1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thiết kế và tổ chức tổ chức dạy học bài học STEM mô hình trồng rau thủy canh trong bài 4 vai trò của các nguyên tố khoáng sinh học 11

48 569 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 12,65 MB

Nội dung

Thông qua cách tiếp cận giáo dục tích hợp trong STEM, học sinh nhận thứcđược sự giao thoa giữa các ngành khoa học và toán học, thấy được sự cần thiếtcủa các kiến thức khoa học để giải qu

Trang 1

Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn dạy học giáo dục STEM 4

4 Thực trạng dạy học giáo dục STEM ở trường THPT 7

4.2 Thực tiễn dạy học giáo dục STEM tại đơn vị công tác 8

Chương 2: Thiết kế và tổ chức dạy học chủ đề STEM “ thiết kế mô

hình trồng rau thủy canh”

10

Trang 2

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lí do chọn đề tài

Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, tác động tới mọimặt của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực giáo dục Theo số liệu được đưa ratại Hội nghị kinh tế Thế giới, với cuộc cánh mạng công nghệ 4.0 cho thấykhoảng 50% việc làm hiện nay sẽ bị mất trong vòng 20 năm tới, nhiều việc làmchân tay sẽ không còn nữa mà được thay thế bằng robot, phần lớn thông tin thếgiới thực đang dần chuyển hóa thành thế giới số… Trước sự thay đổi lớn củanghề nghiệp, đòi hỏi các kỹ năng của người lao động cũng phải thay đổi Chính

vì vậy, việc đổi mới tư duy giáo dục chuyển mạnh từ quá trình chủ yếu trang bịkiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học để đáp ứng

sự thay đổi của cuộc sống là một tất yếu

Đổi mới phương pháp dạy học chuyển từ dạy học tiếp cận nội dung sangtiếp cận năng lực là một xu hướng đem lại hiệu quả cao trong giáo dục nhưngcũng đòi hỏi người dạy và người học đều phải thay đổi cách dạy và cách học.Giáo viên hướng đến đào tạo những học sinh không chỉ: Biết gì mà làm đượcgì? Những học sinh không chỉ biết kiếm việc mà còn tạo ra được công việc.Những học sinh biết liên hệ thông tin, kết nối thông tin giữa các lĩnh vực vàogiải quyết các vấn đề thực tế trong cuộc sống; hướng đến người thầy không chỉgiỏi về truyền thụ kiến thức mà còn truyền cảm hứng sáng tạo cho học sinh

Giáo dục STEM là một quan điểm dạy học theo hướng tiếp cận liênngành từ hai trong các lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học trởlên Thông qua cách tiếp cận giáo dục tích hợp trong STEM, học sinh nhận thứcđược sự giao thoa giữa các ngành khoa học và toán học, thấy được sự cần thiếtcủa các kiến thức khoa học để giải quyết một vấn đề thực tiễn hay tạo nên mộtsản phẩm Đồng thời, trong quá trình đó HS được khuyến khích sáng tạo, khơigợi niềm say mê học tập và giúp các em khám phá tiềm năng của bản thân

Sinh học là một môn khoa học nằm trong thành tố của Giáo dục STEM,việc tổ chức dạy học kiến thức Sinh học theo định hướng giáo dục STEM chính

là một hướng nghiên cứu hiệu quả giúp nội dung học tập gắn liền với thực tiễn,giúp HS hình thành được những kỹ năng cần thiết để làm việc và phát triểntrong thế giới công nghệ hiện đại

Hiện nay giáo viên vẫn còn chưa nhận thức rõ bản chất dạy học STEMcũng như cách thức thiết kế và tổ chức hoạt động STEM trong môn học, nênviệc nghiên cứu sâu về hoạt động STEM, cách thức tổ chức học sinh học tậpSTEM ở các môn học nói chung và sinh học nói riêng là cần thiết trong bối cảnhViệt Nam đang đổi mới căn bản và toàn diện Giáo dục

Trang 3

Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn đề tài: Thiết kế và tổ chức tổ chức dạy học - bài học STEM “mô hình trồng rau thủy canh” trong bài 4: Vai trò của các nguyên tố khoáng sinh học 11

2 Mục đích nghiên cứu

Thiết kế và tổ chức dạy học bài 4 vai trò của các nguyên tố khoáng ởthực vật theo định hướng giáo dục STEM “mô hình trồng rau thủy canh”

3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

- Đề tài được thực hiên trong nội dung bài 4: Vai trò của các nguyên tốkhoáng, phần I - Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật - Sinh học 11SHPT và tích hợp các môn học khác

- Đối tượng: Học sinh lớp 11A3 Trường THPT Bắc Yên Thành

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu tài liệu về đổi mớiphương pháp dạy học, cơ sở lý luận của giáo dục STEM

- Thực nghiệm: Tổ chức thực nghiệm sư phạm để xem xét tính khả thicủa đề tài

- Phương pháp thu thập và xử lí số liệu

Trang 4

PHẦN II NỘI DUNG CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN GIÁO DỤC STEM

1 Khái niệm Giáo dục STEM

STEM là viết tắt của các từ Science (Khoa học), Technology (Côngnghệ), Engineering ( Kĩ thuật), Mathematics (Toán học) Nền tảng của giáo dụcSTEM chính là giáo dục khoa học (science education) Do vậy trước khi tìmhiểu về khái niệm giáo dục STEM, chúng ta nhất thiết phải hiểu rõ về khái niệmkhoa học Đối với ngành giáo dục khoa học, khoa học về cơ bản được địnhnghĩa như sau: Là tập hợp các tri thức và hoạt động thực tiễn của nhân loại dựatrên các nghiên cứu có tính hệ thống (systematic study) thông qua các quan sát(observations) và các thí nghiệm (experiments) để hiểu về thế giới tự nhiên.Khoa học không chỉ là tập hợp những gì quan sát được mà còn là quá trình củanhận thức (cognition) và tư duy (thinking) Dữ liệu quan sát được là một phầnrất quan trọng của khoa học, nhưng khoa học còn có sự diễn giải (interpretation)của con người về các dữ liệu đó, làm cho các dữ liệu khoa học trở nên có ýnghĩa (make sence of science)

Trong đời sống xã hội mọi người thường có xu hướng sử dụng lẫn lộngiữa khoa học (science) và kĩ thuật (engineering)/công nghệ (technology) hoặc

sử dụng các từ này thay thế cho nhau và cũng không quan tâm nhiều đến sựkhác biệt giữa chúng Vì thế để hiểu rõ được khái niệm STEM yêu cầu phải hiểu

rõ được các thuật ngữ trong cụm từ STEM

+ Khoa học (Science): Là hệ thống tri thức chủ yếu thông qua quá trìnhquan sát và giải thích các hiện tượng trên thế giới mang tính chất quy luật

+ Kỹ thuật (engineering): Là quá trình tạo ra các đồ vật/sản phẩm màkhông có trong tự nhiên

+ Công nghệ (technology): Được hiểu theo nghĩa chung là tổng thể cáccông cụ, thiết bị, hay quá trình đã được thiết lập/sử dụng trong suốt quá trìnhtriển khai tạo sản phẩm

+Toán học (mathematics): Trong mối quan hệ tương tác giữa khoa học,

kỹ thuật và công nghệ, yếu tố toán học luôn hiện diện Toán học được xem làmột lĩnh vực đan xen vào tất cả các bước thực hành khoa học và công nghệ Nhờcác công thức toán học và mô hình tính toán, khoa học có được những thống kêmang tính định lượng và độ chính xác ngày càng cao Bên cạnh đó trong quátrình chế tạo và sản xuất các thiết bị và dụng cụ, các bản vẽ thiết kế luôn cần đếncác con số cụ thể được tính toán từ các phương trình và mô hình toán học

Ví dụ sản phẩm “ mô hình trồng rau thủy canh” do học sinh thực hiện làsản phẩm được con người tạo ra, không có sẵn trong tư nhiên Sản phẩm đó

được tạo ra thông qua các kiến thức khoa học về sinh học (Cơ chế hấp thu nước

Trang 5

và muối khoáng ở rễ, vai trò của các nguyên tố khoáng, ảnh hưởng của các tácnhân môi trường đối với quá trình hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây như: ápsuất thẩm thấu của môt trường dung dịch, độ pH, quang hợp, hô hấp; Về hóahọc (Kiểm soát hàm lượng, nồng độ các chất dinh dưỡng, độ pH của dung dịch);

Về vật lí (Hoạt động của máy bơm, Timer) Quy trình tạo ra mô hình đó đi từ

nguyên vật liệu ban đầu để thành một sản phẩm hoàn chỉnh được xem là kĩ thuật Trong suốt quá trình triển khai để tạo thành sản phẩm phải cần đến các công cụ, thiết bị … đó chính là công nghệ Trong quá trình chế tạo mô hình các

thiết bị, dụng cụ, các bản vẽ thiết kế luôn cần đến các con số cụ thể thông qua

toán học

Mô hình chu trình STEM:

Định nghĩa về giáo dục STEM

Một trong những tổ chức uy tín nhất hiện nay trong lĩnh vực giáo dụckhoa học trên thế giới là hiệp hội các giáo viên dạy khoa học quốc gia Mỹ(National Science Teachers Association – NSTA) được thành lập 1944, đã đề

xuất ra khái niệm giáo dục STEM như sau: “ Giáo dục STEM là một cách tiếp cận liên ngành trong quá trình học, trong đó các khái niệm học thuật mang tính nguyên tắc được lồng ghép với các bài học trong thế giới thực, ở đó các học sinh áp dụng các kiến thức trong khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán vào trong các bối cảnh cụ thể, giúp kết nối giữa trường học, cộng đồng, nơi làm việc

và các tổ chức toàn cầu, để từ đó phát triển năng lực trong lĩnh vực STEM và có thể góp phần vào cạnh tranh trong nền kinh tế mới” (Tsupros, Kohler và

Hallinen, 2009)

Theo tác giả Trần Thị Gái “Giáo dục STEM về bản chất được hiểu là trang bị cho người học những kiến thức và kĩ năng cần thiết liên quan đến lĩnh vực khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học Các kiến thức kỹ năng này phải được tích hợp, lồng ghép và bổ trợ cho nhau, giúp học sinh không chỉ hiểu biết

về nguyên lí mà còn có thể thực hành và tạo ra được những sản phẩm trong

Science(Khoa học)

Math(Toán học)

Engineering(Kỹ thuật)

Technology

(Công nghệ)

Knowledge(Kiến thức)

Trang 6

Như vậy, cách định nghĩa về giáo dục STEM nói đến một cách tiếp cậnliên ngành, liên môn học trong một quá trình đào tạo, cụ thể phải có bốn lĩnhvực: Khoa học, kĩ thuật, công nghệ và toán học Giáo dục STEM giúp học sinhthấy được mối liên hệ giữa các kiến thức trong việc giải quyết các vấn đề vànhận thức được tầm quan trọng của các kiến thức STEM ảnh hưởng đến thế giới

và sự phát triển của xã hội trong tương lai Mục đích chính của các chương trìnhgiáo dục STEM không phải để đào tạo ngay ra những nhà khoa học, nhà toánhọc, kĩ sư hay phát minh những điều hoàn toàn mới hay để tạo ra các sản phẩm

có tính thương mại, cạnh tranh, mà chủ yếu là tạo cho các em hứng thú học tập,tạo ra những con người tương lai, có đầy đủ phẩm chất, năng lực, bản lĩnh đểthích nghi với cuộc sống hiện đại, như các năng lực tự chủ và tự học, năng lựcgiao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

2 Vai trò và ý nghĩa của giáo dục STEM

Việc đưa giáo dục STEM vào trường THPT mang lại nhiều ý nghĩa, phùhợp với định hướng đổi mới giáo dục phổ thông cụ thể là:

- Đảm bảo giáo dục toàn diện

- Nâng cao hứng thú học tập các môn học STEM

- Hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho HS

- Kết nối trường học với cộng đồng

- Hướng nghiệp, phân luồng

3 Hình thức tổ chức giáo dục STEM

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra định hướng các hình thức có thể triểnkhai STEM ở trường phổ thông như sau:

- Dạy học các môn học thuộc lĩnh vực STEM

Đây là hình thức tổ chức giáo dục STEM chủ yếu trong nhà trường.Theo cách này các bài học, hoạt động giáo dục STEM được triển khai ngaytrong quá trình dạy học các môn học STEM theo tiếp cận liên môn Các chủ đề,bài học, hoạt động STEM bám sát chương trình của các môn học thành phần.Hình thức giáo dục STEM này không làm phát sinh thêm thời gian học tập

- Hoạt động trải nghiệm STEM

Trong hoạt động trải nghiệm STEM, HS được khám phá các thí nghiệm,ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong thực tiễn đời sống Qua đó, nhận biết được ýnghĩa của khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học đối với đời sống con người,nâng cao hứng thú học tập các môn học STEM Đây cũng là cách thức để thuhút sự quan tâm của xã hội tới giáo dục STEM

Trang 7

- Hoạt động nghiên cứu khoa học

Giáo dục STEM có thể được triển khai thông qua hoạt động nghiên cứukhoa học và tổ chức các cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật với nhiều chủ đềkhác nhau thuộc các lĩnh vực robot, năng lượng tái tạo, môi trường, biến đổi khíhậu, nông nghiệp công nghệ cao… Hoạt động này không mang tính đại trà màdành cho những học sinh có năng lực, sở thích và hứng thú với cac shoatj độngtìm tòi, khám phá khoa học, kỹ thuật giải quyết vấn đề thực tiễn Tổ chức tốthoạt động sáng tạo Khoa học kỹ thuật là tiền đề triển khai các dự án nghiên cứutrong khuôn khổ cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho HS THPT được tổ chứcthường niên

4 Thực trạng dạy học giáo dục STEM

4.1.Thực trạng chung

Mô hình giáo dục tích hợp STEM còn khá mới mẻ đối với giáo dục ViệtNam khi chỉ mới thử nghiệm khoảng vài năm gần đây Giáo dục STEM du nhậpvào Việt Nam bắt nguồn từ các cuộc thi Robot dành cho HS THPT do các công

ty tại Việt Nam triển khai cùng với các tổ chức nước ngoài Từ đó đến nay giáodục STEM đã bắt đầu có sự lan tỏa với nhiều hình thức khác nhau, nhiều cáchthức thực hiện khác nhau, nhiều tổ chức hỗ trợ khác nhau Hệ thống các công ty

tư nhân Việt Nam đã rất nhanh nhạnh đưa giáo dục STEM mà chủ yếu là cáchoạt động Robot vào giảng dạy tại các trường phổ thông tại một số thành phốlớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng bằng hình thức xã hội hóa Tuy nhiênkhu vực nông thôn hiện nay chưa thể tiếp cận với các hoạt động liên quan đếnRobot vì chi phí khá đắt đỏ, vậy nên tại các vùng nông thôn đã có một giải phápkhác đưa ra do liên minh các công ty Giáo dục STEM tại Hà Nội như Học việnsáng tạo S3, Kidscode STEM Từ năm 2012, Bộ Giáo dục và Đào tạo hàng năm

đã tổ chức cuộc thi “ vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huốngthực tiễn dành cho HS trung học” và cuộc thi “Dạy học theo chủ đề tích hợpdành cho GV trung học” Đặc biệt cuộc thi “ Khoa học Kỹ thuật dành cho HStrung học” do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức dành cho HS THPT đã trở thànhđiểm sáng tích cực trong giáo dục định hướng năng lực… Về cơ bản đây là mộthình thức của giáo dục STEM Các cuộc thi này là ví dụ cho mục tiêu giáo dụcnhằm phát triển năng lực cho HS hình thành những kĩ năng học tập và lao độngtrong thế kỷ 21 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và đó cũng là mục tiêu mà giáo dụcSTEM hướng tới

Tại đơn vị công tác, vào tháng 9/2019 giáo viên đã được triển khai vềphương pháp giáo dục STEM, tháng 11/2019 nhà trường đã phối hợp với tổKHTN tổ chức tham quan trải nghiệm theo định hướng STEM “Tham quan nhàmáy sữa, nhà máy nước tinh khiết, trại bò của tập đoàn TH true milk”, TổKHTN cũng có kế hoạch tổ chức ngoại khóa “ Học sinh tạo sản phẩm STEM”

Trang 8

“Thầy cô hiểu thế nào về giáo dục STEM?”; “Các em được học gì thông quachương trình đó?”; “Thầy/cô hãy đề xuất các biện pháp giảng dạy STEM?”;

“Thầy cô đã áp dụng phương pháp giáo dục STEM vào tiết dạy của mìnhchưa?”; “Thầy/cô có mong muốn giảng dạy STEM vào môn học của mìnhkhông?” Thì tôi nhận thấy mặc dù mọi người đều biết đến giáo dục STEM, chorằng STEM là cách dạy học tích cực, hướng đến phát triển năng lực của ngườihọc, một số ít GV cũng đã vận dụng dạy học theo định hướng giáo dục STEMvào môn học của mình nhưng chỉ dừng lại ở mức yêu cầu HS thực hiện các thínghiệm nên chưa phát huy hết sự sáng tạo ở người học và hầu hết các GV đều

có mong muốn được áp dụng mô hình giáo dục này vào giảng dạy môn củamình, nhưng phần lớn GV chưa thật sự quan tâm nghiên cứu một cách bài bản

về bản chất của giáo dục STEM cũng như cách để thiết kế và tổ chức hoạt độngSTEM trong môn học Bên cạnh đó, qua điều tra tôi nhận thấy vẫn có một phầnnhỏ GV còn hiểu sai về STEM cho rằng sản phẩm HS tạo ra phải là những phátminh thật mới lạ, sáng tạo mới được xem là sản phẩm STEM và việc hướng HS

ở nông thôn tìm ra công nghệ mới, sản phẩm mới là không khả thi nên sẽ khótriển khai trong môn học của mình Như vậy cần thiết phải có sự quan tâm vànghiên cứu sâu về giáo dục STEM

4.2 Thực tiễn dạy học giáo dục STEM tại đơn vị công tác

a Khó khăn

Theo tôi để đơn vị mình có thể tổ chức các hoạt động dạy học theo địnhhướng giáo dục STEM nhằm phát triển tối đa mọi tiềm năng trong mỗi học sinh,giúp HS làm chủ được những tình huống, sẵn sàng đương đầu với những tháchthức trong cuộc sống, phát triển được tính tự chủ, khả năng sáng tạo trong giảiquyết vấn đề, đòi hỏi :

- HS cần phải có khả năng tư duy bậc cao*(Tư duy bậc cao gồm 3 loại: (1) Tư duy mang tính chất chuyển đổi của nhận thức ở bậc cao của thang nhận thức Bloom: Nhớ , hiểu, áp dụng, phân tích, tổng hợp và đánh giá (2) Kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định (3) Tư duy phản biện), có sự hợp tác, có năng

lực nghiên cứu khoa học

- Điều kiện cơ sở vật chất phải đầy đủ

- GV cần được đào tạo STEM chuyên sâu, cần đầu tư nhiều thời gian,công sức, chất xám cho 1 bài học STEM

- Phụ huynh và cả HS cần hiểu cụ thể về bản chất của giáo dục STEM,cần nhận thức đầy đủ về giáo dục STEM trong thời buổi công nghệ 4.0

Tuy nhiên đơn vị tôi công tác là trường ở khu vực nông thôn nên còn hạnchế về điều kiện cơ sở vật chất (Tài liệu, thiết bị, phòng học STEM…), HS ítđược tham gia các cuộc thi liên quan đến lĩnh vực Khoa học kỹ thuật như các

HS ở thành phố nên bước đầu hình thành các kỹ năng tư duy bậc cao, năng lực

Trang 9

hợp tác, năng lực nghiên cứu khoa học gặp nhiều khó khăn, các em còn bỡ ngỡ,lúng túng khi GV giao nhiệm vụ Các gia đình ở nông thôn mức sống còn thấpcũng như sự hiểu biết của phụ huynh và cả HS về xu thế nghề nghiệp trong thờibuổi công nghệ 4.0 chưa cao, chưa nhận thức được lợi ích của việc học STEM

mà còn tồn tại quan điểm “học để thi, để lên lớp” đây cũng là một trở ngại lớn

để có được sự tham gia của gia đình, cộng đồng vào mô hình giáo dục STEMcùng với nhà trường

Khi được phổ biến về kế hoạch và giao nhiệm vụ học tập chủ đề STEMcác em thật sự húng thú, mong muốn được trải nghiệm, được thực hành để khámphá kiến thức và vận dụng kiến thức vào thực tiễn

Trang 10

CHƯƠNG II THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC BÀI HỌC STEM

“MÔ HÌNH TRỒNG RAU THỦY CANH”

1 Tiêu chí xây dựng bài học STEM

Để thực hiện được mục tiêu phát triển năng lực cho HS, mỗi bài học

STEM cần phải được xây dựng theo 6 tiêu chí sau:

Tiêu chí 1: Chủ đề bài học STEM tập trung vào các vấn đề thực tiễn

Trong bài học STEM “thiết kế mô hình trồng rau thủy canh” vấn đề thựctiễn là trồng rau sạch

Tiêu chí 2: Cấu trúc bài học STEM theo quy trình thiết kế kĩ thuật

Trong chủ đề STEM thiết kế mô hình trồng rau thủy canh HS cần phảithực hiện theo 1 quy trình: (1) Xác định vấn đề - (2) Nghiên cứu kiến thức nền-(3) Đề xuất ý tưởng cho giải pháp – (4) Lựa chọn giải pháp tối ưu – (5) Pháttriển và chế tạo mô hình – (6) Thử nghiệm và đánh giá – (7) Hoàn thiện thiết kế

Tiêu chí 3: Phương pháp dạy học bài học STEM đưa học sinh vào hoạt động tìm tòi và khám phá, định hướng hành động, trải nghiệm và sản phẩm

Trong bài học STEM thiết kế mô hình trồng rau thủy canh GV cần:

- Khơi dậy óc tò mò của HS: Rễ cây trên cạn hấp thụ nước và ion khoáng

ở trong đất, nên theo phương pháp trồng rau truyền thống thường là dùng đất đểtrồng Nếu như chúng ta thay đổi phương pháp trồng rau hoàn toàn trong nước

mà không cần tới đất theo em có khả thi không? Em nào có những hiểu biết vềphương pháp trồng rau thủy canh hãy chia sẻ với cả lớp? Trồng rau thủy canh cóphải là giải pháp tối ưu để giải quyết vấn đề trồng rau sạch không?

- Hướng HS hình thành được tư duy bậc cao bằng cách tự mình đặt racác câu hỏi để xác định được hướng giải quyết vấn đề thực tiễn bằng cách tạo rasản phẩm HS tự đặt được các câu hỏi như:

+ Mô hình trồng rau thủy canh thiết kế như thế nào cho khoa học, hợplý?

+ Từ những chai nhựa phế thải, ống nhựa PVC làm thế nào để có được

mô hình thủy canh hiệu quả, tiện lợi, kinh tế, cung cấp được rau sạch cho hộ giađình

+ Loại rau nào sẽ thích hợp, kĩ thuật pha chế dung dịch, trồng và chămsóc rau thủy canh như thế nào?

+ Cách bố trí thí nghiệm như thế nào thì sẽ thấy rõ được vai trò của cácnguyên tố khoáng, ảnh hưởng của việc thiếu một số nguyên tố nguyên tố khoángđến sinh trưởng phát triển của cây

Trang 11

- Phát triển tư duy phản biện cho HS thông qua quá trình thảo luận vàtranh luận.

- Tham quan trải nghiệm vườn rau thủy canh nhà lưới để HS khám phácác ứng dụng, kỹ thuật trong thực tiễn đời sống, HS được thấy hệ thống mô hìnhthủy canh từ đó tự trả lời được các câu hỏi do chính mình đặt ra, làm tăng thêmhứng thú, học tập và sáng tạo ở HS, đồng thời giúp HS nâng cao mức độ hoànthành sản phẩm

Tiêu chí 4: Hình thức tổ chức bài học STEM lôi cuốn học sinh vào hoạt động nhóm kiến tạo

GV giao nhiệm vụ cho các nhóm học tập để giúp các em làm việc cùngnhau như một nhóm kiến tạo Làm việc nhóm trong thực hiện các hoạt động củabài học STEM là cơ sở để phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác

Trong bài học STEM thiết kế mô hình trồng rau thủy canh GV chỉ cungcấp cho HS bộ câu hỏi gợi ý, định hướng mà không cung cấp cụ thể chi tiết cácbước tiến hành như thế nào HS sẽ phải chủ động suy nghĩ, làm việc nhóm vàthảo luận với nhau nhiều để quyết định chọn cách thực hiện nào

Tiêu chí 5: Nội dung bài học STEM áp dụng chủ yếu từ nội dung khoa học và toán học mà học sinh đã và đang học

Trong bài học STEM thiết kế mô hình trồng rau thủy canh, GV cần kếtnối và tích hợp nội dung ở lĩnh vực khoa học (sinh học, vật lý, hóa học), côngnghệ và toán học Từ đó, HS thấy rằng khoa học, công nghệ và toán không phải

là các môn học độc lập, mà chúng liên kết với nhau để giải quyết các vấn đề

Tiêu chí 6: Tiến trình bài học STEM tính đến có nhiều đáp án đúng và coi sự thất bại như là 1 phần cần thiết trong học tập

Trong bài học STEM thiết kế mô hình trồng rau thủy canh, phương ángiải quyết vấn đề là do HS suy nghĩ, làm việc nhóm và thảo luận với nhau lựachọn cách thực hiện Với việc chia 1 lớp thành 4 nhóm như vậy sẽ có nhiềuphương án khả thi, nhưng có thể sẽ khác nhau ở mức độ tối ưu khi giải quyếtvấn đề Qua đó HS được nếm trải qua các cảm xúc của thất bại cũng như thànhcông trong quá trình học tập

2 Quy trình xây dựng bài học STEM

Theo tài liệu hội thảo “Định hướng giáo dục STEM trong trường trunghọc” của bộ giáo dục và đào tạo, quy trình xây dựng bài học STEM gồm 4bước sau:

Bước 1: Lựa chọn chủ đề bài học

Bước 2: Xác định vấn đề cần giải quyết

Trang 12

Bước 4: Thiết kế tiến trình tổ chức dạy học

Theo tác giả Trần Thị Gái và cộng sự (Tạp chí Giáo dục, số 443- Kì 1 –12/2018) quy trình thiết kế chủ đề giáo dục STEM trong dạy học môn Sinh họcgồm 6 bước sau:

Bước 1: Lựa chọn chủ đề giáo dục STEM:

Bước 2: Xác định mục tiêu của chủ đề giáo dục STEM

Bước 3 Xác định các vấn đề cần giải quyết trong chủ đề giáo dục STEM Bước 4 : Xác định các nội dung cụ thể cần sử dụng để giải quyết vấn đề trong chủ đề STEM.

Bước 5: Thiết kế hoạt động học tập

Bước 6: Thiết kế tiêu chí và bộ công cụ kiểm tra, đánh giá học sinh.

Dựa trên sự nghiên cứu của bản thân và được sự góp ý của đồng nghiệp,tôi đề xuất quy trình thiết kế bài học STEM “Thiết kế mô hình trồng rau thủycanh” gồm các 6 bước sau:

Lựa chọn chủ đề giáo dục STEM

Thiết kế hoạt động học tập

Xác định mục tiêu của chủ đề giáo dục STEM

Xác định các nội dung cụ thể cần sử dụng để giải quyết vấn

Trang 13

Cụ thể:

Bước 1: Lựa chọn chủ đề

Cách tiến hành:

* Xác định mục tiêu của bài 4 “Vai trò của các nguyên tố khoáng”

* Mạch nội dung: Sự hấp thu nước và muối khoáng ở rễ (bài 1), nguyên

tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây, vai trò của các nguyên tố dinh dưỡngkhoáng thiết yếu trong cây, nguồn cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng khoángcho cây

* Nội dung vai trò của các nguyên tố khoáng gắn với thực tiễn => Sảnphẩm ứng dụng => Chủ đề STEM

- Nội dung: Rễ cây hấp thụ nước và các ion khoáng Trong các nguyên

tố dinh dưỡng khoáng cây cần 17 nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu Việcthiếu một số nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu sẽ ảnh hưởng đến sinhtrưởng phát triển của cây, cây không hoàn thành được chu trình sống Việc cungcấp liệu lượng phân bón cao quá mức cần thiết sẽ không chỉ gây độc hại đối vớicây mà còn gây ô nhiễm nông phẩm và môi trường

- Vấn đề thực tiễn: Trồng rau sạch

- Sản phẩm ứng dụng: Mô hình trồng rau thủy canh

- Chủ đề STEM: Thiết kế mô hình trồng rau thủy canh

Bước 2: Xác định mục tiêu của chủ đề STEM “thiết kế mô hình trồng

rau thủy canh”

Sau khi học xong chủ đề này HS cần phải:

- Liệt kê được các nguồn cung cấp dinh dưỡng khoáng cho cây, dạngphân bón (muối khoáng) mà cây hấp thụ được

- Trình bày được ý nghĩa của liều lượng phân bón hợp lí đối với câytrồng môi trường và sức khỏe con người

b) Kỹ năng:

- Thiết kế các bản vẽ, mô hình trồng rau thủy canh

Trang 14

- Xây dựng được nguyên lý hoạt động của dạng mô hình thủy canh hồilưu.

- Chế tạo và lắp ráp các sản phẩm theo phương án thiết kế

- Bố trí được các thí nghiệm nghiên cứu sự ảnh hưởng của việc thiếu mộtvài nguyên tố khoáng thiết yếu đến sinh trưởng phát triển của cây => Quan sát

và giải thích => Kết luận

- Vận hành, thử nghiệm, cải tiến các mô hình

- Làm việc nhóm, thuyết trình, lắng nghe, phản biện

c) Thái độ:

- Củng cố thêm niềm tin vào khoa học

- Ý thức bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên

- Say mê nghiên cứu khoa học

- Nhiệt tình, năng động trong quá trình gia công, lắp ráp sản phẩm

- Có tinh thần xây dựng nhóm, trách nhiệm đối với các nhiệm vụ chungcủa nhóm

- Nghiêm túc trong việc phát hiện năng lực, sở trường của mình để cóthể định hướng được nghề nghiệp cho bản thân

d) Các năng lực cần hướng tới: Năng lực vận dụng kiến thức vào thực

tiễn, năng lực tự học, năng lực nghiên cứu khoa học, năng lực hợp tác, năng lựcsáng tạo

Bước 3: Xác định các vấn đề cần giải quyết trong chủ đề STEM

Bộ câu hỏi định hướng:

1 Vì sao cần phải trồng rau sạch?

2 Hiện nay có những phương pháp trồng rau sạch nào? Ưu và nhượcđiểm của mỗi phương pháp?

3 Có những loại mô hình thủy canh nào? Loại mô hình nào tạo điều kiệnthuận lợi nhất để cây hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn?

4 Hệ thống thủy canh hồi lưu có cấu tạo và nguyên tắc hoạt động như thếnào?

5 Từ các những nguyên liệu gần gũi, vật liệu phế thải, làm thế nào để cóđược mô hình trồng rau thủy canh hồi lưu

6 Để cây trồng phát triển khỏe mạnh thì trồng rau thủy canh phải đảmbảo những nhu cầu nào của cây trồng?

7 Vì sao cần phải cung cấp đầy đủ các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết

Trang 15

yếu cho cây trồng?

8 Bố trí thí nghiệm như thế nào để có thể nghiên cứu được ảnh hưởng củaviệc thiếu một số nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu đối với cây trồng? Mô

tả một số dấu hiệu điển hình khi cây thiếu một vài nguyên tố khoáng thiết yếu

Bước 4: Xây dựng tiêu chí của thiết bị/giải pháp giải quyết vấn đề

* Tiêu chí đánh giá sản phẩm mô hình trồng rau thủy canh hồi lưu đượcthiết kế như sau:

Tiêu chí Tốt (5 điểm) Đạt (3 điểm) Chưa đạt (1

điểm)

Hình thức

- Cấu trúc môhình hợp lí; Lắpđặt khoảng cách tỉ

lệ phù hợp đảmbảo khả năng vậnhành của hệthống

- Rau sinh trưởngphát triển tốt

- Cấu trúc môhình tương đốihợp lí; Lắp đặtkhoảng cách tỉ lệmột vài vị trí chưaphù hợp

- Rau sinhtrưởng phát triểnbình thường

- Cấu trúc môhình chưa hợp lí;Lắp đặt khoảngcách tỉ lệ khôngphù hợp

- Rau sinh trưởngphát triển kém

Vận hành

Hệ thống vậnhành tốt

Hệ thống hoạtđộng được tuynhiên thỉnh thoảng

có vấn đề

Hệ thống khôngvận hành đượchoặc vận hànhkém

Phạm vi ứng dụng

và tính khả thi của

mô hình

Khả năng ứngdụng rộng rãi dễ

sử dụng

Ứng dụng đượcnhưng không sửdung rộng rãiđược vì khó sửdụng

Chưa ứng dụngđược trong thực tếcần cải tiến

Tính sáng tạo

Sản phẩm cósáng tạo, có tưduy vận dụng thực

tế cao, ứng dụnglinh hoạt

Sản phẩm thểhiện được sự sángtạo nhưng chưalinh hoạt

Sản phẩm cònkhuôn mẫu, chưalinh hoạt

Điểm đạt được tối đa 20 điểm

Trang 16

* Tiêu chí đánh giá phương thức bố trí thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của việc thiếu một vài nguyên tố khoáng thiết yếu đến sinh trưởng phát triển của cây:

1 Phương thức bố trí thí nghiệm

2 Mô tả được một số dấu hiệu của

cây khi thiếu một vài nguyên tố khoáng 3

3 Giải thích được sự khác biệt về

sinh trưởng của cây trong từng thí

Toán học (M)

- Vật lý: Hoạt độngcủa máy bơm, Timer

- Hóa học: Pha chếdung dịch dinh dưỡngphù hợp với từng loạirau, xác định được độ

pH, ppm trong dungdịch

Hệ thốngbơm, ống dẫn,

chỉnh, thùngchứa dungdịch thủycanh, rọ đựnggiá thể trồngrau, giá thể,thiết bị khoancắt để tạo môhình thủy canhhồi lưu, bút đo

pH, bút đoppm

Bản vẽ

và mô hìnhchế tạothủy canhhồi lưu, môhình thủycanh tĩnh

Đo chiềudài ống nhựatheo bản vẽ,khoảng cáchgiữa các rọgiá thể, tínhtoán tỉ lệ phadung dịchthủy canh

Đo chiều caocây trong cácloại môitrường dinhdưỡng thủycanh khácnhau

Trang 17

Bước 6: Thiết kế và tổ chức hoạt động học tập

a) Thời gian: 1 buổi chiều trải nghiệm vườn rau thủy canh, 2 tuần ở nhà

và 1 tiết báo cáo sản phẩm trên lớp học

b) Tiến trình thực hiện:

Tôi xây dựng tiến trình dạy học dựa trên các nhiệm vụ HS cần phải thựchiện gồm các bước:

1 Nêu vấn đề thực tiễn

2 Xác định hướng giải quyết vấn đề thực tiễn

3 Tìm tòi, huy động kiến thức liên quan, xây dựng kế hoạch giải quyết

Trang 18

3 Giáo án thực nghiệm

TÊN BÀI HỌC STEM: THIẾT KẾ MÔ HÌNH TRỒNG RAU THỦY CANH

Tiết ppct 4 – Bài 4: Vai trò của các nguyên tố khoáng

I Mục tiêu bài học

1 Kiến thức

- Nêu được khái niệm: Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu, các nguyên

tố dinh dưỡng đại lượng và vi lượng

- Mô tả được một số dấu hiệu điển hình khi thiếu một số nguyên tố dinhdưỡng khoáng thiết yếu và nêu được vai trò đặc trưng nhất của các nguyên tố dinhdưỡng khoáng thiết yếu

- Liệt kê được các nguồn cung cấp dinh dưỡng khoáng cho cây, dạng phânbón (muối khoáng) mà cây hấp thụ được

- Trình bày được ý nghĩa của liều lượng phân bón hợp lí đối với cây trồngmôi trường và sức khỏe con người

2 Kỹ năng

- Thiết kế các bản vẽ, mô hình trồng rau thủy canh

- Xây dựng được nguyên lý hoạt động của dạng mô hình thủy canh hồi lưu

- Chế tạo và lắp ráp các sản phẩm theo phương án thiết kế

- Bố trí được các thí nghiệm nghiên cứu sự ảnh hưởng của việc thiếu một vàinguyên tố khoáng thiết yếu đến sinh trưởng phát triển của cây => Quan sát và giảithích => Kết luận

- Vận hành, thử nghiệm, cải tiến các mô hình

- Làm việc nhóm, thuyết trình, lắng nghe, phản biện

3 Thái độ

- Củng cố thêm niềm tin vào khoa học

- Tự ý thức được vai trò và trách nhiệm của cá nhân trong việc bảo vệ môitrường

- Yêu thích môn học, thích khám phá, tìm tòi, vận dụng kiến thức liên mônvào giải quyết các vấn đề sử dụng phân bón vào việc trồng cây

- Say mê nghiên cứu khoa học

- Nhiệt tình, năng động trong quá trình gia công, lắp ráp sản phẩm

- Có tinh thần xây dựng nhóm, giúp đỡ lẫn nhau và có trách nhiệm đối vớicác nhiệm vụ chung của nhóm

Trang 19

- Nghiêm túc trong việc phát hiện năng lực, sở trường của mình để có thểđịnh hướng được nghề nghiệp cho bản thân.

4 Các năng lực cần hướng tới: Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn,

năng lực tự học, năng lực nghiên cứu khoa học, năng lực hợp tác, năng lực sángtạo

II Phương tiện

- Sử dụng tranh ảnh, sơ đồ các mô hình thủy canh

- Tư liệu hỗ trợ HS

III Chuẩn bị

1 Chuẩn bị của GV:

- Máy tính, máy chiếu

- Chia nhóm: Các HS thuộc 1 xã hoặc các xã gần nhau thành 1 nhóm (1014HS)

- Liên hệ với chủ vườn rau thủy canh để được sắp xếp thời gian tổ chức HS

đi tham quan

- Tư liệu (video, hình ảnh, bài báo…) về các mô hình trồng rau thủy canh, bộcâu hỏi định hướng, các bản tiêu chí đánh giá

Bảng 1: Bộ câu hỏi định hướng

1 Vì sao cần phải trồng rau sạch?

2 Hiện nay có những phương pháp trồng rau sạch nào? Ưu và nhược điểmcủa mỗi phương pháp?

3 Có những loại mô hình thủy canh nào? Loại mô hình nào tạo điều kiệnthuận lợi nhất để cây hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn?

4 Hệ thống thủy canh hồi lưu có cấu tạo và nguyên tắc hoạt động như thếnào?

5 Từ các những nguyên liệu gần gũi, vật liệu phế thải, làm thế nào để cóđược mô hình trồng rau thủy canh hồi lưu

6 Để cây trồng phát triển khỏe mạnh thì trồng rau thủy canh phải đảm bảonhững nhu cầu nào của cây trồng?

7 Vì sao cần phải cung cấp đầy đủ các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiếtyếu cho cây trồng?

8 Bố trí thí nghiệm như thế nào để có thể nghiên cứu được ảnh hưởng củaviệc thiếu một số nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu đối với cây trồng? Mô

Trang 20

Bảng 2: Tiêu chí đánh giá mô hình thủy canh hồi lưu Tiêu chí Tốt (5 điểm) Đạt (3 điểm) Chưa đạt (1 điểm)

Hình thức

- Cấu trúc môhình hợp lí; Lắpđặt khoảng cách tỉ

lệ phù hợp đảmbảo khả năng vậnhành của hệ thống

- Rau sinh trưởngphát triển tốt

- Cấu trúc môhình tương đối hợplí; Lắp đặt khoảngcách tỉ lệ một vài

vị trí chưa phùhợp

- Rau sinh trưởngphát triển bìnhthường

- Cấu trúc mô hìnhchưa hợp lí; Lắp đặtkhoảng cách tỉ lệkhông phù hợp

- Rau sinh trưởngphát triển kém

Vận hành

Hệ thống vậnhành tốt

Hệ thống hoạtđộng được tuynhiên thỉnh thoảng

có vấn đề

Hệ thống không vậnhành được hoặc vậnhành kém

Ứng dụng đượcnhưng không sửdung rộng rãi được

vì khó sử dụng

Chưa ứng dụngđược trong thực tế cầncải tiến

Tính sáng tạo

Sản phẩm cósáng tạo, có tư duyvận dụng thực tếcao, ứng dụng linhhoạt

Sản phẩm thểhiệnđược sự sángtạo nhưng chưalinh hoạt

Sản phẩm cònkhuôn mẫu, chưa linhhoạt

Bảng 3: Tiêu chí đánh giá phương thức bố trí thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của việc thiếu một vài nguyên tố khoáng thiết yếu đến sinh trưởng phát

triển của cây

1 Phương thức bố trí thí nghiệm khoa

học, hợp lí

4

2 Mô tả được một số dấu hiệu của cây

khi thiếu một vài nguyên tố khoáng

3

3 Giải thích được sự khác biệt về sinh

trưởng của cây trong từng thí nghiệm

3

Trang 21

Bảng 4: Phân công nhiệm vụ của HS

Trang 22

việc của nhóm

giao đúng thời hạn

Thường xuyênThỉnh thoảngKhông bao giờ

Có ý tưởng mới

hay sáng tạo đóng

góp cho nhóm

Luôn luônThường xuyênThỉnh thoảngKhông bao giờ

Vai trò trong

nhóm

Nhóm trưởngThư ký

Thành viên

1 Chuẩn bị của HS

- Nghiên cứu kiến thức nền:

Khoa học (S) Công nghệ (T) Kĩ thuật (E) Toán học (M)

- Sinh học: Cơ chế hấp

thu nước và muối khoáng

ở rễ, vai trò của các

nguyên tố khoáng, ảnh

hưởng của các tác nhân

môi trường đối với quá

rọ đựng giá thểtrồng rau, giáthể, thiết bịkhoan cắt để tạo

mô hình thủycanh hồi lưu, bút

đo pH, bút đoppm

Bản vẽ và

mô hình chếtạo thủy canhhồi lưu, môhình thủycanh tĩnh

Đo chiều dàiống nhựa theobản vẽ, khoảngcách giữa các rọgiá thể, tính toán

tỉ lệ pha dungdịch thủy canh

Đo chiều cao câytrong các loại môitrường dinhdưỡng thủy canhkhác nhau

- Nghiên cứu tài liệu về mô hình trồng rau thủy canh

- Máy tính có kết nối mạng để làm báo cáo PowPoint

IV Phương pháp: Dạy học dựa vào khám phá, hợp tác nhóm, thuyết trình…

Trang 23

Tìm hiểu, phân tích đượctình huống từ đó xác định đượcvấn đề cần giải quyết.

Tổ chức cho HS đề xuất cácgiải pháp bằng câu hỏi định hướng:

+ Vì sao cần phải trồng rausạch?

+ Hiện nay có những phươngpháp trồng rau sạch nào? Ưu vànhược điểm của mỗi phương pháp

- HS thảo luận, trả lời cáccâu hỏi định hướng của GV để

đề xuất các giải pháp khắc phục

- Phân tích các giải pháp

và lựa chọn giải pháp tối ưu

Thống nhất giải pháp Đặt tên cho giải pháp:

Thiết kế mô hình trồng rau thủy canh.

Hoạt động 2: Lập kế hoạch thực hiện dự án

- Phân chia nhóm: HS thuộc các

xã gần nhau sẽ thành một nhóm

- Phát bộ câu hỏi định hướng

giải quyết vấn đề cho HS

+ Có những loại mô hình thủycanh nào? Loại mô hình nào tạođiều kiện thuận lợi nhất để cây hấpthụ chất dinh dưỡng tốt hơn?

+ Hệ thống thủy canh hồi lưu cócấu tạo và nguyên tắc hoạt động

Căn cứ vào chủ đề học tập

và gợi ý của giáo viên, HS phảinêu ra các nhiệm vụ cần thựchiện:

+ Thiết kế và chế tạo môhình trồng rau thủy canh hồi lưu

Trang 24

+Từ các những nguyên liệu gần

gũi, vật liệu phế thải, làm thế nào

để có được mô hình trồng rau thủy

canh hồi lưu

+ Để cây trồng phát triển khỏe

mạnh thì trồng rau thủy canh phải

đảm bảo những nhu cầu nào của

cây trồng?

+ Vì sao cần phải cung cấp đầy

đủ các nguyên tố dinh dưỡng

khoáng thiết yếu cho cây trồng?

+ Bố trí thí nghiệm như thế nào

để có thể nghiên cứu được ảnh

hưởng của việc thiếu một số

nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết

yếu đối với cây trồng? Mô tả một

số dấu hiệu điển hình khi cây thiếu

một vài nguyên tố khoáng thiết

yếu

- Yêu cầu HS dựa vào bộ câu

hỏi định hướng nêu được các

nhiệm vụ cần thực hiện

- Phát tài liệu về mô hình trồng

rau thủy canh và hướng dẫn học

sinh tự tìm hiểu chủ đề trên

internet, tạp chí khoa học,

youtube…

- Giáo viên phát các phiếu đánh

giá: Đánh giá sản phẩm, đánh giá

hoạt động cho HS

thiếu một vài nguyên tố khoángthiết yếu đến sinh trưởng pháttriển của cây

+ Trồng và chăm sóc rauthủy canh

+ Thiết kế powerPoint vàtrình bày

- Thống nhất kế hoạch triển khai tiếp theo

1 Nêu tên dự án và giao nhiệm

vụ của dự án

- Phần củng cố tiết ppct 1

2 Nghiên cứu kiến thức nền,

tham quan mô hình vườn rau thủy

canh, xác định kế hoạch thực hiện

- Ngoài giờ lên lớp

Ngày đăng: 12/10/2020, 10:43

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

3. Hình thức tổ chức giáo dục STEM 6 - Thiết kế và tổ chức tổ chức dạy học   bài học STEM mô hình trồng rau thủy canh trong bài 4 vai trò của các nguyên tố khoáng sinh học 11
3. Hình thức tổ chức giáo dục STEM 6 (Trang 1)
công cụ, thiết bị … đó chính là công nghệ. Trong quá trình chế tạo mô hình các thiết bị, dụng cụ, các bản vẽ thiết kế luôn cần đến các con số cụ thể thông qua - Thiết kế và tổ chức tổ chức dạy học   bài học STEM mô hình trồng rau thủy canh trong bài 4 vai trò của các nguyên tố khoáng sinh học 11
c ông cụ, thiết bị … đó chính là công nghệ. Trong quá trình chế tạo mô hình các thiết bị, dụng cụ, các bản vẽ thiết kế luôn cần đến các con số cụ thể thông qua (Trang 5)
* Tiêu chí đánh giá sản phẩm mô hình trồng rau thủy canh hồi lưu được thiết kế như sau:  - Thiết kế và tổ chức tổ chức dạy học   bài học STEM mô hình trồng rau thủy canh trong bài 4 vai trò của các nguyên tố khoáng sinh học 11
i êu chí đánh giá sản phẩm mô hình trồng rau thủy canh hồi lưu được thiết kế như sau: (Trang 15)
4. Giải quyết vấnđề thực tiễn bằng cách xây dựng mô hình sản phẩm STEM - Thiết kế và tổ chức tổ chức dạy học   bài học STEM mô hình trồng rau thủy canh trong bài 4 vai trò của các nguyên tố khoáng sinh học 11
4. Giải quyết vấnđề thực tiễn bằng cách xây dựng mô hình sản phẩm STEM (Trang 17)
Bảng 2: Tiêu chí đánh giá mô hình thủy canh hồi lưu - Thiết kế và tổ chức tổ chức dạy học   bài học STEM mô hình trồng rau thủy canh trong bài 4 vai trò của các nguyên tố khoáng sinh học 11
Bảng 2 Tiêu chí đánh giá mô hình thủy canh hồi lưu (Trang 20)
Bảng 4: Phân công nhiệm vụ của HS - Thiết kế và tổ chức tổ chức dạy học   bài học STEM mô hình trồng rau thủy canh trong bài 4 vai trò của các nguyên tố khoáng sinh học 11
Bảng 4 Phân công nhiệm vụ của HS (Trang 21)
- Nghiên cứu tài liệu về mô hình trồng rau thủy canh. - Máy tính có kết nối mạng để làm báo cáo PowPoint. - Thiết kế và tổ chức tổ chức dạy học   bài học STEM mô hình trồng rau thủy canh trong bài 4 vai trò của các nguyên tố khoáng sinh học 11
ghi ên cứu tài liệu về mô hình trồng rau thủy canh. - Máy tính có kết nối mạng để làm báo cáo PowPoint (Trang 22)
1. Chuẩn bị của HS - Thiết kế và tổ chức tổ chức dạy học   bài học STEM mô hình trồng rau thủy canh trong bài 4 vai trò của các nguyên tố khoáng sinh học 11
1. Chuẩn bị của HS (Trang 22)
Thiết kế mô hình trồng rau thủy canh. - Thiết kế và tổ chức tổ chức dạy học   bài học STEM mô hình trồng rau thủy canh trong bài 4 vai trò của các nguyên tố khoáng sinh học 11
hi ết kế mô hình trồng rau thủy canh (Trang 23)
- Tham quan mô hình trồng rau   thủy   canh   và   lắng   nghe những chia sẻ của chủ vườn về hệ thống hoạt động của mô hình thủy canh hồi lưu, ưu điểm vượt trội   của   thủy   canh   hồi   lưu   so với thủy canh tĩnh, kĩ thuật pha chế   dung   dịch   thủy - Thiết kế và tổ chức tổ chức dạy học   bài học STEM mô hình trồng rau thủy canh trong bài 4 vai trò của các nguyên tố khoáng sinh học 11
ham quan mô hình trồng rau thủy canh và lắng nghe những chia sẻ của chủ vườn về hệ thống hoạt động của mô hình thủy canh hồi lưu, ưu điểm vượt trội của thủy canh hồi lưu so với thủy canh tĩnh, kĩ thuật pha chế dung dịch thủy (Trang 26)
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM - Thiết kế và tổ chức tổ chức dạy học   bài học STEM mô hình trồng rau thủy canh trong bài 4 vai trò của các nguyên tố khoáng sinh học 11
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM (Trang 31)
Bảng 6: Điều tra mức độ hứng thú học tập của HS Biểu đồ minh họa: - Thiết kế và tổ chức tổ chức dạy học   bài học STEM mô hình trồng rau thủy canh trong bài 4 vai trò của các nguyên tố khoáng sinh học 11
Bảng 6 Điều tra mức độ hứng thú học tập của HS Biểu đồ minh họa: (Trang 31)
tiết học. Qua bảng số liệu 6 và biểu đồ chứng tỏ bài học STEM đã đạt được mục đích tạo hứng thú học tập cho HS. - Thiết kế và tổ chức tổ chức dạy học   bài học STEM mô hình trồng rau thủy canh trong bài 4 vai trò của các nguyên tố khoáng sinh học 11
ti ết học. Qua bảng số liệu 6 và biểu đồ chứng tỏ bài học STEM đã đạt được mục đích tạo hứng thú học tập cho HS (Trang 32)
Nhận xét: Qua bảng số liệu 7 và đồ thị chứng tỏ tiếp cận dạy học theo - Thiết kế và tổ chức tổ chức dạy học   bài học STEM mô hình trồng rau thủy canh trong bài 4 vai trò của các nguyên tố khoáng sinh học 11
h ận xét: Qua bảng số liệu 7 và đồ thị chứng tỏ tiếp cận dạy học theo (Trang 33)
4. Giải quyết vấnđề thực tiễn bằng cách xây dựng mô hình sản phẩm STEM - Thiết kế và tổ chức tổ chức dạy học   bài học STEM mô hình trồng rau thủy canh trong bài 4 vai trò của các nguyên tố khoáng sinh học 11
4. Giải quyết vấnđề thực tiễn bằng cách xây dựng mô hình sản phẩm STEM (Trang 35)
Hình 1: HS tham quan mô hình vườn rau thủy canh - Thiết kế và tổ chức tổ chức dạy học   bài học STEM mô hình trồng rau thủy canh trong bài 4 vai trò của các nguyên tố khoáng sinh học 11
Hình 1 HS tham quan mô hình vườn rau thủy canh (Trang 38)
PHỤ LỤC 2: MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG BÀI HỌC STEM - Thiết kế và tổ chức tổ chức dạy học   bài học STEM mô hình trồng rau thủy canh trong bài 4 vai trò của các nguyên tố khoáng sinh học 11
2 MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG BÀI HỌC STEM (Trang 38)
Hình 2: Thảo luận nhóm để thống nhất bản thiết kế Hình 3: Một số bản thiết kế HS phác thảo trong buổi tham quan - Thiết kế và tổ chức tổ chức dạy học   bài học STEM mô hình trồng rau thủy canh trong bài 4 vai trò của các nguyên tố khoáng sinh học 11
Hình 2 Thảo luận nhóm để thống nhất bản thiết kế Hình 3: Một số bản thiết kế HS phác thảo trong buổi tham quan (Trang 39)
Hình 6: Video chế tạo sản phẩm thủy canh hồi lưu của nhóm 3 - Thiết kế và tổ chức tổ chức dạy học   bài học STEM mô hình trồng rau thủy canh trong bài 4 vai trò của các nguyên tố khoáng sinh học 11
Hình 6 Video chế tạo sản phẩm thủy canh hồi lưu của nhóm 3 (Trang 42)
Hình 5: Nhóm 2 chế tạo sản phẩm mô hình thủy canh hồi lưu - Thiết kế và tổ chức tổ chức dạy học   bài học STEM mô hình trồng rau thủy canh trong bài 4 vai trò của các nguyên tố khoáng sinh học 11
Hình 5 Nhóm 2 chế tạo sản phẩm mô hình thủy canh hồi lưu (Trang 42)
Hình 7: Một số sản phẩm hoàn thiện của HS - Thiết kế và tổ chức tổ chức dạy học   bài học STEM mô hình trồng rau thủy canh trong bài 4 vai trò của các nguyên tố khoáng sinh học 11
Hình 7 Một số sản phẩm hoàn thiện của HS (Trang 43)
Hình 8: Nhóm 4 đang bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của việc thiếu 1 vài nguyên tố khoáng đến sinh trưởng và phát triển của cây. - Thiết kế và tổ chức tổ chức dạy học   bài học STEM mô hình trồng rau thủy canh trong bài 4 vai trò của các nguyên tố khoáng sinh học 11
Hình 8 Nhóm 4 đang bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của việc thiếu 1 vài nguyên tố khoáng đến sinh trưởng và phát triển của cây (Trang 44)
Hình 11: Niềm vui, sự phấn khởi khi HS chế tạo được sản phẩm - Thiết kế và tổ chức tổ chức dạy học   bài học STEM mô hình trồng rau thủy canh trong bài 4 vai trò của các nguyên tố khoáng sinh học 11
Hình 11 Niềm vui, sự phấn khởi khi HS chế tạo được sản phẩm (Trang 46)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w