1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

bài thi trắc nghiệm lịch sử

10 1,2K 7
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 764,5 KB

Nội dung

1, Tại sao Mĩ lại tiến hành viện trợ khẩn cấp cho Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kì? Chọn câu trả lời đúng: A. Lôi kéo hai nước này can thiệp và giúp đỡ Tưởng Giới Thạch trong cuộc chiến chống Đảng cộng sản Trung Quốc. B. Giúp nhân dân hai nước này khôi phục và phát triển kinh tế theo quy định của Hội nghị Ianta. C. Biến hai nước này thành căn cứ tiền phương chống Liên Xô và Đông Âu ở phía Nam. D. Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kì đã cầu cứu Mĩ viện trợ cho mình. 2, Trong giai đoạn cuối chiến tranh thế giới thứ hai, Hồng quân Liên Xô tiến vào các nước Đông Âu nhằm mục đích gì? Chọn câu trả lời đúng: A. Giúp nhân dân các nước này tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít. B. Xâm lược các nước này. C. Tiêu diệt phát xít Đức, trả thù món nợ ở Liên Xô. D. Giúp nhân dân các nước này nổi dậy khởi nghĩa giành chính quyền, thành lập chế độ dân chủ nhân dân. 3, Kinh tế các nước tư bản Tây Âu được phục hồi về cơ bản vào thời gian nào? Chọn câu trả lời đúng: A. Khoảng những năm 50. B. Cuối những năm 40. C. Đầu những năm 70. D. Khoảng những năm 60. 4, Ranh giới chia đôi hai miền Triều Tiên là vĩ tuyến bao nhiêu? Chọn câu trả lời đúng: A. Vĩ tuyến 16. B. Vĩ tuyến 38. C. Vĩ tuyến 18. D. Vĩ tuyến 28. 5, Phương án nào phản ánh kết quả nhân dân các nước Đông Âu đạt được trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội? Chọn câu trả lời đúng: A. Từ những nước nghèo đã trở thành các cường quốc. B. Đông Âu trở thành một trong những trung tâm kinh tế, tài chính trên thế giới. C. Từ những nước tư bản lệ thuộc trở thành các nước Công nghiệp mới. D. Từ những nước nghèo đã trở thành các nước nông - công nghiệp. 6, Tháng 2 - 1972 diễn ra sự kiện gì trong hoạt động đối ngoại của đất nước Trung Quốc? Chọn câu trả lời đúng: A. Trung Quốc bình thường hóa quan hệ với Liên Xô. B. Trung Quốc bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. C. Xung đột Trung Quốc và Liên Xô. D. Trung Quốc và Mĩ kí thông cáo Thượng Hải. 7, Việt Nam được bầu làm Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kì 2008 - 2009 vào thời gian nào? Chọn câu trả lời đúng: A. Ngày 6 - 10 - 2007. B. Ngày 16 - 10 - 2005. C. Ngày 26 - 10 - 2006. D. Ngày 16 - 10 - 2007. 8, Địa điểm Ianta thuộc lãnh thổ quốc gia nào? Chọn câu trả lời đúng: A. Anh. B. Pháp. C. Liên Xô. D. Mĩ. 9, Hãy chỉ ra các thành tựu về phát triển kinh tế của các nước sáng lập ASEAN trong giai đoạn đầu? Chọn câu trả lời đúng: A. Tất cả (1), (2) và (3). B. Đáp ứng được yêu cầu cơ bản của nhân dân trong nước. (1) C. Góp phần giải quyết nạn thất nghiệp. (2) D. Phát triển một số ngành chế biến, chế tạo. (3) 10, Tại sao sau thời gian tiến hành Chiến tranh lạnh, cả Liên Xô và Mĩ đều bị suy giảm về vị thế? Chọn câu trả lời đúng: A. Phải tập trung đầu tư cho công tác nghiên cứu và chế tạo vũ khí. B. Phải viện trợ cho các nước Đồng minh của mình. C. Sự vươn lên và cạnh tranh gay gắt của Nhật và Tây Âu. D. Chi phí cho chạy đua vũ trang quá lớn, sự cạnh tranh gay gắt của Nhật và Liên Xô. 11, Công cuộc cải tổ của Liên Xô kéo dài trong bao nhiêu năm? Chọn câu trả lời đúng: A. 6 năm (1985-1991). B. 4 năm (1985-1989). C. 5 năm (1985-1990). D. 7 năm (1985-1992). 12, Nhân vật nào không tham dự trong hội nghị I-an-ta? Chọn câu trả lời đúng: A. Đờ-gôn. B. Ru-dơ-ven. C. Sớc-sin. D. Xta-lin. 13, Hai miền Nam Bắc Triều Tiên được phân đôi bởi vĩ tuyến bao nhiêu? Chọn câu trả lời đúng: A. Vĩ tuyến 36. B. Vĩ tuyến 38. C. Vĩ tuyến 18. D. Vĩ tuyến 39. 14, Hiến chương Liên hợp quốc được thông qua ở hội nghị nào? Chọn câu trả lời đúng: A. Hội nghị Ianta (Liên Xô) ngày 2-9-1945. B. Hội nghị Pôtxđam (Đức) tháng 7-1945. C. Hội nghị Xan Phơranxixcô (Mỹ) tháng 4-1945. D. Tất cả đều sai. 15, Hội nghị Pốt-xđam diễn ra trong khoảng thời gian nào? Chọn câu trả lời đúng: A. Từ ngày 7 - 7 đến 20 - 8 - 1945. B. Từ ngày 17 - 7 đến 2 - 8 - 1945. C. Từ ngày 17 - 7 đến 12 - 8 - 1945. D. Từ ngày 7 - 7 đến 2 - 8 - 1945. 16, Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân Cam-pu-chia kết thúc thắng lợi vào thời gian nào? Chọn câu trả lời đúng: A. Ngày 3/12/1978. B. Ngày 30/4/1975. C. Ngày 2/12/1975. D. Ngày 17/4/1975. 17, Sự lan tràn của tội phạm maphia rất phổ biến ở quốc gia Tây Âu nào? Chọn câu trả lời đúng: A. Pháp. B. Thụy Điển. C. Phần Lan. D. Italia. 18, Định ước Henxinki được kí kết trong thời gian nào? Chọn câu trả lời đúng: A. Năm 1976. B. Năm 1975. C. Năm 1989. D. Năm 1972. 19, Phiđen Cátxtơrô sinh vào ngày tháng năm nào? Chọn câu trả lời đúng: A. 12 - 8 - 1937. B. 12 - 8 - 1927. C. 13 - 8 - 1927. D. 13 - 8 - 1937. 20, Công trình cầu đường bộ dài 9,4 km ở Nhật nối hai đảo nào? Chọn câu trả lời đúng: A. Hốccaiđô và Kiusiu. B. Kiusiu và Sicôcư. C. Hôn su và Sicôcư. D. Hôn su và Hốccaiđô 21, Nguyên nhân sâu xa đưa đến sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu là: Chọn câu trả lời đúng: A. Đã xây dựng mô hình CNXH chưa hợp lí và có nhiều thiếu sót. B. Sự chống phá của CNĐQ và các thế lực tay sai. C. Nền kinh tế thiếu năng động đưa đến sự thụ động về xã hội và thiếu dân chủ, công bằng xã hội. D. Những khuyết tật, thiếu sót của CNXH duy trì quá lâu, cản trở sự phát triển của xã hội. 22, Tại sao chính phủ Mĩ lại ban hành kế hoạch Mác-san? Chọn câu trả lời đúng: A. Vì các nước Tây Âu vốn là đồng minh với Mĩ trong chiến tranh thế giới thứ hai. B. Để lợi dụng các nước đồng minh trong cuộc chiến chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. C. Mĩ là một nước trong Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc. D. Các nước Tây Âu đã cầu cứu sự viện trợ của chính phủ Mĩ. 23, Nền kinh tế Liên Xô dần dần bộc lộ những dấu hiệu suy thoái từ thời gian nào? Chọn câu trả lời đúng: A. Cuối những năm 70 - đầu những năm 80. B. Cuối những năm 80. C. Giữa những năm 70. D. Cuối những năm 60 - đầu những năm 70. 24, Hãy chỉ ra các mốc thời gian đánh dấu hai giai đoạn phát triển của cách mạng khoa học kĩ thuật lần hai? Chọn câu trả lời đúng: A. Từ những năm 40 đến nửa đầu những năm 60 và từ nửa sau những năm 60 đến nay. B. Từ những năm 40 đến nửa đầu những năm 70 và sau cuộc khủng hoảng năm lượng 1973 đến nay. C. Từ những năm 40 đến nửa đầu những năm 90 và nửa sau những năm 90 đến nay. D. Từ những năm 40 đến nửa đầu những năm 80 và nửa sau những năm 80 đến nay. 25, Mĩ đã ban hành hàng loạt đạo luật phản động trong đó đạo luật Táp Hác-lây. Đạo luật này mang nội dung gì? Chọn câu trả lời đúng: A. Chống sự nổi loạn của thế hệ trẻ. B. Cấm công nhân bãi công và những người Cộng sản không được tham gia vào các ban lãnh đạo công đoàn. C. Đối phó với phong trào đấu tranh của người da đen. D. Thực hiện chế độ phân biệt chủng tộc. 26, Vào giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, có những vấn đề cấp thiết nào được đặt ra? Chọn câu trả lời đúng: A. Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh. (2) B. Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít. (1) C. Tất cả (1), (2) và (3). D. Phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận. (3) 27, Cuộc khủng hoảng Caribê diễn ra vào thời gian nào? Chọn câu trả lời đúng: A. 1961. B. 1962. C. 1963. D. 1960. 28, Đến năm 2006, Liên Hợp Quốc đã có bao nhiêu nước thành viên? Chọn câu trả lời đúng: A. 185. B. 190. C. 192. D. 182. 29, Điền chữ Đ (đúng), S (sai) vào ô trống ở đầu các câu sau: 1. Trước chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Âu bị lệ thuộc vào các nước tư bản Tây Âu. 2. Trong chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Âu bị phát xít Đức và Ýchiếm đóng. 3. Các nước Đông Âu không bị chiến tranh tàn phá, vươn lên phát triển mạnh sau chiến tranh. 4. Khi truy quét, đánh bại phát xít Đức, Hồng quân Liên Xô đã giúp đỡ nhân dân các nước Đông Âu khởi nghĩa vũ tranh giành chính quyền. 5. Các nước Đông Âu từ chế độ TBCN tiến thẳng lên xây dựng nhà nước DCND. 30, Nguyên nhân nào làm cho nền kinh tế Mĩ bị giảm sút sau chiến tranh? Chọn câu trả lời đúng: A. Nguồn tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt. B. Cho các nước tư bản Tây Âu vay vốn để phục hồi kinh tế. C. Tập trung tiền của vào việc chạy đua vũ trang thực hiện chiến tranh lạnh. D. Sự vươn lên mạnh mẽ của Nhật và Tây Âu. 31, Đầu những năm 90, của thế kỉ XX, nhiều khu vực trên thế giới xảy ra những vụ xung đột quân sự hoặc nội chiến là do đâu? Chọn câu trả lời đúng: A. Mâu thuẫn về tôn giáo. B. Mâu thuẫn về dân tộc. C. Tất cả đều đúng. D. Tranh chấp biên giới, lãnh thổ. 32, Đâu là những hạn chế của Hội đồng tương trợ kinh tế trong thời gian tồn tại? Chọn câu trả lời đúng: A. Không hòa nhập với đời sống kinh tế thế giới. (1) B. Những cản trở do cơ chế tập trung,quan liêu bao cấp đem lại. (3) C. Tất cả (1), (2) và (3). D. Chưa coi trọng đầy đủ việc áp dụng những tiến bộ của khoa học công nghệ. (2) 33, Trong thời gian từ năm 1955 đến năm 1993, đảng nào cầm quyền ở Nhật Bản? Chọn câu trả lời đúng: A. Đảng Cộng sản Nhật Bản. B. Đảng xã hội dân chủ. C. Đảng Dân chủ Tự do. D. Đảng Komei (Công minh). 34, Điều kiện nào có tác dụng thúc đẩy quá trình nghiên cứu khoa học kĩ thuật những năm sau Chiến tranh? Chọn câu trả lời đúng: A. Sự tàn phá nghiêm trọng của chiến tranh. B. Sự khan hiếm của nguồn lao động. C. Sự bùng nổ của tệ nạn xã hội. D. Sự bùng nổ dân số và sự vơi cạn tài nguyên thiên nhiên một cách nghiêm trọng. 35, Thành phần chính của chính phủ nhà nước dân chủ nhân dân ở Đông Âu trong những năm sau chiến tranh là Chọn câu trả lời đúng: A. chính quyền liên hiệp gồm nhiều giai cấp và đảng phái chính trị. B. chính quyền của giai cấp công nhân. C. chính quyền của tầng lớp tư sản. D. chính quyền của giai cấp nông dân và địa chủ cũ. 36, Từ khi ra đời, tổ chức hiệp ước Vác-sa-va trở thành một đối trọng với khối quân sự nào của Mĩ? Chọn câu trả lời đúng: A. Khối CENTO. B. Khối NATO. C. Khối ANZUS. D. Khối SEATO. 37, Hãy chỉ ra những biểu hiện chứng tỏ sự suy thoái về kinh tế của các nước Mĩ Latinh? Chọn câu trả lời đúng: A. Nợ nước ngoài chồng chất. (3) B. Tất cả (1), (2) và (3). C. Lạm phát tăng nhanh. (1) D. Khủng hoảng trầm trọng. (2) 38, Theo quy định của hội nghị I-an-ta, quân đội nước nào sẽ chiếm đóng các vùng lãnh thổ Tây Đức, I- ta-lia, Nhật Bản, Nam Triều Tiên sau chiến tranh thế giới thứ hai? Chọn câu trả lời đúng: A. Mĩ. B. Anh. C. Pháp. D. Liên Xô. 39, Hậu quả nặng nề, nghiêm trọng nhất mà cuộc chạy đua "Chiến tranh lạnh" đã mang lại cho thế giới là gì? Chọn câu trả lời đúng: A. Thế giới luôn ở trong tình trạng căng thẳng, đối đầu, nguy cơ bùng nổ chiến tranh thế giới luôn thường trực. B. Các nước phải chi một khối lượng khổng lồ về tiền của và sức người để sản xuất các loại vũ khí hủy diệt. C. Các nước ráo riết tăng cường chạy đua vũ trang. D. Hàng ngàn căn cứ quân sự được thiết lập trên khắp toàn cầu. 40, Đến nửa đầu thập kỉ 70, hai cường quốc công nghiệp đứng đầu trên thế giới là: Chọn câu trả lời đúng: A. Nhật Bản và Liên Xô. B. Liên Xô và các nước Tây Âu. C. Mĩ và Liên Xô. D. Mĩ và Nhật Bản. . lí và có nhiều thi u sót. B. Sự chống phá của CNĐQ và các thế lực tay sai. C. Nền kinh tế thi u năng động đưa đến sự thụ động về xã hội và thi u dân chủ,. cho Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kì? Chọn câu trả lời đúng: A. Lôi kéo hai nước này can thi p và giúp đỡ Tưởng Giới Thạch trong cuộc chiến chống Đảng cộng sản Trung

Ngày đăng: 23/10/2013, 01:11

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

A. Đã xây dựng mô hình CNXH chưa hợp lí và có nhiều thiếu sót. B. Sự chống phá của CNĐQ và các thế lực tay sai - bài thi trắc nghiệm lịch sử
x ây dựng mô hình CNXH chưa hợp lí và có nhiều thiếu sót. B. Sự chống phá của CNĐQ và các thế lực tay sai (Trang 5)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w