Trong giai đoạn từ 2011- 2020, chiến lược phát triển của Viện Hàn lâmKHXHVN tập trung vào các mục tiêu cơ bản đó là: phát triển Viện Hàn lâmKHXHVN trở thành một trung tâm quốc gia hàng đ
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
-NGÔ THU NGỌC
NĂNG LỰC THÔNG TIN CỦA NGƯỜI DÙNG TIN TẠI VIỆN THÔNG TIN KHOA HỌC XÃ HỘI, VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI
VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ THÔNG TIN THƯ VIỆN
Chuyên ngành: Khoa học Thông tin - Thư viện
Mã số: 60 32 02 03
XÁC NHẬN HỌC VIÊN ĐÃ SỬA THEO GÓP Ý CỦA HỘI ĐỒNG
Người hướng dẫn khoa học Chủ tịch Hội đồng chấm Luận văn
PGS.TS Trần Thị Quý PGS.TS Trần Thị Minh Nguyệt
Hà Nội - 2019
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 6
1 Tính cấp thiết của đề tài 6
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 9
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 16
4 Giả thuyết nghiên cứu 17
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 17
6 Phương pháp nghiên cứu 18
7 Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài 19
8 Cấu trúc của luận văn 19
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC THÔNG TIN CỦA NGƯỜI DÙNG TIN TẠI VIỆN THÔNG TIN KHOA HỌC XÃ HỘI 20
1.1 Một số vấn đề chung về năng lực thông tin 20
1.1.1 Các khái niệm 20
1.1.2 Nội dung của năng lực thông tin 24
1.1.3 Các yếu tố tác động đến năng lực thông tin của người dùng tin 27
1.1.4 Yêu cầu năng lực thông tin đối với người dùng tin 32
1.2 Đặc điểm của Viện Thông tin Khoa học xã hội 33
1.2.1 Sơ lược lịch sử ra đời và phát triển của Viện 33
1.2.2 Cơ cấu tổ chức 34
1.2.3 Chức năng, nhiệm vụ của Viện 35
1.2.4 Đặc điểm các nhóm người dùng tin tại Viện 37
1.3 Tầm quan trọng của năng lực thông tin đối với người dùng tin tại Viện 41
1.3.1 Trong hoạt động nghiên cứu khoa học 41
1.3.2 Trong hoạt động đào tạo (giảng dạy và học tập) 42
Trang 31.3.3 Trong công tác lãnh đạo, quản lý 43
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC THÔNG TIN VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NĂNG LỰC THÔNG TIN CỦA NGƯỜI DÙNG TIN TẠI VIỆN THÔNG TIN KHOA HỌC XÃ HỘI 45
2.1 Năng lực xây dựng chiến lược tìm kiếm thông tin 45
2.1.1 Xác định nhu cầu thông tin 45
2.1.2 Xác định các từ khóa mô tả được thông tin 46
2.1.3 Xây dựng các lệnh tìm kiếm truy cập thông tin 46
2.1.4 Xác định nguồn tin tiềm năng 47
2.1.5 Định vị lại nhu cầu thông tin khi khai thác 48
2.2 Năng lực sử dụng các công cụ tìm kiếm thông tin 48
2.2.1 Thói quen sử dụng công cụ tra cứu 48
2.2.2 Phương pháp khai thác thông tin 50
2.3 Năng lực đánh giá, tổ chức và trình bày thông tin 51
2.3.1 Sử dụng tiêu chí để đánh giá thông tin 51
2.3.2 Tổ chức, quản lý, trình bày thông tin 53
2.3.3 Khả năng trao đổi thông tin với người dùng tin khác 56
2.4 Việc thực hiện các văn bản pháp quy về sử dụng thông tin 57
2.4.1 Mức độ hiểu biết về các văn bản pháp quy 57
2.4.2 Thực hiện các quy định của văn bản pháp quy 59
2.5 Thực trạng các yếu tố tác động đến năng lực thông tin của người dùng tin 60
2.5.1 Nhận thức của các bên liên quan 61
2.5.2 Hoạt động đào tạo người dùng tin tại Viện 62
2.5.3 Cơ sở vật chất và hạ tầng công nghệ thông tin 69
2.5.4 Nguồn tài nguyên thông tin 70
2.5.5 Hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin- thư viện 72
2.5.6 Trình độ học vấn của đội ngũ cán bộ thông tin - thư viện 75
Trang 42.6 Đánh giá chung về năng lực thông tin của người dùng tin tại Viện
76 2.6.1 Ưu điểm 76
2.6.2 Hạn chế 78
2.6.3 Nguyên nhân 80
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC THÔNG TIN CHO NGƯỜI DÙNG TIN TẠI VIỆN THÔNG TIN KHOA HỌC XÃ HỘI 82
3.1 Tổ chức phát triển năng lực thông tin cho người dùng tin 82
3.1.1 Về nội dung đào tạo 82
3.1.2 Về hình thức đào tạo 84
3.2 Đảm bảo các điều kiện để việc tổ chức đào tạo thành công 85
3.2.1 Nâng cao nhận thức của các bên liên quan 85
3.2.2 Nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ thông tin - thư viện 87
3.2.3 Đảm bảo cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ thông tin 91
3.2.4 Chú trọng đến các sản phẩm thông tin thư viện 96
3.2.5 Đa dạng hóa và hoàn thiện các dịch vụ thông tin thư viện 98
KẾT LUẬN 101
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 103
PHỤ LỤC 112
Trang 5DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1 CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
CNTT Công nghệ thông tin
CSDL Cơ sở dữ liệu
ĐHKHXH&NV Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
ĐHQGHN Đại học Quốc gia Hà Nội
KHCN Khoa học công nghệ
KHXH Khoa học xã hội
NCKH Nghiên cứu khoa học
NDT Người dùng tin
NLTT Năng lực thông tin
TT&TL Thông tin &Tư liệu
TT-TV Thông tin - Thư viện
Viện TTKHXH Viện Thông tin Khoa học xã hội
Viện Hàn lâm KHXHVN Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
2 CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
Association of College & Research Libaries
ACRL
Hiệp hội các thư viện chuyên ngành và các trường đại học Hoa
Kỳ The UK’s Chartered Institute of Library and Information
CILIP Professional
Viện Chuyên gia Thư viện và Thông tin Hoàng gia Anh
Internatinal Federation of Library Association and Institutions
IFLA
Liên đoàn các Hiệp hội và Tổ chức Thư viện Quốc
tế American Library Association
ALA
Hiệp hội Thư viện Hoa Kỳ
Trang 6DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH
Biểu đồ 2.1 Mức độ biết sử dụng các thao tác khi bắt đầu tìm kiếm thông
tin của NDT 45
Biểu đồ 2.2 Mức độ sử dụng công cụ tìm kiếm thông tin của NDT 49
Biểu đồ 2.3 Mức độ quan trọng của các tiêu chí đánh giá thông tin/ tài liệu 51 Biểu đồ 2.4 Tiêu chí lựa chọn tài liệu 52
Biểu đồ 2.5 Cách tổ chức, quản lý thông tin của NDT phục vụ quá trình nghiên cứu 54
Biểu đồ 2.6 Hình thức trao đổi thông tin 56
Biểu đồ 2.7 Sự hiểu biết về các văn bản pháp quy 58
Biểu đồ 2.8 Tỷ lệ thực hiện quy định trong luật sở hữu trí tuệ khi sử dụng tài liệu 59
Biểu đồ 2.9 Tỷ lệ trích dẫn nguồn thông tin 60
Biểu đồ 2.10 Tỷ lệ hiểu biết về thuật ngữ NLTT của NDT 61
Biểu đồ 2.11 Vai trò của NLTT đối với NDT 77
Biểu đồ 3.1 Hình thức đào tạo NLTT 84
Bảng 2.1 Trình độ học vấn của cán bộ thông tin thư viện 75
Bảng 2.2 Tỷ lệ nhu cầu tham gia lớp đào tạo NLTT 77
Hình 2.1 Giao diện tìm kiếm trên trang chủ OPAC 64
Hình 2.2 Kết quả tìm kiếm theo từ khóa 65
Hình 2.3 Kết quả tìm kiếm theo nhan đề 66
Hình 2.4 Giao diện tìm kiếm nâng cao 67
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, kinh tế tri thức và quá trình toàncầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, tác động sâu sắc đến toàn bộ đời sống xã hội.Nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin (CNTT), trong đó có internet đãkhiến cho nguồn thông tin trở nên phong phú và dễ dàng được tạo lập, xuấtbản, truy cập ở khắp mọi nơi với mọi loại hình đa dạng Tuy nhiên mức độ giatăng của thông tin lại vượt xa so với những gì bản thân mỗi người có thể thu
nhận được Theo Eric Schmidt – CEO của google: “Cứ hai ngày chúng ta lại
tạo ra thông tin bằng cả lượng thông tin từ thuở ban đầu của loài người đến năm 2003” [62] Thông tin có mức độ tăng trưởng rất nhanh chóng nhưng
chất lượng của thông tin lại không được kiểm soát Dường như để kiểm địnhđược độ tin cậy của thông tin phụ thuộc hoàn toàn vào người sử dụng Trongthời đại công nghệ số hiện nay, việc phát triển năng lực thông tin cho mỗi cánhân trong cộng đồng lại càng trở nên quan trọng
Năng lực thông tin (NLTT) hiện nay không chỉ đóng vai trò đặc biệt đốivới người dùng tin (NDT) nói chung mà còn rất quan trọng đối với cán bộnghiên cứu, giảng dạy Tuyên bố Alexandria của Tổ chức Giáo dục, Khoa học
và Văn hóa liên hợp quốc (UNESCO) và Liên đoàn các Hiệp hội và Tổ chứcThư viện Quốc tế (IFLA) năm 2005 về Năng lực thông tin và học tập suốt đời
khẳng định: “Năng lực thông tin và học tập suốt đời là sự báo trước của Xã
hội thông tin, soi sáng tiến trình phát triển, sự thịnh vượng và tự do Năng lực thông tin nằm ở cốt lõi học tập suốt đời Năng lực thông tin trao quyền cho mỗi con người trong việc tìm kiếm, đánh giá, sử dụng và sáng tạo thông tin hiệu quả để đạt được mục tiêu cá nhân, xã hội, nghề nghiệp và giáo dục Năng lực thông tin là quyền căn bản của con người trong thế giới số” [63].
NLTT giúp chúng ta có khả năng tốt hơn để nhận biết nhu cầu thông tin, khaithác và sử dụng thông tin một cách có hiệu quả
Trang 8Viện Thông tin Khoa học xã hội (Viện TTKHXH) thuộc Viện Hàn lâmKhoa học xã hội Việt Nam (Viện Hàn lâm KHXHVN) – là cơ quan khoa họcthuộc Chính phủ, có chức năng nghiên cứu cơ bản về khoa học xã hội(KHXH), cung cấp các luận cứ khoa học cho Đảng và Nhà nước trong việchoạch định đường lối, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triểnnhanh và bền vững của đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa; thực hiện
tư vấn về chính sách phát triển; đào tạo sau đại học về KHXH; tham gia pháttriển tiềm lực KHXH của cả nước
Trong giai đoạn từ 2011- 2020, chiến lược phát triển của Viện Hàn lâmKHXHVN tập trung vào các mục tiêu cơ bản đó là: phát triển Viện Hàn lâmKHXHVN trở thành một trung tâm quốc gia hàng đầu về nghiên cứu cơ bản,tham mưu chính sách cũng như đào tạo các lĩnh vực KHXH và NV, có nhữngđóng góp thực sự quan trọng trong việc cung cấp căn cứ khoa học cho việchoạch định đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhànước; có uy tín cao trong nước và quốc tế; có vị thế, vai trò quan trọng trong
sự nghiệp tiếp tục đổi mới toàn diện đất nước; xây dựng và phát triển đội ngũcán bộ khoa học của Viện cả về số lượng và chất lượng, xây dựng đội ngũchuyên gia có trình độ cao, các nhà khoa học kế cận có triển vọng, có khảnăng giải quyết các nhiệm vụ khoa học quan trọng, tham gia có hiệu quả vàohợp tác và hội nhập quốc tế; công bố những công trình nghiên cứu trọng điểm
có giá trị cao để khẳng định vai trò, uy tín và ảnh hưởng của Viện đối với đờisống khoa học nước nhà, được sử dụng vào các hoạt động lãnh đạo, quản lýcủa Nhà nước, vào sự nghiệp giáo dục và đào tạo, góp phần phát triển khotàng trí tuệ của khoa học xã hội Việt Nam nói riêng và văn hóa Việt Nam nóichung; tiếp tục củng cố và phát huy vai trò chủ đạo, nòng cốt vốn có của ViệnHàn lâm KHXHVN trong một số lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn màcác trung tâm nghiên cứu và đào tạo khác ngoài Viện không thể thay thế được,
Trang 9như khảo cổ học, dân tộc học, nghiên cứu tôn giáo, nghiên cứu Hán Nôm,nghiên cứu quốc tế,… Phấn đấu đến năm 2020 đưa một số lĩnh vực khoa họcchủ chốt vốn là thế mạnh của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đạttrình độ khu vực và thế giới [45].
Để góp phần hoàn thành sứ mệnh trên, Viện TTKHXH có chức năng,nhiệm vụ hết sức quan trọng Theo Quyết định số 1929/QĐ-KHXH ngày 8tháng 11 năm 2017 của Giám đốc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam,
Viện Thông tin Khoa học xã hội “1) là tổ chức khoa học và công nghệ công
lập trực thuộc Viện Hàn lâm, thực hiện chức năng nghiên cứu khoa học, cung cấp thông tin khoa học cho Đảng và Nhà nước, Viện Hàn lâm, các cơ quan hoạch định chính sách, các tổ chức và cá nhân có quan tâm về những vấn đề mới, nổi bật về KHXH của Việt Nam và thế giới; bảo tồn, khai thác, phát triển Thư viện KHXH; hợp tác, liên kết, tư vấn, dịch vụ trong các hoạt động nghiên cứu, thông tin khoa học, thư viện, in ấn, xuất bản, đào tạo nguồn nhân lực thông tin- thư viện 2) Viện Thông tin KHXH có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng; được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng theo quy định của pháp luật 3) Viện Thông tin KHXH có trụ sở chính tại thành phố Hà Nôi; có tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh là Institude of Social Sciences Information, viết tắt là ISSI” [53].
Việc nghiên cứu năng lực thông tin của người dùng tin sẽ là cơ sở khoahọc để nâng cao hiệu quả hoạt động của Viện nói riêng và chất lượng cán bộ,đáp ứng nhu cầu phát triển của Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam nói chungtrong tương lai Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏamạnh mẽ, xu hướng cạnh tranh giữa các quốc gia ngày càng quyết liệt, thời cơ
và thách thức đan xen với nhiều biến động khó lường thì nhân tố con người vàviệc phát huy vai trò năng động chủ quan của con người chính là điều kiệntiên quyết để phát triển đất nước
Trang 10Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có sự nghiên cứu, đánh giá một cách có hệthống về thực trạng năng lực thông tin của người dùng tin tại Viện Thông tinKhoa học xã hội thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam Xuất phát từyêu cầu thực tiễn, muốn góp phần vào sự phát triển chung của Viện trong giai
đoạn đổi mới, tôi đã chọn đề tài “Năng lực thông tin của người dùng tin tại
Viện Thông tin Khoa học xã hội,Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam”
làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học của mình
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Cho đến nay, năng lực thông tin và các vấn đề liên quan đến năng lựcthông tin đã được nhiều tác giả, nhà nghiên cứu, các chuyên gia trong nước vàtrên thế giới nghiên cứu
Những công trình nghiên cứu về khái niệm Năng lực thông tin
Thuật ngữ “Information Literacy” (năng lực thông tin) được Paul G.Zurkowski- Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp thông tin Mỹ (US InformationIndustry Association) nêu lên trong đề xuất gửi đến Ủy ban Quốc gia về Khoahọc Thông tin - Thư viện năm 1974, Zurkowshi đã xem năng lực thông tinnhư là các phương pháp và kỹ năng, đồng thời nhìn nhận năng lực thông tintrong mối liên hệ với môi trường làm việc, cụ thể là để giải quyết các vấn đề[61]
Năm 1988, mô hình Big 6 là mô hình và khung chương trình phát triểnnăng lực thông tin ra đời do Eisenberg and Berkowitz phát triển Mô hình nàyđược triển khai ở hàng ngàn trường học từ bậc phổ thông đến bậc đại học
Theo Hiệp hội các thư viện chuyên ngành và các trường đại học Hoa Kỳ
(ACRL, 1989), “Năng lực thông tin là một tập hợp các khả năng đòi hỏi cá
nhân nhận ra thời điểm cần thông tin, có thể xác định vị trí, đánh giá, sử dụng có hiệu quả thông tin cần thiết đó” [55].
Trang 11Theo tác giả McKie, “Năng lực thông tin là khả năng nhận biết nhu cầu
thông tin, tìm kiếm, tổ chức, thẩm định và sử dụng thông tin trong việc ra quyết định một cách hiệu quả, cũng như áp dụng những kỹ năng này vào việc
tự học suốt đời” [59,tr.2] Theo Hiệp hội Thư viện Hoa Kỳ (ALA), Theo Hiệp
hội Thư viện Hoa Kỳ (ALA): “Năng lực thông tin là năng lực giúp mỗi cá
nhân nhận biết nhu cầu thông tin, khai thác, đánh giá và sử dụng thông tin hiệu quả để phục vụ quá trình học tập, nghiên cứu và trong cuộc sống” [54].
Bruce phân tích khái niệm năng lực thông tin trong nghiên cứu “The seven
faces of information literacy” của mình dưới 7 góc độ: Công nghệ thông tin,
nguồn thông tin, quá trình thông tin, kiểm soát thông tin, xây dựng tri thức,
mở rộng tri thức, sự khôn ngoan [56]
Tại Việt Nam, khái niệm “năng lực thông tin” đã được đề cập trong các
nghiên cứu sau: “Tìm hiểu khái niệm kiến thức thông tin góp phần đảm bảo
chất lượng đào tạo cử nhân chuyên ngành khoa học thông tin - thư viện” [36]
của tác giả Nguyễn Hoàng Sơn đăng trong Kỷ yếu hội thảo khoa học chuyên
ngành TT-TV lần thứ nhất năm 2001; “Sự phát triển của kiến thức thông tin
trong xã hội thông tin” [30] của tác giả Bùi Thị Ngọc Oanh; “Bước đầu tìm hiểu mối quan hệ giữa kiến thức thông tin và công nghệ thông tin” [4] của hai
tác giả Trần Thị Bích Diệp và Nguyễn Thị Trang Nhung được đăng trong Kỷyếu Hội nghị khoa học sinh viên chuyên ngành thông tin - thư viện lần thứ 6
Bộ môn thông tin thư viện Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
(ĐHKHXH&NV), Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) năm 2002 “Đẩy
mạnh công tác nghiên cứu và phổ biến kiến thức thông tin ở Việt Nam” [51]
của tác giả Lê Văn Viết trong Tạp chí Thông tin và Tư liệu
Các tác giả có những cách hiểu và cách dịch khác nhau nhưng hầu hết
đều thống nhất nội hàm của thuật ngữ này như sau: “Năng lực thông tin là
khả năng nhận dạng nhu cầu, tìm kiếm, thu thập, đánh giá và sử dụng thông
Trang 12tin một cách hiệu quả và hợp pháp”.
Những công trình nghiên cứu về nội dung năng lực thông tin
Các bài viết về nội dung năng lực thông tin có thể kể đến là “Nội dung
kiến thức thông tin và việc ứng dụng nó tại các cơ sở đào tạo chuyên ngành thư viện - thông tin” [41] của tác giả Nguyễn Thị Lan Thanh trong Hội thảo khoa
học: Ngành Thông tin - thư viện trong xã hội thông tin, Trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN, “Nội dung của kiến thức thông tin”
[40] của tác giả Trần Mạnh Tuấn đăng trong Tạp chí Thông tin và Tư liệutháng 3 năm 2006 Các nghiên cứu này đã chỉ ra nội dung của năng lực thôngtin là việc biết cách khai thác, sử dụng thông tin và biết rõ trách nhiệm đối vớiviệc sử dụng và khai thác thông tin
Những công trình nghiên cứu về vai trò của năng lực thông tin
Về vai trò của năng lực thông tin đối với giáo dục đại học có những
nghiên cứu như: “Tìm hiểu Kiến thức thông tin và vai trò của Kiến thức thông
tin trong giáo dục đào tạo” [29] của tác giả Vũ Quỳnh Nhung đăng trong Kỷ
yếu hội nghị khoa học SV chuyên ngành thông tin - thư viện lần thứ 6 Bộmôn thông tin-thư viện trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN năm 2002
Hội thảo Ngành thông tin thư viện trong xã hội thông tin năm 2006 đãthu hút được sự quan tâm của một số tác giả Một số tham luận tiêu biểu có
thể nhắc đến là: “Tăng cường kiến thức thông tin cho sinh viên - giải pháp
nâng cao chất lượng đào tạo trong các trường đại học” [10] của tác giả Tô
Thị Hiền, “Kiến thức thông tin - lượng kiến thức cần thiết cho người dùng tin
trong hệ thống giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay” [32] và “Đổi mới nội dung, chương trình phương pháp đào tạo ngành thông tin thư viện - yếu tố quan trọng để nâng cao kiến thức thông tin cho học viên” [31] của PGS.TS.
Trần Thị Quý, “Kiến thức thông tin với giáo dục đại học” [14] của tác giả Nghiêm Xuân Huy, “Vài suy nghĩ về trang bị “kiến thức thông tin” cho sinh
Trang 13viên trong các trường đại học Việt Nam” [8] của tác giả Nguyễn Văn Hành,
“Những tiêu chuẩn kiến thức thông tin trong giáo dục đại học Mỹ và các chương trình đào tạo kỹ năng thông tin cho sinh viên tại Trung tâm thông tin -thư viện” [2] của các tác giả Nguyễn Huy Chương và Nguyễn Thanh Lý Nội
dung các bài viết đã nêu được khái niệm năng lực thông tin và phân tích vaitrò của năng lực thông tin trong đổi mới công tác dạy và học, đặc biệt là trongviệc hình thành các kỹ năng thông tin cho sinh viên
Bên cạnh đó là những bài viết được trình bày tại Hội thảo quốc tế đầu tiên
về Năng lực thông tin được tổ chức tại trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN năm
2006 như: “Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục kiến thức thông tin trong các
nước đang phát triển ở Châu Á” [3] của GS Garry Gorman và TS Dan
Dorner, “Hiểu biết thông tin: tình hình và một số đề xuất” của Th.S Cao Minh Kiểm, “Đào tạo kiến thức thông tin vì sự phát triển” [7] của PGS.TS Mai Hà.
Ngoài ra còn có một số bài nghiên cứu như “Năng lực thông tin của sinh
viên Việt Nam - Yếu tố quyết định đến sự thành công của việc sử dụng và xây dựng học liệu mở” [33] của tác giả Trần Thị Quý đăng trong quyển Xây dựng
nền tảng học liệu mở cho giáo dục đại học Việt Nam năm 2016, “Vai trò của
năng lực thông tin đến với sinh viên đại học” [5] của tác giả Trần Dương tại
Hội thảo thư viện toàn quốc Nền tảng Công nghệ thông tin -Truyền thôngtrong hoạt động thông tin thư viện phục vụ đổi mới giáo dục đại học - caođẳng trong thời kì hội nhập năm 2016 Các nghiên cứu này tạo điều kiện giúpcác cán bộ quản lý, cán bộ thư viện và các nhà nghiên cứu ở Việt Nam có cáinhìn đúng hơn, đầy đủ hơn về vấn đề năng lực thông tin và vai trò của nó đốivới nâng cao chất lượng giáo dục đại học
Về vai trò của Năng lực thông tin với hoạt động nghiên cứu khoa học có
bài viết “Vai trò của kiến thức thông tin đối với cán bộ nghiên cứu khoa học”
Trang 14[15] của tác giả Nghiêm Xuân Huy đăng trên Tạp chí Thư viện Việt Nam năm
2010, “Bước đầu giới thiệu Information Literacy vào việc đổi mới phương
pháp dạy/ học và công tác NCKH tại Đại học Huế” [1] của tác giả Huỳnh
Đình Chiến, “Hỗ trợ nghiên cứu: Việt Nam - các hoạt động và kết quả nghiên
cứu kiến thức thông tin phục vụ nghiên cứu” [39] của tác giả Tom Denison
các nghiên cứu như: “Vai trò của thư viện trong việc phổ biến kiến thức
thông tin” [20] đăng trong Tạp chí Thư viện Việt Nam năm 2009, “Đội ngũ cán bộ thư viện tham gia đào tạo kiến thức thông tin tại một số thư viện đại học ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” [21] được đăng trong Tạp chí Thư
viện Việt Nam số 44 năm 2013, “Thực trạng đào tạo kiến thức thông tin tại
một số thư viện đại học ở Việt Nam” [22], “Trình độ kiến thức thông tin của sinh viên đại học ở Việt Nam” [23] được đăng trong Tạp chí Thông tin và Tư
liệu năm 2014, “Trang bị kiến thức thông tin cho sinh viên - trách nhiệm của
các thư viện trường đại học trong quá trình hội nhập và phát triển” [38] của
tác giả Phạm Tiến Toàn năm 2011, “Chương trình kiến thức thông tin của
Thư viện Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh”
[17] của tác giả Dương Thúy Hương đăng tại Bản tin thư viện- CNTT tháng 8
năm 2012, “Vai trò của các thư viện đại học trong việc hỗ trợ tích hợp kiến thức
thông tin vào giảng dạy” [34] của tác giả Vũ Văn Sơn đăng trên Tạp chí Thông tin
và Tư liệu năm 2013, “Trang bị kiến thức thông tin cho sinh viên
phục vụ công tác đào tạo chất lượng cao tại Học viện Cảnh sát nhân dân”
Trang 15[44] của tác giả Đỗ Thu Thơm tại Tạp chí Thông tin và Tư liệu năm 2015,
Luận văn thạc sỹ bảo vệ năm 2015 “Đào tạo kiến thức thông tin cho người
dùng tin tại thư viện trường đại học quốc tế RMIT Việt Nam” [42] của tác giả
Đào Trọng Thi, “Lồng ghép kiến thức thông tin vào bài giảng tại các trường
đại học: thách thức và giải pháp” [11] của tác giả Phạm Xuân Hoàn năm
2016, “Giảng dạy kiến thức thông tin tại trường Đại học Hà Nội - Thực tiễn
triển khai và bài học kinh nghiệm” [18] của nhóm tác giả là cán bộ thư viện
trường Đại học Hà Nội: Nguyễn Văn Kép, Phùng Thị Mai, Nguyễn Thị Ngà
năm 2016, “Tăng cường công tác phát triển năng lực thông tin tại thư viện
trường cao đẳng sư phạm Thừa Thiên Huế” [46] của nhóm tác giả Phạm Thị
Thanh Thủy, Tôn Nữ Hoàng Trang, Nguyễn Phước Thành tại Hội thảo thưviện toàn quốc Nền tảng Công nghệ thông tin -Truyền thông trong hoạt độngthông tin thư viện phục vụ đổi mới giáo dục đại học - cao đẳng trong thời kì
hội nhập năm 2016, “Vai trò của cán bộ thư viện trong việc phát triển năng
lực thông tin cho sinh viên tại Trung tâm Thông tin - thư viện” [26] của tác
giả Nguyễn Hồng Minh năm 2017 Các nghiên cứu trên đã trình bày về tầmquan trọng của việc đào tạo, phát triển năng lực thông tin cho người dùng tintrong giai đoạn đổi mới giáo dục hiện nay, đồng thời nêu bật vai trò của các
cơ quan thông tin thư viện trong việc hỗ trợ tích hợp năng lực thông tin vàogiảng dạy, học tập
Về phát triển năng lực thông tin cho sinh viên các trường đại học
Theo hướng nghiên cứu về phát triển năng lực thông tin cho sinh viêncác trường đại học, trong nước đã có một số nghiên cứu là luận văn thạc sĩ và
luận án tiến sĩ Với luận văn thạc sĩ có các đề tài: “Phát triển kiến thức thông
tin cho sinh viên trường Đại học Hà Nội” [28] của tác giả Nguyễn Thị Ngà
(2010); “Phát triển kiến thức thông tin cho sinh viên tại trường Đại học Bách
khoa Hà Nội” [35] của tác giả Nguyễn Ngọc Sơn (2011); “Phát triển kiến
Trang 16thức thông tin cho sinh viên trường Đại học Y tế công cộng” [47] của tác giả
Đinh Thị Phương Thúy (2013); “Kiến thức thông tin của sinh viên trường Cao
đẳng sư phạm Thái Nguyên” [9] của tác giả Nguyễn Thị Hằng (2014); “Phát triển năng lực thông tin cho sinh viên Học viện An ninh nhân dân” [48] của tác
giả Lê Văn Trung (2016); “Năng lực thông tin của sinh viên trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội” [25] của tác giả
Nguyễn Hồng Minh (2017) Luận án tiến sĩ có đề tài: “Phát triển kiến thức
thông tin cho sinh viên đại học ở Việt Nam” [24] của tác giả Trương Đại
Lượng Các luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ tập trung nghiên cứu nội dung,vai trò của năng lực thông tin đối với sinh viên và đề xuất các giải pháp nhằmphát triển năng lực thông tin cho sinh viên phù hợp với đặc điểm sinh viên củamỗi trường
Những công trình nghiên cứu liên quan đến Viện Thông tin Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
Hiện đã có một số luận văn viết về một số lĩnh vực của Viện Thông tinKhoa học xã hội trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam được
bảo vệ tại trường ĐHKHXH&NV và đại học Văn hóa như: “Những rào cản
trong việc phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin khoa học tại Viện Thông tin Khoa học xã hội” [12] của tác giả Nguyễn Minh Hồng (2008), “Đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ thông tin đáp ứng nhu cầu tin thời kì đổi mới tại Viện Thông tin Khoa học xã hội” [6] của tác giả Nguyễn Thị Hương Giang
(2007), “Xây dựng, tổ chức và khai thác nguồn lực thông tin điện tử tại Viện
Thông tin Khoa học xã hội” [49] của tác giả Lại Thế Trung (2015), “Phát triển nguồn nhân lực thông tin tại Viện thông tin khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam” [37] của tác giả Trần Thị Thanh Tâm (2015)
viết về nguồn nhân lực; “Hoạt động marketing tại Viện Thông tin Khoa học
xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam” [19] của tác giả Nguyễn
Trang 17Thị Cẩm Lệ (2017) viết về vấn đề hoạt động marketing.
Qua tổng quan tình hình nghiên cứu, tôi nhận thấy chưa có một côngtrình nào nghiên cứu về năng lực thông tin của của người dùng tin tại ViệnThông tin Khoa học xã hội thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
Chính vì vậy, việc chọn đề tài “Năng lực thông tin của người dùng tin tại
Viện Thông tin Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam” là cần thiết và không trùng lặp với các công trình nghiên cứu khoa
học trước đó
Để giải quyết các nhiệm vụ của đề tài, tác giả của luận văn đã kế thừanhững thành quả nghiên cứu của các tác giả trước đó kết hợp với quá trình tìmhiểu của bản thân để làm rõ thực trạng năng lực thông tin của người dùng tintại Viện Thông tin Khoa học xã hội thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội ViệtNam, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm phát triển năng lực thông tincho người dùng tin tại Viện
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Đề tài được triển khai với mục đích đưa ra một số giải pháp, kiến nghịnhằm phát triển năng lực thông tin cho người dùng tin, góp phần nâng caohiệu quả hoạt động cung cấp thông tin khoa học của Viện TTKHXH thuộcViện Hàn lâm KHXHVN
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau:
Hệ thống hóa, làm rõ cơ sở lý luận về năng lực thông tin của ngườidùng tin tại Viện TT KHXH
Nghiên cứu và đánh giá thực trạng năng lực thông tin của người dùngtin tại Viện TT KHXH
Đề xuất giải pháp nhằm phát triển NLTT cho NDT của Viện TTKHXH
Trang 184 Giả thuyết nghiên cứu
Người dùng tin tại Viện Thông tin Khoa học xã hội, thuộc Viện Hàn lâmKhoa học xã hội Việt Nam là những người làm công tác nghiên cứu, học tập,giảng dạy khoa học xã hội có khả năng nhận biết được nhu cầu tin của bảnthân khá tốt, đã trải qua các khóa học cơ bản về phương pháp nghiên cứu Tuynhiên để có thể có được một quyết định nghiên cứu đúng đắn thì cần phải cóthông tin đầy đủ và khách quan về lĩnh vực mà họ nghiên cứu Bên cạnh khảnăng chuyên môn, kinh nghiệm của bản thân thì họ cần phải có năng lực thôngtin, đây là một công cụ giúp họ có thể khai thác và sử dụng thông tin hiệu quả
Có thể thấy người dùng tin tại Viện là đối tượng cần được trang bị đầy đủ kiếnthức, kĩ năng tra cứu, sử dụng thông tin khoa học Hiện nay vấn đề này tạiViện chưa được chú trọng Nguyên nhân do đâu và cần phải làm gì để khắcphục tình trạng trên là vấn đề đặt ra cần có lời giải Nguyên nhân dẫn đến hiệntượng này có thế do khách quan từ bên ngoài hoặc do các yếu tố chủ quan từbên trong hoạt động của Viện Cụ thể như: Có thể là do lãnh đạo chưa quantâm đúng mức, chưa có chương trình, kế hoạch cụ thể đào tạo bài bản để pháttriển năng lực thông tin, hệ thống tra cứu chưa được hoàn hảo, do tâm lýngười dùng tin, do điều kiện khác tác động đến Nếu có các giải pháp đượcthực thi hữu hiệu như nâng cao được nhận thức của các bên liên quan, chútrọng đến các yếu tố tác động đến nâng cao trình độ NLTT cho người dùng tinthì sẽ giúp Viện TT KHXH thuộc Viện Hàn lâm KHXHVN nâng cao đượchiệu quả hoạt động, giúp người dùng tin thỏa mãn tối đa nhu cầu tra cứu, tìmkiếm thông tin khoa học phục vụ nghiên cứu, học tập và đào tạo về KHXH &Nhân văn của Viện, tạo ra những sự chuyển biến tích cực trong xã hội
5 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Năng lực thông tin của người dùng tin thuộc Viện TT KHXH thuộc Viện
Trang 196 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp luận
Luận văn nghiên cứu dựa trên các phương pháp của chủ nghĩa duy vậtbiện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta vềgiáo dục và văn hóa thông tin làm căn cứ để triển khai quá trình nghiên cứu
6.2 Phương pháp cụ thể
Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu:
Sử dụng các tài liệu chuyên ngành, nghiên cứu khoa học về năng lựcthông tin để phục vụ nghiên cứu Phân tích, đánh giá, tổng hợp những kết quảnghiên cứu nhằm đưa ra những luận cứ, luận điểm, luận chứng
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi:
Đối tượng điều tra là người dùng tin và đội ngũ cán bộ TTTV của Viện
TT KHXH thuộc Viện Hàn lâm KHXHVN Số phiếu phát ra ngẫu nhiên cho người dùng tin là 120 phiếu, số phiếu cho cán bộ là 15 phiếu
Phương pháp thống kê số liệu:
Dùng để thống kê tài liệu, con số, dữ kiện, dữ liệu có được trong quá trình khảo sát
Phương pháp phỏng vấn:
Tác giả tiến hành phỏng vấn lãnh đạo, cán bộ thông tin - thư viện của Viện TT KHXH, Viện Hàn lâm KHXHVN
Trang 20 Phương pháp so sánh:
Tác giả áp dụng phương pháp này khi so sánh từ kết quả điều tra bằngbảng hỏi về NLTT của người dùng tin với các mối tương quan khác nhau như
độ tuổi, điều kiện sống, điều kiện làm việc, trình độ, tâm lý, sở thích…
7 Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài
8 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được chia thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực thông tin của người dùng tin tại Viện Thông tin Khoa học xã hội
Chương 2: Thực trạng năng lực thông tin và các yếu tố tác động đến năng lực thông tin của người dùng tin tại Viện Thông tin Khoa học xã hộiChương 3: Giải pháp nâng cao năng lực thông tin cho người dùng tin tại Viện Thông tin Khoa học xã hội
Trang 21Năng lực là vấn đề đã được bàn luận, đánh giá từ nhiều hướng tiếp cận trong những bối cảnh khác nhau.
Từ góc độ Triết học, Năng lực “hiểu theo nghĩa rộng là những đặc tính
tâm lý của cá thể điều tiết hành vi của cá thể và là điều kiện sống của cá thể [ Hiểu theo nghĩa đặc biệt thì năng lực là toàn bộ những đặc tính tâm lý của con người khiến cho nó thích hợp với một hình thức hoạt động nghề nghiệp nhất định đã hình thành trong lịch sử” Năng lực của con người không thể tách rời
với tổ chức lao động xã hội và với hệ thống giáo dục thích ứng với tổ chức đó [27,tr.379]
Dưới góc độ Tâm lý học, năng lực là “tổng hợp các thuộc tính độc đáo
của cá nhân phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định, nhằm đảm bảo có kết quả tốt nhất trong lĩnh vực hoạt động ấy” Các
nhà nghiên cứu tâm lý học cũng cho rằng, năng lực của mỗi người một phầndựa trên cơ sở tư chất Trong quá trình rèn luyện, dạy học, giáo dục, năng lựcđược hình thành và phát triển tích cực [50]
Trong khoa học về xây dựng và phát triển chương trình giáo dục, nănglực có thể hiểu là khả năng (gồm những gì đã được dạy, kinh nghiệm, kỹ năng,kiến thức, thái độ) được sử dụng hiệu quả, phù hợp, bằng sự cố gắng dựa vàonhững nguồn lực khác nhau [43]
Tóm lại, năng lực được hiểu là sự kết hợp của các kỹ năng, kiến thức,thái độ, phẩm chất của một cá nhân hay tổ chức để thực hiện một nhiệm vụ cóhiệu quả
Trang 22 Khái niệm Năng lực thông tin
Thuật ngữ “Information Literacy” (năng lực thông tin) được Paul G.Zurkowski - Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp thông tin Mỹ (US InformationIndustry Association) nêu lên trong đề xuất gửi đến Ủy ban Quốc gia về Khoahọc Thông tin - Thư viện năm 1974 Zurkowshi sử dụng thuật ngữ này mô tảnhững người “đã học được kỹ năng sử dụng các công cụ tìm kiếm thông tincũng như các nguồn thông tin khác nhau để có được giải pháp thông tin” [61,tr.6]
Năm 1984, Kuhlthau đã định nghĩa NLTT bao gồm việc nhận ra nhu cầutin và tìm kiếm thông tin cần thiết trong đời sống hàng ngày cũng như trongviệc đưa ra những quyết định mang lại lợi ích cho nhu cầu tin của mình.Ngoài ra, NLTT còn đòi hỏi NDT có khả năng xử lý được số lượng nhữngthông tin phức tạp được tạo ra bởi máy tính và các phương tiện thông tin đạichúng Khả năng học tập suốt đời của mỗi người có thể bị thay đổi bởi sự pháttriển của xã hội và khoa học kỹ thuật, đòi hỏi mỗi người phải trang bị chomình những kỹ năng và tri thức mới [60]
Theo Hiệp hội các thư viện chuyên ngành và các trường đại học Hoa Kỳ
(ACRL, 1989), “Năng lực thông tin là một tập hợp các khả năng đòi hỏi cá
nhân để nhận ra thời điểm cần thông tin, có thể xác định vị trí, đánh giá, sử dụng có hiệu quả thông tin cần thiết đó” [55].
Theo Hiệp hội Thư viện Hoa Kỳ (ALA): “Năng lực thông tin là năng
lực giúp mỗi cá nhân nhận biết nhu cầu thông tin, khai thác, đánh giá và sử dụng thông tin hiệu quả để phục vụ quá trình học tập, nghiên cứu và trong cuộc sống” [54].
Viện NLTT Úc và New Zealand (2004) cho rằng một người có NLTT làngười có khả năng:
- Nhận dạng nhu cầu thông tin;
Trang 23- Xác định được phạm vi của thông tin mà mình cần;
- Khai thác thông tin hiệu quả;
- Thẩm định thông tin và nguồn của chúng một cách tích cực và hiệu quả;
- Phân loại, lưu trữ, vận dụng và tái tạo nguồn thông tin được thu thập hay tạo ra;
- Biến nguồn thông tin được chọn thành tri thức;
- Sử dụng thông tin vào việc học tập, tạo tri thức mới, giải quyết vấn đề,
và ra quyết định một cách hiệu quả;
- Nắm bắt được các khía cạnh kinh tế, pháp luật, chính trị và văn hóatrong việc sử dụng thông tin;
- Truy cập và sử dụng các nguồn thông tin hợp pháp và hợp đạo đức;
- Sử dụng thông tin và tri thức để thực hiện các quyền công dân và tráchnhiệm xã hội
- Trải nghiệm NLTT như một phần của học tập độc lập cũng như tự học suốt đời [57, tr3-4]
Theo Joan M Reitz trong Từ điển về Khoa học Thông tin và Thư viện(2004), NLTT là khả năng tìm kiếm thông tin theo nhu cầu, gồm có sự hiểubiết về cách tổ chức của thư viện, các nguồn tài nguyên mà thư viện có thểcung cấp cùng với các kỹ thuật tìm kiếm đơn giản Bên cạnh đó, định nghĩanày cũng bao gồm các kỹ năng cần thiết để đánh giá nội dung, sử dụng thôngtin có hiệu quả, những kiến thức về công nghệ thông tin, kiến thức về chínhtrị, văn hóa, xã hội Định nghĩa này tương đồng với kỹ năng thông tin [65].Theo UNESCO (2008), một người có năng lực thông tin là người có thể:Xác định rõ được nhu cầu thông tin của mình, định vị/tìm kiếm và đánh giáđược chất lượng của thông tin; tổ chức và khai thác thông tin; sử dụng thôngtin hiệu quả và có đạo đức (tôn trọng bản quyền, không đạo văn); ứng dụngthông tin để sáng tạo và nắm bắt tri thức mới” [64]
Trang 24Theo Viện chuyên gia Thư viện và thông tin Hoàng gia Anh quốc (TheUK’s Chartered Institute of Library and Information Professional – CILIP):Người có NLTT là người biết nhu cầu thông tin của mình, biết chỗ để tìmchúng, biết cách đánh giá, sử dụng và chia sẻ thông tin một cách hợp pháp.Ngoài ra, ở đây cũng cung cấp hướng dẫn những kỹ năng cần thiết để trởthành người có NLTT như sau: Khả năng nhận biết nhu cầu tin, nhận diệnđược nguồn thông tin, biết cách tìm tin, khả năng đánh giá chất lượng nguồntin, biết cách sử dụng cũng như khai thác kết quả tìm được, hiểu được nhữngvấn đề liên quan đến pháp luật và trách nhiệm khi sử dụng thông tin, biết cáchchia sẽ, tổ chức và quản lý thông tin [58].
Theo Webber (2010), năng lực thông tin là việc áp dụng các hành vithông tin một cách phù hợp để xác định thông tin qua các kênh hoặc phươngtiện, chắt lọc thông tin để phù hợp với nhu cầu tin, từ đó dẫn đến việc sử dụngthông tin một cách khôn ngoan và phù hợp với đạo đức trong xã hội [13]
“Information literacy” là một thuật ngữ khá mới mẻ đối với các cán bộthông tin- thư viện Thuật ngữ này được biết đến chính thức trong một bài báocủa tác giả Nguyễn Hoàng Sơn công bố vào năm 2000
Thuật ngữ “Information Literacy” đã được dịch sang tiếng Việt theonhiều cách hiểu khác nhau như “Kỹ năng thông tin”, “Kiến thức thông tin”,
“Thông thạo thông tin”, “Hiểu biết thông tin”,… Theo PGS TS Trần ThịQuý, thuật ngữ “Information Literacy” cần được dịch là “Năng lực thông tin”bởi khi đi vào nghiên cứu s âu hơn về vấn đề này, việc dịch thuật ngữ
“Information Literacy” là “Kiến thức thông tin” hay những cách dịch ở trên làchưa dầy đủ về nội dung Có thể hiểu NLTT bao gồm thái độ, kiến thức, kỹnăng đối với việc truy cập và sử dụng thông tin Ngày nay, thuật ngữ nàyđang được sử dụng nhiều hơn tại các trường đại học, các cơ quan, trung tâmTTTV, các viện nghiên cứu ở Việt Nam [25]
Trang 25Trên cơ sở nghiên cứu, tiếp thu những điểm hợp lý trong quan điểm củacác tác giả về năng lực thông tin, có thể hiểu một cách chung nhất về khái
niệm này như sau: Người có năng lực thông tin là người có khả năng nhận
biết nhu cầu, tìm kiếm, thu thập, đánh giá và sử dụng thông tin một cách hiệu quả, đúng nhu cầu và hợp pháp.
1.1.2 Nội dung của năng lực thông tin
Năng lực thông tin bao gồm những khả năng, kỹ năng cụ thể sau:
Nhận dạng nhu cầu thông tin
Trong mỗi nghiên cứu, việc xác định chủ đề đúng là bước đầu tiên củanăng lực nhận dạng nhu cầu tin Vấn đề được đặt ra để giải quyết sẽ quyếtđịnh việc lựa chọn nguồn thông tin, phương pháp thu thập, tổ chức và sử dụngthông tin,…
NDT cần phải nhận dạng được nhu cầu của mình về thông tin và tínhchất thông tin NDT phải biết các loại thông tin mà mình cần (sự kiện, số liệu,thống kê, thông tin cấp 1, cấp 2…); lượng thông tin cần trong phạm vi cụ thể,
độ sâu của thông tin; hiểu được cách tổ chức thông tin, phổ biến và sự phùhợp với nội dung chủ đề nghiên cứu; đánh giá lại bản chất và phạm vi của nhucầu thông tin: xem lại nhu cầu thông tin ban đầu nhằm làm rõ hơn, xem xét lạihoặc thu gọn câu hỏi tìm kiếm
Việc nhận diện được nhu cầu tin của NDT tốt sẽ làm cho việc tìm kiếm,lựa chọn và sử dụng thông tin trở nên hiệu quả, đúng mục tiêu nghiên cứu,thời gian, phạm vi nghiên cứu, không bị thiếu khi quá ít tài liệu hay không bịnhiễu khi có quá nhiều tài liệu
Tìm kiếm thông tin
Để có kết quả tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng và chất lượng, NDT cần có năng lực tìm kiếm thông tin Năng lực này được thể hiện thông
Trang 26qua việc NDT phải biết xây dựng chiến lược tìm tin; biết cách lựa chọn công
cụ tìm tin phù hợp, hiệu quả; sử dụng thành thạo công cụ tìm tin
- Xây dựng chiến lược tìm tin: phân tích trước khi tìm; xác định được các
từ khóa, từ đồng nghĩa và các thuật ngữ liên quan đến thông tin mình cần;thực hiện phép tìm; điều chỉnh chiến lược tìm khi cần: điều chỉnh từ khóahoặc chủ đề
- Công cụ tìm tin: máy tìm trên Internet, máy tìm ở thư viện - OPAC, thưmục chủ đề, cơ sở dữ liệu học thuật
- Sử dụng thành thạo công cụ tìm tin khác nhau để truy cập thông tindưới nhiều dạng thức khác nhau; sử dụng dịch vụ thông tin phù hợp với nhu cầutin: dịch vụ cung cấp tài liệu,…
- Những câu hỏi thường được đặt ra trong kỹ năng tìm kiếm đó là: tôinên dùng nguồn thông tin nào? Tôi tìm kiếm nguồn thông tin này ở đâu? Làmthế nào để tôi tìm kiếm trong tài nguyên này? Làm thế nào để tôi lấy được thông tin khi tìm thấy? …
Đánh giá thông tin
Trong quá trình tìm kiếm thông tin phục vụ học tập, nghiên cứu khoahọc, bên cạnh những thông tin chính xác còn có những thông tin không cóchất lượng, thiếu độ tin cậy vì vậy đòi hỏi NDT cần có năng lực đánh giáchính xác nội dung thông tin một cách khách quan
Đánh giá thông tin khuyến khích tư duy về độ tin cậy, tính hợp lệ, chínhxác, hợp thức, kịp thời, quan điểm hoặc thành kiến của thông tin
Các tiêu chí về đánh giá và thẩm định thông tin đó là: tính cập nhật, tínhkhách quan, độ tin cậy, sự phù hợp (COCA) [13]
- Tính cập nhật (Currency): được hiểu là thông tin mới, số liệu mới nhất
so với thời điểm hiện tại; mức độ cập nhật của thông tin phù hợp với nhu cầu
tin; tùy thuộc vào từng loại hình thông tin và nhu cầu tin
Trang 27- Tính khách quan (Objectivity): thể hiện ở chỗ thông tin có bị ảnh
hưởng bởi quan điểm chủ quan, ý kiến áp đặt không? Quan điểm của tác giả
có được nêu rõ hay không? Tác giả có đề cập đến mục đích của trang web/bàiviết hay không? Có nêu rõ thể loại và đối tượng người đọc hay không?
- Sự tin cậy (Credibility): thể hiện ở nguồn gốc thông tin; thông tin về tácgiả; số liệu; chuyên môn của tác giả,…
Sự phù hợp (Audience): Sự phù hợp ở đây là việc đáp ứng nhu cầu tin vềnội dung và hình thức với từng đối tượng người đọc
Tổ chức và trình bày thông tin
Sau khi đã xác định đúng nhu cầu của mình, biết cách tra cứu tìm kiếm được học liệu, NDT còn cần biết cách tổ chức và trình bày thông tin
- Tổ chức thông tin: sắp xếp, lưu trữ thông tin thu nhận được từ các
nguồn tìm kiếm một cách khoa học, hợp lý, sử dụng các phần mềm để quản lýtài liệu như: Mendeley, endnote,…
- Trích rút các thông tin có được, tóm tắt, tổng hợp kiến thức, các ý chính
để viết thành bài của mình Ngoài ra cần phải nghiên cứu, so sánh, đối chiếu nhữngkiến thức mới với những kiến thức đã có từ trước
- Khai thác thông tin một cách nhanh nhất, chính xác, khái quát nhất vàbiết chắt lọc được những thông tin có chất lượng, có giá trị phục vụ cho mục đích nghiên cứu và học tập
Hiểu biết về pháp lý và đạo đức trong sử dụng và trao đổi thông tin
NDT cần phải có những hiểu biết về các văn bản pháp lý liên quan đếnvấn đề bản quyền, sở hữu trí tuệ, đạo đức trong sử dụng, trao đổi, chia sẻthông tin với NDT khác, có nhận thức đúng đắn về việc trích dẫn
- Hiểu biết các vấn đề đạo đức, pháp lý và kinh tế xã hội liên quan tớithông tin và công nghệ thông tin
- Có ý thức chấp hành theo pháp luật, các quy định liên quan đến vấn đề
Trang 28truy cập, sử dụng thông tin.
- Biết nhìn nhận việc sử dụng thông tin trong việc trao đổi, chia sẻ cácsản phẩm hoặc thuyết trình
- Thừa nhận việc sử dụng các nguồn thông tin của người khác: lựa chọnmột chuẩn trích dẫn nguồn tư liệu và sử dụng một cách nhất quán để trích dẫnnguồn tin; gửi thông báo xin phép khi cần đối với các tài liệu có bản quyền
Có thói quen sẵn sàng và có kỹ năng cần thiết trong việc chia sẻ thôngtin đối với người khác theo đúng pháp luật, hợp với đạo đức và có hiệu quả[25]
1.1.3 Các yếu tố tác động đến năng lực thông tin của người dùng tin
Như đã trình bày, năng lực thông tin của NDT là khả năng và kỹ năngcủa họ trong việc tìm kiếm, thu thập, đánh giá và sử dụng thông tin một cáchhiệu quả, đúng nhu cầu và hợp pháp NDT có thể hoạt động ở các lĩnh vựcnghề nghiệp khác nhau, sinh hoạt, làm việc ở các môi trường công tác (tổchức, cơ quan, đơn vị…) khác nhau với những nhu cầu, sở thích, mục tiêu vàđộng cơ dùng tin khác nhau NDT có thể phân thành các nhóm cơ bản khácnhau, bao gồm: Nhóm NDT làm công tác nghiên cứu, giảng dạy; Nhóm NDT
là cán bộ quản lý; Nhóm NDT là sinh viên, học viên cao học; Nhóm NDTkhác như cán bộ hưu, các ngành khoa học khác… Năng lực thông tin củaNDT vì vậy cũng rất khác nhau và chịu sự tác động của nhiều yếu tố kháchquan và chủ quan khác nhau, liên quan đến môi trường dùng tin (cơ quan, đơn
vị làm việc, công tác); Cơ sở, Trung tâm thông tin thư viện cùng đội ngũnhững người làm công tác thông tin thư viện và bản thân NDT Khái quát lại,
có thể nêu lên một số yếu tố sau đây
Nhận thức của các bên liên quan, bao gồm các cấp lãnh đạo, quản lý đơn vị; cán bộ thông tin thư viện và bản thân người dùng tin.
- Về phía các cấp lãnh đạo, quản lý cơ quan, đơn vị
Trang 29Năng lực thông tin của NDT trước hết phụ thuộc vào nhận thức của cáccấp lãnh đạo, quản lý cơ quan, đơn vị nơi họ đang công tác, nghiên cứu, giảngdạy và học tập Để nâng cao năng lực cạnh tranh của các cơ quan, đơn vị,doanh nghiệp… trong tình hình hiện nay, điều mấu chốt là phải xây dựng xãhội học tập, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, làm chủ thông tin, xử lý tốtthông tin từ các phía Nói cách khác, phải nâng cao NLTT cho NDT Nếu cáccấp lãnh đạo, quản lý, thủ trưởng cơ quan, đơn vị nhận thức được tầm quantrọng của NLTT, quan tâm đến việc học tập, nâng cao năng lực chuyên môn,
kỹ năng làm việc cho cán bộ, nhân viên, qua đó nâng cao chất lượng nguồnnhân lực của đơn vị, thì họ sẽ xây dựng và ban hành các chủ trương, nghịquyết, văn bản, quy chế, quy định, cơ chế, chính sách theo thẩm quyền nhằmxây dựng xã hội học tập, động viên, bắt buộc, tạo điều kiện để mọi người phảicập nhật kiến thức, thông tin, học hỏi để nâng cao trình độ học vấn, kỹ nănglàm việc, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ Như vậy sẽ tạo điều kiên thuận lợi đểnăng lực thông tin của NDT trong đơn vị được phát triển, nâng cao Ngược lại,nếu thủ trưởng và các cấp lãnh đạo, quản lý đơn vị không nhận thức được vấn
đề, không quan tâm đến văn hóa đọc, không có cơ chế, chính sách phù hợp,không có định hướng và tạo điều kiện để NDT trong đơn vị được tiếp cậnthông tin, học hỏi, giao tiếp… thì NLTT của NDT rất khó để phát triển, nângcao Như vậy, có thể khẳng định nhận thức của các cấp lãnh đạo, quản lý cóvai trò quyết định đối với công tác phát triển năng lực thông tin cho NDT củađơn vị, cơ quan Để công tác phát triển NLTT cho NDT được đảm bảo thì lãnhđạo các cấp phải hiểu đúng đắn về tầm quan trọng của phát triển NLTT, tạođiều kiện xây dựng và ban hành các chính sách cụ thể, tích cực về phát triểnNLTT cho NDT
- Về phía cán bộ thông tin thư viện
Thư viện là nơi lưu giữ, cung cấp và bảo tồn các giá trị văn hóa của dân
Trang 30tộc và nhân loại, thể hiện một phần giá trị văn hóa dân tộc, năng lực, trình độcủa đội ngũ trí thức, các nhà hoạt động, quản lý trên các lĩnh vực Nhiệm vụcủa thư viện là lưu giữ và cung cấp các sản phẩm và dịch vụ thông tin nhằmthỏa mãn nhu cầu tin của NDT NDT sử dụng thư viện với mục đích chính làkhai thác thông tin phục vụ cho hoạt động nghiên cứu, giảng dạy và học tập,lãnh đạo, quản lý, nâng cao dân trí, một phần ít hơn cho hoạt động lao động,sản xuất Chính vì vậy, khai thác thông tin và sử dụng thư viện tuy không phảimột việc làm trực tiếp tạo ra giá trị của cải vật chất đối với NDT nhưng đó lại
là một hoạt động nhằm nâng cao trình độ, tri thức, kỹ năng sống cho conngười, trong đó có nâng cao NLTT cho NDT Ở đây, cán bộ thông tin thư việnđược xem là những người tiên phong trong việc trang bị NLTT cho NDTthông qua hoạt động đào tạo NDT, hướng dẫn sử dụng thư viện, cung cấp, tưvấn cho NDT về việc sử dụng nguồn thông tin trong và ngoài thư viện Vì vậy,nhận thức đúng hay sai, sâu hay nông, đầy đủ hay phiến diện của cán bộ thôngtin thư viện về NLTT, vị trí, vai trò của hoạt động thông tin thư viện, về kiếnthức, kỹ năng và thái độ làm việc, phục vụ của người cán bộ thông tin thư viện
là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển, nâng cao haykìm hãm, hạn chế, làm chệch hướng sự phát triển NLTT cho NDT
- Về phía người dùng tin
Năng lực nói chung và NLTT của NDT nói riêng bị tác động và phụthuộc vào nhiều yếu tố, nhưng từ giác độ chủ quan, nó phụ thuộc phần lớnvào nhận thức và thái độ của NDT Để NLTT của NDT có điều kiện phát triểnthì điều quan trọng là NDT phải nhận thức rõ vai trò, ý nghĩa, cách thức thựchiện, có ý thức rèn luyện NLTT Nhận thức của NDT đúng hướng và tích cựcthì họ sẽ chủ động trong quá trình phát triển NLTT cho bản thân Ngược lại,nhận thức sai lệch, tiêu cực sẽ làm mất ý chí, dẫn đến thái độ, động cơ hànhđộng sai lệch, điều đó không những không giúp ích gì cho việc phát
Trang 31triển, nâng cao NLTT mà còn làm mất thời cơ hoàn thiện bản thân, không đápứng được yêu cầu công việc và mục tiêu phấn đấu của bản thân.
Hoạt động đào tạo người dùng tin
NLTT của NDT không phải tự nhiên mà có, mà đó là kết quả của sự nỗlực, cố gắng của bản thân NDT bằng con đường tự đào tạo, tự học tập qua trảinghiệm thực tiễn hoạt động kết hợp với được đào tạo, học tập, bồi dưỡng quatrường, lớp dưới sự giúp đỡ, tạo điều kiện của cơ quan, đơn vị nơi công tác.Như vậy, chất lượng, nội dung và hình thức hoạt động đào tạo NDT là mộttrong những yếu tố nền tảng, cốt lõi quy định trình độ, mức độ phát triểnNLTT của NDT
Trong tình hình hiện nay, để nâng cao NLTT cho NDT, cần đa dạng hóacác loại hình đào tạo để đáp ứng những nhu cầu khác nhau của NDT thuộccác đối tượng khác nhau Mặt khác, nội dung chương trình đào tạo NLTT choNDT cần được đổi mới, không chỉ dừng lại ở việc giới thiệu và hướng dẫnNDT trong phạm vi một thư viện cụ thể mà cần mở rộng, chú trọng đến kỹnăng nhận dạng NCT; tìm kiếm và đánh giá thông tin; khai thác và sử dụngthông tin có hiệu quả; hiểu biết các vấn đề pháp lý liên quan đến truy cập và
sử dụng thông tin; các kỹ năng giải quyết vấn đề,… Hoạt động đào tạo NLTTcho NDT cần được ứng dụng công nghệ hiện đại, xây dựng những bài giảngtrực tuyến về NLTT để NDT có thể tiếp cận dễ dàng hơn, tạo hứng thú khihọc
Cơ sở vật chất và hạ tầng công nghệ thông tin
Cơ sở vật chất vật chất kỹ thuật, hạ tầng CNTT là yếu tố hỗ trợ đắclực,có tác động lớn đến việc phát triển NLTT của NDT Nếu cơ sở vật chất và
hạ tầng CNTT được đầu tư tốt, hiện đại sẽ đáp ứng được tối đa nhu cầu tincủa NDT.CNTT đã làm thay đổi cách thức khai thác, lưu trữ, phổ biến, sửdụng thông tin của NDT Họ không chỉ đơn thuần tra cứu trong tài liệu truyền
Trang 32thống mà còn tra cứu, tìm kiếm thông tin trên Internet, sử dụng các phần mềmhiện đại vì vậy họ cần có NLTT về lĩnh vực này Các chuyên gia TTTV trựctiếp giảng dạy NLTT cho NDT cần ứng dụng CNTT để khai thác, sử dụngthông tin, giảng dạy, nghiên cứu, phổ biến thông tin thông qua ứng dụng củamạng xã hội như facebook, youtube để phổ biến các bài học về NLTT choNDT.
Trình độ, kỹ năng của đội ngũ cán bộ thông tin thư viện
Văn hóa đọc ở Việt Nam cho tới nay vẫn là vấn đề trăn trở đối với cácthư viện, khi mà công nghệ ngày càng phát triển và tiện dụng, mọi người cóthể tiếp cận với thông tin mà mình cần qua nhiều kênh khác nhau, chủ yếu làqua mạng Internet Chính điều này đã làm cho thư viện không còn được lựachọn là điểm đến ưa thích nhất đối với NDT Một phần có thể do thư việnchưa đáp ứng được hết nhu cầu tin của NDT, NDT chỉ đến thư viện sử dụngtrong một thời gian giới hạn để phục vụ việc học tập của mình (đặc biệt đốivới học viên cao học và sinh viên…) Mặt khác, có một số thư viện thủ tụclàm thẻ, mượn trả tài liệu còn rườm rà, khả năng khai thác thông tin còn hạnchế, gây khó khăn cho NDT khi đến thư viện Các thư viện chưa tạo được môitrường gây hứng thú với NDT, khiến họ muốn đến thư viện sử dụng các sảnphẩm và dịch vụ Như vậy, vấn đề đặt ra là phải nhận thức đúng và phát huytốt vai trò của đội ngũ cán bộ thông tin thư viện, tăng cường bồi dưỡng những
kỹ năng cần thiết và nâng cao tinh thần, thái độ phục vụ cho họ, qua đó thuhút NDT đến với thư viện, góp phần vào việc nâng cao NLTT cho NDT.Đội ngũ cán bộ TTTV là những người có vai trò quan trọng đối với việcphát triển NLTT cho NDT, có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình học tập vànghiên cứu của NDT Họ cần phải được trang bị các kỹ năng cần thiết như:hiểu biết về NDT, xác định và đánh giá các nguồn thông tin, quản lý, phântích, đánh giá, trình bày thông tin, lưu trữ và tổ chức bộ máy tra cứu tìm tin,
Trang 33phổ biến thông tin; kỹ năng về công nghệ, giao tiếp, trình bày, xử lý tìnhhuống, ngoại ngữ,…để có thể làm chủ được tình huống đưa ra được nhữngquyết định đúng đắn.
1.1.4 Yêu cầu năng lực thông tin đối với người dùng tin
NLTT không chỉ là những kỹ năng để tìm kiếm thông tin một cách hiệuquả, nó bao gồm thái độ, kiến thức liên quan đến việc truy cập các nguồnthông tin Vậy yêu cầu đối với năng lực thông tin của người dùng tin là gì? Cóthể nêu lên một số nội dung yêu cầu cụ thể như sau:
Về Kỹ năng (skills), phải đáp ứng được các yêu cầu:
- Phải biết xác định được mức độ thông tin mình cần, từ đó giúp cho việctìm kiếm thông tin trở nên đúng hướng và chính xác hơn
- Kỹ năng nghiên cứu và sử dụng thư viện của cơ quan, trung tâm thôngtin thư viện nơi mình nghiên cứu, học tập không những ở trong nước mà còn
Trang 34cho công tác nghiên cứu, học tập.
và hiện đại trong quá trình tìm kiếm thông tin
- Có hiểu biết về công cụ, phương pháp tìm kiếm thông tin
- Có kiến thức ứng dụng công nghệ thông tin, internet, website để khaithác thông tin trên mạng hiệu quả
- Có hiểu biết sâu sắc về nhiều lĩnh vực như: kinh tế, luật pháp, các vấn
đề xã hội xung quanh việc truy cập và sử dụng thông tin một cách phù hợpđạo đức và đúng luật
1.2 Đặc điểm của Viện Thông tin Khoa học xã hội
1.2.1 Sơ lược lịch sử ra đời và phát triển của Viện
Ngày 8/5/1975, thay mặt Hội đồng Chính phủ, Thủ tướng Phạm VănĐồng đã ký quyết định số 93/CP về việc thành lập Viện Thông tin Khoa học
xã hội
Viện được thành lập trên cơ sở hợp nhất hai cơ quan thuộc Ủy ban Khoahọc xã hội Việt Nam: Ban Thông tin Khoa học xã hội (thành lập năm 1973)
và Thư viện Khoa học xã hội (thành lập năm 1968)
Thư viện Khoa học xã hội là cơ quan tiếp nhận, bảo quản, phục vụ vốnsách báo, tư liệu về khoa học phương Đông mà Thư viện Viễn Đông Bác Cổ
Trang 35Pháp (có trụ sở tại Hà Nội từ năm 1902) bàn giao lại cho Việt Nam năm 1957.Tập san Thông tin Khoa học xã hội được ra mắt năm 1978 Sau đó vào năm
1979 được chuyển thành Tạp chí Thông tin Khoa học xã hội Năm 1977 đếncuối năm 1988, Tập san chuyên ngành được xuất bản có tên là “Cái mới trongKhoa học xã hội” Năm 1990, Bản tin Tài liệu phục vụ nghiên cứu đượcxuất bản Tin tham khảo đặc biệt được phát hành từ tháng 6 năm 1993
Năm 1979, Viện là cơ quan đại diện quốc gia - thành viên của MISON
và APINESS và có quan hệ chính thức với hơn 80 trung tâm thông tin và thưviện lớn của 40 nước trên thế giới
Năm 1992, tiến hành công tác tin học hóa Năm 2002 Viện là thành viêncủa Hiệp hội thư viện quốc tế IFLA
1.2.2 Cơ cấu tổ chức
Ban lãnh đạo Viện:
Các phòng nghiên cứu Khối Thông tin khoa học
- Phòng Thông tin Triết học - Sử học - Dân tộc - Tôn giáo
- Phòng Thông tin Kinh tế - Luật
- Phòng Thông tin Văn hóa - Xã hội
- Phòng Thông tin Văn học - Ngôn ngữ
- Phòng Thông tin Quốc tế
Các phòng nghiệp vụ Khối Thư viện
- Phòng Nghiệp vụ Thư viện
- Phòng Bổ sung- Trao đổi
- Phòng Phân loại - Biên mục
- Phòng Bảo quản
- Phòng Công tác bạn đọc
Trang 36 Các phòng Khối chức năng
- Phòng Tổ chức - Hành chính
- Phòng Quản lý khoa học và Hợp tác quốc tế
- Phòng Tin học hóa - Cơ sở dữ liệu
- Phòng In - Phát hành
Tòa soạn Tạp chí “Thông tin Khoa học xã hội”
Phòng Biên tập - Trị sự
1.2.3 Chức năng, nhiệm vụ của Viện
Theo Quyết định số 1929/QĐ-KHXH ngày 8 tháng 11 năm 2017 củaViện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (Viện Hàn lâm), Viện Thông tinKhoa học xã hội (KHXH) là tổ chức trực thuộc Viện Hàn lâm, có vị trí, chứcnăng, nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
2 Viện Thông tin KHXH có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng; được
mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng theo quy định của pháp
luật
3 Viện Thông tin KHXH có trụ sở chính tại thành phố Hà Nội; có têngiao dịch quốc tế bằng tiếng Anh là Institute of Social Sciences Information, viết tắt là ISSI
Trang 37 Nhiệm vụ và quyền hạn
2 Trình Chủ tịch Viện Hàn lâm phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch 5 năm, hàng năm, các dự án đầu tư tăng cường năng lực cho hệ thống thư viện của Viện Hàn lâm và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt
2 Tổ chức nghiên cứu, hội thảo, tọa đàm khoa học về những vấn đề mới, nổi bật về KHXH của Việt Nam và thế giới
3 Cung cấp thông tin khoa học cho Đảng và Nhà nước, Viện Hàn lâm, các
cơ quan, tổ chức hoạch định chính sách nghiên cứu, đào tạo, doanh nghiệp về các tổchức, cá nhân có quan tâm về những vấn đề mới, nổi bật về
4 Dịch, biên soạn, xuất bản và cung cấp các sản phẩm thông tin KHXH(sách, tạp chí, niên giám thông tin về KHXH Việt Nam, tài liệu phục vụ nghiêncứu, thông tin chuyên đề về KHXH thế giới, CSDL chuyên đề về KHXH, tài liệuphục vụ đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về thông tin - thư
viện,…)
5 Chủ trì nghiên cứu nhằm tạo sự thống nhất và chuẩn hóa nghiệp vụ thưviện của Viện Hàn lâm Chủ trì, phối hợp xây dựng hệ thống CSDL về kết quảnghiên cứu KHXH Tổ chức và phát triển nguồn thông tin KHXH; quản lýthống nhất các tài nguyên thông tin số của các thư viện thuộc Viện Hàn lâm;cập nhật sách, báo, tạp chí, phần mềm ứng dụng, các dạng thông tin số, ảnh,băng đĩa…; bảo quản, phục chế, số hóa, vi phim hóa sách, báo, tư liệu của Thưviện KHXH
6 Bảo tồn, khai thác, xây dựng và phát triển Thư viện KHXH thành Thưviện Quốc gia về KHXH Chủ trì xây dựng và thực hiện quy hoạch địnhhướng phát triển, hiện đại hóa hệ thống thư viện của Viện Hàn lâm theo môhình thư viện trung tâm - thư viện thành viên
7 Ứng dụng thành tựu công nghệ thông tin trong hoạt động thông tin- thư
Trang 38viện; tư vấn và hướng dẫn nghiệp vụ, điều phối hoạt động tin học hóa thư việntrong toàn Viện Hàn lâm.
8 Phối hợp tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp
vụ về thông tin - thư viện cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động
ở trong và ngoài Viện Hàn lâm; đầu mối chuyên môn tổ chức hội nghị thôngtin - thư viện, hội nghị bạn đọc thường niên của Viện Hàn lâm
9 Thực hiện hợp tác quốc tế và trong nước, liên doanh, liên kết, tư vấn,dịch vụ về các hoạt động nghiên cứu khoa học, thông tin khoa học, thư viện, in ấn,xuất bản, đào tạo nguồn nhân lực thông tin- thư viện; trao đổi ấn phẩm với các tổchức, thư viện trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật;
làm đầu mối bổ sung tài liệu ngoại văn, cơ sở dữ liệu trực tuyến cho toàn ViệnHàn lâm
10 Quản lý về tổ chức, bộ máy, vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chứcdanh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong đơn vị; quản lý tài sản và kinhphí của Viện Thông tin KHXH theo quy định của Nhà nước và theo sự phân cấpquản lý cỉa Viện Hàn lâm
11 Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chủ tịch ViệnHàn lâm [53]
1.2.4 Đặc điểm các nhóm người dùng tin tại Viện
Qua thực tế khảo sát hoạt động của Viện, các nhóm NDT chủ yếu củaViện là: Nhóm NDT là cán bộ nghiên cứu, giảng dạy; Nhóm NDT là lãnh đạo,cán bộ quản lý; Nhóm NDT là sinh viên, học viên cao học; Nhóm NDT khác
- Nhóm NDT là cán bộ nghiên cứu, giảng dạy
Nhóm NDT này gồm các cán bộ làm công tác nghiên cứu và giảng dạytrong các cơ quan, trung tâm, viện nghiên cứu; các học viện và trường đạihọc… Đây là nhóm NDT chiếm số lượng lớn nhất của Viện (56,4%) Họ lànhững người có trình độ học vấn cao từ đại học trở lên Họ là những nghiên
Trang 39cứu sinh, thạc sỹ, học viên cao học.
Về nhu cầu tin: Họ nghiên cứu chuyên sâu về các ngành thuộc lĩnh vựcKHXH Do đặc thù về công việc nên nhu cầu tin của họ rất đa dạng và phứctạp nhưng có trọng điểm về một lĩnh vực nào đó về KHXH Họ có nhu cầulớn đối với tài liệu quý hiếm, tài liệu số, tài liệu dạng CSDL online chuyênsâu nước ngoài
Về thời gian sử dụng thông tin thì nhóm NDT này chiếm nhiều nhất Họthường dùng những thông tin gốc đã được xử lý, thông tin cấp 2 đã được bao gói
có giá trị thông tin cao như thư mục tóm tắt, chú giải, tổng thuật, lược thuật
Về tuổi đời của nhóm NDT này khá trẻ: từ 36 – 50 tuổi chiếm tỷ lệ 48,5
% độ tuổi 20 - 35 tuổi chiếm tỷ lệ là 35.5% nên việc tiếp cận thông tin và xử
lý thông tin rất nhanh chóng Họ cần thông tin sâu, rộng, đầy đủ và cập nhậtthường xuyên Độ tuổi từ 51 - 60 tuổi chiếm 10,4% và độ tuổi trên 60 tuổichiếm 5,6% Nhóm NDT này thường dành nhiều thời gian cho việc tra cứu sửdụng thông tin
Khả năng ngoại ngữ của nhóm NDT này khá cao: Phần lớn sử dụng tiếngAnh (46.2%); tiếng Nga 38,8%, tiếng Trung Quốc 37,8% và còn lại là các loạihình ngôn ngữ khác
- Nhóm NDT là lãnh đạo, cán bộ quản lý
Nhóm NDT này gồm có: Viện trưởng, Phó Viện trưởng, Trưởng phòng,
… Tuy chỉ chiếm một số lượng nhỏ (10.4%) trong cơ cấu nhưng lại là nhữngngười có trình độ cao Số người đạt trình độ từ Tiến sĩ trở lên là 100% và trên50% có học hàm là PGS, GS Họ có vai trò rất lớn trong công tác điều hànhhoạt động của Viện Do tính chất của hoạt động quản lý, người quản lý cầnnhiều dạng thông tin bổ sung cho nhau Quỹ thời gian có hạn nhưng khốilượng công việc rất lớn khiến cho họ có xu hướng thích sử dụng các thông tin
đã được xử lý, đánh giá, bao gói lại nhưng vẫn đảm bảo tính chính xác Họ
Trang 40thường có quỹ thời gian ít, thường xuyên phải đi công tác hoặc không trực tiếp
có mặt tại nơi làm việc, do vậy họ không dành nhiều thời gian đến sử dụngthông tin tại Viện Họ cần những thông tin mang tính chính xác, cô đọng, kịpthời Nhu cầu tin của nhóm này là những thông tin, tài liệu đầy đủ kịp thời,nhanh chóng chính xác; những tài liệu dịch, lược thuật, các loại văn bản phápquy, quy định, nghị quyết, quyết định, báo cáo,…
Những người dùng tin làm công tác quản lý còn tích cực nghiên cứukhoa học, đào tạo đại học, sau đại học ở các trường đại học, các học viện vàcác Viện nghiên cứu chuyên ngành Họ đều đã và đang chủ nhiệm đề tài hoặc
là cán bộ chủ chốt để thực hiện các đề tài cấp từ cấp Viện, đến cấp Bộ, cấpNhà nước Vì vậy, họ rất ít thời gian đến thư viện tra cứu và khai thác thôngtin từ tài liệu gốc Họ thường được cung cấp thông tin theo đơn đặt hàng vớiViện TTKHXH Các thông tin họ cần thường ở dạng đã được chọn lọc, xử línhư “Tài liệu phục vụ nghiên cứu”; “Tin tham khảo đặc biệt; “Tạp chí Thôngtin Khoa học Xã hội”
Trình độ ngoại ngữ của cán bộ quản lý tương đối cao Hầu hết có thể sửdụng tốt từ 2 đến 3 ngoại ngữ và chủ yếu là tiếng Anh 22%, tiếng Pháp 4.5%,tiếng Nga 49.3%, tiếng Trung Quốc 35.1% và một số ngôn ngữ khác nhưtiếng Nhật, tiếng Hán Nôm Họ thường tham gia trao đổi học thuật ở trongnước và ngoài nước
Về cơ cấu độ tuổi, các cán bộ quản lý ở các cấp độ tuổi đa khác nhau: lứatuổi từ 20 – 35 tuổi chiếm tỷ lệ 12.5% Độ tuổi từ 36 – 50 tuổi chiếm tỷ lệ62,4 %, lứa tuổi từ 51 – 60 tuổi chiếm tỷ lệ 25,1%
Đời sống vật chất và gia đình riêng của nhóm cán bộ lãnh đạo quản lýtương đối ổn định Đây là một trong những điều kiện quan trọng để có thờigian dành cho nghiên cứu, sử dụng thông tin
Đời sống tinh thần của nhóm cán bộ quản lý khá đa dạng và phong phú: