Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 22 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
22
Dung lượng
226 KB
Nội dung
I. DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐÁ CŨ DI TÍCH GIẾNG TIỀN Đầu năm 2006, một số nhà khảo cổ học học đã tình cờ phát hiện trên bậc thềm cổ của miệng núi lửa núi Giếng Tiền ở phía bắc đảo Lý Sơn có các công cụ đồ đá cũ. Các di vật thu nhặt gồm rìu tay, hòn ghè, hòn ném, bàn mài, vòng trang sức, đặc biệt có rất nhiều mảnh tước bị tách ra trong quá trình chế tác công cụ. Bước đầu các nhà khảo cổ học đã xác định đây là di tích cư trú và cũng là xưởng chế tác đá của cư dân ở sơ kỳ thời đại đá cũ, cách nay khoảng 30 vạn năm. Di tích Giếng Tiền có thể sánh tương đương với di tích đá cũ ở Núi Đọ (Thanh Hóa). Đây là di tích đá cũ đầu tiên được phát hiện ở QuảngNgãi cũng như ở miền Trung Việt Nam. DI TÍCH GÒ TRÁ Năm 1978, các nhà khảo cổ học học đã thu nhặt các công cụ đá ở bậc thềm cổ Gò Trá thuộc thôn Trà Bình, xã Tịnh Thọ, huyện Sơn Tịnh (1) . Quá trình xâm thực đã làm lộ ra các di vật của cư dân thời đại đá cũ, gồm rìu tay, hạch đá, công cụ mũi nhọn hình tam diện, mảnh tước nằm ở độ sâu 0,50m. Theo các nhà khảo cổ học thì dạng rìu tay bằng chất liệu đá thạch anh (quarzite) có niên đại muộn hơn Núi Đọ (Thanh Hóa), Xuân Lộc (Đồng Nai), thuộc cuối sơ kỳ đá cũ, cách nay 14 - 15 vạn năm. Bộ di vật đá cũ ở Tịnh Thọ có mối tương đồng với di vật đá cũ ở hang Thẩm Òm (Nghệ An) về chất liệu đá thạch anh, nhưng ở hang Thẩm Òm di vật cùng xương răng động vật hóa thạch ở hang trong lớp trầm tích thuộc đầu hậu kỳ cánh tân, trong khi đó những di vật đá cũ Gò Trá lại nằm ngoài trời ở thềm cổ gần sông nên có khả năng trôi dạt từ nơi khác đến. Hai di tích thuộc thời đại đá cũ Giếng Tiền và Gò Trá cho biết con người đã sinh sống trên vùng đất QuảngNgãi từ buổi bình minh của lịch sử loài người. Đây là bước khởi đầu văn minh của người nguyên thủy để từ đó phát triển lên thời đại đá mới. II. DI TÍCH HẬU KỲ ĐÁ MỚI DI TÍCH TRÀ PHONG Là di tích được phát hiện và khai quật vào năm 2001 (2) . Địa điểm khai quật nằm bên triền đồi thung lũng sông Nước Niêu thuộc xã Trà Phong, huyện Tây Trà. Tầng văn hóa dày trung bình 0,65m, trong đó chứa các di vật như phác vật rìu, rìu vai, bàn mài, cuội lăn gốm cùng rất ít mảnh gốm thô đỏ. Đặc trưng công cụ di tích Trà Phong khá gần gũi với văn hóa Biển Hồ (Tây Nguyên) ở loại hình rìu có vai chế tác từ đá lửa (Shilex) rất cứng, hình dáng đốc dài, lưỡi xoè, vai ngang, thân hình cong lồi thấu kính, rìa lưỡi mài sắc. Loại bàn mài nhiều mặt cũng chế tác từ đá lửa, loại cuội lăn gốm có nguồn gốc từ sông suối và một khối đá nguyên liệu bằng ngọc thạch. Di tích Trà Phong thuộc thời đại đá mới ở giai đoạn hậu kỳ đã chớm qua sơ kỳ kim khí, có niên đại cách đây khoảng trên dưới 4000 năm. Trên triền đồi thấp, gò thấp của vùng thung lũng sông Nước Niêu, sông Tang, sông Xà Lò . là những phụ lưu thượng nguồn sông Trà Khúc đều tìm thấy các công cụ đá như ở di tích Trà Phong. Cư dân hậu kỳ đá mới sơ kỳ kim khí Trà Phong cư trú trên khu vực rộng của vùng thung lũng thượng nguồn sông Trà Khúc. Bộ sưu tập công cụ của cư dân hậu kỳ đá mới có đặc trưng riêng. Đó là loại rìu mài toàn thân và sử dụng đến tận cùng đốc rìu, loại rìu vai có nấc, loại bàn mài bằng đá lửa rất cứng được tận dụng trên mọi bề mặt của khối đá hình lập phương. Đặc biệt, khuyên tai đá hình bầu dục làm bằng đá cuội cát kết có xuyên lỗ để đeo. Hiện nay, các nhà khảo cổ học tìm thấy các hiện vật thuộc hậu kỳ đá mới ở vùng thấp hơn như Trà Xuân (Trà Bồng) và Gò Nà (Bình Sơn). Từ đó cho thấy, cư dân hậu kỳ đá mới sơ kỳ kim khí Trà Phong có xu hướng tiến dần xuống vùng đồng bằng thấp hơn để chiếm lĩnh, khai thác. III. DI TÍCH THỜI ĐẠI KIM KHÍ 1. CÁC DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐỒNG THAU: TIỀN SA HUỲNH LONG THẠNH Di tích Long Thạnh phía đông giáp biển, phía tây giáp đầm nước ngọt An Khê, phía bắc giáp đồi cát Phú Khương, phía nam chính là thôn Long Thạnh, thuộc xã Phổ Thạch, huyện Đức Phổ. Viện Khảo cổ học và Bảo tàng Lịch sử Việt Nam đào thám sát và khai quật vào các năm 1977, 1978. Sau đó, có nhiều đợt khảo sát của các nhà khảo cổ học trong nước và nước ngoài. Cuộc khai quật năm 1978 (3) tìm thấy di chỉ cư trú có tầng văn hóa dày trên 2m phát triển từ sớm đến muộn và một khu mộ táng có 16 quan tài chum gốm chôn đứng. Các chum chôn theo từng cụm vài chiếc cạnh nhau đã phản ánh quan hệ thân tộc của cư dân cổ Long Thạnh. Chum gốm Long Thạnh có hai loại hình trứng và hình cầu, hầu hết bên trên có nắp đậy. Bên trong chum có chứa rất nhiều đồ tuỳ táng gồm đồ đá, đồ xương và đồ gốm. Tuy nhiên, số lượng di vật tuỳ táng bên trong các chum không đồng đều, điều đó có thể là biểu hiện cộng đồng xã hội của cư dân cổ Long Thạnh đã có sự phân chia giàu nghèo. Đặc trưng bộ sưu tập di vật của cư dân cổ Long Thạnh rất phong phú. Công cụ sản xuất bằng đá bao gồm các loại cuốc đá diệp thạch dạng "lưỡi mèo", bôn rìu dạng "răng trâu", rìu vai, rìu tứ giác, rìu tam giác, bàn mài, dao, đục . Tính đa dạng và số lượng nhiều của công cụ sản xuất cho thấy cư dân cổ Long Thạnh có trình độ nông nghiệp phát triển. Bộ sưu tập đồ trang sức từ đá ngọc nephrit rất phong phú, gồm có khuyên tai hình vành khăn, khuyên tai có mấu hình đuôi cá, hạt chuỗi hình đốt trúc, khuyên tai hình tròn bản dẹt có khe hở… Hầu hết đồ trang sức được chế tác, mài giũa và tạo hình công phu, thể hiện tính thẩm mỹ cao của chủ nhân. Đồ gốm của cư dân cổ Long Thạnh thực sự là những tác phẩm nghệ thuật, đó là những chiếc bình lọ hoa gốm có chung đặc điểm là cổ cao, miệng loe, eo cổ tròn và bụng tròn, có chân đế hoặc không. Đặc trưng của bình lọ hoa gốm Long Thạnh là tạo dáng cân đối, các đường cong lượn mềm mại, toàn thân bình phủ kín các loại hoa văn, trên đó nổi bật đồ án chữ S có tô chì bên trong, mô tả cách điệu các loại sóng biển. Hầu như trên tất cả đồ đựng bằng gốm, đồ trang sức bằng đá quý đều được cư dân cổ Long Thạnh chú ý chế tác công phu. Đây là điểm đặc trưng nổi bật, phản ánh niên đại rất sớm của Long Thạnh. Di tích Long Thạnh đại diện cho các di tích Tiền Sa Huỳnh sơ kỳ đồng thau. Niên đại tuyệt đối C14: 2875 ± 60 B.P (Bln.2054) độ sâu 0,6m và 3370 ± 40 B.P (77 GMV- TS), độ sâu 1,20m. Niên đại tương đối của di tích khoảng trên 3.000 năm cách ngày nay. BÌNH CHÂU I Di tích Bình Châu I phân bố trên một trảng cát lớn gần biển thuộc xã Bình Châu, huyện Bình Sơn. Viện Khảo cổ học khai quật năm 1978 trên 2 địa điểm: gò Ông Đảnh và gò Ông Sáo (4) . Kết quả khai quật di tích Bình Châu I cho thấy, ở đây có hai khu cư trú và khu mộ táng. Khu mộ táng tìm thấy 7 mộ đất, đồ tùy táng gồm nồi, bát bồng, bình con tiện, đều được đặt úp ngược hoặc nghiêng. Đặc trưng di vật Bình Châu I gồm các loại đồ đá có cuốc đá lưỡi xoè nở hình trái tim, đồ đồng có mũi tên, lưỡi câu, lao, đồ gốm có các loại nồi miệng loe, vai gãy, đáy chỏm cầu, các loại bát bồng chân thấp và chân cao, bình hình con tiện, chén gốm, loại trang sức khuyên tai gốm hình đĩa. Đặc trưng đồ gốm Bình Châu I là trên thân đồ gốm luôn được tô đỏ để làm nổi bật các băng dải tô chì ở vành miệng, vai và chân đế. Tại di tích Bình Châu I còn tìm thấy mảnh nồi nấu đồng, là bằng chứng của nghề đúc đồng. Niên đại của Bình Châu I ở giai đoạn đồng thau phát triển, cách nay khoảng trên 2.500 năm. BÌNH CHÂU II Di tích Bình Châu II, thuộc thôn Châu Thuận, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn (5) . Đặc trưng di tích Bình Châu II phân bố ở vùng thấp ven sông, tầng văn hóa cư trú dày trên 2m, có kết cấu đất pha cát, chuyển biến từ sớm đến muộn. Trong tầng văn hóa có đan xen mộ đất, mộ vò. Di vật Bình Châu II phong phú về chủng loại. Nằm ở lớp sớm có các công cụ đá, như bôn hình răng trâu, rìu vai, cuốc hình lưỡi mèo, bàn mài và chày nghiền. Nằm ở lớp muộn có đồ đồng các loại, như rìu xòe cân, mũi nhọn đồng, đặc biệt có nhiều xỉ đồng, hạt đồng, nồi nấu đồng, muôi rót đồng… Qua các hiện vật này, có thể thấy ở tầng văn hóa lớp muộn của di tích Bình Châu II đã có dấu hiệu của nghề luyện kim đồng khá phát triển. Đồ xương có nhiều mũi nhọn, xương có dấu vết chế tác. Đồ gốm có các loại hình nồi, bát bồng, bình hình con tiện, nồi minh khí, dọi xe chỉ. Đặc trưng đồ gốm Bình Châu II có sự chuyển biến về mặt loại hình từ sớm đến muộn. Niên đại tương đối của lớp sớm Bình Châu II khoảng 3.000 năm ở giai đoạn sơ kỳ đồng thau, lớp muộn ở giai đoạn đồng thau phát triển, tương ứng với niên đại di tích Bình Châu I. Các di tích Long Thạnh, Bình Châu II, Bình Châu I thuộc phạm trù của dòng chảy văn hóa Tiền Sa Huỳnh, không gian tồn tại và phát triển ở thời đại đồng thau. Các dòng chảy văn hóa Tiền Sa Huỳnh là nền tảng, tạo động lực quan trọng để tiếp tục phát triển lên thời đại sắt sơ kỳ của Văn hóa Sa Huỳnh. 2. CÁC DI TÍCH THỜI ĐẠI SẮT: VĂN HÓA SA HUỲNH PHÚ KHƯƠNG Di tích phân bố trên cồn cát Sa Huỳnh cạnh đầm An Khê, thuộc thôn Phú Khương, xã Phổ Khánh, huyện Đức Phổ. Vị trí phía đông giáp biển, phía tây giáp đầm An Khê. Di tích Phú Khương được Vinê (M. Vinet) phát hiện năm 1909; La Barơ (La Barre) khai quật năm 1923. Kết quả khai quật được Pacmăngchiê (H. Parmentier) chỉnh lý và công bố (6) . Di tích Phú Khương là khu nghĩa địa dày đặc các quan tài chum gốm, được chôn cạnh nhau trên cồn cát, một bên là biển và một bên là đầm nước ngọt. Các quan tài chum có hai dạng hình trứng và hình trụ, có kích thước lớn, cao gần 1m. Di vật Phú Khương có các loại bằng đồng thau, gồm có chuông, lục lạc, tượng và chậu. Di vật bằng sắt chủ yếu là công cụ sản xuất và vũ khí. Đồ trang sức có các hạt chuỗi mã não và thủy tinh, dạng hình tròn, hình trụ, hình thoi, hình đa diện, với các màu xanh, đỏ, tím, hồng. Khuyên tai hình vành khăn dẹt có khe hở, hình vuông dẹt có khe hở, khuyên tai bốn mấu nhọn và ba mấu nhọn. Di tích Phú Khương thuộc giai đoạn sơ kỳ sắt, niên đại tương đối vào khoảng trước Công nguyên một vài thế kỷ. THẠNH ĐỨC Di tích thuộc thôn Thạnh Đức, xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ. Đây là khu nghĩa địa mộ chum Văn hóa Sa Huỳnh nằm trên cồn cát cổ, một bên giáp với biển Đông, một bên giáp với đầm nước Tân Diêm. Di tích được La Barơ khai quật năm 1923 với khoảng 120 mộ chum. Đến năm 1934, Côlani (M. Colani) khai quật được 55 chum. Đây là khu nghĩa địa lớn của cư dân Văn hóa Sa Huỳnh. Các chum ở Thạnh Đức có dáng hình trụ, cao gần 1m, trên có nắp đậy hình nón cụt (7) . Các chum chôn đứng theo từng cụm. Bên trong chum chứa nhiều đồ tuỳ táng, bao gồm: các loại lục lạc, vòng tay đồng sắt kết hợp giáo, dao, rựa, cuốc, thuổng… bằng sắt. Hạt chuỗi mã não (agate), đá ngọc nephrit và hạt chuỗi thủy tinh như khuyên tai ba mấu nhọn và bốn mấu nhọn, khuyên tai hình vành khăn, hạt chuỗi hình cầu, hình thoi, hình tròn. Trong chum chứa nhiều đồ gốm như nồi, bát bồng, bình . được trang trí tô chì và nhiều hoa văn đẹp. Niên đại tương đối của di tích khu mộ chum Thạnh Đức vào khoảng trước Công nguyên một vài thế kỷ. GÒ QUÊ Di tích Gò Quê ở thôn Sơn Trà, xã Bình Đông, huyện Bình Sơn, được khai quật năm 2005, tìm thấy 21 mộ chum và 10 mộ đất, trên 60 di vật tuỳ táng. Di tích Gò Quê là khu nghĩa địa của cư dân Văn hóa Sa Huỳnh chôn trên cồn cát có độ cao 5 - 6m, nằm trong vùng vịnh Vũng Quýt, ở về phía nam cửa Sa Cần của sông Trà Bồng. Khu nghĩa địa này tồn tại hai tục chôn cất của cùng một chủ nhân, đó là tục chôn bằng quan tài chum gốm và tục chôn mộ đất. Các quan tài chum Gò Quê có kích thước lớn, cao khoảng 1m, chôn đứng theo từng cụm khoảng 4 - 5 chiếc cạnh nhau. Trong chum có nhiều đồ tuỳ táng, bao gồm: đồ đồng có giáo, rìu, dao găm, khuy áo; đồ sắt có kiếm, dao găm, quặng sắt; đồ đá quý và thủy tinh làm trang sức có khuyên tai tinh thể đá thạch anh (quarzite), hạt chuỗi mã não (agate), các khuyên tai đá ngọc nephrit gồm các loại ba mấu nhọn, bốn mấu nhọn, ống chuỗi làm vòng đeo. Đặc biệt bên trong chum có chứa nhiều đồ gốm như nồi, bình, bát. Ngoài mộ chum, ở Gò Quê còn có nhiều mộ đất chôn đồng thời với mộ chum, của cùng một chủ nhân. Đặc trưng mộ đất Gò Quê là các đồ tuỳ táng được đặt nghiêng, hoặc úp, bị đập vỡ hay ghè chân đế giống với phong cách táng tục của cư dân Bình Châu I, Bình Châu II thuộc giai đoạn Tiền Sa Huỳnh. Đồ tuỳ táng trong mộ đất có các loại: đồ đồng, đồ sắt, đồ gốm, đặc biệt có thanh đao đồng sắt kết hợp. Di tích Gò Quê là khu nghĩa địa lớn của cư dân Văn hóa Sa Huỳnh có những tục táng đặc biệt, như tục táng đồng hành mộ đất và mộ chum, hiện tượng rải gốm trong mộ, các đồ gốm tuỳ táng đều ghè vỡ, đồ gốm tuỳ táng đặt bên trong và cả bên ngoài chum, hiện tượng phân chia giàu nghèo, vai trò thủ lĩnh thông qua các di vật tuỳ táng. Trong mộ của chủ nhân Văn hóa Sa Huỳnh này có nhiều đồ đồng Đông Sơn như rìu, giáo, dao găm, hộ tâm phiến (tấm che ngực), khuy áo, đặc biệt thanh đao đồng sắt kết hợp, minh chứng cho sự kết hợp kỹ thuật Sa Huỳnh và Đông Sơn. Niên đại tuyệt đối C 14 của di tích Gò Quê, mẫu 1 là 1980 ± 50 BP và mẫu 2 là 2040 ± 50 BP, cách ngày nay. Niên đại tương đối của di tích mộ táng Văn hóa Sa Huỳnh Gò Quê ở vào khoảng trước Công nguyên một vài thế kỷ. XÓM ỐC Di tích Xóm Ốc ở thôn Đông, xã An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn, nằm bên bờ suối Ốc, gần bờ biển phía nam đảo. Di tích do Đoàn Ngọc Khôi đào thám sát phát hiện năm 1996 (8) , Viện Khảo cổ học phối hợp với tỉnh QuảngNgãi khai quật năm 1997 (9) . Di tích Xóm Ốc là nơi cư trú của cư dân Văn hóa Sa Huỳnh, đồng thời trong tầng văn hóa có xen lẫn mộ táng. Tầng văn hóa cư trú của cư dân cổ dày trên 1,50m, có cấu tạo đất bazan pha cát ken dày vỏ các loài nhuyễn thể. Qua các tầng văn hóa Xóm Ốc được khai quật cho thấy, cư dân cổ ở đây cư trú ổn định lâu dài. Môi trường sống của cư dân Văn hóa Sa Huỳnh ở Xóm Ốc là biển đảo nên nguồn thực phẩm chủ yếu của họ là khai thác các loài thủy sản. Mộ táng Xóm Ốc có loại mộ đất chôn song táng, gồm hai người nam và nữ, di cốt còn nguyên. Ngoài ra có loại mộ nồi, vò chôn đứng, chủ yếu là chứa các di cốt trẻ em. Di vật Xóm Ốc có đồ đá như rìu, cuốc, bàn mài, đồ đồng như rìu, mũi tên, lưỡi câu, đồ sắt như dao, đồ đá quý và thủy tinh làm trang sức như khuyên tai ba mấu, hạt chuỗi, đồ gốm có nồi vai gãy, bình hình con tiện, bát bồng. Đặc biệt, Xóm Ốc có bộ sưu tập di vật mang đặc trưng sắc thái biển tương đồng văn hóa với các đảo trong khu vực lòng chảo Thái Bình Dương, đó là các công cụ và trang sức chế tác từ vỏ tridacna (ốc tai tượng), nắp turbo (ốc mặt trăng), ốc hoa (ốc tiền) . Qua di tích và di vật Xóm Ốc có thể thấy nguồn gốc hình thành nên Văn hóa Sa Huỳnh trên đảo khởi đầu từ các dòng chảy văn hóa Tiền Sa Huỳnh ở đất liền như Long Thạnh, Bình Châu I, Bình Châu II hình thành nên. Trong quá trình phát triển, cư dân Văn hóa Sa Huỳnh ở Xóm Ốc giao lưu mạnh mẽ trong khu vực hải đảo và lục địa để làm tăng sức sống nội sinh. Niên đại tuyệt đối C14 mẫu 1: 1910 ± 60 B.P, mẫu 2: 1900 ± 60 B.P. Niên đại tương đối lớp sớm của Xóm Ốc cách nay khoảng 2.500 năm. SUỐI CHÌNH Di tích Suối Chình nằm trên cồn cát cạnh biển, phía đông đảo Lý Sơn, thuộc xã An Hải. Di tích được Phạm Thị Ninh khai quật năm 2000 (10) . Di tích Suối Chình có nguồn gốc phát triển từ giai đoạn muộn của Xóm Ốc. Di tích Suối Chình là nơi cư trú của cư dân Văn hóa Sa Huỳnh, đồng thời trong tầng văn hóa có xen lẫn mộ táng. Tầng văn hóa Suối Chình có cấu tạo đất đỏ pha cát biển, gốm xen lẫn vỏ nhuyễn thể (do con người cư trú ăn bỏ lại). Trong tầng văn hóa có chứa mộ nồi chôn úp nhau theo chiều thẳng đứng, đồ tùy táng được đặt bên trong hoặc bên ngoài. Bên trong các mộ nồi đều có di cốt trẻ em. Đặc trưng di vật đồ đá gồm có rìu, mai, cuốc, bàn mài . đồ sắt có dao, kiếm, đồ trang sức bằng đá quý, thủy tinh như khuyên tai ba mấu, hạt chuỗi, đặc biệt có đồ trang sức hạt chuỗi, vòng đeo, được chế tác theo cách khoan mài tinh vi từ lõi tridacna và các loại ốc, sò, đồ gốm có các loại nồi, bát. Niên đại Suối Chình ở vào khoảng đầu Công nguyên. IV. DI TÍCH VĂN HÓA CHĂMPA Trong vương quốc cổ Chămpa, QuảngNgãi là vùng đất nằm giữa hai kinh đô lớn là Trà Kiệu (Sinhapura), Đồng Dương (Indrapura) thuộc tỉnh Quảng Nam và Chà Bàn (Vijaya) thuộc tỉnh Bình Định. Vùng đất QuảngNgãi nằm trong đại châu Amaravati. Từ khoảng thế kỷ III sau Công nguyên, ở vùng phía nam cửa sông Trà Khúc đã hình thành nên tiểu quốc Mandala cổ. Những dấu tích văn hóa vật chất từ lòng đất được phát hiện đã cho thấy đây là trung tâm chính trị và giao thương với bên ngoài. Từ trước đến nay đã có nhiều cuộc khai quật và nghiên cứu disản Văn hóa Chămpa ở Quảng Ngãi. Disản Văn hóa Chămpa ở QuảngNgãi bao gồm các loại hình đền tháp, thành luỹ, mộ táng, giếng nước, bi ký . Thống kê bước đầu cho thấy trong tỉnh QuảngNgãi có gần 40 địa điểm di tích Chămpa. Đặc trưng không gian phân bố của mỗi loại hình di tích có nét riêng. Hệ thống đền tháp thường phân bố dọc theo các sông lớn là sông Trà Khúc, sông Trà Bồng, sông Vệ, sông Trà Câu và nằm cạnh một số dòng sông nhỏ. Các đền tháp có niên đại sớm thường nằm ở vùng thấp, như tháp Chánh Lộ, tháp Lồi (thế kỷ XI), trong khi đó các tháp có niên đại muộn hơn thường nằm trên đỉnh đồi như tháp Khánh Vân (thế kỷ XII - XIII). Các đền tháp ở QuảngNgãi đều bị đổ nát. Nổi tiếng nhất là tháp Chánh Lộ, được Pacmăngchiê (H. Parmentier) đã khai quật vào năm 1904. Những hiện vật phát hiện được tại Chánh Lộ mang một phong cách nghệ thuật riêng, nên được gọi là phong cách Chánh Lộ, hay phong cách Trà Kiệu muộn. Loại hình thành luỹ thường gắn với một trung tâm chính trị của Vương quốc Chămpa, như luỹ Cổ Luỹ gắn với một tiểu quốc có từ thế kỷ III - VII, có chức năng bảo vệ hệ thống đồn Bàn Cờ, tháp Hòn Yàng ở bên trong. Thành Châu Sa là toà thành đất quy mô với hai vòng thành nội và thành ngoại. Đây là trung tâm chính trị quan trọng của người Chămpa, tồn tại từ thế kỷ IX - XV và sau đó là lỵ sở của thừa tuyên Quảng Nam. Hệ thống mộ táng và giếng nước thường gắn với làng cổ của người Chămpa, ví như khu mộ Chămpa ở Gò Đua (huyện Bình Sơn) nằm về phía tây của làng cổ người Chămpa; các giếng nước hình vuông xếp đá (giếng bộng) của người Chămpa như giếng Thạnh Đức (huyện Đức Phổ), Xó La (huyện Lý Sơn) . gắn với làng Chămpa ở đó. Nhưng các giếng Chămpa quy mô thường nằm ven biển, cách mép nước biển độ 10m, có nhiều nước, rất trong và ngọt. Các giếng nước này phổ biến ở miền Trung, ngoài việc được cư dân bản địa sử dụng, còn cung cấp nước ngọt cho các thương thuyền trên con đường gốm sứ và tơ lụa trên biển đi từ Nam Trung Hoa xuống và vùng biển phía nam lên. Dưới đây là một số di tích Văn hoá Chămpa tiêu biểu. DI TÍCH CỔ LUỸ - PHÚ THỌ Di tích được đào thám sát vào năm 1998 (11) , đến năm 2004 khai quật. Đây là di tích Văn hoá Chămpa có niên đại từ thế kỷ III đến thế kỷ VII sau Công nguyên. Trong hố khai quật hiện rõ các chân móng cột nhà rất lớn có gia hạ bằng gạch vỡ và đá cuội. Tầng văn hóa sâu trên 2m có rất nhiều gốm cư trú. Hiện vật tìm thấy trong hố khai quật bao gồm các vật liệu kiến trúc như ngói lòng máng, gạch, chóp nóc . Đồ gia dụng gồm nồi, hũ kendi, chân đèn, bát . Các vật liệu kiến trúc dạng ngói lòng máng, đầu ngói ống trang trí mặt hề, chóp búp sen . của di tích Cổ Luỹ - Phú Thọ giống với vật liệu tương tự ở Trà Kiệu, Thành Hồ. Di tích Cổ Luỹ - Phú Thọ chứng minh cho một trung tâm chính trị của tiểu quốc cổ tiền Chămpa, có vị trí rất thuận lợi là nằm ở vùng ngã ba sông, gắn với cửa Đại để đi ra biển. Nhờ vậy tiểu quốc này có thể rất phát triển về kinh tế nhờ giao thương mạnh với bên ngoài, và minh chứng cho điều đó là ở đây còn tìm thấy gốm in ô vuông thời Đông Hán và mảnh cà ràng (bếp đất sét) của văn hóa Óc Eo . Trong khu di tích có phế tháp Hòn Yàng. Nơi đây tìm thấy bệ thờ Vihsnu đản sinh Brahman, niên đại thế kỷ VIII. Trên thành Bàn Cờ cũng còn lại phế tích gạch. Cấm Bầm Buông có đá phát tiếng kêu như chuông trống khi gõ vào. Luỹ đất nằm ở phía đông đã bị phá nhiều đoạn. THÀNH CHÂU SA Di tích thành Châu Sa là disản kiến trúc của Văn hóa Chămpa, người Việt sử dụng lại để làm lỵ sở Tam ty thời Lê Thánh Tông năm 1472. Thành Châu Sa là thành đắp đất có quy mô lớn. Khu vực thành bao gồm các xã Tịnh Châu, Tịnh An, Tịnh Thiện, Tịnh Khê thuộc huyện Sơn Tịnh. Thành Châu Sa gồm 2 vòng thành: thành nội và thành ngoại. Thành nội là khu trung tâm với hai "càng cua" bên ngoài, chạy theo hướng bắc - nam và đông - tây. Thành ngoại chạy theo hướng bắc - nam gồm 2 cạnh thành đông - tây - bắc. Thành Châu Sa có một hệ thống đường thủy nối liền hào thành với sông Trà Khúc rất thuận lợi cho thuyền bè đi lại. Niên đại xây dựng thành Châu Sa khoảng thế kỷ VIII - IX, khi mà vua Indravarman II lập kinh đô Indrapura với việc đánh dấu cho một triều đại mới mà quyền lực từ phương Nam vùng Panduranga chuyển về phương Bắc vùng Amaravati. Bờ thành Châu Sa cao trên 4m, mặt thành rộng trung bình 5m, đáy thành rộng trên 25m, hào thành có đường nước rộng khoảng 40m. Thành Châu Sa là toà thành đắp đất có quy mô lớn và còn nguyên vẹn nhất so với các thành Chămpa khác ở miền Trung Việt Nam. KHU LÒ NUNG CÁC TIỂU PHẨM PHẬT GIÁO Di tích do Đoàn Ngọc Khôi phát hiện năm 1993, khai quật năm 1998 (12) . Di tích nằm trên núi Chồi thuộc thành ngoại thành Châu Sa (xã Tịnh Châu, huyện Sơn Tịnh). Đây là lò quây xếp đá ngoài trời, bên trong có đặt các tiểu phẩm Phật giáo bằng đất nung. Tiểu phẩm Phật giáo có dạng lá nhĩ, kích thước cao khoảng 7cm, bên trong có 6 hình tượng Phật đắp nổi. Các tiểu phẩm đất nung được sản xuất từ một khuôn in. Chúng được sử dụng như là một tín vật cho tín đồ Phật giáo Chămpa. Các tiểu phẩm Phật giáo ở núi Chồi có niên đại thế kỷ IX, tương tự như các tiểu phẩm được tìm thấy rất nhiều ở vùng đông bắc Thái Lan. Di tích núi Chồi đem lại nhận thức về dạng lò nung ngoài trời của Chămpa mà hiện nay hiếm gặp, đồng thời cung cấp thông tin quan trọng về Phật giáo Chămpa. Phật giáo Chămpa phát triển trong khoảng thời gian thế kỷ VII - IX, cực thịnh dưới triều đại vua Indravarman II với Phật viện Đồng Dương dựng ở vùng Amaravati vào khoảng cuối thế kỷ IX (857). THÁP CHÁNH LỘ Tháp Chánh Lộ nằm ở làng Chánh Lộ, tổng Nghĩa Điền, phủ Tư Nghĩa, nay thuộc khu vực Bệnh viện Đa khoa và Kho bạc Nhà nước tỉnh, Công an tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (phường Trần Phú, thành phố Quảng Ngãi). Tháp Chánh Lộ được Pacmăngchiê khai quật vào năm 1904 và Viện khảo cổ học khảo sát lại vào năm 1988. Những thông tin về tháp Chánh Lộ đều lấy từ kết quả khai quật và nghiên cứu của Pacmăngchiê (13) . Tháp Chánh Lộ mặt quay về hướng đông, bao gồm quần thể tháp chính, tháp cổng, mandapa (nhà nguyện). Nghệ thuật trang trí và điêu khắc Chánh Lộ tạo nên phong cách nghệ thuật đặc trưng riêng trong dòng chảy nghệ thuật điêu khắc Chămpa, niên đại phong cách nghệ thuật Chánh Lộ ở khoảng thế kỷ XI. V. DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA VIỆT CHÙA DIỆU GIÁC Chùa Diệu Giác ở thôn Phú Lộc, xã Bình Trung, huyện Bình Sơn. Trước có tên gọi là chùa Viên Tông, được tạo lập vào năm Hoằng Định nguyên niên (1601), do Thiền sư Chiêu Công khai sơn. Sách Đại Nam nhất thống chí quyển 2, phần QuảngNgãi có chép: "Chùa Diệu Giác ở huyện Bình Sơn, chùa dựng trên gò cao, trước mặt trông ra hồ nhỏ. Hồi đầu bản triều, có sắc tứ cho tên chùa là Viên Tông, quy mô rộng rãi . năm Thiệu Trị thứ nhất (1841), đổi tên thành chùa Diệu Giác, năm thứ năm người địa phương lại trùng tu, nhà cửa sạch sẽ rộng rãi, giới luật trang nghiêm, nhiều người đến lễ và xin thẻ". Năm Cảnh Hưng thứ 15 (1754), Chúa Nguyễn thời bấy giờ là Võ vương Nguyễn Phúc Khoát đã ban "Sắc Tứ Viên Tông Tự" cho chùa. Chùa Diệu Giác là cổ tự danh tiếng của vùng đất Quảng Ngãi, có nhiều bậc cao tăng và tăng ni trụ trì, có ảnh hưởng lớn tới nhân dân trong vùng. Chùa đã được Bộ Văn hoá - Thông tin xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa quốc gia, loại di tích nghệ thuật Phật giáo. CHÙA THIÊN ẤN Chùa Thiên Ấn là danh lam cổ tự nổi tiếng của miền đất Ấn - Trà. Chùa nằm trên linh sơn là núi Thiên Ấn, mặt hướng về dòng sông Trà Khúc, vốn là linh giang của một miền đất. Chùa Thiên Ấn lúc đầu chỉ là thảo am nhỏ trên đỉnh núi do thiền sư Pháp Hóa, pháp danh Phật Bảo, tục danh Lê Duyệt, vốn là người Phúc Kiến (Trung Quốc) khai sơn tạo lập. Đến năm Chính Hòa thứ 15, tức năm Ất Hợi (1695), ngài dựng lập nên chùa Thiên Ấn quy mô hơn, quy tụ nhiều sư sãi và thu hút nhiều khách thập phương trong vùng. Năm Vĩnh Thịnh thứ 11 (1715), chúa Nguyễn Phúc Chu ngự đề bảng vàng "Sắc Tứ Thiên Ấn Tự". Di vật này được đệ ngũ tổ Hoàng Phúc phục chế lại vào năm 1916. Đến nay (2005), chùa Thiên Ấn đã có 15 đời sư trụ trì, có 6 vị đứng hàng sư tổ. Hiện vật trong chùa quý nhất là chiếc đại đồng chung do làng Chú Tượng (Quảng Ngãi) đúc, tiếng rất thanh, ngân xa, được gọi là Chuông Thần. Trong chùa còn có Giếng Phật nhuộm đầy huyền thoại. CHÙA ÔNG Chùa Ông ở thị trấn Thu Xà, xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa, được tạo lập vào năm Minh Mạng thứ hai, tức năm Tân Tỵ (1821), do tứ bang Minh Hương người Hoa và quan dân trong vùng góp tiền xây dựng. Chùa Ông còn giữ được nguyên vẹn kiến trúc cổ xưa. Bên trong chùa bố trí gian thờ phụng theo kiểu "Tiền thánh, hậu Phật", phía trước thờ Quan Công và các tiền hiền, hậu hiền người Minh Hương, phía sau thờ Phật và Thiên Hậu, Kim Đẩu. Chùa Ông là ngôi chùa còn bảo lưu kiến trúc mỹ thuật cổ có giá trị. Trong chùa còn lưu giữ nhiều pho tượng cổ quý giá và khoảng vài chục sắc phong của các triều vua. Chùa đã được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa quốc gia, loại hình di tích kiến trúc nghệ thuật. CHÙA HANG Chùa Hang ở xã An Hải, huyện Lý Sơn, vốn là hang đá được tạo thành trong quá trình xâm thực biển. Trong chùa còn dấu tích của một nơi thờ tự cũ của người Chăm. Người dân An Hải đã cải tạo hang thành chùa nên tên dân gian gọi là chùa Hang, tên chữ Hán là "Thiên Khổng Thạch Tự" (chùa đá trời xây). Bên trong hang đá bài trí các bàn thờ bằng đá sa thạch mịn, được đục đẽo công phu, giống như các giường đá, kỷ đá. Chùa đã được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa quốc gia. CHÙA ÔNG RAU Chùa Ông Rau ở vùng chân núi Long Phụng, xã Đức Thắng, huyện Mộ Đức. Dân gian gọi là chùa Ông Rau bởi vị thiền sư tu tập ở đây chỉ ăn rau dại, uống nước suối và tham thiền. Vị thiền sư khai sơn nên chùa có lối tu hành mang dấu ấn của phái Mật Tông, "lai vô ảnh khứ vô hình", ăn uống hằng ngày chỉ bằng rau, dân gian gọi tên vị thiền sư ấy là Ông Rau, tên chùa cũng gọi như vậy. Hang đá lập chùa hiện nay vẫn còn. ĐÌNH AN HẢI Đình An Hải thuộc thôn Đông, xã An Hải, huyện Lý Sơn. Đình xây dựng vào năm Minh Mạng nguyên niên (1820). Đình An Hải còn gắn liền với quần thể nhà thờ tiền hiền thất tộc An Vĩnh, miếu Thủy Long, miếu Bùi Tá Hán, nghĩa tự. Bên trong đình làng An Hải thờ thành hoàng là Thiên Y A Na (Pô Inư Naga), Chúa Ngu Man Nương (tức nữ thần Uma) và tiền hiền, hậu hiền, tiền vãng, hậu vãng. Cách phối thờ như vậy chính là sự dung hoà các yếu tố của Văn hóa Chămpa trong lòng Văn hóa Việt để hình thành nên bản sắc văn hóa đặc trưng của đình làng ở huyện đảo Lý Sơn. Đình làng An Hải xưa có các nghi thức hiến tế và các lễ hội dồi bòng, đánh đu, đánh vật, leo cột lấy xâu, hát bộ. Đình đã được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa quốc gia, loại di tích kiến trúc nghệ thuật. ĐÌNH LÂM SƠN Đình tọa lạc ở thôn Phước Lâm, xã Hành Nhân, huyện Nghĩa Hành, được tạo lập dưới thời Gia Long (1802 - 1820). Đình do năm người họ Nguyễn và Lê góp công sức tạo lập. Trong đình th thành hoàng, tiền hiền, hậu hiền, tiền vãng, hậu vãng. Đình Lâm Sơn có cây đa khoảng 400 năm tuổi to hơn 10 người ôm. ĐÌNH AN ĐỊNH Đình tọa lạc ở thôn An Định, xã Hành Dũng, huyện Nghĩa Hành. Đình An Định tạo lập đồng thời với đình Lâm Sơn, ở khoảng đầu thế kỷ XIX. Đình An Định bao gồm quần thể các công trình xây dựng, như cổng, trụ biểu, bình phong, đình chính, nhà hội, miếu thờ sơn thần, thổ thần, nghĩa tự. Đình làng An Định là di tích gắn với công cuộc khẩn hoang lập làng của người Việt. Đình còn bảo lưu các tác phẩm điêu khắc gỗ tinh tế. VĂN MIẾU MỘ ĐỨC Văn miếu Mộ Đức tọa lạc tại xã Đức Chánh, huyện Mộ Đức, có khuôn viên rộng rãi, nằm giữa cánh đồng, cảnh quan đẹp, được xây dựng dưới triều vua Tự Đức. Năm 1967, chánh điện bị pháo Mỹ bắn sập. Văn miếu Mộ Đức còn lưu giữ được một số văn bia, trong đó có hai văn bia quan trọng, đó là bia Mộ Đức văn từ bi ký và bia Bi chí khoa hoạn thuỳ vu bất hủ. Bia Mộ Đức văn từ bi ký và các tài liệu chữ Hán còn lưu cho biết: văn miếu Mộ Đức xây dựng năm Tự Đức thứ 16 (1863), do các quan viên trong huyện, trong tỉnh góp tiền tạo dựng. MỘ VÀ ĐỀN THỜ BÙI TÁ HÁN Hiện nay tọa lạc tại Rừng Lăng, phường Quảng Phú, thành phố Quảng Ngãi. Nguyên trước đền thờ ở núi Ông bên bờ nam sông Trà Khúc, do xây dựng Nhà máy Đường nên dời về nơi hiện tại vào năm 1962. Bên trong đền thờ có hai pho tượng gỗ, pho tượng Bùi Tá Hán tương truyền do một nhà sư ở Phú Yên tạc chân dung ông vào lúc sinh thời, pho tượng thứ hai là Xích Y hầu, bộ tướng của Bùi Tá Hán. Đền còn lưu giữ được 24 sắc phong từ triều Cảnh Thịnh đến Khải Định, trong đó 9 sắc phong của Bùi Tá Hán, 7 sắc phong Xích Y hầu, 8 sắc phong Bùi Tá Thế - con trai Bùi Tá Hán, danh tướng triều Lê. Mộ chí dựng bia năm 1865 ghi dòng chữ Hán: "Cố Lê Bắc quân đô đốc Trấn quận công chi mộ" (Mộ Bắc quân đô đốc Trấn quận công của triều cũ nhà Lê). Bùi Tá Hán (1496 - 1568) người Châu Hoan (Nghệ An), danh tướng dưới triều Lê Trung hưng. Năm 1540, vua Trang Tông phong cho Bùi Tá Hán là Bắc quân Đô đốc phủ chưởng phủ sự tước Trấn Quận công, vào chiêu an quân Mạc và trấn giữ vùng đất thừa tuyên Quảng Nam. Bùi Tá Hán được nhiều triều vua phong là Thượng đẳng thần. Đền thờ Bùi Tá Hán đã được Bộ Văn hoá - Thông tin xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa quốc gia. [...]... Bộ là đài phát thanh đầu tiên ở miền Nam, hoạt động cho đến năm 1954 Di tích này đã được Bộ Văn hoá - Thông tin xếp hạng là di tích lịch sử - văn hóa quốc gia QUẦN THỂ DI TÍCH KHỞI NGHĨA BA TƠ Địa điểm di tích nằm ở thị trấn miền cao Ba Tơ, cách thành phố QuảngNgãi 60km về phía tây nam Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy lâm thời Quảng Ngãi, chiều ngày 11.3.1945 quần chúng biểu tình, đến đêm phát triển thành... QUẦN THỂ DI TÍCH KHỞI NGHĨA TRÀ BỒNG Địa điểm di tích nằm tại huyện Trà Bồng và huyện Tây Trà, các huyện vùng cao phía tây bắc tỉnh Quảng Ngãi; ghi dấu sự kiện lịch sử di n ra vào ngày 28.8.1959, nhân dân các xã vùng cao Trà Bồng dưới sự lãnh đạo của Đảng đã đứng lên khởi nghĩa, phá xiềng xích kìm kẹp của chính quyền Ngô Đình Di m giành thắng lợi, tạo ra vùng giải phóng rộng lớn ở miền Tây QuảngNgãi Hiện... Thiện Hiện nay, di tích chiến thắng Vạn Tường đã được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa quốc gia, một nhà trưng bày và các bia bảng đã được xây dựng DI TÍCH CHIẾN THẮNG ĐỒI QUANG THẠNH Di tích nằm ở đồi Quang Thạnh, xã Tịnh Thọ, phía tây bắc huyện Sơn Tịnh và thành phố QuảngNgãi Tại đây, vào ngày 15.2.1967 bộ đội chủ lực Quân khu V tập kích một tiểu đoàn lính Nam Triều Tiên, di t 420 tên Di tích này... CẢNH 1 "CẨM THÀNH THẬP NHỊ CẢNH" QuảngNgãi nổi tiếng là nơi có nhiều cảnh đẹp Tương truyền từ thời thi sĩ Đạm Am Nguyễn Cư Trinh làm Tuần vũ QuảngNgãi (1750), ông đã vịnh "thập cảnh" QuảngNgãi Các Nho sĩ địa phương vịnh hai cảnh đẹp khác, hình thành nên 12 cảnh và gọi chung là "Cẩm Thành thập nhị cảnh" Sau đây xin lần lượt giới thiệu 12 cảnh đẹp ấy của tỉnh Quảng Ngãi THIÊN ẤN NIÊM HÀ Núi Thiên... Tám năm 1945 ở QuảngNgãi Khu trung tâm di n ra cuộc khởi nghĩa đã được xây dựng nhà Bảo tàng Khởi nghĩa Ba Tơ từ năm 1985 Các địa điểm khác như khúc sông Liêng, dốc Ông Tài, suối Loa, hang Én, hang Voọt Rệp, Nha Kiểm lý, đồn Ba Tơ được gìn giữ tôn tạo, phát huy tinh thần cách mạng, truyền thống yêu nước của nhân dân Quảng Ngãi Quần thể di tích này đã được Bộ Văn hoá - Thông tin xếp hạng di tích lịch... đền thờ Trương Định khá quy mô ở xã Tịnh Khê VI DI TÍCH LỊCH SỬ CÁCH MẠNG 1 DI TÍCH LỊCH SỬ CÁCH MẠNG HUYỆN ĐƯỜNG ĐỨC PHỔ Địa điểm di tích phân bố ở thị trấn Đức Phổ, trong khuôn viên trụ sở Uỷ ban nhân dân huyện Đức Phổ, nơi nổ ra cuộc biểu tình lớn đầu tiên của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi Vừa mới được thành lập, Tỉnh ủy QuảngNgãi và Huyện ủy Đức Phổ đã phát động và lãnh... Bồng đã được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa quốc gia và được đầu tư xây dựng nhà bảo tàng, đặt bia bảng và tôn tạo các điểm di tích 2 DI TÍCH CHIẾN THẮNG DI TÍCH CHIẾN THẮNG XUÂN PHỔ Địa điểm di tích nằm ở tại làng Xuân Phổ, nay thuộc xã Nghĩa Kỳ, huyện Tư Nghĩa Nơi đây, ngày 16.8.1945, đại đội Phan Đình Phùng của Đội Du kích Ba Tơ đã phục kích đánh quân Nhật càn quét Ta tiêu di t 7 lính Nhật, trong... Bàn Cờ, điểm cao 68, đồn Phú Lâm Tây Di tích chiến thắng Đình Cương đã được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa quốc gia, tượng đài và các bia bảng đã được xây dựng 3 DI TÍCH TỘI ÁC CHIẾN TRANH DI TÍCH VỤ THẢM SÁT BÌNH HÒA Di tích nằm ở phía đông huyện Bình Sơn, cách thị trấn Châu Ổ 10km và cách trung tâm tỉnh lỵ Quảng Ngãi 25km về hướng đông bắc Vụ thảm sát bắt đầu lúc 4 giờ sáng ngày 03.12.1966, do... Trong hai ngày 2.2 và 3.2.1967, lính Mỹ dùng máy bay thả bom vào khu dân cư Xóm Mới làm chết 25 người dân và làm bị thương 4 người Di tích vụ thảm sát Phú Thọ đã được xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh DI TÍCH VỤ THẢM SÁT DI N NIÊN - PHƯỚC BÌNH Di tích ở thôn Phước Bình và thôn Di n Niên, xã Tịnh Sơn, huyện Sơn Tịnh Lúc 10 giờ trưa ngày 9.10.1966, lính Nam Triều Tiên tập trung dân chúng tại sân trường Phước... Tiên lại tập trung dân chúng đến tại đình Di n Niên, chúng tàn sát hàng loạt 112 phụ nữ và trẻ em Tổng cộng trong hai ngày 9.10 và 13.10.1966, lính Nam Triều Tiên đã tàn sát 280 phụ nữ và trẻ em ở hai thôn Di n Niên, Phước Bình Di tích này đã được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận di tích lịch sử - văn hoá quốc gia DI TÍCH VỤ THẢM SÁT KHÁNH GIANG - TRƯỜNG LỆ Di tích ở thôn Trường Khánh (tức Khánh Giang . nay đã có nhiều cuộc khai quật và nghiên cứu di sản Văn hóa Chămpa ở Quảng Ngãi. Di sản Văn hóa Chămpa ở Quảng Ngãi bao gồm các loại hình đền tháp, thành. người. Di tích vụ thảm sát Phú Thọ đã được xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh. DI TÍCH VỤ THẢM SÁT DI N NIÊN - PHƯỚC BÌNH Di tích ở thôn Phước Bình và thôn Di n