Ngày giảng Lớp Sĩ số HS vắng 12C1 12C2 12C3 12C4 12C5 12C6 Tiết 14: Thực hành ĐỌC BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH, ĐIỀN VÀO LƯỢC ĐỒ TRỐNG MỘT SỐ DÃY NÚI VÀ ĐỈNH NÚI I. MỤC TIÊU CỦA BÀI : Sau bài học, giáo viên giúp học sinh hiểu: 1. Kiến thức: - Khắc sâu thêm, cụ thể và trực quan hơn các kiến thức về địa hình, sông ngòi. 2. Kĩ năng: - Đọc hiểu bản đồ địa hình, sông ngòi. Xác định đúng các địa danh trên bản đồ. - Điền và ghi đúng trên lược đồ một số dãy núi và đỉnh núi. 3. Thái độ: Có ý thức làm bài thực hành II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: GV: - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. - Bản đồ ( trống) Việt Nam. - Giấy A4, giáy màu, băng dính HS: - Chuẩn bị lược đồ khung (lược đồ trống) Việt Nam ở vở thực hành. - Atlat địa lí Việt Nam. III. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC: 1. Kiểm tra :Hãy kể tên các khu vực đôì núi ở nước ta? Hướng núi? 2. Bài mới : Mở bài: GV nêu yêu cầu của bài thực hành: - Xác định vị trí các dãy núi, đỉnh núi và dòng sông trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam (hoặc Atlat Địa lí Việt Nam) - Điền vào lược đồ Việt Nam các cánh cung, các dãy núi, một số đỉnh núi. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính Hoạt động 1: Xác định vị trí các dãy 1) Chỉ trên bản đồ: Địa lí tự nhiên núi và cao nguyên tren bản đồ: Hình thức: Cá nhân. Bước 1: ? Xác định trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam (Atlat Địa lí Việt Nam) vị trí: - Các dãy núi Hoàng Liên Sơn, Sông Mã, Hoành Sơn. - Các cao nguyên đá vôi: Tà Phình, Sìn Chải, Sơn La, Mộc Châu. - Các cánh cung: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều. - Các cao nguyên: Lâm Viên, Di Linh. Bước 2: Hai HS cùng bàn trao đổi để tìm vị trí các dãy núi, cao nguyên trong Atlat Địa lí Việt Nam. Bước 3: GV yêu cầu một số HS lên chỉ bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam treo tường các dãy núi và cao nguyên nước ta. Hoạt động 2: Xác định vị trí các đỉnh núi trên bản đồ. Hình thức: Cả lớp. Bước 1: ? Quan sát bản đồ tự nhiờn Việt Nam xác định vị trí các đỉnh núi: Phanxipăng: 3143m. Khoan La San: 1853m, Pu Hoạt: 2452m, Tây Côn Lĩnh: 2419m, Ngọc lĩnh: 2598m, Pu xai lai leng: 2711m, Rào Cỏ: 2235m, Hoành Sơn: 1046m, Bạch Mã: 1444m, ChYangSin: 2405m, Lang Biang: 2167m. - Sắp xếp tên các đỉnh núi và các vùng đồi núi tương ứng. Bước 2: Hai HS cùng bàn trao đổi để tìm vị trí các dãy núi, cao nguyên trong Atlat Địa lí tự nhiên Việt Nam. Việt Nam các dãy núi và cao nguyên, các đỉnh núi, các dòng sông: a)- Các dãy núi Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam, Hoành Sơn, Bạch Mã; Các cánh cung: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều. b)- Các cao nguyên đá vôi: Tà Phình,Sìn Chài, Sơn La, Mộc Châu. c)- Các đỉnh núi: Phanxipăng: 3143 m, Khoan La San: 1853 m, Pu Hoạt: 2452 m, Tây Côn Lĩnh: 2419 m, Ngọc Lĩnh: 2598 m; Pu xai lai leng: 2711 m; Rào cỏ: 2235 m;c Hoành Sơn: 1046 m; Bạch Mã: 1444 m; Chư Yang Sin: 2405 m; Lang Biang: 2167 m. Bước 3: GV yêu cầu nhiều HS lên chỉ trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam treo tường vị trí các đỉnh núi; 4 HS lên bảng sắp xếp tên các đỉnh núi vào các vùng đồi núi tương ứng. - Vùng núi Tây Bắc: đỉnh Phanxipăng, Khoan La San. - Vùng núi Đông Bắc: đỉnh Tây Côn Lĩnh. - Vùng núi Bắc Trường Sơn: đỉnh Pu hoạt, Pu xai lai leng, Rào Cỏ, Hoành Sơn, Bạch Mã. - Vùng núi Nam Trường Sơn: đỉnh Ngọc Lĩnh, Chưyangsin, Lang Biang. Hoạt động 3: Xác định vị trí các dòng sông trên bản đồ TN VN. Hình thức: Cả lớp. Bước 1: ? Xác định trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam (Atlat Địa lí Việt Nam) vị trí các dìng sông: sông Hồng, sông Chảy, sông Lô, sông Đà, sông Thái Bình, sông Mã, sông Cả, sông Hương, sông Thu Bồn, sông Trà khúc, sông Đà rằng, sông Đồng Nai, sông Tiền, sông Hậu. - Kể tên các dòng sông thuộc miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ. Bước 2: Hai HS cùng bàn trao đổi để tìm vị trí các dòng sông trong Atlat Địa lí Việt Nam. Bước 3: GV yêu cầu nhiều HS lên chỉ bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam treo tường vị trí các dòng sông. - Một số HS kể tên các dòng sông thuộc miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, sông thuộc miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ; sông thuộc miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ. d) Các dòng sông: Sông Hồng, sông Chảy, Sông Lô, sông Đà, sôngThái Bình, sông Mã, sông Cả, sông Hương, sông Thu Bồn, sông Trà Khúc, sông Đà Rằng, sông Đồng Nai, sôngTiền, sông Hậu. 2) Điền vào lược đồ trống: - Các cánh cung: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều. - Các dãy núi: Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam, Hoạt động 4: Điền vào lược đồ các cánh cung, các dãy núi, các đỉnh núi lên bản đồ trống. Hình thức: nhúm nhúm 1 : HS lên bảng dán các cánh cung, nhúm 2 : HS lên bảng dán các dãy núi, Các HS khác nhận xét phần bài làm của các bạn, GV đánh giá. nhúm 3 : HS lên bảng dán các đỉnh núi lên bản đồ trống. nhúm 4 : HS nhận xét phần bài làm của các nhúm GV đánh giá. HS vẽ vào lược đồ trống Việt Nam đã chuẩn bị sẵn. Hoành Sơn, Bạch Mã. - Các đỉnh núi: Tây Côn Lĩnh, Phanxi păng, Ngọc lĩnh, Chư Yang Sin. 3. Củng cố : GV biểu dương những bài làm tốt, rút kinh nghiệm những lỗi cần sửa chữa. 4. Dặn dò: Chuẩn bị bài mới Ngày giảng Lớp Sĩ số HS vắng 12C1 12C2 12C3 12C4 12C5 12C6 VẤN ĐỀ SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TỰ NHIÊN Tiết 15 - Bài 14: SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN I. MỤC TIÊU: Sau bài học, giáo viên giúp học sinh hiểu: 1. Kiến thức: - Hiểu rõ tình hình suy giảm tài nguyên rừng và đa dạng sinh vật ở nước ta, tình trạng suy thoái và hiện trạng sử dụng tài nguyên đất ở nước ta. Phân tích được nguyên nhân và hậu quả của sự suy giảm tài nguyên sinh vật, sự suy thoái tài nguyên đất. Biết được các biện pháp của nhà nước nhằm bảo vệ tài nguyên rừng và đa dạng sinh vật và các biện pháp bảo vệ tài nguyên đất. 2. Kĩ năng: - Có kĩ năng liên hệ thực tế về các biểu hiện suy thoái tài nguyên đất. - Phân tích được bảng số liệu. 3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ và sử dụng TNTN II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: GV: - Bản đồ hình thể Việt Nam. HS: - Hình ảnh về các hoạt động chặt phá, phát đốt rừng, hậu quả của mất rừng, làm suy thoái đát và môi trường. - Hình ảnh về các loài chim, thú quý cần bảo vệ. - Atlat địa lí Việt Nam. III. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC: 1. Kiểm tra : Thu một số bài thực hành để chấm. 2. Bài mới: GV nêu vấn đề: Tại sao người ta chỉ trồng cà phê ở vùng Tây Nguyên mà không trồng ở đồng bằng sông Hồng và ngược lại? Tai sao người Mông ở Lào Cai lại phải làm ruộng bậc thang để trồng lúa? Tại sao nước ta phải quy định kích thước mắt lưới trong đánh bắt hải sản? GV: Trong quá trình sản xuất và đời sống, vấn đề sử dụng hợp lí và bảo vệ các nguồn tài nguyên bao giờ cũng được đặt ra với tất cả tính chất nghiêm trọng và hầu như không có sự thay đổi của nó. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính Hoạt động 1: Phân tích sự biến động diện tích rừng. Hình thức: Cặp. Bước 1: GV đưa câu hỏi, yêu cầu HS trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời. Các HS thuộc số 1, 2: Quan sát bảng 17.1, hãy nhận xét sự biến độngtổng diện tích rừng, rừng tự nhiên, rừng trồng và độ che phủ rừng. Giải thích nguyên nhân của sự thay đổi trên. 1) Sử dụng và bảo vệ tài nguyên sinh vật: a) Tài nguyên rừng: - Rừng của nước ta đang được phục hồi. Năm 1983 tổng diện tích rừng là: 7,2 triệu ha, năm 2006 tăng lên thành 12,1 triệu ha. Tuy nhiên tổng diện tích rừng và tỉ lệ che phủ rừng năm 2006 vẫn thấp hơn năm 1943. - Chất lượng rừng bị giảm sút, diện (Nguyên nhân do: Khai thác thiếu hợp lí và diện tích rừng trồng không nhiều nên diện tích rừng và tỉ lệ che phủ rừng giảm sút. Từ năm 1990 cùng với các biện pháp bảo vệ rừng và đẩy amnhj công tác trồng rừng nên diện tích rừng và tỉ lệ che phủ rừng đã tăng lên nhanh chóng). Các HS thuộc số 3, 4: Đọc SGK mục 1.a, kết hợp hiểu biết của bản thân hãy: - Nhận xét sự thay đổi của diện tích rừng giảm. - Một khu rừng trồng và một khu rừng tự nhiên có cùng độ che phủ thì rừng nào có sản lượng gõ cao hơn? - Hãy nêu ý nghĩa về kinh tế, về môi trường của việc bảo vệ rừng. Cho biết những quy định của nhà nước về bảo vệ và phát triển của rừng? Bước 2: Hai HS cùng bàn bạc trao đổi để trả lời câu hỏi. Bước 3: Đại diện HS trình bày trước lớp, các HS khác nhận xét, bổ sung, GV nhận xét phần trình bày của HS và bổ sung kiến thức. Chuyển ý: Mặc dù tổng diện tích rừng đang tăng lên nhưng chất lượng rừng vẫn bị suy giảm vì diện tích rừng tăng chủ yếu là rừng mới trồng và chưa đến tuổi khai thác. Suy giảm diện tích rừng là nguyên nhân cơ bản dẫn tới suy giảm tính đa dạng sinh học và suy thoái tài nguyên đất. tích rừng giảm. * ý nghĩa của việc bảo vệ tài nguyên rừng: - Về kinh tế: Cung cấp gỗ, dược phẩm, phát triển du lịch sinh thái. - Về môi trường: Chống xói mòn đất, tăng lượng nước ngầm, hạn chế lũ lụt, điều hòa khí quyển, . * Biện pháp bảo vệ: - Đối với rừng phòng hộ: Có kế hoạch, biện pháp bảo vệ, nuoi dưỡng rừng hiện có, trồng rừng trên đất trồng, đồi trọc - Đối với rừng đặc dụng: Bảo vệ cảnh quan, đa dạng về sinh vật của các vườn quóc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên. - Đối với rừng sản xuất: Đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng. Triển khai luật bảo vệ và phát triển rừng. Nhà nước đã tiến hành giao quyền sử dụng đất và bảo vệ rừng cho người dân. b) Đa dạng sinh học: Nguyên nhân - Khai thác quá mức làm thu hẹp diện tích rừng tự nhiên và làm nghèo tính đa dạng của sinh vật. - Ô nhiễm môi trường đặc biệt là làm ô nhiễm nguồn nước làm nguồn thủy sản nước ta bị giảm sút rõ rệt. Suy giảm đa dạng sinh học - Giới sinh vật nước ta có tính đa dạng sinh học cao. - Số lượng loài thực vật và động vật đang bị suy giảm nghiêm trọng. Trong số 1460 loài thực vật, có 500 loài bị mất dần (chiếm 3%) Biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học Hoạt động 2: Tìm hiểu sự suy giảm tính đa dạng sinh học và vấn đề sử dụng, bảo vệ tài nguyên đất. Hình thức: Nhóm. Bước 1: GV nêu khái niệm đa dạng sinh học là sự phong phú, muôn hình, muôn vẻ của các loài sinh vật bao gồm toàn bộ các gen, các loài và các hệ sinh thái. GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm. (Xem phiếu học tập phần phụ lục) Nhóm 1: Làm phiếu học tập số 1. Nhóm 2: Làm phiếu học tập số 2. GV gợi ý: Quan sát hình 17.2 để nhận xét sự suy giảm đa dạng sinh học. Bước 2: HS trong các nhóm trao đổi, đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung ý kiến Bước 3: GV nhận xét phần trình bày của HS và kết luận các ý đúng của mỗi nhóm. (Xem thông tin phản hồi phần phụ lục) GV đặt thêm câu hỏi cho các nhóm: - Dựa vào bản đồ Du lịch trang 20 Atlat Địa lí Việt Nam, hãy kể tên các - Xây dựng hệ thống vườn Quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên. - Ban hành " Sách đỏ Việt Nam" - Quy định khai thác về gỗ, động vật, thủy sản. 2) Sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất: Hiện trạng sử dụng đất - Năm 2005, đất sử dụng trong nông nghệp của nước ta chỉ có khoảng 9,4 triệu ha, chiếm hơn 28% tổng diện tích đất tự nhiên. - Bình quân đất nông nghiệp tính theo đầu người là 1,2 ha. Khả năng mở rộng đất nông nghiệp ở đồng bằng và miền núi không nhiều. Suy thoái tài nguyên đất - Diện tích đất trồng, đồi trọc đã giảm mạnh nhưng diện tích đất đai bị suy thoái vẫn còn rất lớn. - Cả nước có khoảng 9,3 triệu ha đất bị đe dọa sa mạc hóa (Chiếm 28% diện tích đất đai Biện pháp bảo vệ tài nguyên đất - Đối với đất vùng đồi núi.: + áp dụng tổng thể các biện pháp thủy lợi, canh tác hợp lí: Làm ruộng bậc thang, đào hố vẩy cá, trồng cây theo hàng. + Cải tạo đất hoang, đồi trọc: bằng các biện pháp kết hợp. Bảo vệ rừng và đất rừng, ngăn chặn nạn du canh, du cư. - Đối với đất nông nghiệp: + Do diện tích ít, nên cần có biện vườn quốc gia ở nước ta? - Kể tên một số loài động vật được ghi vào sách đỏ Việt Nam? (Hổ, bò xám, bò tót, trâu rừng, sếu đầu đỏ, gà lam màu trắng, .). - Người dân ở địa phương em đã làm gì để cải tạo đất nông nghiệp? Hoạt động 3: Tìm hiểu tình hình sử dụng và bảo vệ tài nguyên khác ở nước ta: Hình thức: Cả lớp. GV kẻ bảng (xem phiếu học tập ở phần phụ lục) và hướng dẫn HS cùng trao đổi trên cơ sở câu hỏi. - Hãy nêu tình hình sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước ở nước ta. Giải thích nguyên nhân làm ô nhiễm môi trường nước. pháp quản lí chặt chẽ và có kế hoạch mở rộng diện tích. + Thâm canh nâng cao hiệu quả sử dụng đất, cần canh tác sử dụng đất hợp lí, chống bạc màu, glây hóa. + Bón phân, cải tạo đất thích hợp, chống ô nhiễm đất. 3) Sử dụng và bảo vệ tài nguyên khác: (Xem thông tin pản hồi ở phần phụ lục) 3. Củng cố : Hệ thống kiến thức trọng tâm 4. Dặn dò : Làm câu hỏi 1, 2, 3 SGK. PHỤ LỤC: Phiếu học tập 1: Nhiệm vụ: Đọc SGK mục 1.a, bảng 17.2, kết hợp với hiểu biết của bản thân, hãy hoàn thiện sơ đồ sau về biểu hiện sự suy giảm tính đa dạng sinh học, nguyên nhân, biện pháp bảo vệ sinh học của nước ta. Nguyên nhân → Suy giảm đa dạng sinh học ↓ Biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học Phiếu học tập 2: Đọc SGK mục 3.b, kết hợp với hiểu biết của bản thân, hãy hoàn thiện sơ đồ sau về hiện trạng sử dụng đất suy thoái với tài nguyên đất, biện pháp bảo vệ tài nguyên đất của nước ta. Hiện trạng sử dụng đất → Suy thoái tài nguyên đất ↓ Biện pháp bảo vệ tài nguyên đất - Đối với đất vùng đồi núi. - Đối với đất nông nghiệp Phiếu học tập 3: Nhiệm vụ: Đọc mục 3 SGK, hãy nêu tính sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước, khoáng sản và tài nguyên du lịch của nước ta. Tài nguyên Tình hình sử dụng Các biện pháp bảo vệ Tài nguyên nước Tài nguyên khoáng sản Tài nguyên du lịch Thông tin phản hồi 3: Tài nguyên Tình hình sử dụng Các biện pháp bảo vệ Tài nguyên nước Tình trạng thừa nước gây lũ lụt vào mùa mưa, thiếu nước gây hạn hán vào mùa khô. - Mức độ ô nhiễm môi trường nước ngày càng tăng Sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên nước,đảm bảo cân bằng và phòng chống ô nhiễm nước. Tài nguyên khoáng sản - Nước ta có nhiều mỏ khoáng sản, nhưng phần nhiều là mỏ nhỏ, phân tán nên khó khăn trong quản lí khai thác. Quản lí chặt chẽ việc khai thác. Tránh lãng phí tài nguyên và làm ô nhiễm môi trường từ khâu khai thác, vận chuyển tới chế biến khoáng sản. Tài nguyên du lịch Tình tràng ô nhiễm môi trường xảy ra ô nhiễm điểm du lịch khiến cảnh quan du lịch bị suy thoái. Cần bảo tồn, tôn tạo giá trị tài nguyên du lịch và bảo vệ môi trường du lịch khỏi bị ô nhiễm, phát triển du lịch sinh thái. . Ngày giảng Lớp Sĩ số HS vắng 12C1 12C2 12C3 12C4 12C5 12C6 Tiết 14: Thực hành ĐỌC BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH, ĐIỀN VÀO LƯỢC ĐỒ TRỐNG. chữa. 4. Dặn dò: Chuẩn bị bài mới Ngày giảng Lớp Sĩ số HS vắng 12C1 12C2 12C3 12C4 12C5 12C6 VẤN ĐỀ SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TỰ NHIÊN Tiết 15 - Bài 14: SỬ DỤNG