yếu là truyền thụ kiến thức, tập trung phát triển kĩ năng giải Toán, nặng vềcường độ lao động, mà nhẹ về phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh.Học sinh ở trạng thái quá tải, làm các bài tập theo khuôn mẫu có sẵn, mà ít cóđiều kiện suy nghĩ, tìm tòi, khám phá, phát triển bài Toán theo nhiều cách, nhiềutình huống Muốn phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của người học thìcần phát triển phương pháp học tập cho học sinh, coi đây không chỉ là phươngtiện nâng cao hiệu quả dạy học mà là
Trang 9mục tiêu quan trọng của dạy học.
Chương trình và SGK mới được xây dựng theo hướng tăng cường khảnăng hoạt động của người học Vì vậy, việc vận dụng các phương pháp dạyhọc tích cực để dạy học môn Toán là một hình thức góp phần tạo điều kiệngiúp HS phát huy vai trò chủ động, năng động sáng tạo, đáp ứng yêu cầu củamột công dân trong thời kì hội nhập khu vực và thế giới của đất nước
Nói tới phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học, đó là cầu nốigiữa học tập và nghiên cứu khoa học Nếu phát triển cho người học có được
kỹ năng, phương pháp, thói quen tự học, biết ứng dụng những điều đã họcvào những tình huống mới, biết tự lực phát hiện và giải quyết những vấn đềgặp phải thì sẽ tạo cho họ lòng ham học, khơi dậy tiềm năng vốn có của mỗingười Học tập Toán không thể không đi theo xu thế đó Đặc biệt phần tọa độhóa hình học không gian là phần không thể thiếu trong chương trình toán phổthông, nhiệm vụ của nội dung phương pháp tọa trong không gian thuộc mônHình học không gian là cung cấp những kiến thức cơ bản về Hình học khônggian ba chiều một cách có hệ thống và tiếp tục phát triển phát triển tư duylôgic, trí tưởng tượng không gian, kĩ năng vận dụng các kiến thức hình họcvào giải quyết bài tập bằng phương pháp tọa độ hóa, các hoạt động thực tiễn
và vào các môn học khác Tuy nhiên đây lại là phần tương đối khó đối vớihọc sinh do vậy mà không phải học sinh nào cũng đủ thời gian để thấu hiểu,ghi nhớ và vận dụng những kiến thức mà giáo viên truyền thụ ở trên lớp
Với các lí do trên, chúng tôi thực hiện đề tài: Vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong dạy học chương “Phương pháp tọa độ trong không gian” Hình học lớp 12.
Trang 10học là chủ thể của quá trình nhận thức đã có từ lâu Ở thế kỷ XVII,
A.Komenxki đã viết: “Giáo dục có mục đích đánh thức năng lực nhạy cảm, phán đoán đúng đắn, phát triển nhân cách… hãy tìm ra phương pháp cho phép giáo viên dạy ít hơn, học sinh học nhiều hơn” Tư tưởng này bắt đầu rõ
nét từ thế kỷ XVIII – XIX và đã trở nên rất đa dạng trong thế kỷ XX Ở Pháp,vào những năm 1920 đã hình thành “nhà trường mới”, đặt vấn đề phát triểnnăng lực trí tuệ của trẻ, khuyến khích các hoạt động do chính học sinh tựquản Ở Mỹ, vào những năm này trào lưu giáo dục hướng vào người họcxuất hiện, sau đó lan sang Tây Âu và sang Châu Á mà chủ yếu ở Nhật thể
hiện ở các thuật ngữ: “Dạy học hướng vào người học”, “Dạy học lấy học sinh làm trung tâm” Ở Pháp, ngay sau đại chiến thế giới thứ 2, đã ra đời những lớp học mới tại một số trường trung học thí điểm Điểm xuất phát của mỗi
hoạt động tuỳ thuộc vào sáng kiến, hứng thú, lợi ích, nhu cầu của học sinh,hướng vào sự phát triển nhân cách của trẻ Các thông tư, chỉ thị của Bộ giáodục Pháp suốt trong những năm 1970 – 1980 đều khuyến khích tăng cườngvai trò chủ động tích cực của học sinh, chỉ đạo áp dụng phương pháp tích cực
từ bậc tiểu học lên trung học
Trong lịch sử của nền giáo dục Việt Nam, vấn đề tự học đã được phát động,nghiên cứu và triển khai rộng rãi Chủ tịch Hồ Chí Minh, bằng chính cuộc đờicủa Người là tấm gương sáng ngời về con đường tự học Người thấy rõ vaitrò của học tập Người cho rằng: Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời…không ai có thể tự cho mình biết đủ rồi Theo Người muốn học suốt đời thìphải tự học Một trong các nguyên tắc tự học của Người là học đến đâu, luyệntập và thực hành đến đó Có thể nói tự học là một tư tưởng lớn của Chủ tịch
Hồ Chí Minh về cách học, những lời chỉ dẫn quý báu và những bài học kinhnghiệm sâu sắc rút ra từ chính tấm gương tự học bền bỉ và thành công củaNgười cho đến nay vẫn mang giá trị to lớn
Vấn đề phát huy tích cực, tự lực, chủ động của học sinh nhằm đào tạo
Trang 11thập kỷ 60 của thế kỷ XX, phương pháp này được quan tâm trong việc dạy họcmôn Toán Khẩu hiệu: “Biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo” cũng
đã đi vào các trường sư phạm từ thời điểm đó Phát huy tính tích cực của họcsinh là một trong các phương hướng của cải cách giáo dục được triển khai
ở các trường phổ thông từ năm 1980 Đã có nhiều nhà nghiên cứu, nhà giáodục có nhiều bài viết, nhiều công trình nghiên cứu về PPDH tích cực, lấy họcsinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập Điểnhình là công trình nghiên cứu của Nguyễn Bá Kim, Nguyễn Cảnh Toàn,Nguyễn Hữu Châu…và nhiều tác giả khác Đặc biệt là các dự án đổi mớiPPDH ở trường phổ thông có nhiều công trình nghiên cứu, các tài liệu tậphuấn về đổi mới PPDH phát huy tính tích cực của người học
3. Mục đích nghiên cứu
Vận dụng “Pháp dạy học tích cực” trong dạy học môn toán nhằm phát huytính tích cực, sáng tạo trong học tập và nâng cao chất lượng dạy và học củahọc sinh trường THPT Hoài Đức A
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Với đề tài này chúng tôi thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của phương pháp dạy học nói chung, phương pháp dạy học tích cực nói riêng
- Nghiên cứu thực trạng việc sử dụng các phương pháp dạy học và phươngpháp tích cực nói riêng trong trường THPT Hoài Đức A
- Vận dụng “phương pháp dạy học tích cực” trong quá trình dạy học môn toán cho học sinh trường THPT Hoài Đức A
5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
5.1 Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học môn toán ở trường THPT
5.2 Đối tượng nghiên cứu
Trang 12“Phương pháp dạy học tích cực” trong dạy học môn toán cho học sinh trường THPT Hoài Đức A.
6. Giả thuyết khoa học
Nếu vận dụng các cách thức đã đề ra vào dạy học chương “Phương pháptọa độ trong không gian” – Hình học 12 – sẽ phát huy được tính tích cực, tínhđộc lập nhận thức, tính tự giác của học sinh trong học tập, hình thành ở các
em năng lực độc lập giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo để góp phần nângcao chất lượng dạy và học của nhà trường phổ thông
7. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu các bài tập Hình học không gian của chương “Phương pháptọa độ trong không gian” trong SGK và SBT Hình học 12 Ban cơ bản và cácsách tham khảo
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa lý luận
- Bước đầu xác định được cơ sở lí luận cơ bản về tự học và quá trình dạy học theo hướng dạy cách tự học
- Xác định cấu trúc của năng lực tự học toán, biểu hiện cụ thể của năng lực
tự học toán của học sinh Trung học phổ thổng, hệ thống kỹ năng tự học chủyếu, mối quan hệ giữa hoạt động dạy học toán và vấn đề phát triển năng lựctoán học
- Đề ra phương án dạy học nội dung phương pháp tọa độ trong không giantheo hướng phát triển năng lực tự học cho học sinh Trung học phổ thôngtrong quá trình dạy học toán
Ý nghĩa thực tiễn
- Nội dung luận văn có thể giúp giáo viên có thêm tư liệu phục vụ việcgiảng dạy chương “Phương pháp tọa độ trong không gian” trong chươngtrình Hình học lớp 12 Ban cơ bản
Trang 13- Giúp học sinh rèn luyện kỹ năng giải bài toán Hình học tọa độ trongkhông gian góp phần nâng cao chất lượng dạy học Toán trong trường phổthông.
9. Phương pháp nghiên cứu
9.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
Thu thập tài liệu trên sách, báo, tạp chí giáo dục, internet để lập cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài
9.2 Phương pháp điều tra
- Điều tra thông qua đàm thoại với giáo viên, học sinh để biết thực trạngvấn đề học của học sinh và vấn đề sử dụng các phương tiện dạy học hiện đạitrong quá trình dạy của giáo viên
- Điều tra thăm dò ý kiến của học sinh để biết thái độ, ý thức của học sinh
về vấn đề học hợp tác nhóm
9.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Thực nghiệm sư phạm được tiến hành để kiểm nghiệm tính khả thi và hiệuquả của các giải pháp đã được đề xuất trong luận văn
9.4 Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả và thống kê kiểm định để trình bàykết quả thực nghiệm sư phạm và kiểm định giả thuyết thống kê về sự khácbiệt trong kết quả học tập của hai nhóm: Đối chứng và thực nghiệm
10. Cấu trúc của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày theo 3 chương:
Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương 2 Biện pháp vận dụng mô hình dạy học tích cực vào dạy học chương “Phương pháp tọa độ trong không gian”
Trang 14Chương 3 Thực nghiệm sư phạm.
Trang 15phương pháp daỵ hocg̣.
1.1.2 Cơ sở tâm lý học
Theo tâm lýhocg̣ cho thấy nhân cách của con người đươcg̣ hinhừ thành thông qua hoaṭđôngg̣ sáng taọ , hoạt động có ý thức Học sinh sẽ thông hiểu và ghi nhớnhưững giừthông qua hoa ṭ đôngg̣ nhâṇ thức của bản thân , các em chỉ tư duytích cực khi đứng trước một khó khăn , môṭtinhừ huống cóvấn đề Đây chinh́ là
cơ sở của việc daỵ hocg̣ tich́ cưcg̣
1.1.3 Cơ sở giáo dục học
Trong daỵ vàhocg̣ theo hướng tich́ cưcg̣ , lấy người hocg̣ làm trung tâm nhằmphát huy tính tích cực và tính tự giác của người học, gơị đôngg̣ cơ hocg̣ tâpg̣,phát huy nôịlưcg̣ bên trong, giúp cho người học có khả năng phát hiện và giảiquyết vấn đề
1.2 Khái quát về phương pháp dạy học tích cực
1.2.1 Phương pháp dạy học tích cực là gì?
1.2.1.1 Định hướng đổi mới phương pháp dạy học
Việc đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi những điều kiện thích hợp vềphương tiện, cơ sở vật chất và tổ chức dạy học, điều kiện về tổ chức, quản lý
Trang 16Ngoài ra, phương pháp dạy học hiện tại còn mang tính chủ quan Mỗi giáoviên với kinh nghiệm riêng của mình cần xác định những phương hướngriêng để cải tiến phương pháp dạy học và kinh nghiệm của cá nhân.
Sự phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh toàn cầu hoá đặt ra những yêucầu mới đối với người lao động, do đó cũng đặt ra những yêu cầu mới cho sựnghiệp giáo dục thế hệ trẻ và đào tạo nguồn nhân lực Một trong những địnhhướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là chuyển từ nền giáo dục mang tínhhàn lâm, kinh nghiêm,g̣ xa rời thực tiễn sang một nền giáo dục chú trọng việchình thành năng lực hành động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của ngườihọc Định hướng quan trọng trong đổi mới PPDH là phát huy tính tích cực, tựlực và sáng tạo, phát triển năng lực hành động, năng lực cộng tác làm việc củangười học Đó cũng là những xu hướng quốc tế trong cải cách PPDH ở nhàtrường phổ thông
Chiến lược phát triển giáo dục 2010 – 2020 (Ban hành kèm theo Quyếtđịnh số 711/QĐ – TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ),
ở mục 5.3 ghi rõ: “Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học”.
Để thực hiện tốt mục tiêu về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT theo Nghịquyết số 29 – NQ/TW ngày 4/11/2013, cần có nhận thức đúng về bản chất củađổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học
và một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học theo hướng này
Đổi mới phương pháp dạy học đang thực hiện bước chuyển từ chương trìnhgiáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗquan tâm đến việc HS học được cái gì đến chỗ quan tâm HS vận dụng được cái
gì qua việc học Để đảm bảo được điều đó, phải thực hiện chuyển từ phươngpháp dạy học theo lối "truyền thụ một chiều" sang dạy cách học, cách vận dụngkiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất
Trang 17Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên – học sinhtheo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội.Bên cạnh việc học tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn họcchuyên môn cần bổ sung các chủ đề học tập tích hợp liên môn nhằm phát triểnnăng lực giải quyết các vấn đề phức hợp.
Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành vàphát triển năng lực tự học (sử dụng sách giáo khoa, nghe, ghi chép, tìm kiếmthông tin ), trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạocủa tư duy Có thể chọn lựa một cách linh hoạt các phương pháp chung vàphương pháp đặc thù của môn học để thực hiện Tuy nhiên dù sử dụng bất kỳphương pháp nào cũng phải đảm bảo được nguyên tắc “Học sinh tự mìnhhoàn thành nhiệm vụ nhận thức với sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên”.Việc sử dụng phương pháp dạy học gắn chặt với các hình thức tổ chức dạyhọc Tuỳ theo mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể mà có nhữnghình thức tổ chức thích hợp như học cá nhân, học nhóm, học trong lớp, học ởngoài lớp Cần chuẩn bị tốt về phương pháp đối với các giờ thực hành đểđảm bảo yêu cầu rèn luyện kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thựctiễn, nâng cao hứng thú cho người học
Cần sử dụng đủ và hiệu quả các thiết bị dạy học học tối thiểu đã qui định
Có thể sử dụng các đồ dùng dạy học tự làm nếu xét thấy cần thiết với nộidung học và phù hợp với đối tượng học sinh Tích cực vận dụng công nghệthông tin trong dạy học
Việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lựcthể hiện qua bốn đặc trưng cơ bản sau:
Thứ nhất, dạy học thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập, giúp
học sinh tự khám phá những điều chưa biết chứ không thụ động tiếp thunhững tri thức được sắp đặt sẵn Giáo viên là người tổ chức và chỉ đạo họcsinh tiến hành các hoạt động học tập phát hiện kiến thức mới, vận dụng sáng
Trang 18tạo kiến thức đã biết vào các tình huống học tập hoặc tình huống thực tiễn
Thứ hai, chú trọng rèn luyện cho học sinh biết khai thác SGK và các tài liệu
học tập, biết cách tự tìm lại những kiến thức đã có, suy luận để tìm tòi và pháthiện kiến thức mới Định hướng cho học sinh cách tư duy như phân tích,tổng hợp, đặc biệt hoá, khái quát hoá, tương tự, quy lạ về quen… để dần hìnhthành và phát triển tiềm năng sáng tạo
Thứ ba, tăng cường phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác, lớp học trở
thành môi trường giao tiếp GV – HS và HS – HS nhằm vận dụng sự hiểu biết
và kinh nghiệm của từng cá nhân, của tập thể trong giải quyết các nhiệm vụhọc tập chung
Thứ tư, chú trọng đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu bài học trong suốt
tiến trình dạy học thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập (đánh giá lớp học) Chútrọng phát triển kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của học sinh vớinhiều hình thức như theo lời giải, đáp án mẫu, theo hướng dẫn, hoặc tự xácđịnh tiêu chí để có thể phê phán, tìm được nguyên nhân và nêu cách sửa chữacác sai sót
Sau đây chúng tôi đưa ra một vài biện pháp đổi mới phương pháp dạy họca) Cải tiến các phương pháp dạy học truyền thống
Đổi mới phương pháp dạy học không có nghĩa là loại bỏ các phương phápdạy học truyền thống như thuyết trình, đàm thoại, luyện tập mà cần bắt đầubằng việc cải tiến để nâng cao hiệu quả và hạn chế nhược điểm của chúng Đểnâng cao hiệu quả của các phương pháp dạy học này người giáo viên trướchết cần nắm vững những yêu cầu và sử dụng thành thạo các kỹ thuật củachúng trong việc chuẩn bị cũng như tiến hành bài lên lớp, kỹ thuật đặt các câuhỏi và xử lý các câu trả lời trong đàm thoại, hay kỹ thuật làm mẫu trong luyệntập Tuy nhiên, các phương pháp dạy học truyền thống có những hạn chế tấtyếu, vì thế bên cạnh các phương pháp dạy học truyền thống cần kết hợp sửdụng các phương pháp dạy học mới, có thể tăng cường tính tích cực nhận
Trang 19thức của học sinh trong thuyết trình, đàm thoại theo quan điểm dạy học giải quyết vấn đề.
b) Kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học
Việc phối hợp đa dạng các phương pháp và hình thức dạy học trong toàn
bộ quá trình dạy học là phương hướng quan trọng để phát huy tính tích cực
và nâng cao chất lượng dạy học Dạy học toàn lớp, dạy học nhóm, nhóm đôi
và dạy học cá thể là những hình thức xã hội của dạy học cần kết hợp với nhau,mỗi một hình thức có những chức năng riêng Tình trạng độc tôn của dạy họctoàn lớp và sự lạm dụng phương pháp thuyết trình cần được khắc phục, đặcbiệt thông qua làm việc nhóm Trong thực tiễn dạy học ở trường trung họchiện nay, nhiều giáo viên đã cải tiến bài lên lớp theo hướng kết hợp thuyếttrình của giáo viên với hình thức làm việc nhóm, góp phần tích cực hoá hoạtđộng nhận thức của học sinh Tuy nhiên hình thức làm việc nhóm rất đa dạng,không chỉ giới hạn ở việc giải quyết các nhiệm vụ học tập nhỏ xen kẽ trongbài thuyết trình, mà còn có những hình thức làm việc nhóm giải quyết nhữngnhiệm vụ phức hợp, có thể chiếm một hoặc nhiều tiết học, sử dụng nhữngphương pháp chuyên biệt như phương pháp đóng vai, nghiên cứu trườnghợp, dự án Mặt khác, việc bổ sung dạy học toàn lớp bằng làm việc nhóm xen
kẽ trong một tiết học mới chỉ cho thấy rõ việc tích cực hoá “bên ngoài” củahọc sinh Muốn đảm bảo việc tích cực hoá “bên trong” cần chú ý đến mặt bêntrong của phương pháp dạy học, vận dụng dạy học giải quyết vấn đề và cácphương pháp dạy học tích cực khác
c) Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề
Dạy học giải quyết vấn đề (dạy học nêu vấn đề, dạy học nhận biết và giảiquyết vấn đề) là quan điểm dạy học nhằm phát triển năng lực tư duy, khảnăng nhận biết và giải quyết vấn đề Học sinh được đặt trong một tình huống
có vấn đề, đó là tình huống chứa đựng mâu thuẫn nhận thức, thông qua việcgiải quyết vấn đề, giúp học sinh lĩnh hội tri thức, kỹ năng và phương pháp
Trang 20nhận thức Dạy học giải quyết vấn đề là con đường cơ bản để phát huy tínhtích cực nhận thức của học sinh, có thể áp dụng trong nhiều hình thức dạy họcvới những mức độ tự lực khác nhau của học sinh Các tình huống có vấn đề lànhững tình huống khoa học chuyên môn, cũng có thể là những tình huống gắnvới thực tiễn Trong thực tiễn dạy học hiện nay, dạy học giải quyết vấn đềthường chú ý đến những vấn đề khoa học chuyên môn mà ít chú ý hơn đếncác vấn đề gắn với thực tiễn Tuy nhiên nếu chỉ chú trọng việc giải quyết cácvấn đề nhận thức trong khoa học chuyên môn thì học sinh vẫn chưa đượcchuẩn bị tốt cho việc giải quyết các tình huống thực tiễn Vì vậy bên cạnh dạyhọc giải quyết vấn đề, lý luận dạy học còn xây dựng quan điểm dạy học theotình huống.
d) Vận dụng dạy học theo tình huống
Dạy học theo tình huống là một quan điểm dạy học, trong đó việc dạy họcđược tổ chức theo một chủ đề phức hợp gắn với các tình huống thực tiễn cuộcsống và nghề nghiệp Quá trình học tập được tổ chức trong một môi trường họctập tạo điều kiện cho học sinh kiến tạo tri thức theo cá nhân và trong mối tươngtác xã hội của việc học tập Các chủ đề dạy học phức hợp là những chủ đề có nộidung liên quan đến nhiều môn học hoặc lĩnh vực tri thức khác nhau, gắn với thựctiễn Trong nhà trường, các môn học được phân theo các môn khoa học chuyênmôn, còn cuộc sống thì luôn diễn ra trong những mối quan hệ phức hợp Vì vậy
sử dụng các chủ đề dạy học phức hợp góp phần khắc phục tình trạng xa rời thựctiễn của các môn khoa học chuyên môn, rèn luyện cho học sinh năng lực giảiquyết các vấn đề phức hợp, liên môn Phương pháp nghiên cứu trường hợp làmột phương pháp dạy học điển hình của dạy học theo tình huống, trong đó họcsinh tự lực giải quyết một tình huống điển hình, gắn với thực tiễn thông qua làmviệc nhóm Vận dụng dạy học theo các tình huống gắn với thực tiễn là conđường quan trọng để gắn việc đào tạo trong nhà trường với thực tiễn đời sống,góp phần khắc phục tình trạng giáo dục hàn lâm, xa rời thực tiễn hiện nay của
Trang 21các tình huống được đưa vào dạy học là những tình huống mô phỏng lại, thìchưa phải tình huống thực Nếu chỉ giải quyết các vấn đề trong phòng học lýthuyết thì học sinh cũng chưa có hoạt động thực tiễn thực sự, chưa có sự kếthợp giữa lý thuyết và thực hành.
e) Vận dụng dạy học định hướng hành động
Dạy học định hướng hành động là quan điểm dạy học nhằm làm cho hoạtđộng trí óc và hoạt động chân tay kết hợp chặt chẽ với nhau Trong quá trìnhhọc tập, học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập và hoàn thành các sản phẩmhành động, có sự kết hợp linh hoạt giữa hoạt động trí tuệ và hoạt động taychân Đây là một quan điểm dạy học tích cực hoá và tiếp cận toàn thể Vậndụng dạy học định hướng hành động có ý nghĩa quan trong cho việc thực hiệnnguyên lý giáo dục kết hợp lý thuyết với thực tiễn, tư duy và hành động, nhàtrường và xã hội Dạy học theo dự án là một hình thức điển hình của dạy họcđịnh hướng hành động, trong đó học sinh tự lực thực hiện trong nhóm mộtnhiệm vụ học tập phức hợp, gắn với các vấn đề thực tiễn, kết hợp lý thuyết vàthực hành, có tạo ra các sản phẩm có thể công bố Trong dạy học theo dự án
có thể vận dụng nhiều lý thuyết và quan điểm dạy học hiện đại như lý thuyếtkiến tạo, dạy học định hướng học sinh, dạy học hợp tác, dạy học tích hợp, dạyhọc khám phá, sáng tạo, dạy học theo tình huống và dạy học định hướng hànhđộng
f) Tăng cường sử dụng phương tiện dạy học và công nghệ thông tin hợp lý hỗ trợ dạy học
Phương tiện dạy học có vai trò quan trọng trong việc đổi mới phương phápdạy học, nhằm tăng cường tính trực quan và thí nghiệm, thực hành trong dạyhọc Hiện nay, việc trang bị các phương tiện dạy học mới cho các trường phổthông từng bước được tăng cường Tuy nhiên các phương tiện dạy học tự làmcủa giáo viên luôn có ý nghĩa quan trọng, cần được phát huy Đa phương tiện vàcông nghệ thông tin vừa là nội dung dạy học vừa là phương tiện dạy học
Trang 22trong dạy học hiện đại Bên cạnh việc sử dụng đa phương tiện như mộtphương tiện trình diễn, cần tăng cường sử dụng các phần mềm dạy học cũngnhư các phương pháp dạy học sử dụng mạng điện tử (E-Learning), mạngtrường học kết nối.
g) Sử dụng các kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo
Kỹ thuật dạy học là những cách thức hành động của của giáo viên và họcsinh trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quátrình dạy học Các kỹ thuật dạy học là những đơn vị nhỏ nhất của phươngpháp dạy học Có những kỹ thuật dạy học chung, có những kỹ thuật đặc thùcủa từng phương pháp dạy học, ví dụ kỹ thuật đặt câu hỏi trong đàm thoại.Ngày nay người ta chú trọng phát triển và sử dụng các kỹ thuật dạy học pháthuy tính tích cực, sáng tạo của người học như “động não”, “tia chớp”, “bểcá”, bản đồ tư duy
h) Chú trọng các phương pháp dạy học đặc thù bộ môn
Phương pháp dạy học có mối quan hệ biện chứng với nội dung dạy học,việc sử dụng các phương pháp dạy học đặc thù có vai trò quan trọng trongdạy học bộ môn Các phương pháp dạy học đặc thù bộ môn được xây dựngtrên cơ sở lý luận dạy học bộ môn Ví dụ: Thí nghiệm là một phương phápdạy học đặc thù quan trọng của các môn khoa học tự nhiên; các phương phápdạy học như trình diễn vật phẩm kỹ thuật, làm mẫu thao tác, phân tích sảnphẩm kỹ thuật, thiết kế kỹ thuật, lắp ráp mô hình, các dự án là những phươngpháp chủ lực trong dạy học kỹ thuật; phương pháp “Bàn tay nặn bột” đem lạihiệu quả cao trong việc dạy học các môn khoa học
i) Bồi dưỡng phương pháp học tập tích cực cho học sinh
Phương pháp học tập một cách tự lực đóng vai trò quan trọng trong việc tíchcực hoá, phát huy tính sáng tạo của học sinh Có những phương pháp nhận thứcchung như phương pháp thu thập, xử lý, đánh giá thông tin, phương pháp tổchức làm việc, phương pháp làm việc nhóm, có những phương pháp
Trang 23học tập chuyên biệt của từng bộ môn Bằng nhiều hình thức khác nhau, cầnluyện tập cho học sinh các phương pháp học tập chung và các phương pháphọc tập trong bộ môn.
Tóm lại, có rất nhiều phương hướng đổi mới phương pháp dạy học vớinhững cách tiếp cận khác nhau, trên đây chỉ là một số phương hướng chung.Việc đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi những điều kiện thích hợp vềphương tiện, cơ sở vật chất và tổ chức dạy học, điều kiện về tổ chức, quản lý.Ngoài ra, phương pháp dạy học còn mang tính chủ quan Mỗi giáo viên vớikinh nghiệm riêng của mình cần xác định những phương hướng riêng để cảitiến phương pháp dạy học và kinh nghiệm của cá nhân
1.2.1.2 Thế nào là tính tích cực học tập?
Tích cực (TC) là gì? Theo nghĩa từ điển, TC là trạng thái tinh thần có tácdụng khẳng định và thúc đẩy sự phát triển TTC trong học tập là một phẩmchất trong nhân cách của người học, được thể hiện ở tình cảm, ý chí quyếttâm giải quyết tâm giải quyết các tình huống học tập đặt ra để có tri thức mới,
kĩ năng mới
Theo tác giả I.F.Kharlamop: “Tính tích cực là trạng thái hoạt động của họcsinh, đặc trưng bởi khát vọng học tập, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trongquá trình nắm vững tri thức”
TTC là một phẩm chất vốn có của con người, do để tồn tại và phát triểncon người luôn phải chủ động, hăng hái cải biến môi trường tự nhiên, cải tạotừng lớp Bởi vậy, hình thành và phát triển TTC từng lớp là một trong nhữngnhiệm vụ chủ yếu của giáo dục
Tính hăng hái học hỏi – về bản chất là TTC nhận thức, đặc điểm ở khátvọng thông hiểu, tập trung trí lực và có nghị lực cao trong quá trình chiếmlĩnh tri thức TTC nhận thức trong hoạt động Học hỏi liên tưởng trước tiên
với động cơ học hỏi Động cơ đúng tạo ra hứng thú Hứng thú là tiền đề của tự giác Hứng thú và tự giác là hai nhân tố tạo nên tính hăng hái Tính
Trang 24hăng hái sản sinh nếp tư duy độc lập Suy nghĩ độc lập là mầm mống củasáng tạo Ngược lại, phong cách học hỏi hăng hái độc lập sáng tạo sẽ pháttriển tự giác, hứng thú, bồi dưỡng động cơ học hỏi TTC học hỏi thể hiện ởnhững dấu hiệu như: Hăng hái trả lời các câu hỏi của thầy giáo, góp ý các câutrả lời của bạn, thích phát biểu ý kiến của mình trước vấn đềnêu ra; hay nêuthắc mắc, đòi hỏi giải thích cặn kẽ những vấn đề chưa đủ rõ; chủ động vậndụng kiến thức, kĩ năng đã học để nhận thức vấn đề mới; tập trung để ý vàonôịdung đang học; bền chí hoàn tất các bài tập, không nản trước những tìnhhuống khó khăn…
Tính tích cực biểu hiện ở các mặt sau:
- Hưởng ứng và thấy rõ bổn phận cần thực hiện trong các tình huống học tập
- Chịu khó trả lời các câu hỏi, chăm chỉ, tự giác thực hiện các hoạt động học tập
- Quyết tâm hoàn thành công việc tự mình đặt ra hoặc nhiệm vụ được giao,nếu có điều kiện thì sẵn sàng giúp đỡ người khác hoàn thành công việc
- Thường xuyên có suy nghĩ phản biện, mở rộng, đào sâu vấn đề Hay đặt cáccâu hỏi tại sao một cách rất có chủ ý
Tích cực có thể chia thành 3 cấp độ như sau:
- Tích cực bắt chước: Gắng sức làm theo mẫu hành động của thầy và của bạn
- Tích cực tìm tòi: Độc lập giải quyết vấn đề nêu ra, tìm kiếm cách giải quyết khác nhau cho cùng một vấn đề
- Tích cực sáng tạo: Tìm ra cách giải quyết mới, đôcg̣ đáo, hưữu hiêụ
1.2.1.3 Phương pháp dạy học tích cực
Phương pháp dạy học tích cực là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học PPDH tích cực hướng tới việc
hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, tức là tập
Trang 25trung vào phát huy tính tích cực của người dạy, tuy nhiên để dạy học theo
phương pháp tích cực thì thầy giáo phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động.
Muốn đổi mới cách học phải đổi mới cách dạy Cách dạy chỉ đạo cách học,nhưng trái lại thói thường học tập của trò cũng ảnh hưởng tới cách dạy củathầy Chẳng hạn, có trường hợp học sinh đòi hỏi cách dạy tích cực hoạt độngnhưng thầy giáo chưa đáp ứng được, hoặc có trường hợp thầy giáo tích cựcvận dụng PPDH tích cực nhưng không hiêụ quả vì học sinh chưa thích nghi,vẫn quen với lối học tập thụ động Vì thế, thầy giáo phải bền chí dùng cáchdạy hoạt động để dần dần xây dựng cho học sinh phương pháp học tập chủđộng một cách vừa sức, từ thấp lên cao Trong đổi mới phương pháp dạy họcphải có sự hợp tác cả của thầy và trò, sự phối hợp ăn nhịp hoạt động dạy vớihoạt động học thì mới có hiệu quả cao
Như vậy, việc dùng thuật ngữ “Dạy và học tích cực” để phân biệt với “Dạy
bị động, không đáp ứng kịp sự phát triển Hiện nay chúng ta đã và đang thựchiện công cuộc cải cách giáo dục: Dạy học phát huy tính hăng hái chủ độngcủa học trò, thực hành “dạy học phân hóa” quan tâm đến nhu cầu, khả năngcủa mỗi cá nhân chủ nghĩa học trò trong tập thể lớp Biện pháp dạy học tíchcực, dạy học lấy học trò làm trung tâm sinh ra từ bối cảnh đó
Trên thực tiễn, trong quá trình dạy học người học vừa là đối tượng củahoạt động dạy, lại vừa là chủ thể của hoạt động học, dưới sự chỉ đạo của thầy,người học phải hăng hái chủ động cải biến chính mình về tri thức, năng lực,
Trang 26thái độ hoài nghi, hoàn thiện nhân cách, không ai làm thay cho mình được.Bởi vậy, nếu người học không tự giác chủ động, không chịu học, không cóbiện pháp học tốt thì hiệu quả của việc dạy sẽ rất hạn chế.
Như vậy, khi đã chú trọng vị trí hoạt động và vai trò của người học thì dĩnhiên phải phát huy tính hăng hái chủ động của người học Nhưng theo Trần
Bá Hoành (2003)[9] “Không nên xem dạy học lấy học sinh làm trung tâm
như một phương pháp dạy học, đặt ngang tầm với các phương pháp dạy học
đã có, mà nên quan niệm nó như là một tư tưởng, một quan điểm dạy học chiphối cả mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức và đánh giá hiệuquả dạy học”
1.2.2 Đặc trưng của các phương pháp dạy học tích cực
1.2.2.1 Dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh
Dạy học lấy người học làm trung tâm, tức là giáo viên là người tổ chức, chỉđạo Học sinh tự khám phá những điều mà mình chưa rõ, tự tìm tòi và lĩnh hộichi thức mới chứ không phải chỉ học và tiếp thu tri thức do giáo viên sắp đặt mộtcách thụ động Người học được đặt vào những tình huống có vấn đề trong thực
tế diễn ra ngay trong cuộc sống, trong tiết học, trong bài học Người học trựctiếp quan sát, thảo luận, thí nghiệm và giải quyết vấn đề theo cách riêng của bảnthân Cũng có thể cách này không được thì thử cách khác (thử sai) Từ đó ngườihọc chiếm lĩnh được kiến thức mới, kỹ năng mới Hoàn thành công việc mộttheo cách của mình không dập khuôn theo mẫu người khác tạo ra Cũng từ đómọi tiềm năng sáng tạo của người học được pháp huy
Dạy theo cách này, GV không chỉ giản đơn truyền đạt mà còn hướng dẫnhành động Nội dung và PPDH phải giúp cho từng học sinh biết hành động vàtích cực tham gia tích cực các chương trình hành động của cộng đồng, thựchiện thầy chủ đạo, trò chủ động, “Hoạt động làm cho lớp ồn ào hơn, nhưng là
sự ồn ào hiệu quả”
Từ dạy và học thụ động sang dạy và học tích cực, GV không còn đóng vai
Trang 27trò đơn thuần là người truyền đạt kiến thức, GV trở thành người thiết kế, tổchức, hướng dẫn các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm nhỏ để HS tự độngchiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt các mục tiêu kiến thức, kĩ năng,thái độ theo yêu cầu của chương trình Trên lớp học sinh hoạt động là chính,
GV có vẻ nhàn nhã hơn nhưng trước đó, khi soạn giáo án, GV đã phải đầu tưcông sức, thời gian rất nhiều so với kiểu dạy và học thụ động mới có thể thựchiện bài lên lớp với vai trò người gợi mở, xúc tác, động viên, cố vấn, dẫn dắt,trọng tài trong các hoạt động tìm tòi hào hứng, tranh luận sôi nổi của học sinh
GV phải có trình độ chuyên môn sâu rộng, có trình độ sư phạm lành nghềmới có thể tổ chức, hướng dẫn các hoạt động của học sinh mà nhiều khi diễnbiến ngoài tầm dự kiến của GV
Sơ đồ 1 Dạy học lấy người học làm trung tâm
1.2.2.2 Dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học
Theo Vũ Hồng Tiến [19, tr.7], phương pháp tích cực xem việc rèn luyện làphương pháp học tập cho học sinh không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệuquả dạy học mà còn là một mục tiêu dạy học
Trong xã hội hiện đại đang biến đổi nhanh với sự bùng nổ thông tin, khoa học,
kỹ thuật, công nghệ phát triển như vũ bão thì không thể nhồi nhét vào đầu
Trang 28óc trẻ khối lượng kiến thức ngày càng nhiều Phải quan tâm dạy cho trẻphương pháp học ngay từ cấp tiểu học và càng lên cấp học cao hơn càng phảiđược chú trọng.
Trong các phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học Nếu rènluyện cho người học có được phương pháp, kĩ năng, thói quen, ý trí tự họcthì sẽ tạo cho họ lòng ham học, khơi dậy nội lực hiếm có trong mỗi conngười, kết quả học tập sẽ được nhân lên gấp bội Vì vậy, ngày nay người tanhấn mạnh mặt hoạt động trong quá trình dạy học, nỗ lực tạo ra sự chuyểnbiến từ học tập thụ động sang tự học chủ động, đặt vấn đề phát triển tự họcngay trong trường phổ thông, không chỉ tự học ở nhà sau bài lên lớp mà tựhọc cả trong tiết học có sự hướng dẫn của giáo viên
1.2.2.3 Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác
Theo Vũ Hồng Tiến [19, tr.10], một lớp học thường có số lượng đông,trình độ nhận thức của học sinh không đồng đều thì khi vận dụng phươngpháp tích cực buộc phải có sự phân hóa về cường độ học tập, tiến độ hoàn tấtnhiệm vụ học tập, nhất là khi bài học được thiết kế thành chuỗi công việc độclập Áp dụng biện pháp tích cực ở cấp càng cao thì sự phân hóa này càng lớn.Việc sử dụng các phương tiện công nghệ trong nhà trường sẽ đáp ứng đề nghị
cá thể hóa hoạt động học tập theo nhu cầu và khả năng của mỗi học sinh.Lớp học là môi trường tiếp xúc với nhau thầy – trò, trò – trò, tạo nên mốiquan hệ giữa các cá nhân trong quá trình chiếm lĩnh nội dung Người học traođổi, bàn luận, tranh luận Quan điểm mỗi cá nhân được bộc lộ, tự tin tuyên bốhay bác bỏ, qua đó người học nâng mình lên một trình độ mới Giờ học trởnên sinh động, không bị nhàm chán và vận dụng được vốn hiểu biết và kinhnghiệm sống của người thầy giáo
Trong nhà trường, phương pháp học tập hợp tác được tổ chức ở cấp nhóm,
tổ, lớp hoặc trường Được sử dụng phổ thông trong dạy học là hoạt động hợptác trong nhóm nhỏ 4 đến 6 người Học tập hợp tác làm tăng hiệu quả học tập,
Trang 29nhất là lúc phải giải quyết những tình huống có vấn đề, lúc xuất hiện thực sựnhu cầu kết hợp giữa các cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ chung Trong hoạtđộng theo nhóm nhỏ sẽ chẳng thể có hiện tượng ỷ lại; tình cảm, năng lực củamỗi thành viên được thổ lộ, uốn nắn, phát triển tình bạn, ý thức tổ chức, tinhthần tương trợ giúp Mô hình hợp tác trong xã hội đưa vào đời sống trườnghọc sẽ làm cho các thành viên quen dần với sự phân việc hợp tác trong laođộng.
1.2.2.4 Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò
Theo Vũ Hồng Tiến [19, tr.12] trong dạy học, việc đánh giá học sinh khôngchỉ nhằm mục đích nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động học của trò
mà còn đồng thời tạo điều kiện nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt độngdạy của thầy
Trước đây giáo viên giữ độc quyền đánh giá học sinh Trong phương pháptích cực, giáo viên phải hướng dẫn học sinh phát triển kĩ năng tự đánh giá để
tự điều chỉnh cách học Liên quan với điều này, giáo viên cần tạo điều kiệnthuận lợi để học sinh được tham gia đánh giá lẫn nhau Tự đánh giá đúng vàđiều chỉnh hoạt động kịp thời là năng lực rất cần cho sự thành đạt trong cuộcsống mà nhà trường phải trang bị cho học sinh Theo hướng phát triển cácphương pháp tích cực để đào tạo những con người năng động, sớm thích nghivới đời sống xã hội, thì việc kiểm tra, đánh giá không thể dừng lại ở yêu cầutái hiện các kiến thức, lặp lại các kĩ năng đã học mà phải khuyến khích tríthông minh, óc sáng tạo trong việc giải quyết những tình huống thực tế
1.2.3 Một số phương pháp dạy học tích cực cần phát triển ở trường trung học phổ thông
1.2.3.1 Phương pháp đàm thoại phát hiện
Phương pháp đàm thoại phát hiện (PP ĐTPH) là phương pháp trong đóngười dạy tổ chức đối thoại, trao đổi ý kiến, tranh luận giữa thầy với cả lớphoặc giữa những người học với nhau, thông qua đó người học được củng cố,
Trang 30bổ sung, mở rộng kiến thức, có được tri thức mới, cách nhận thức mới, cáchgiải quyết vấn đề mới Trong PP đàm thoại phát hiện, hệ thống câu hỏi phảiđược sắp đặt một cách hợp lí, phù hợp với nhận thức của người học, kíchthích người học tích cực tìm tòi, hướng người học theo một mục đích sưphạm đã định trước.
AP ĐTPH nếu vận dụng khéo léo sẽ có tác dụng điều khiển hoạt động nhậnthức của người học, kích thích người học tích cực độc lập tư duy, bồi dưỡngcho người học năng lực diễn đạt bằng lời các vấn đề khoa học GV có thể thuđược “tín hiệu ngược” nhanh chóng từ người học để điều chỉnh kịp thời hoạtđộng dạy của mình và hoạt động học của người học Bản chất của PP ĐTPH
là thông qua hệ thống câu hỏi của thầy, người học trả lời và dần dần hìnhthành tri thức mới, hiểu rõ bản chất của tri thức đó
Ưu điểm của phương pháp này là người học tích cực, hứng thú tham giavào bài học, trong quá trình dạy học có thông tin cả hai chiều từ thầy và trò.Nhược điểm cơ bản của phương pháp này là mất thời gian, nếu câu hỏikhông tốt, câu hỏi tầm thường, những câu hỏi không rõ ràng, những câu hỏiquá khó hoặc đơn giản chỉ là hệ thống câu đàm thoại phát hiện theo cách “dắttay chỉ việc” và sẽ làm chệch hướng bài giảng
1.2.3.2 Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề
Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là một trong nhữngphương pháp dạy học mà ở đó giáo viên là người tạo ra tình huống gợi vấn
đề, tổ chức, điều khiển học sinh phát hiện vấn đề, học sinh hoạt động tự giác,tích cực, chủ động và sáng tạo giải quyết vấn đề thông qua đó mà kiến tạo trithức, rèn luyện kĩ năng nhằm đạt được những mục đích học tập khác
Tình huống gợi vấn đề hay còn gọi là tình huống có vấn đề là tình huống
mà ở đó gợi cho người học những khó khăn về lí luận hay thực tiễn mà họthấy cần thiết phải vượt qua và có khả năng vượt qua nhưng không phải ngaytức thời nhờ một thuật giải mà cần phải có quá trình tư duy tích cực, vận
Trang 31dụng, liên hệ những tri thức cũ liên quan Một tình huống được gọi là có vấn
đề thì phải thoả mãn 3 điều kiện sau:
- Tồn tại một vấn đề: Đây là yếu tố trung tâm của tình huống Tình huốngphải bộc lộ mâu thuẫn giữa thực tiễn với trình độ nhận thức, chủ thể phải ýthức được một khó khăn trong tư duy hoặc hành động mà vốn hiểu biết sẵn
có chưa đủ để vượt qua Nói cách khác, phải có một vấn đề, tức là có ít nhấtmột phần tử của khách thể mà học sinh chưa biết và cũng chưa có trong taythuật giải để tìm phần tử đó Trong học tập, vấn đề có thể là tri thức mới, cáchthức hành động mới, kỹ năng mới mà học sinh cần phát hiện và chiễm lĩnh
- Gợi nhu cầu nhận thức: Nếu tình huống có vấn đề nhưng vì lí do nào đóhọc sinh không thấy có nhu cầu cần tìm hiểu, giải quyết, chẳng hạn họ thấyvấn đề xa lạ, không liên quan gì tới mình thì đó cũng chưa phải là một tìnhhuống gợi vấn đề Điều quan trọng là tình huống phải gợi nhu cầu nhận thức ởhọc sinh để họ cảm thấy cần thiết bổ sung, điều chỉnh, hoàn thiện tri thức, kĩnăng bằng cách tham gia giải quyết vấn đề nảy sinh Tốt nhất là tình huốnggây được cảm xúc: Ngạc nhiên, hứng thú và mong muốn giải quyết
- Khơi dậy niềm tin ở khả năng của bản thân: Nếu một tình huống tuy cóvấn đề và học sinh tuy có nhu cầu giải quyết vấn đề nhưng họ cảm thấy vấn
đề vượt xa so với khả năng của mình thì họ cũng không sẵn sàng tham giagiải quyết vấn đề Tình huống cần khơi dậy ở học sinh cảm nghĩ là tuy họchưa có ngay lời giải nhưng đã có một số tri thức, kĩ năng liên quan đến vấn
đề đặt ra và nếu họ tích cực suy nghĩ thì có nhiều hi vọng giải quyết được vấn
đề đó Như vậy học sinh có được niềm tin ở khả năng huy động tri thức và kĩnăng sẵn có để giải quyết hoặc tham gia giải quyết vấn đề
Nếu thiếu một trong ba yếu tố thành phần trên thì sẽ không có tình huống
có vấn đề Hay nói cách khác tình huống có vấn đề là tình huống mà ở đó xuấthiện một vấn đề như đã nói ở trên và vấn đề này vừa quen, vừa lạ với ngườihọc
Trang 32Quy trình dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề giải bài tập toán học gồm
4 bước:
Bước 1 Phát hiện, thâm nhập vấn đề
- Phát biều đề bài dưới những dạng khác nhau để hiểu rõ nội dung bài toán
- Phân biệt cái đã cho và cái phải tìm, phải chứng minh
- Có thể dùng công thức, kí hiệu, hình vẽ để hỗ trợ cho việc diễn tả đề bài
Bước 2 Tìm giải pháp
- Tìm tòi, phát hiện cách giải nhờ những suy nghĩ có tính chất tìm đoán: Biếnđổi cái đã cho, biến đổi cái phải tìm hay phải chứng minh, liên hệ bài toán cầngiải với một bài toán cũ tương tự, một trường hợp riêng, một bài toán tổngquát hơn hay một bài toán nào đó có liên quan, sử dụng những phương phápđặc thù với từng dạng bài toán
- Kiểm tra lời giải bằng cách xem lại kĩ từng bước thực hiện hoặc đặc biệt hóakết quả tìm được hoặc đối chiếu kết quả với một số tri thức có liên quan…
- Tìm tòi những cách giải khác, so sánh chúng để chọn được cách giải hợp lí nhất
Bước 3 Trình bày giải pháp
Từ cách giải đã được phát hiện, sắp xếp các việc phải làm thành một chương trình gồm các bước theo một trình tự thích hợp và thực hiện các bước đó
Bước 4 Nghiên cứu sâu giải pháp
- Nghiên cứu khả năng ứng dụng kết quả của lời giải
- Nghiên cứu giải những bài toán tương tự, mở rộng hay lật ngược vấn đề
Trang 33Sơ đồ 2 Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề
- Hoạt động nhóm cho phép các thành viên trong nhóm chia sẻ những bănkhoăn, kinh nghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng phương pháp nhậnthức mới
- Trong hoạt động nhóm, quá trình học tập trở thành quá trình học hỏi lẫnnhau về kiến thức, kĩ năng và phương pháp học tập, kĩ năng giao tiếp và các
kĩ năng xã hội khác
- Dạy học theo nhóm là một hoạt động học tập có sự phân chia học sinhtheo từng nhóm nhỏ với đủ thành phần khác nhau về trình độ, cùng trao đổi ý
Trang 34tưởng, nguồn gốc kiến thức dựa trên cơ sở là hoạt động tích cực của từng cánhân Từng thành viên trong nhóm không chỉ có trách nhiệm với việc học tậpcủa mình mà còn có trách nhiệm quan tâm đến việc học tập của bạn bè trongnhóm Đây là một phương pháp giảng dạy khá ưu việt, cho phép rèn luyện kỹnăng làm việc nhóm cho học sinh hiện đang được áp dụng rộng rãi cho nhiềumôn học và trong nhiều trường THPT.
Đặc điểm của dạy học theo nhóm là học sinh phải trực tiếp hoạt động, hoạtđộng tích cực để hoàn thành nhiệm vụ được phân công Giáo vên là ngườithiết kế các nhiệm vụ học tập và đưa ra các hoạt động cụ thể cho từng nhóm.Học sinh là chủ thể tích cực, chủ động, sáng tạo của hoạt động học tập Dạyhọc theo nhóm là sự tác động trực tiếp giữa học sinh với nhau, cùng nhau thảoluận và cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập Mỗi cá nhân phải có ý thức
tự hoàn thành nhiệm vụ của mình Thành công của cá nhân là thành công của
cả nhóm Giáo viên là người tổ chức và đạo diễn Trong giờ học theo nhóm,giáo viên dẫn dắt học sinh khám phá, lĩnh hội kiến thức qua từng bước Cácnhóm học sinh tiến hành các hoạt động, qua đó có thể rút ra các tri thức, kiếnthức cần thiết cho mình
Ý nghĩa của viêc dạy học theo nhóm:
- Phát triển kĩ năng hợp tác
- Phát triển kĩ năng giao tiếp và các kĩ năng xã hội khác
- Tác động đến ý thức học tập của HS
- Tạo tâm lý thoải mái cho HS
- Phát triển tư duy sáng tạo, khả năng phân tích, tổng hợp và khả năng giải quyết vấn đề
- Nâng cao khả năng ứng dụng khái niệm, nguyên lý, nguồn thông tin vào việc giải quyết các tình huống khác nhau
- Lớp học sôi động hơn do có nhiều hình thức hoạt động đa dạng
- Ngoài những tác động về mặt nhận thức, dạy học hợp tác theo nhóm còn
Trang 35tác động cả về quan niệm xã hội như: Cải thiện quan hệ xã hội giữa các cánhân Tôn trọng các giá trị dân chủ Chấp nhận sự khác nhau về cá nhân vàvăn hoá Có tác dụng làm giảm lo âu và sợ thất bại.
- GV cũng có cơ hội tận dụng những ý kiến, kinh nghiệm của HS
1.2.3 4 Phương pháp đóng vai
Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành “ Làm thử” một
số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định Đây là phương phápgiảng dạy nhằm giúp học sinh suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tậptrung vào một sự kiện cụ thể mà các em quan sát được Việc “diễn” khôngphải là phần chính của phương pháp này mà điều quan trọng nhất là sự thảoluận sau phần diễn
Ưu điểm
- Học sinh được rèn luyện thực hành những kỹ năng ứng xử và bày tỏ thái
độ trong môi trường an toàn trước khi thực hành trong thực tiễn
- Gây hứng thú và chú ý cho học sinh; HS hình thành kĩ năng giao tiếp, có
cơ hội bộc lộ cảm xúc
- Tạo điều kiện làm phát triển óc sáng tạo của học sinh
- Khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của học sinh theo hướng tích cực
- Có thể thấy ngay tác động và hiệu quả của lời nói hoặc việc làm của các vai diễn
Trang 36nhau về tự học, sau đây là một số định nghĩa cơ bản:
- Nhà tâm lý học N.Arubakin [16] coi: Tự tìm lấy kiến thức – có nghĩa là tựhọc Tự học là quá trình lĩnh hội tri thức, kinh nghiệm xã hội, lịch sử trongthực tiễn hoạt động cá nhân bằng cách thiết lập các mối quan hệ cải tiến kinhnghiệm ban đầu, đối chiếu với các mô hình phản ánh hoàn cảnh thực tại, biếntri thức của loài người thành vốn tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng , kỹ xảo củachủ thể
- Trong cuốn “Học tập hợp lí” R.Retke [18] chủ biên, coi “Tự học là việc hoàn thành các nhiệm vụ khác không nằm trong các lần tổ chức giảng dạy”
- Theo Giáo sư Đặng Vũ Hoạt và Phó giáo sư Hà Thị Đức [11] trong “Líluận dạy học đại học” thì: “Tự học là một hình thức tổ chức dạy học cơ bản ởđại học Đó là một hình thức nhận thức của cá nhân, nhằm nắm vững hệ thốngtri thức và kĩ năng do chính người học tự tiến hành trên lớp hoặc ở ngoài lớp,theo hoặc không theo chương trình và sách giáo khoa đã được quy định.”
- Theo Nguyễn Cảnh Toàn [20]: “Tự học – là tự mình động não, suy nghĩ,
sử dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp ) và cókhi cả cơ bắp (khi phải sử dụng công cụ) cùng các phẩm chất của mình, rồi cảđộng cơ, tình cảm, cả nhân sinh quan, thế giới quan (như tính trung thực,khách quan, có chí tiến thủ, không ngại khó, ngại khổ, kiên trì, nhẫn nại, lòngsay mê khoa học, ý muốn thi đỗ, biến khó khăn thành thuận lợi ) để chiếmlĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sởhữu của mình”
Từ những quan điểm về tự học nêu trên, chúng ta có thể hiểu như sau: Tự học là quá trình cá nhân người học tự giác, tích cực, độc lập tự chiếm lĩnh tri thức ở một lĩnh vực nào đó trong cuộc sống bằng hành động của chính mình nhằm đạt được mục đích nhất định.
Theo Bùi Văn Nghị [17, tr.17 – 20]: Rèn luyện phương pháp học tập chohọc sinh không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là một
Trang 37mục tiêu dạy học Từ lâu, các nhà sư phạm đã nhận thức được ý nghĩa củaviệc dạy phương pháp học.
Trong phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học Phương pháp tựhọc là cầu nối giữa học tập và nghiên cứu khoa học Một yếu tố quan trọngđảm bảo thành công trong học tập và nghiên cứu khoa học là khả năng pháthiện kịp thời và giải quyết hợp lí những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn Nếurèn luyện cho học sinh có được phương pháp, kĩ năng, thói quen tự học, biếtlinh hoạt vận dụng những điều đã học vào những tình huống mới, biết tự lựcphát hiện đặt ra và giải quyết những vấn đề gặp phải trong thực tiễn thì sẽ tạocho họ lòng ham học, chuẩn bị cho họ tiếp tục tự học khi vào đời, dễ dàngthích ứng với cuộc sống, công tác, lao động trong xã hội
Quá trình tự học là quá trình xuất phát từ nhu cầu nhận thức, chủ thể dựavào các phương tiện nhận thức, tự nhận thức được, tiếp thu được những trithức nào đấy
Phương pháp dạy học tự học là cách thức tác động của giáo viên vào quátrình tự học của học sinh Hệ phương pháp dạy học tự học nằm trong hệphương pháp dạy học môn toán Những kĩ năng cần thiết của người tự họcmôn toán là:
- Đào sâu suy nghĩ, khai thác bài toán, đặc biệt hóa, tổng quát hóa bài toán
- Tự tổng kết các vấn đề
- Biết ghi chép sau khi đọc một tài liệu
Có thể nói, ngoài giờ lên lớp, các thời gian học sinh học tập ở nhà, không có
sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên, đều là tự học Các em tự ôn lại bài, tựluyện tập hoặc ở mức độ cao hơn là tự đọc sách tham khảo để bổ sung, mởrộng kiến thức, rèn luyện kĩ năng, tự tổng kết… Đó là tự học những tri thức
đã biết Với kinh nghiệm của mình, giáo viên có thể trao đổi, hướng dẫn hoặc
tổ chức những buổi tọa đàm, trao đổi, thảo luận chung về phương pháp tự họctrong các trường hợp này cho học sinh
Trang 38Trên lớp, giáo viên có thể hướng dẫn, rèn luyện cho học sinh phương pháp tựđọc (những tri thức chưa biết) Để rèn luyện phương pháp tự đọc cho họcsinh cần có những hoạt động sau:
- Xác định rõ mục tiêu: Đọc một nội dung nào đó để nắm được những vấn
đề gì? Trả lời được những câu hỏi nào? Làm được việc gì?
- Hoạt động làm mẫu: Giáo viên có thể hướng dẫn tại lớp cách đọc, cách ghi chép một chương, một bài nào đó trong SGK
- Rèn luyện các kĩ năng: đào sâu suy nghĩ, tự tổng kết, biết ghi chép sau khiđọc…
Trang 391.2.4 Các nguyên tắc chỉ đạo việc vận dụng PPDH tích cực trong giảng dạy môn toán và các điều kiện để vận dụng PPDH tích cực
1.2.4.1 Nguyên tắc chung trong việc vận dụng PPDH tích cực
- Huy động tối đa các giác quan trong qua trình học tập
- Thực hành nhiều lần
- Tài liệu dạy học phải phong phú đa dạng
- Quá trình dạy học phải có sự phản hồi
- Dạy và học tích cực cần có sự động viên khen thưởng kịp thời
- Nguyên tắc ấn tượng đầu tiên và ấn tượng cuối cùng
- Đối với học sinh, dưới sự chỉ đạo, tổ chức của giáo viên, học sinh phải cóđược những phẩm chất và năng lực thích ứng với phương pháp dạy học tíchcực Những kỹ năng đó bao gồm: giác ngộ mục tiêu học tập, tự giác trong họctập, có ý thức trách nhiệm trong nhiệm vụ học tập của mình và của chungcảlớp Có khả năng diễn đạt ý tưởng và biết lắng nghe Biết tự học và tranh thủhọc ở mọi nơi, mọi lúc, bằng mọi cách, phát triển các loại hình tư duy biệnchứng, lôgíc, hình tượng, tư duy kĩ thuật, tư duy kinh tế…
- Đối với chương trình và sách giáo khoa: Phải giảm bớt khối lượng kiếnthức nhồi nhét, tạo điều kiện cho thầy và trò tổ chức những hoạt động học tậptích cực; giảm bớt những thông tin buộc học sinh phải ghi nhớ máy móc, tăngcường các bài toán nhận thức để học sinh tập giải; giảm bớt những câu hỏi tái
Trang 40tạo, tăng cường loại câu hỏi phát triển trí thông minh; giảm bớt những kết luận
áp đặt, tăng cường những gợi ý để học sinh tự tìm tòi nghiên cứu bài học
- Thiết bị dạy học phải được trang bị đầy đủ phục vụ cho việc triển khai đổimới phương pháp dạy học hướng vào hoạt động tích cực, chủ động của họcsinh Đáp ứng yêu cầu này phương tiện thiết bị dạy học phải tạo điều kiệnthuận lợi cho học trò thực hành các hoạt động độc lập hoặc các hoạt độngnhóm
- Đổi mới kiểm tra, đánh giá
Đánh giá là một khâu quan trọng chẳng thể thiếu được trong quá trình giáodục Đánh giá thường nằm ở giai đoạn sau cuối của một giai đoạn giáo dục và
sẽ trở nên khởi điểm của một giai đoạn giáo dục tiếp theo với đề nghị caohơn, chất lượng mới hơn trong cả một quá trình giáo dục
Không những kiểm tra, đánh giá về kiến thức, kỹ năng và thái độ mà cònkiểm tra, đánh giá về sự phát triển trí tuệ, kỹ năng vận dụng sáng tạo vào cáctình huống cụ thể
Có nhiều hình thức kiểm tra, đánh giá: Kiểm tra định kỳ, kiểm tra thườngxuyên Kiểm tra, đánh giá thông qua quan sát, trò chuyện , khuyến khíchngười học tự giá và đánh giá lẫn nhau
Đánh giá sẽ hướng vào việc bám sát mục đích của từng bài, từng chương
và mục đích giáo dục của môn học Các câu hỏi bài tập sẽ đo được mức độthực hành các mục đích được xác định
Người dạy phải đưa ra tiêu chí đánh giá công khai và thực hiện đánh giácông bằng, khách quan kết quả học tập của học trò Bộ công cụ đánh giá phảiphù hợp với các hình thức đánh giá khác như đưa thêm dạng câu hỏi, bài tậptrắc nghiệm; chú ý hơn tới đánh giá cả quá trình lĩnh hội tri thức của học trò,quan tâm tới mức độ hoạt động hăng hái, chủ động của học trò trong từng tiếthọc, kể cả ở tiết học tri thức mới lẫn tiết thực hành, thử nghiệm Điều này đòihỏi giáo viên bộ môn đầu tư nhiều công sức hơn cũng như công tâm hơn