Hiện nay, tại công ty thông tin di động VMS truyền thôngnội bộ đã được chú trọng và đang triển khai một cách sâu rộng, tuy nhiên hiệntại còn bộc lộ khá nhiều bất cấp trong một số hoạ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-TRỊNH THỊ BÍCH HẰNG
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG NỘI BỘ
TẠI CÔNG TY THÔNG TIN DI ĐỘNG VMS
Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế
Mã số: 60 30410
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH
Người hướng dẫn khoa học: TS Phạm Hùng Tiến
Người thực hiện: Trịnh Thị Bich Hằng
Hà nội - năm 2015
Trang 2Mục lục
Danh mục bảng biểu, sơ đồvà chữ viết tắt 3
Danh mục các hình 4
PHẦN MỞ ĐẦU……….5
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG NỘI BỘ CỦA NGÀNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM 13
1.1 Truyền thông nội bộ 13
1.1.1 Khái niệm truyền thông nội bộ 13
1.1.2 Đặc điểm truyền thông nội bộ 14
1.1.3 Vai trò truyền thông nội bộ 15
1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới truyền thông nội bộ 19
1.1.5 Tầm quan trọng của truyền thông nội bộ trong tổ chức 20
1.2 Nội dung của hoạt động truyền thông nội bộ………20
1.2.1 Tổ chức các sự kiện nội bộ (events)……… …… 21
1.2.2 Phát hành bản tin nội bộ (newsletter, newspapers)………… ………21
1.2.3 Vận hành website nội bộ: ……… …………22
1.2.4 Các hoạt động truyền thông khác……… …23
1.3 Tiêu chí và phương pháp đánh giá hoạt động truyền thông nội bộ… 26
1.3.1 Tiêu chí đánh giá hoạt động truyền thông nội bộ……….……….26
1.3.2 Phương pháp hoạt động truyền thông nội bộ……… ……….27
1.4 Kinh nghiệm triển khai hoạt động truyền thông nội bộ của một số doanh nghiệp viễn thông Việt Nam 29
Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG NỘI BỘ CÔNG TY THÔNG TIN DI ĐỘNG VMS 36
2.1 Tổng quan Công ty thông tin di động VMS 36
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TT di động VMS 36
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn 36
2.1.3 Cơ cấu tổ chức 37
2.1.4 Định vị thương hiệu……….46
2.2 Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh Công ty VMS… …………46
2.2.1 Thị trường thông tin di động Việt Nam……… ………46
Trang 32.2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty VMS……… …52
2.3 Thực trạng hoạt động truyền thông nội bộ tại Công ty VMS………… 57
2.3.1 Thực trạng hoạt động tổ chức các sự kiện nội bộ……….……….57
2.3.2 Thực trạng Phát hành bản tin nội bộ……… …… 61
2.2.3 Thực trạng Vận hành website nội bộ……….68
2.2.4 Các hoạt động truyền thông nội bộ khác……… 72
2.4 Đánh giá chung 73
2.3.1 Những kết quả đạt được 73
2.3.2 Những hạn chế và những nguyên nhân 74
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG NỘI BỘ CÔNG TY THÔNG TIN DI ĐỘNG VMS TRONG GIAI ĐOẠN TỪ NAY ĐÊN NĂM 2020 76
3.1 Mục tiêu phát triển và định hướng Công ty thông tin di động VMS đến năm 2020………76
3.1.1 Mục tiêu phát triển và định hướng giá trị văn hóa của Công ty thông tin di động VMS ……….………76
3.1.2 Chiến lược phát triển của Công ty thông tin di động VMS ………….77
3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông nội bộ tại Công ty thông tin di động VMS……….……… 79
3.2.1 Nhóm giải pháp về tổ chức các sự kiện nội bộ……… ………… ……79
3.2.2 Nhóm giải pháp về phát hành bản tin nội bộ……….……81
3.2.3 Nhóm giải pháp về vận hành website nội bộ………….…….…………81
3.2.4 Các giải pháp khác……… 87
3.3 Thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả truyền thông nội bộ tại Công ty thông tin di động VMS………88
KẾT LUẬN………….……….……… 89
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ……….……… 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO……….……… .95
Trang 4DANH MỤC CHŨ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ
1 Sơ đồ 2.0 Sơ đồ tổ chức Công ty Thông tin 34
Di động VMS
Kết quả số lƣợt đọc Bản tin nội bộ
tháng 12/2012Kết quả thu đƣợc sau 1 năm hoạt
MobiFonenews.com.vn
Trang 5DANH MỤC CÁC HÌNH
1 Hình 2.1 Tiến trình phát triển các mạng 44
thông tin di động tại Việt Nam
di động tại Việt NamBiểu đồ 1 Tăng trưởng thuê
giá trị gia tăng
thiết kế bản tin PDF
61(Thư giãn, buôn chuyện và các
Trang 64
Trang 7PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Truyền thông nôịbô ̣nhằm muc ̣ tiêu giúp nhân viên chia sẻhê ̣thống tôn
chỉ (tầm nhiǹ, sứmênḥ, giá trị), cốt lõi thương hiêu,̣ những chuẩn mực vềvăn hóa và hành vi ứng xử phù hợp với cốt lõi và hình ảnh thương hiệu ; mọi
người hiểu rõcác chinh́ sách và thủtuc ̣ làm viêc ̣ ; thấu hiểu và biết cách vâṇ dụng cốt lõi thương hiệu vào thực tiễn để đối thoại và phát triển hinh̀ ảnh
thương hiêụ thành công; mọi người cùng hợp tác với cùng mục đích chung vàhỗtrơ ̣nhau làm viêc ̣ hiêụ quả
Theo sốliêụ nghiên cứu nhân sư ̣của công ty tư vấn DG &A (USA),
hiêṇ chỉcó37% nhân viên hiểu rõmuc ̣ đich́ màtổchức đang theo đuổi vàlý do taịsao ; 20% nhân viên hiểu đươc ̣ vai tròvà công viêc ̣ của bản thân cóý nghĩa như thế nào đối với mục đích của tổ chức ; khoảng 1/3 nhân viên mong
muốn đóng góp cho tổchức Ngươc ̣ laị, có 20% nhân viên không nhiêṭtinh̀tham gia và50% nhân viên không cóýkiến hay nétránh trách nhiêṃ Nghiên cứu còn cho thấy các tổchức cógiao tiếp vàtruyền thông nôịbô ̣hiêụ quảcó
khả năng duy trì nhân viên cao gấp 4 lần các tổchức giao tiếp kém hiêụ quả,đồng thời mang lại nhiều hơn giá trị thị trường tương ứng
Các cuộc nghiên cứu về mức độ hài lòng nhân sự ở các doanh nghiệptrong nước cũng minh chứng các lýdo chủyếu vìsao nhâ n viên cấp quản lý
trung gian thường rời bỏcông ty sau 2 -3 năm công tác Trường hơp ̣ tiêu biểu là một công ty kiến trúc và trang trí nội thất hàng đầu của Việt Nam gần đây đã
thuê tư vấn nhân sư ̣tư bên ngoai đểtim hiểu ly d o và giai quyết tinh trang ̣
nhân viên và cấp quản lýrời bỏcông ty vìnhững lýdo phi tài chinh́ như trên măc ̣ dùđơn vi nạ̀y thuôc ̣ nhóm 25% các công ty có mức lương cao nhất tại thị
Trang 85
Trang 9cảm nhận và niềm tin của người lao động đối với doanh nghiệp Sau môṭthời
gian phuc ̣ vu ̣công ty , nhân viên thường hay rơi vào tâm trang ̣ "hoang mang"
và thiếu định hướng vì nhiều lý do phi tài chính khác nhau như không hiểu rõmục tiêu và công ty sẽ đi về đâu trong tương lai do không cảm nhận được sự chia sẻcủa ban lanh̃ đaọ ; cảm nhận không rõ vai tròvà ýnghiã của bản thân
đối với công ty hoăc ̣ liêụ chúng cóphùhơp ̣ với muc ̣ tiêu công ty hay không ;bản thân họ nên hành xử và ra quyết định hàng ngày như thế nào để phù hợp
vơi tinh thần thương hiêụ hay yêu cầu cua ban lanh đaọ trong điều kiêṇ chinh
sách công ty chưa quy định rõ ràng ; kểcảphương thức đánh giá, công nhâṇ vàkhen thưởng chưa hơp ̣ lývềhiêụ quảvàthành tich́ cánhân vìhầu hết các tiêu chí
và tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả nhân viên còn mang tính cảm tính và lệ
thuôc ̣ vào "thiêṇ chí" của lãnh đạo hay cấp quản lý Măṭkhác, cấu trúc tổchức
và cơ chế phân quyền - giao quyền của các công ty trong nước làm haṇ chế
quyền chu đông ̣ trong quan ly và thưc ̣ thi công viêc ̣ Như vâỵ, nhân viên ngoai
hành vi của cá nhân phùhơp ̣ với muc ̣ đich́ và văn hóa doanh nghiêp ̣, nhân viên
dê ̃bi lôị cuốn vàphát huy tốt nhất năng lưc ̣ cánhân đểđóng góp cho doanh
nghiêp ̣
Hầu hết các doanh nghiêp ̣ trong nước hiêṇ chưa chútrong ̣ vàđầu tư
đúng mức để xây dưng ̣ hê ̣thống truyền thông tổchức (corporatecommunication) toàn diện cho cả nội bộ và bên ngoài , trong đótruyền thôngnôịbô ̣giữvai tròquan trong ̣ Công ty thông tin di động VMS là một trong 3đơn vị lớn nhất đang hoạt động trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ viên
Trang 10thông tại Việt Nam Hiện nay, tại công ty thông tin di động VMS truyền thôngnội bộ đã được chú trọng và đang triển khai một cách sâu rộng, tuy nhiên hiệntại còn bộc lộ khá nhiều bất cấp trong một số hoạt động của công ty trongtruyền thông nội bộ.
Xây dựng thương hiệu nội bộ nhằm mục tiêu giúp nhân viên chia sẻ hệthống tôn chỉ (tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị), cốt lõi thương hiệu, những chuẩnmực về văn hóa và hành vi ứng xử phù hợp với cốt lõi và hình ảnh thươnghiệu, mọi người hiểu rõ các chính sách và thủ tục làm việc, thấu hiểu và biếtcách vận dụng cốt lõi thương hiệu vào thực tiễn để đối thoại và phát triểnhình ảnh thương hiệu thành công, mọi người cùng hợp tác với cùng mục đíchchung và hỗ trợ nhau làm việc hiệu quả Truyền thông nội bộ xuất sắc khôngchỉ nhắm đến việc thông báo hay truyền đạt được thông điệp mà còn nhắmđến mục tiêu cao hơn là kết nối chiến lược kinh doanh với vai trò và hiệu quảcủa từng nhân viên Doanh nghiệp hoạt động tốt trong công tác truyền thôngnội bộ sẽ tạo sự khác biệt, gia tăng năng suất và sử dụng hiệu quả nguồn lựctốt hơn Hiện tại, công ty thông tin di động VMS cũng cần có các công trìnhkhoa học nghiên cứu thực trạng và đưa ra các giả pháp nhằm hoàn thiện vànâng cao hiệu quả các hoạt động truyền thông nội bộ, vì thế tác giả đã chọn đề
tài “Hoàn thiện công tác truyền thông nội bộ tại công ty thông tin di động VMS” làm đề tài luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ chuyên ngành Quản lý kinh tế
và đưa ra một số giải pháp khắc phục những tồn tại của Công ty VMS
2 Tình hình nghiên cứu.
Khi tiến hành công tác nghiên cứu, tác giả đã xác định rõ mục tiêu, vấn đề
và đối tượng cần nghiên cứu để từ đó đưa ra phương pháp tiếp cân phù hợpnhằm khai thác tối đa thông tin Thông qua các hệ thống văn bản pháp luật
bao gồm: Bộ Thông tin và Truyền thông (2012), Quyết định Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành thông tin và truyền thông giai đoạn 2011 – 2020, số
Trang 11896/QĐ-BTTTT Báo cáo công tác các năm 2008 đến 2012 của Bộ Thông tin
và Truyền thông và Tổng cục Thống kê; Báo cáo công tác các năm 2008 đến
2012 của Công ty thông tin di động VMS.
Về các tài liệu và các công trình nghiên cứu tác giả đã đọc và tham khảomột số công trình sau đây:
- Chisstian, “Quản lý nguôn nhân lực trong khu vực nhà nước” tập I và
Tập II (sách dịch) NXB chính trị quốc gia HCM năm 2002 Tác phẩm này khẳngđịnh rằng, để phát triển kinh tế - xẫ hộ trước hết cần phải phát triển nguồn nhânlực trong khu vực nhà nước
- Đinh Thị Thúy Hằng (chủ biên), 2007, PR – Kiến thức cơ bản và đạo
đức nghề nghiệp, NXB Lao động – Xã hội, Việt Nam; tác phẩm này tác giả đã
đưa ra khái niệm và tầm quan trọng của PR và khẳng định PR nội bộ là lĩnh vựckhông thể thiếu đối với mỗi tổ chức doanh nghiệp Tuy nhiên tac giả cũng khôngđưa ra được mô hình truyền thông cụ thể của doanh nghiệp mà chỉ đưa ra nhữngkhái niệm và định hướng chung về PR
- Phillip Henslowe, 2007, Những bí quyết căn bản để thành công trong
PR, Trung An – Việt Hà biên dịch, NXB Trẻ, Việt Nam; Trong công trình
nhiên cứu này tác giả đã chỉ ra những bí quyết thành công trong PR
- Nguyên nhân và Bài học từ hang thất bại PR nổi tiếng thế giới, Trần
Thị Bích Nga – Nguyễn Thị Thu Hà biên dịch, NXB Trẻ, Việt Nam; Trong
công trình nhiên cứu này tác giả đã chỉ ra những thành công và thất bại trong
PR từ đó giúp cho các đơn vị tổ chức rút ra ài học, kinh nghiệm để có thể ápdụng vào thực tế
Thông qua các số liệu thống kê, các báo cáo các nghiên cứu được chắt lọc
từ sách, báo, tạp chí liên quan đến công tác hoạt động Truyền thông nội bộ tạiCông ty Thông tin di động VMS Tổng hợp các nghiên cứu có liên quan làm
Trang 12căn cứ xác định khung cho công tác hoạt động Truyền thông nội bộ Công ty Thông tin di động VMS.
3 Câu hỏi nghiên cứu:
(1) Công tác hoạt động Truyền thông nội bộ tại Công ty Thông tin diđộng VMS có điểm mạnh, yếu như thế nào? Và tại sao cần phải có các giả pháphoàn thiện công tác hoạt động Truyền thông nội bộ tại Công ty Thông tin di độngVMS?
(2)Làm thế nào hoàn thiện công tác hoạt động Truyền thông nội bộ tại Công ty Thông tin di động VMS?
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Mục đích nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu của đề tài là hệ thống hóa và làm rõ thêm cơ sở lýluận và những ứng dụng thực tiễn về truyền thông nội bộ với doanh nghiệpnhất là các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực viễn thông Mongmuốn hiểu sâu hơn, đầu đủ hơn về truyền thông nội bộ nhằm vận dụng hiệuquả trong thực tiễn phát triển và sản xuất kinh doanh tại Công ty Thông tin diđộng VMS
Thông qua phân tích thực trạng công tác hoạt động Truyền thông nội bộtại Công ty Thông tin di động VMS và những kinh nghiệm thực tế triển khaitruyền thông nội bộ của các tập đoàn trong và ngoài nước, đề tài rút ra những
ưu điểm và hạn chế để đề xuất các giải pháp xây dựng mô hình và nâng caohiệu quả hoạt động truyền thông nội bộ tại Công ty Thông tin di động VMS
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu nêu
trên, luận văn có nhiệm vụ:
+ Hệ thống hóa và luận giải những vấn đề lý luận liên quan đến công tác hoạt động Truyền thông nội bộ trong doanh nghiệp
Trang 13+ Phân tích, đánh giá thực trạng công tác hoạt động Truyền thông nội
bộ tại Công ty Thông tin di động VMS
+ Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả hoạt độngTruyền thông nội bộ tại Công ty Thông tin di động VMS giai đoạn từ nay đến năm2020
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu:
Bằng lý luận và thực tiễn, đối tượng nghiên cứu được xác định đó lànhững hoạt động truyền thông nội bộ trong kinh doanh tại Công ty Thông tin
di động VMS tính đến thời điểm 30/12/ 2012
Phạm vi nghiên cứu:
Truyền thông nội bộ có thể xem xét nhiều góc độ, ứng dụng trongnhiều lĩnh vực khác nhau Tuy nhiên đề tài chỉ đi sâu nghiên cứu các hoạtđộng truyền thông nội bộ với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễnthông, cụ thể là Công ty Thông tin di động VMS trong giai đoạn 2012 – 2015.+ Về nội dung: Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu, đánh giá và đưa ramột số giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả công tác hoạt động Truyền thông nội bộtại Công ty Thông tin di động VMS
+ Về phạm vi không gian nghiên cứu của đề tài : Giới hạn ở công tác hoạt động Truyền thông nội bộ tại Công ty Thông tin di động VMS
+ Về phạm vi thời gian nghiên cứu của đề tài: Giới hạn khảo sát giaiđoạn 2009 - 2012 để đánh giá thực trạng về công tác hoạt động Truyền thông nội
bộ tại Công ty Thông tin di động VMS giai đoạn 2009 – 2012 và kiến nghị một sốgiải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động Truyền thông nội bộ tại Công ty Thôngtin di động VMS từ nay đến năm 2020
6 Phương pháp nghiên cứu
Trang 14Để thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra, đề tài dự kiến sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
6.1 Phương pháp luận
+ Ngoài việc sử dụng các phương pháp truyền thống trong nghiên cứunhư: phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng, phương pháp phân tích thựcchứng, đề tài còn sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp, thống kê, so sánh Đềtài kết hợp giữa nguyên lý kinh điển, kiến thức kinh tế hiện đại, quan điểm chínhsách của Đảng và nhà nước vào thực tiễn đổi mới kinh tế ở nước ta Các vấn đềcủa đề tài phải được phân tích trong mối quan hệ biện chứng logíc để làm rõ cácmối quan hệ nguyên nhân - kết quả
+ Phương pháp hệ thống - cấu trúc: Bản thân vấn đề về công tác hoạtđộng Truyền thông đều mang tính hệ thống vì nó liên quan đến các yếu tố đầu vào,đầu ra Phương pháp hệ thống còn cho phép luận chứng giải pháp mang tính toàndiện, cụ thể, khả thi
6.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể
- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: thông qua các hệ thống vănbản pháp luật, các nghiên cứu có liên quan làm căn cứ xác định khung về công táchoạt động Truyền thông Thông qua các số liệu thống kê, các báo cáo các nghiêncứu được chắt lọc từ sách, báo, tạp chí, trang web liên quan đến thực trạng về côngtác hoạt động Truyền thông nội bộ tại Công ty Thông tin di động VMS
- Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: Được thực hiện qua 2 hình thức
là phỏng vấn sâu và điều tra khảo sát cụ thể là:
+ Phỏng vấn sâu: Đối tượng phỏng vấn là các cán bộ lãnh đạo chủ chốtcùng một số nhân viên giữ vai trò quan trọng trong hoạt động Truyền thông nội
bộ tại Công ty Thông tin di động VMS và một số khách hàng đang sử dụng dịch
vụ của Công ty, căn cứ vào đó xây dựng mục tiêu cho công tác hoạt
Trang 15động Truyền thông nội bộ tại Công ty Thông tin di động VMS giai đoạn từnay đên năm 2020 Nội dung phỏng vấn yêu cầu về công tác hoạt độngTruyền thông nội bộ tại Công ty Thông tin di động VMS.
+ Điều tra khảo sát: Thực hiện điều tra khảo sát toàn bộ các cán bộnhân viên đang công tác hoạt động Truyền thông nội bộ Công ty Thông tin di độngVMS và một số khách hàng đang sử dụng dịch vụ của Công ty sau đó lấy ý kiến vàđánh giá kết quả điều tra, Nội dung điều tra đánh giá thực trạng, hiệu quả công tác
hoạt động Truyền thông nội bộ tại Công ty Thông tin di động VMS.
6.3 Phương pháp phân tích dữ liệu
- Kết quả phỏng vấn được tập hợp trên các bảng thống kê tổng hợpviệc đánh giá thực trạng, hiệu quả công tác hoạt động Truyền thông nội bộ tạiCông ty Thông tin di động VMS Kết quả điều tra sẽ được phân tích trên phầnmềm Excel để tổng hợp số liệu tính điểm trung bình cho các tiêu chí qua đó đánhgiá được khoảng cách về hiệu quả công tác hoạt động Truyền thông nội bộ tạiCông ty Thông tin di động VMS so với yêu cầu trong công tác hoạt động Truyềnthông nội bộ cần phải thực hiện, các phương pháp so sánh kết quả điều tra với yêucầu và công tác hoạt động Truyền thông nội bộ
7 Đóng góp mới về khoa học của luận văn
- Luận giải và góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận về công tác hoạt động truyền thông nội bộ
- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động truyền thông nội bộ tại Công
ty Thông tin di động VMS giai đoạn 2009 – 2012, rút ra những kết quả đạt được,hạn chế và nguyên nhân
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông nội bộ tại Công ty Thông tin di động VMS từ nay đến 2020
Trang 16Kết quả nghiên cứu của Luận văn có thể áp dụng vào thực tiễn công táchoạt động truyền thông nội bộ tại Công ty Thông tin di động VMS và một sốđơn vị hoạt động trong lình vực viên thông của cả nước.
8 Dự kiến kết cấu của luận văn.
Luận văn dự kiến ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở ý luận và thực tiễn hoạt động truyền thông nội bộ của
ngành viễn thông Việt Nam
Chương 2: Phân tích Thực trang công tác hoạt động truyền thông nội
bộ của công ty thông tin di động
Chương 3: Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động truyền thông nội bộ của công ty thông tin di động VMS giai đoạn từ nay đến 2020
Trang 17Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG
TRUYỀN THÔNG NỘI BỘ CỦA NGÀNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM
1.1 Truyền thông nội bộ
1.1.1 Khái niệm truyền thông nội bộ
Truyền thông nội bộ được hiểu là việc sử dụng có kế hoạch các hànhđộng ảnh hưởng đến hiểu biết, thái độ và hành vi của nhân viên trong doanhnghiệp Vấn đề tìm, giữ và duy trì các cán bộ, nhân viên giỏi, nhiệt tình và hếtmình đóng góp cho sự nghiệp phát triển chung cho tổ chức của họ không phải
là việc đơn giản Điều này đòi hỏi các nhà quản lý cần hiểu nhu cầu của côngchúng và có những kỹ năng, sách lược, chiến lược quản lý Hiểu về truyềnthông nội bộ sẽ khiến công tác quản lý trở nên hiệu quả
Truyền thông nội bộ thực hiện chức năng quản lý nhằm tạo ra và gâydựng mối quan hệ có lợi và tốt đẹp giữa lãnh đạo của tổ chức, cơ quan vớicông chúng nội bộ để đi tới thành công chung của tổ chức, cơ quan đó Côngchúng nội bộ ở đây là tập thể cán bộ, nhân viên của tổ chức, công ty và họđược liên kết với nhau bằng các mối quan hệ chuyên môn và công việc.Nhiệm vụ của truyền thông nội bộ quan hệ nội bộ và kiểm soát cộng đồng bêntrong nhằm tạo ra sự quản lý hiệu quả nhất Hiệu quả của một tổ chức haycông ty – đó là sự tập hợp, sự tin tưởng, trách nhiệm giữa lãnh đạo và cácnhân viên Một công chức, một nhân viên phải quan tâm tới thành tựu của tổchức, công ty, điều đó cũng có nghĩa là quan tâm tới kết quả lao động củachính mình
Truyền thông nội bộ được hiểu là công tác quản trị nhằm tạo dựng và phát triển mối quan hệ gắn bó và bền vững giữa các thành viên trong nội bộ doanh nghiệp Truyền thông nội bộ quan tâm đến việc xây dựng mối quan hệ
Trang 18tốt giữa các phòng ban trong doanh nghiệp, các công ty con trong tập đoàn, quan hệ giữa cấp lãnh đạo quản lý với nhân viên để toàn doanh nghiệp đều
có chung một hướng nhìn, một ý chí phát triển.
Ngoài ra, Jane Johnston và Clara Zawawi còn đưa ra một khái niệm
truyền thông nội bộ khác cô đọng hơn Truyền thông nội bộ là thiết lập và củng cố mối quan hệ với những thành viên trong tổ chức.
1.1.2 Đặc điểm truyền thông nội bộ
Truyền thông nội bộ có những đặc điểm khác biệt so với những hìnhthức truyền thông khác của doanh nghiệp hoặc truyền thông trong các tổ chứcchính phủ
- Phạm vi truyền thông của truyền thông nội bộ:
Chủ yếu trong nội bộ công ty, giữa lãnh đạo với nhân viên, giữa nhân viên với nhân viên
- Công chúng truyền thông của truyền thông nội bộ:
Là bộ phận công chúng rất đặc trưng Trong một tổ chức, công chúngnội bộ là tất cả những người làm việc trong tổ chức đó, từ chủ tịch hội đồngquản trị đến nhân viên tập sự, từ cán bộ chính thức đến những cộng tác viênlàm việc bán thời gian, nhân viên ký hợp đồng tạm thời, thậm chí cả tìnhnguyện viên Như vậy, đối với người lãnh đạo, công chúng nội bộ chính lànhân viên của mình
Ngoài ra, truyền thông nội bộ còn có những đặc điểm sau:
- Tính lan tỏa:
Một thông điệp của ban lãnh đạo công ty được truyền tải qua nhiều hìnhthức truyền thông phong phú trong tổ chức, doanh nghiệp sẽ có tính lan tỏa rấtlớn trong công chúng nội bộ Nhân viên nghe, nhìn, thấu hiểu, lĩnh hội vàtuyên truyền, lan tỏa sang các nhân viên khác tạo thành hiệu ứng lan tỏa
Trang 19Trong một số trường hợp, tính lan tỏa của hoạt động PR nội bộ góp phần tạo nên dư luận – yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến hoạt động PR nội bộ.
- Tính gắn kết:
Hoạt động truyền thông nội bộ tạo nên một môi trường thuận lợi có khảnăng kết nối, gắn bó các nhân viên của tổ chức, doanh nghiệp trong các hoạtđộng tập thể chung Từ đó tạo nên một môi trường làm việc thân thiện, tạotâm lý thoải mái khi làm việc, nâng cao hiệu quả công việc cũng như khuyếnkhích và cổ vũ nhân viên gắn bó lâu dài với tổ chức, doanh nghiệp
- Tính xuyên suốt, nhất quán:
Thông điệp của ban lãnh đạo trong tổ chức, doanh nghiệp muốn truyềntải đến nhân viên trong nội bộ của họ phải có tính xuyên suốt và nhất quán.Điều này góp phần làm nên văn hóa mỗi doanh nghiệp và vì thế nó ít biếnđộng Đặc tính này của truyền thông nội bộ sẽ là kim chỉ nam dẫn đường chocác hoạt động truyền thông nội bộ phối kết hợp thống nhất với nhau để đạthiệu quả cao hơn
- Tính liên tục:
Hoạt động truyền thông nội bộ cần phải tiến hành liên tục, thườngxuyên, bám sát các hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp để hiểu rõ và phổbiến cho nhân viên hiểu, tin và làm theo Nếu hoạt động truyền thông nội bộgián đoạn thì hiệu quả sẽ không cao và không huy động được sức mạnh củatập thể
1.1.3 Vai trò truyền thông nội bộ
1.1.3.1 Xây dựng và phát triển thương hiệu của doanh nghiệp
Xây dựng thương hiệu nội bộ nhằm mục tiêu giúp nhân viên chia sẻ hệthống tôn chỉ (tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị), cốt lõi thương hiệu, những chuẩnmực về văn hóa và hành vi ứng xử phù hợp với cốt lõi và hình ảnh thươnghiệu, mọi người hiểu rõ các chính sách và thủ tục làm việc, thấu hiểu và biết
Trang 20cách vận dụng cốt lõi thương hiệu vào thực tiễn để đối thoại và phát triểnhình ảnh thương hiệu thành công, mọi người cùng hợp tác với cùng mục đíchchung và hỗ trợ nhau làm việc hiệu quả.
1.1.3.2 Kết nối chiến lược kinh doanh, thúc đẩy phát triển DN Truyền
thông nội bộ xuất sắc không chỉ nhắm đến việc thông báo hay
truyền đạt được thông điệp mà còn nhắm đến mục tiêu cao hơn là kết nốichiến lược kinh doanh với vai trò và hiệu quả của từng nhân viên Doanhnghiệp truyền thông nội bộ sẽ tạo sự khác biệt, gia tăng năng suất và sử dụnghiệu quả nguồn lực tốt hơn
Cải thiện các hoạt động giao tiếp nội bộ sẽ giúp nhân viên tăng cường hiểubiết, cam kết gắn bó chặt chẽ với nhau trên tinh thần hợp tác đồng đội và luônnỗ lực để đạt đến tầm nhìn và sứ mệnh công ty thể hiện qua công việc hàngngày Việc truyền thông nói chung hay truyền thông nội bộ nói riêng cần thểhiện tính tương tác hai chiều Mọi doanh nghiệp đều mong muốn lôi cuốnnhân viên tham gia tích cực, ngược lại mọi nhân viên cần nhiều hơn là thôngtin thuần túy, nghĩa là họ cần sự tương tác và đối thoại hai chiều để có cơ hộiphản biện và đóng góp ý kiến cho doanh nghiệp Làm thỏa mãn và lôi cuốnnhân viên tham gia nên từ hai góc độ: giúp họ hiểu về doanh nghiệp, mốiquan hệ giữa nhân viên và doanh nghiệp thể hiện qua sự hiểu biết về vai tròhay ý nghĩa của cá nhân và đội nhóm đối với mục tiêu của doanh nghiệp (góc
độ lý trí), gia tăng hài lòng của cá nhân và lòng say mê với tư cách là mộtthành viên tích cực (góc độ cảm xúc) Bước kế tiếp là hướng dẫn nhân viênchuyển hóa cốt lõi thương hiệu thành những mục tiêu và hành động cụ thểcho từng bộ phận chức năng và từng cá nhân – điều mà công ty quốc tế haygọi là làm thế nào để đưa thương hiệu vào cuộc sống Việc thấu hiểu sâu sắcý nghĩa và cách ứng dụng vào thực tiễn để giúp hỗ trợ nhân viên ra quyết định
Trang 21một cách linh hoạt, phù hợp với mục đích và lời hứa thương hiệu, hạn chếmâu thuẫn phát sinh trong công việc hàng ngày.
1.1.3.3 Xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp
Truyền thông và giao tiếp chính là yếu tố nền tảng giúp xây dựng vàphát triển văn hóa doanh nghiệp, một môi trường được xây dựng dựa trên hệthống tôn chỉ, thương hiệu, quy trình và môi trường làm việc Truyền thôngnếu kém hiệu quả tất yếu dẫn đến tình trạng doanh nghiệp không có bản sắc
và văn hóa vững vàng, làm giảm tác động lôi cuốn và tập hợp nhân viên gắn
bó trung thành với doanh nghiệp Truyền thông nội bộ tốt góp phần tạo raniềm cảm hứng, lôi cuốn và gắn kết nối lâu dài nhân viên với doanh nghiệp,đồng thời đảm bảo từ cấp lãnh đạo cao nhất đến nhân viên cấp thấp nhất đềutruyền thông nhất quán chiến lược và hình ảnh thương hiệu Truyền thôngthương hiệu nhất quán giúp gia tăng trải nghiệm tích cực cho thương hiệu tạimọi điểm tiếp xúc với khách hàng, từ đó cải tiến hiệu quả của doanh nghiệp
và dẫn dắt thành công cho kinh doanh
Văn hóa doanh nghiệp là sự kết tinh của những giá trị tinh thần đượchình thành trong quá trình lao động sáng tạo của toàn bộ cán bộ công nhânviên của doanh nghiệp Nó giống như một sợi dây xích với mỗi mắt xích làmột bộ phận, cá nhân trong công ty Nếu mỗi mắt xích đó không có sự liênkết và thông suốt thì sợi dây đó có thể đứt bất cứ lúc nào Ví dụ trong mộtdoanh nghiệp, có những nhân viên bất bình về công việc họ đang làm màkhông nhận được một lời giải thích nào từ cấp trên rất dễ gây ra sự bất mãn,mất đoàn kết trong nội bộ cơ quan Chưa kể đến việc nếu thông tin này bị lọt
ra ngoài sẽ làm xấu hình ảnh của doanh nghiệp
Những yếu tố cơ bản để giữ nhân viên trong một tổ chức đó là môitrường làm việc, cơ hội thăng tiến, đồng lương và thu nhập Tuy nhiên, giữchân thôi không đủ mà điều quan trọng là nhân viên cần phải thấy phấn khởi
Trang 22và tự hào về tổ chức mà họ làm việc Văn hóa công ty hay nói cách khác làphong cách làm việc của một tổ chức, mối quan hệ giữa nhân viên và lãnhđạo, giữa các nhân viên và giữa các phòng ban đóng vai trò cốt lõi trong việctạo động lực khuyến khích mọi người làm việc PR nội bộ là một phươngthức quan trọng để xây dựng văn hóa của một tổ chức.
Một điểm chung của “100 công ty tốt nhất” do tạp chí Fortune (Mỹ)bình chọn là những người lãnh đạo đều chú trọng đến các chương trình xâydựng thương hiệu nội bộ Họ hiểu rằng lợi nhuận của công ty có liên quantrực tiếp đến nhân viên là những người hiện thực hóa tầm nhìn và sứ mệnhcủa công ty qua công việc hàng ngày Nói cách khác, ban lãnh đạo các doanhnghiệp nên tăng cường đối thoại, lôi cuốn và quan tâm chăm sóc nhân viênnhiều hơn Nhân viên vui vẻ và hài lòng sẽ dẫn đến việc thỏa mãn thành công
và kinh doanh sẽ có nhiều cơ hội thành công
1.1.3.4 Xây dựng, thiết lập và duy trì mối quan hệ có lợi giữa các tổ chức và nhân viên
Mục đích của truyền thông nội bộ là để xây dựng, thiết lập và duy trìmối quan hệ có lợi giữa các tổ chức và nhân viên - người quyết định sự thấtbại hay thành công của doanh nghiệp Xây dựng hình ảnh doanh nghiệp,truyền thông hai chiều với nhóm công chúng bên trong tăng cường tính ảnhhưởng của doanh nghiệp đối phó với khủng hoảng Truyền thông nội bộ đượchiểu là việc sử dụng có kế hoạch các hành động ảnh hưởng đến hiểu biết, thái
độ hành vi của nhân viên trong doanh nghiệp
Hoạt động truyền thông nội bộ đóng vai trò quan trọng trong công tác truyền thông doanh nghiệp, việc sử dụng hiệu quả truyền thông nội bộ sẽ giúpdoanh nghiệp phát huy sức mạnh đoàn kết, thống nhất, không tạo điều kiện cho những thông tin sai lệch lan truyền trong nội bộ doanh nghiệp, đồng thời
Trang 23góp phần đẩy mạnh công tác truyền thông hình ảnh doanh nghiệp ra bên
ngoài
1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới truyền thông nội bộ
Trong hoạt động truyền thông nội bộ có một số yếu tố ảnh hưởng cóthể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình hoạt động cũng như hiệuquả của nó đó là:
- Quy mô của công ty: Công ty có quy mô càng lớn và tham vọng trênthị trường càng lớn thì càng ưu tiên truyền thông nội bộ, với mục đích đầu tiên và
cơ bản là giữ người tài, thu hút người tài và đảm bảo hình ảnh thương hiệu đượcxây dựng kỹ từ từng cá nhân nhân viên
- Mức độ nhận thức của Người lãnh đạo : Người lãnh đạo quyết địnhđặt ra mục tiêu với truyền thông nội bộ vì không muốn chỉ dừng lại ở vấn đềlương thưởng mà Bộ phận nhân sự có thể đảm nhận
- Chiến lược về thương hiệu: Trong giai đoạn thay đổi về thương hiệu hoặc định hình về thương hiệu, Truyền thông nội bộ giúp cho ban lãnh đạo lựa chọn đúng những bước đi dựa trên phản hồi đích thực từ nhân viên và định hướng nhân viên về hướng cần triển khai và thực hiện
- Đặc tính ngành hoạt động của Doanh nghiệp là:
+ Ngành kinh doanh gắn với nhiều khách hàng cuối cùng thì càng coi trọng truyền thông nội bộ Ngành kinh doanh thiên về chất lượng dịch vụ và
khuyến khích sáng tạo
+ Sự phức tạp và đa dạng của những yếu tố ảnh hưởng tới công việc kinh doanh của doanh nghiệp càng cần phải dùng truyền thông nội bộ để thống nhất thông điệp và gia tăng sự hiểu biết công việc để phục vụ khách hàng
Trang 24+ Năng lực trong vấn đề chuẩn bị và dự phòng cho quản lý khủng hoảng:Hiệu quả của truyền thông nội bộ thể hiện rõ nhất khi tổ chức rơi vào giai đoạnkhó khăn như thua lỗ, cắt giảm nhân sự, gây tai tiếng trên thị trường
1.1.5 Tầm quan trọng của truyền thông nội bộ trong tổ chức
Truyền thông nội bộ có ý nghĩa rất quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào
vì nó xây dựng nền văn hóa cho tổ chức Văn hóa tổ chức là môi trường của
tổ chức dựa trên các giá trị, nhiệm vụ và qui trình làm việc, hiểu được chínhsách công việc và thủ tục theo cùng một cách và tập trung trên cùng mộtnhiệm vụ, văn hóa tổ chức thúc đẩy sử dụng hiệu quả các nguồn lực
Có một số ý kiến cho rằng tại sao tổ chức phải quan tâm đến thông tinnội bộ Quan trọng hơn cần có một yêu cầu pháp lý cho tổ chức để giao tiếpvới nhân viên của họ Tại các nước tiên tiến có những quy định rất cụ thể vềquyền lợi của người lao động được thông báo và tham khảo ý kiến trước khiban hành
Thông tin liên lạc nội bộ hiệu quả là một trong những động lực chính
sự tham gia của nhân viên và thêm giá trị đáng kể cho tổ chức Nếu không cóquy trình thông tin phản hồi nhân viên khó có thể tiếp cận cũng như đề xuất ýkiến của mình lên cấp trên
Khi chức năng truyền thông nội bộ phát triển lớn mạnh trong tổ chức
nó có thể đóng một vai trò rộng lớn trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho việcđàm thoại từ cấp dưới lên và ngược lại thông qua tổ chức Tổ chức ngày càngnhìn nhận thấy được truyền thông nội bộ đóng một vai trò quan trọng trongquản lý các ý kiến bên trong và bên ngoài, giúp cho sự ổn định và phát triểnlớn mạnh của tổ chức
1.2 Nội dung của hoạt động truyền thông nội bộ
Hoạt động truyền thông nội bộ trong tổ chức, doanh nghiệp rất phongphú và đa dạng nhưng nổi bật có những hoạt động chính như sau:
Trang 251.2.1 Tổ chức các sự kiện nội bộ (events)
Sự kiện là cơ hội để các nhân viên có cơ hội gặp gỡ, giao lưu, gắn bóvới nhau, được tổ chức vào những dịp đặc biệt như: ngày lễ, tổng kết cuốinăm… Tổ chức các sự kiện nội bộ là hoạt động gắn kết các thành viên trongnội bộ tổ chức, doanh nghiệp lại với nhau
Hình thức của sự kiện nội bộ thông thường bao gồm:
- Sự kiện chào đón nhân viên mới của công ty: là sự kiện tổ chức để nhânviên mới của Công ty được gặp mặt Ban Lãnh đạo, được giới thiệu và
tập huấn về Văn hóa doanh nghiệp, bộ quy tắc ứng xử, cam kết, tầm nhìn, sứ mệnh của doanh nghiệp
- Tiệc năm mới: Ngày hội của CBCNV khi tổng kết năm SXKD cũ vàchào đón năm mới, nơi CBCNV được Ban Lãnh đạo doanh nghiệp chia sẻ
những thành công trong năm qua của doanh nghiệp, những thách thức và cơ hội trong năm tới…
- Hội thao, Hội diễn, Hội thi: Nơi CBCNV được gặp gỡ, giao lưu giữacác bộ phận để thể hiện tài năng của mình và gắn bó đoàn kết hơn trong công việc
- Chuyến đi thực tế, học tập kinh nghiệm giữa các bộ phận, chi nhánh,đơn vị nội bộ trong doanh nghiệp: Là dịp để CBCNV các bộ phận khác nhau
học hỏi và giao lưu, tìm hiểu về thực tế công việc của những bộ phận khác đểhợp tác và hỗ trợ nhau tốt hơn trong công việc
1.2.2 Phát hành bản tin nội bộ (newsletter, newspapers)
Đây là hoạt động truyền thông giúp nhân viên hiểu biết hơn về hoạtđộng của tổ chức Bản tin nội bộ thường xuất bản định kỳ, đề cập tới nhữngchính sách, hoạt động đang diễn ra trong tổ chức, là kênh để nhân viên chia sẻsuy nghĩ của họ
Trang 26Mỗi doanh nghiệp tùy thuộc vào tình hình SXKD của mình mà có cơcấu tổ chức thực hiện bản tin nội bộ khác nhau là tự xuất bản hoặc thuê ngoài.Tuy nhiên hình thức phổ biến nhất vẫn là doanh nghiệp tự xuất bản bản tin nội
bộ Ban truyền thông sẽ chịu trách nhiệm về mặt nội dung và vận hành bản tinnày
Bản tin nội bộ của doanh nghiệp thông thường được thể hiện dưới hai hìnhthức:
- Bản tin nội bộ dưới dạng in:
Bản tin nội bộ dạng in có hai hình thức: in màu và in đen trắng Tùy thuộc vàonội dung thông tin của doanh nghiệp cần truyền tải tới CBCNV của mình màbản tin đó có số lượng trang viết nhiều hoặc ít khác nhau
- Bản tin nội bộ dưới dạng điện tử:
Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc truyền thông nội bộ, cácdoanh nghiệp hiện nay phần lớn sử dụng hình thức xuất bản bản tin nội bộdưới dạng bản tin điện tử (E- newsletter) hoặc bản tin gửi qua thư điện tửdưới dạng HTML Việc xuất bản bản tin điện tử giúp cho doanh nghiệp tiếtkiệm được nhiều chi phí trong khâu in ấn, vận chuyển Tuy nhiên, bản tindưới dạng điện tử vẫn có thể bỏ sót công chúng mục tiêu, bởi vì qua khảo sátcủa một số doanh nghiệp, rào cản công nghệ thông tin có thể khiến một sốcông chúng mục tiêu ngại đọc, ngại tiếp cận
Trang 27Với nội dung vô cùng phong phú, đa dạng với nhiều hộp thông tin vôcùng thú vị, website nội bộ trở thành sân chơi thu hút đông đảo nhân viêntrong tổ chức, doanh nghiệp tham gia hoạt động sôi nổi Thông qua hình thứcnày, những thông điệp của ban lãnh đạo đến với nhân viên nhanh chóng hơn,gần gũi hơn, hiệu quả hơn.
Website nội bộ đang ngày càng trở nên phổ biến nhờ sự ưu việt và khảnăng kết nối trên phạm vi rộng một cách rõ nét Hoạt động PR nội bộ nếu biếttận dụng tốt hình thức kết nối này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả PR nội bộtrong tổ chức, doanh nghiệp
1.2.4 Các hoạt động truyền thông khác
Ngoài ra, hoạt động truyền thông nội bộ còn có khá nhiều những hìnhthức phong phú khác, sử dụng nhiều phương tiện hỗ trợ giao tiếp Tùy từngđặc thù của tổ chức, doanh nghiệp mình mà họ có thể lựa chọn những hìnhthức truyền thông nội bộ phù hợp và hiệu quả với mình Việc lựa chọn nàyphụ thuộc vào loại hình, đội ngũ nhân viên và địa điểm của tổ chức
- Giao tiếp trực tiếp (face – to – face, Interpersonal communication):
Tuy công nghệ thông tin đã rất phát triển, cho phép con người giao tiếpbằng nhiều hình thức khác nhau, nhưng giao tiếp trực tiếp theo cách truyềnthống vẫn được đánh giá là cách hiệu quả nhất Bởi vì, giao tiếp trực tiếp chophép thể hiện ngôn ngữ cử chỉ, ngôn ngữ phi lời nói và giúp phản hồi nhanhnhất
Gặp gỡ, trao đổi, họp mặt trực tiếp là cơ hội lý tưởng để truyền thông nội bộ.Tuy nhiên, không phải bao giờ cũng có đủ thời gian để tất cả lãnh đạo và nhânviên trực tiếp trao đổi với nhau
- Bảng thông báo (notice board, bulletin board):
Những bảng thông báo phù hợp với tiêu chuẩn có thể được đặt tại các nơi thuận tiện để tất cả nhân viên có thể nhận được cùng một thông tin trong
Trang 28cùng một khoảng thời gian Các mục tin nên giao cho một người quản lý vàchịu trách nhiệm (nhân viên PR).
Bảng thông báo là một vật dụng không thể thiếu trong mỗi văn phòng
Để thu hút sự chú ý của mọi người, bảng tin phải luôn có những thông tinmới, xóa thông tin cũ, phải được trình bày đẹp, gọn gàng và đặt bảng ở nơiđông người qua lại Thông báo cần ngắn gọn, ví dụ thông báo nhanh về quyđịnh mới của tổ chức, lịch họp hoặc lời chúc mừng sinh nhật
- Băng hình video hay truyền hình:
Băng hình hay còn gọi là “Màn ảnh nhỏ” đã trở thành một phần trongcuộc sống thường ngày của nhiều người Đó là một phương tiện để có thểtruyền tải những thông tin được “cá nhân hóa”, có thể là thâu băng trước hayphát sóng trực tiếp Phương tiện hiện đại này có thể đạt được sự giao tiếp trựctiếp, giúp ban lãnh đạo và nhân viên hiểu nhau hơn
- Trạm phát thanh:
Có thể lấy trường hợp của công ty United Biscuits làm ví dụ Công tynày gặp phải những trở ngại trong việc duy trì sự hài lòng với công việc trongđội ngũ nhân viên mà hầu hết là những người di cư vì trong công ty quá ồn,mọi người rất khó hoặc hầu như không thể nói chuyện với nhau Giải phápđưa ra là đặt loa phát thanh tại một số nơi mà mọi nhân viên đều có thể ngheđược Chương trình phát thanh do chính công ty thực hiện, bao gồm điểm tin,kết quả thể thao, chương trình theo yêu cầu và những thông điệp cá nhân.Công ty có 9 nhà máy ở Luân Đôn, Manchester và Glasgow – và nhữngchương trình này có thể phát lại ở từng nhà máy Ngày nay, các chương trìnhphát thanh khu vực đã thay thế các trạm phát thanh của công ty
- Hộp thư góp ý:
Những hộp thư góp ý có thể đặt ở một số nơi, khuyến khích nhân viênđóng góp ý kiến, than phiền hay nhận xét
Trang 29- Nói chuyện với nhân viên:
Những buổi nói chuyện trực tiếp là một trong những hình thức quản lýcông khai hiệu quả nhất Các nhân viên có thể đặt câu hỏi và biểu đạt suy nghĩcủa mình Còn với ban lãnh đạo, lắng nghe và nhận phản hồi là điều rất quantrọng trong việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với nhân viên
- Thuyết trình bằng hình ảnh:
Phương pháp này có thể được sử dụng với những mục đích như giớithiệu nhân viên mới, giải thích các biện pháp an toàn lao động, trình bàynhững tiến triển của công ty, giải thích báo cáo hằng năm, việc tuyển chọnnhân viên, giải thích quy trình vận hành một sản phẩm mới, hoặc mô tả thuậnlợi của vị trí mới mà công ty sẽ chuyển đến Vì ngày nay có rất nhiều công ty– và đặc biệt là ở những ngành công nghiệp quốc doanh đã tư nhân hóa –khuyến khích nhân viên trở thành những người nắm cổ phần nên việc trìnhbày bản báo cáo và kê khai hằng năm đã trở nên quan trọng trong tiến trìnhphát triển mối quan hệ giữa ban lãnh đạo và nhân viên
- Những buổi hội họp nhân viên:
Nhiều buổi hội họp giúp các nhân viên có cơ hội tiếp xúc trực tiếp vớinhau, tăng tình đoàn kết và tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa ban lãnh đạo và nhânviên
- Những chuyến viếng thăm của ban lãnh đạo:
Trang 30Đối với tổ chức có chi nhánh đặt ở các nơi, việc thăm viếng của banlãnh đạo cấp cao nhất có thể tạo mối quan hệ tốt đẹp với nhân viên Nhữngchuyến thăm viếng này có thể kết hợp với buổi lễ thăng chức hay khenthưởng.
- Triển lãm nội bộ:
Những buổi triển lãm hay trưng bày cố định hay di động có thể được
sử dụng để trình bày và giải thích lịch sử hay chính sách của công ty Trongnhững buổi trưng bày, công ty có thể mô tả quá trình chế tạo sản phẩm, mức
độ hoạt động của công ty trên phạm vi toàn cầu hay mô tả một chiến dịchquảng cáo
- Câu lạc bộ và hoạt động giải trí:
Việc khuyến khích và tài trợ để phát huy các sở thích hay hoạt động thểthao và việc cung cấp sân bãi như sân chơi bóng rổ ngày nay là một hình thứcphúc lợi của công ty đối với nhân viên
Ngoài ra các phương tiện truyền thông mới như mạng internet, email
hay “chat” cũng là công cụ hữu hiệu của truyền thông nội bộ để mọi người
giao tiếp với nhau Cần xây dựng thói quen kiểm tra email và đọc bản tin nội
bộ ngay khi ngồi vào bàn làm việc Khi truyền đạt công việc, không nhất thiếtlãnh đạo phải gọi nhân viên lên tận phòng làm việc mà hãy sử dụng điện thoạihoặc email để tiết kiệm thời gian và không làm nhân viên phân tâm khi đangtập trung làm việc khác
1.3 Tiêu chí và phương pháp đánh giá hoạt động truyền thông nội bộ
1.3.1 Các tiêu chí đánh giá hoạt động truyền thông nội bộ
Kết quả chương trình truyền thông nội bộ thường không trực tiếp vàtức thời như các chương trình quảng cáo và khuyến mại Thông thường, cácchương trình quan hệ công chúng thường xem nhẹ việc đánh giá Tuy nhiên,
Trang 31nếu được thực hiện phù hợp việc đánh giá sẽ giúp doanh nghiệp rút kinhnghiệm và chủ động xác định những dấu hiệu nguy hiểm trước khi vấn đềthực sự xảy ra Đánh giá còn giúp doanh nghiệp tập trung nỗ lực, thể hiện tínhhiệu quả, đảm bảo hiệu suất chi phí, khuyến khích tổ chức quản lý tốt và tạođiều kiện phát huy tinh thần trách nhiệm sau mỗi chương trình.
Việc đánh giá được thực hiện thông qua các yếu tố đầu vào, xem xétcác yếu tố đầu ra và kết quả hoạt động truyền thông nội bộ, điều mà hoạt độngtruyền thông thực sự đạt được
Đánh giá hoạt động truyền thông nội bộ thông qua 2 tiêu chí:
Thứ nhất là: Đánh giá chất lượng truyền thông nội bộ được doanh
nghiệp xây dựng và đưa ra cán bộ công nhân viên công ty Cụ thể: Mức độchính xác của mục tiêu tác động, Mức độ bao phủ của đối tượng mục tiêu,Mức độ hoàn hảo của thông điệp Mức độ chính xác của việc lựa chọn cácphương tiện truyền tải
Thứ hai là: Đánh giá kết quả tác động của truyền thông nội bộ đến
công chúng: Sự gia tăng nhận thức của CBCNV về công ty Hạn chế loại bỏnhững lời phàn nàn của CBCNV về doanh nghiệp, gia tăng sự hài lòng vềcông ty thông qua các lời khen, mức độ hài lòng, tinh thần làm việc của nhânviên trước và sau chương trình
1.3.2 Phương pháp hoạt động truyền thông nội bộ
Để đánh giá có hiệu quả là cần phải có danh sách kiểm tra các yếu tốquan trọng khi xây dựng chương trình: Thiết lập mục tiêu có thể đo lườngđược, áp dụng các mốc kiểm tra và đánh giá chất lượng ngay từ đầu, thốngnhất các tiêu chí đo lường đánh giá thành công của chương trình, thiết lập cácthủ tục giám sát có tính mở
Những phương pháp đánh giá khách quan: Những thay đổi trong
hành vi (có thể theo dõi hành vi của cán bộ công nhân viên), phản ứng (số
Trang 32lượng thư trả lời, phiếu góp ý, số lượng tham dự… ), những thay đổi trongthái độ, ý kiến và nhận thức (đo lường thông qua nghiên cứu qua điện thoại,bảng câu hỏi, phỏng vấn cá nhân trực tiếp), thành tích, phạm vi truyền tảithông điệp, nội dung truyền thông, lượng độc giả qua phân tích dữ liệu về độcgiả, kiểm soát ngân sách và giá trị thu được từ ngân sách.
Những phương pháp đánh giá tính chủ quan: Sự nồng nhiệt của
công chúng, hiệu năng và tính chuyên nghiệp của chương trình, tính sáng tạo, bảnnăng cảm nhận được những điều đúng đắn trong các tình huống cụ thể (dựa trênphán đoán thông qua kinh nghiệm), phẩm chất quan hệ với con người,
Đánh giá quá trình: Phần thiết yếu của hoạt động đánh giá là giám sát
quá trình, một phần của công việc đánh giá là xem xét sự triển khai hiểu quả đốivới cả nhân viên và ngân sách Việc giám sát thường lệ và chặt chẽ cả hai yếu tốnày là hết sức cần thiết Nhân viên cần được phát triển không ngừng nhằm đối phó
và khai thác các yếu tố trong môi trường truyền thông thay đổi rất nhanh chóng.Cần luôn khích lệ và quản lý họ thật tốt Việc quản lý sử dụng hiệu quả nguồnngân sách là trách nhiệm đặt lên vai mỗi nhà quản lý và nhân viên PR Mọi khoảnchi tiêu đều phải có hiệu quả
1.4 Một số kinh nghiệm hoạt động truyền thông nội bộ của một
số doanh nghiệp viễn thông Việt Nam
1.4.1 Kinh nghiệm hoạt động truyền thông nội bộ của Tập đoàn FPT
Thành lập ngày 13/09/1988, FPT đã liên tục phát triển và trở thành mộttrong những Tập đoàn Kinh tế - Công nghệ hàng đầu Việt Nam, lấy đội ngũcán bộ công nghệ làm nền tảng, đội ngũ cán bộ kinh doanh làm động lực,bằng lao động sáng tạo và sự tận tụy, tạo ra các giá trị gia tăng cho khách
Trang 33hàng Trong nhiều năm qua, FPT đã gặt hái được nhiều thành công quan trọngtrong các lĩnh vực như: Phân phối các sản phẩm công nghệ thông tin và điệnthoại di động; Tích hợp hệ thống; Giải pháp và xuất khẩu phần mềm; dịch vụERP; Cung cấp các giải pháp - dịch vụ viễn thông và Internet; Lắp ráp máy tính;Cung cấp dịch vụ truyền thông và giải trí; Đào tạo nguồn nhân lực…
Trên thực tế, truyền thông nội bộ của FPT góp phần rất quan trọngtrong việc tạo dựng và phát triển hình ảnh của doanh nghiệp Có một điều màdoanh nghiệp ít để ý tới là mỗi thành viên trong doanh nghiệp chính là mộthình ảnh thu nhỏ của doanh nghiệp đó Bởi vậy, các thành viên trong doanhnghiệp phải cùng chung tay và ý thức được tầm quan trọng của mình trongviệc góp phần xây dựng phát triển hình ảnh của doanh nghiệp
- Kinh nghiệm triển khai các hoạt động truyền thông nội bộ của FPT
b) Thành lập Ban truyền thông- Ban chuyên trách về truyền thông nội
bộ và truyền thông bên ngoài:
Ban Truyền thông có nhiệm vụ thực hiện việc truyền thông nội bộ vàtruyền thông ra bên ngoài qua các chương trình như tài trợ, quảng cáo, tổchức sự kiện… Như vậy, Ban truyền thông của FPT mang hai nhiệm vụ cơbản là truyền thông nội bộ và truyền thông ra bên ngoài Vai trò của Bantruyền thông là công tác quản trị nhằm tạo dựng và phát triển mối quan hệ gắn
bó và bền vững giữa các thành viên trong nội bộ FPT Trong đó, quan tâm đếnviệc xây dựng mối quan hệ tốt giữa các phòng ban trong FPT, các công ty controng tập đoàn, quan hệ giữa cấp lãnh đạo quản lý với nhân viên để FPT đều
có chung một hướng nhìn, một ý chí phát triển doanh nghiệp
b) Kết hợp với Ban Nhân sự tổ chức các sự kiện (event) nội bộ
Hoạt động truyền thông nội bộ của FPT ngoài việc sử dụng tờ bản tin
để chuyển tải các thông điệp trong nội bộ, còn có các sự kiện Đó là sự chia sẻniềm tin và hệ thống giá trị của các thành viên Văn hoá FPT đã trở thành
Trang 34món ăn tinh thần, chất keo đoàn kết, sân chơi tuyệt vời, nguồn động viên cổvũ và là niềm tự hào của mỗi người FPT Hàng năm, Ban Truyền thông vàCộng đồng FPT luôn tổ chức các hoạt động văn hóa - thể thao nhằm mang lạicho người FPT một cuộc sống tinh thần phong phú, sự gắn bó với công ty, tintưởng vào tương lai cùng thành công với FPT.
c) Biên tập và xuất bản các ấn phẩm nội bộ
Một trong những công việc rất quan trọng của việc truyền thông nội bộ
là xây dựng các ấn phẩm nội bộ để truyền bá tư tưởng, khích lệ động viên và
là cầu nối giữa nhân viên và lãnh đạo FPT Hơn 10 năm trước, từ khi FPTchưa có tên tuổi trong làng công nghệ và mô hình mới ở mức công ty, FPT đãthành lập Ban truyền thông của công ty và bắt đầu cho ra ấn phẩm nội bộ.Nếu không kể tờ báo chuyên nghiệp VnExpress, hiện trong tập đoàn FPT có
đến 7 tờ bản tin nội bộ, hằng tuần, hằng tháng đưa đến cho CBNV tập đoàn
những thông tin quan trọng và thiết thực Đó là các tờ Chúng ta (Ban Truyềnthông tập đoàn), Cucumber (FPT Software), Người phân phối (FTG), FISLink (FIS), Cóc đọc (Đại học FPT), The FOX (FPT Telecom) và Người TiênPhong (Ngân hàng Tiên Phong) Ngoài tờ chính phản ánh các hoạt động baophủ khắp tập đoàn FPT thì các tờ nội bộ của các công ty sẽ chỉ dừng lại ở mứcphản ánh tình hình ở công ty mình, lĩnh vực kinh doanh của mình
Trong số các ấn phẩm nội bộ trên thì tờ Chúng ta được xem là cái nôi đểtạo ra các ấn phẩm nội bộ khác Tờ Chúng ta được Ban Truyền thông của tậpđoàn chịu trách nhiệm xuất bản hàng tuần với 20 trang nội dung Tờ Chúng tađược phân ra các chuyên mục rất rõ ràng như; Tin tức, Theo dòng thời sự,Kinh doanh, Tập đoàn, Đời sống, Cộng đồng, Điểm báo viết về FPT Nhìnchung, tờ Chúng ta sẽ phản ánh tin tức của cả tập đoàn FPT, cơ hội kinhdoanh phân tích thị trường mà tập đoàn này đang hoạt động, các sáng kiếnkinh doanh của các tập thể cá nhân, gương sáng điển hình, đời sống nhân viên
Trang 35của tập đoàn Thậm chí nhiều sự kiện kinh tế xã hội có tác động lớn đến đờisống cán bộ nhân viên của FPT cũng được phản ánh tại đây Về cơ bản các
thông tin đăng tải trên tờ Chúng ta mang mầu sắc dân chủ cao.
d) Sử dụng mạng intranet, website nội bộ
Intranet quả là một phát kiến cho truyền thông nội bộ vì ở đó người ta
có thể biết được hết các thông tin về các quyết định, lịch book xe, bookphòng họp, lịch họp với khách hàng, các disscusion nóng bỏng, những hoạtđộng của các câu lạc bộ hay tâm sự thường ngày của nhân viên, được trìnhbày rất khoa học và sống động từng ngày như hơi thở của người FSoft Hệthống đài phát thanh VOF hoạt động rất tích cực phát ra rả một ngày 3 cađóng góp không nhỏ vào công tác truyền thông, đặc biệt VOF đã kết nối được
từ toà nhà HITC sang toà nhà Simco Ngoài ra, hàng tuần thường xuyên diễn
ra cuộc họp nối giữa Hà Nội, Hồ Chí Minh, Tokyo qua Video Conference,khiến cho việc trao đổi thông tin tại FSoft luôn trở nên thông suốt
1.4.2 Kinh nghiệm khai hoạt động truyền thông nội bộ củaTập đoàn Viễn Thông Viettel
- Giới thiệu về Tập đoàn Viễn Thông Viettel
Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) trực thuộc Tổng Công tyViễn thông Quân đội Viettel được thành lập ngày 05/4/2007, trên cở sở sátnhập các Công ty Internet Viettel, Điện thoại cố định Viettel và Điện thoại diđộng Viettel Đến nay, Viettel Telecom đã ghi được những dấu ấn quan trọng
và có một vị thế lớn trên thị trường cũng như trong sự lựa chọn của nhữngkhách hàng thân thiết: Dịch vụ điện thoại đường dài trong nước và quốc tế
178 đã triển khai khắp 64/64 tỉnh, thành phố cả nước và hầu khắp các quốcgia, các vùng lãnh thổ trên thế giới Dịch vụ điện thoại cố định, dịch vụInternet…phổ cập rộng rãi đến mọi tầng lớp dân cư, vùng miền đất nước với
Trang 36hơn 1,5 triệu thuê bao Dịch vụ điện thoại di động vượt con số 20 triệu thuê bao, trở thành nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động số 1 tại Việt Nam.
- Kinh nghiệm triển khai các hoạt động truyền thông nội bộ của Tập đoàn Viễn Thông Viettel.
a) Thành lập Ban truyền thông tách rời khỏi Ban Chính sách
Mô hình truyền thông nội bộ của Viettel vẫn mang hình thức nặng nềcủa doanh nghiệp nhà nước Bộ phận truyền thông của Viettel được thành lậpnăm 2003 những chỉ có một người chuyên trách và nằm trong Ban Chínhsách Đến năm 2010, bộ phận này mới được tách ra thành ban truyền thông.Ban này có nhiệm vụ lập kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện truyềnthông nội bộ Lưu trữ và khai thác tư liệu nội bộ và tham gia xây dựng chiếnlược truyền thông và thực hiện chuyên môn nghiệp vụ quan hệ công chúng.Xây dựng chiến lược truyền thông và thực hiện chuyên môn nghiệp vụ quan
hệ công chúng
b) Tổ chức các sự kiện truyền thông nội bộ
Viettel Telecom rất coi trọng các sự kiện nội bộ, thông qua các sự kiệnnày để tuyên truyền và đào tạo văn hóa Viettel với cán bộ công nhân viên.Đối với nhiệm vụ truyền thông nội bộ, các nhân viên của Ban truyền thôngchủ yếu truyền thông văn hóa Viettel dưới hình thức các buổi đào tạo và nóichuyện nội bộ Viettel đã cắt cử nhân viên truyền thông của mình xuống cácchi nhánh để giảng dạy về văn hóa Viettel Ban truyền thông của Viettel cũng
tổ chức các buổi đào tạo cho các chi nhánh, các công ty con về văn hóa
Viettel và in ấn các tài liệu liên quan đến vấn đề này
Ban Truyền thông còn có nhiệm vụ xây dựng và xuất bản ấn phẩm nội
bộ với tên gọi “Người Viettel” Ấn phẩm này được xuất bản từ năm 2006 vớitên gọi ban đầu “Nội san Viettel” Về cơ bản ấn phẩm này phản ánh các tư
Trang 37tưởng, khát vọng của lãnh đạo Viettel, người người tốt việc tốt, kinh nghiệmtrong công việc Khác với các ấn phẩm của FPT là ấn phẩm nội bộ của Viettel
có thêm phần học ngoại ngữ cho các nhân viên Viettel ở nước ngoài như họctiếng Anh, Khơ me và còn có thêm phần nội dung ICT thế giới Bản tin nội bộcủa Viettel được in mầu với 32 trang nội dung Ban đầu bản tin nội bộ còn cónhiệm vụ đóng vai trò phản biện để chỉ ra những khiếm khuyết của Viettel.Tuy nhiên, sau đó nội dung này đã gây ra những ý kiến trái chiều nhau trongbản thân lãnh đạo Viettel rồi đi đến kết luận dừng nhiệm vụ này
Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của ấn phẩm nội bộ này là thời gianxuất bản 1 tháng/kỳ Như vậy, thông tin truyền tải trên đó sẽ bị “thiu” vàkhông cập nhật được tình hình của tập đoàn này Bên cạnh đó, ấn phẩm nàytính tương tác trong nội bộ thấp, chủ yếu là diễn đàn của lãnh đạo nói Ngoài
ra, Viettel chưa triển khai các ấn phẩm nội bộ online để tăng hiệu quả tươngtác giống như FPT đã làm Những nhược điểm này của ấn phẩm nội bộViettel đã khiến nó trở nên xa lạ đối với chính người Viettel Phía Viettelcũng đã làm một cuộc khảo sát về hiệu quả của ấn phẩm này thì kết quả chothấy phần lớn người Viettel không quan tâm đến ấn phẩm của mình Vì vậy,
đã có thời kỳ Viettel cho dừng bản tin nội bộ này
1.4.3 Nhận xét, đánh giá và bài học rút ra cho Công ty VMS.
Những yếu tố quan trọng của truyền thông nội bộ cho thấy cần quantâm sử dụng sức mạnh tiềm ẩn của bản tin nội bộ trong việc phát triển văn hóa
và xây dựng hình ảnh của doanh nghiệ và là đầu tư cho sự phát triển bềnvững của doanh nghiệp, đồng thời góp phần nâng cao sức cạnh tranh Nhữngkinh nghiệm của các đơn vị thực hiện truyền thông nội bộ cho thấy yếu tố đầutiên cần phải có được sự nhận thức xuyên suốt của lãnh đạo về vấn đề này
Từ đó, mô hình hoạt động của truyền thông nội bộ mới phát huy hiệu quả
Trang 38Trong số các mô hình truyền thông nội bộ, có thể thấy mô hình truyền thôngcủa FPT là ưu việt hơn cả MobiFone có thể chọn mô hình dựa trên các thànhcông của các doanh nghiệp khác như sau:
1 – Tổ chức bộ phận thực hiện truyền thông nội bộ theo hướng chuyênnghiệp (có người viết, chụp ảnh) và nhất thiết phải là người của MobiFonechứ không thực hiện thuê khoán ngoài
2 – Xuất bản ấn phẩm nội bộ 2 kỳ/tháng và xuất bản đồng thời ấn phẩmonline Ấn phẩm nội bộ in giấy thực hiện giống như mô hình của FPT (in đentrắng, khổ nhỏ)
3 – Ngoài các ấn phẩm nội bộ, bộ phận truyền thông sẽ phối hợp vớicác đơn vị như Công đoàn, đoàn Thanh niên thực hiện các phong trào trongnội bộ công ty
4 - Bộ phận truyền thông sẽ tổ chức các hoạt động khảo sát đánh giánội bộ đối với cán bộ công nhân viên theo yêu cầu của lãnh đạo
Trang 39Kết luận chương 1
Trong chương này tác giả đã nêu được Khái niệm thế nào truyền thôngnội bộ các đặc điểm, vai trò, các yếu tố ảnh hưởng tới truyền thông nội bộ.Một số tiêu chí và phương pháp đánh giá hoạt động truyền thông nội bộ cũngnhư một số kinh nghiệm hoạt động truyền thông nội bộ của một số doanhnghiệp viễn thông Việt Nam
Truyền thông nội bộ có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình vậnhành doanh nghiệp, tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp, nó là khuânkhổ để thực hiện việc trao đổi thông tin nội bộ Truyền thông nội bộ chính làcông tác quản trị nhằm tạo dựng và phát triển mối quan hệ gắn bó và bềnvững giữa các thành viên trong nội bộ doanh nghiệp Truyền thông nội bộquan tâm đến việc xây dựng mối quan hệ tốt giữa các phòng ban trong doanhnghiệp, các công ty con trong tập đoàn, quan hệ giữa cấp lãnh đạo quản lý vớinhân viên để toàn doanh nghiệp đều có chung một hướng nhìn, một ý chí pháttriển
Bất kỳ doanh nghiệp nào muốn có hiệu quả sản xuất cao, mọi hoạtđộng phải được thông suốt đồng bộ, thống nhất Hoạt động Truyền thông nội
bộ của doanh nghiệp giữ một vị trí then chốt đối với sự thành công của doanhnghiệp Doanh nghiệp có các hoạt động Truyền thông nội bộ hiệu quả hợp lýsẽ thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, còn ngược lại thì hiệu quả sảnxuất kinh doanh sẽ kém thậm chí sẽ dẫn đến doanh nghiệp phá sản Chính vìvậy vấn đề Hoàn thiện công tác truyền thông nội bộ của doanh nghiệp thật sự
là cần thiết
Trang 40Chương 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG
NỘI BỘ CÔNG TY THÔNG TIN DI ĐỘNG VMS
2.1 Tổng quan Công ty thông tin di động VMS
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty thông tin di động VMS
Công ty thông tin di động (VMS) là Doanh nghiệp Nhà nước trựcthuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt nam (VNPT) Được thành lậpvào ngày 16 tháng 04 năm 1993, VMS đã trở thành doanh nghiệp đầu tiênkhai thác dịch vụ thông tin di động GMS 900/1800 với thương hiệuMobiFone, đánh dấu cho sự khởi đầu của ngành thông tin di động Việt Nam
Kể từ đó đến nay, thương hiệu MobiFone luôn gắn liền với từng bước pháttriển của Công ty Trải qua 17 năm hoạt động, VMS đã luôn chú trọng tới việcphát triển và đẩy mạnh thương hiệu MobiFone ngày càng vững mạnh trên thịtrường thông tin di động Việt Nam Đến nay Công ty đã có bảy Trung tâmtrực thuộc bao gồm: Trung tâm Thông tin di động khu vực I, II, III, IV, V,Trung tâm Tính cước và Thanh khoản, Trung tâm Dịch vụ Giá trị gia tăng.Trong từng bước phát triển của mình MobiFone luôn đặt khách hàng làmtrọng tâm và tuân thủ chặt chẽ các cam kết đối với khách hàng Với mongmuốn luôn đem lại sự hài lòng cao nhất cho khách hàng, từng nhân viênMobiFone đang cố gắng hết mình để hoàn thành tốt công việc của mình
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn *
Vị trí, chức năng:
Công ty thông tin di động (VMS) là Doanh nghiệp Nhà nước trực thuộcTập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt nam (VNPT) , có tư cách pháp nhân, cócon dấu và tài khoản riêng; chịu sự lãnh đạo của Tập đoàn Bưu chính Viễn