Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ tín dụng quốc tế của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Quảng Bìnhhưởng đến ý định sử dụng thẻ tín dụng quốc tế của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín chi nhánh Quảng Bình Đề tài nhằm xác định và phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ tín dụng quốc tế Đề tài nhằm xác định và phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ tín dụng quốc tế Đề tài nhằm xác định và phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ tín dụng quốc tế
Trang 1.ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
* KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH
SỬ DỤNG THẺ TÍN DỤNG QUỐC TẾ CỦA KHÁCH HÀNG
CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN
CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH
Lớp: K46A – QTKDTM
Niên khóa: 2012 - 2016
Trang 2Khóa lu ận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đăng Hào
Lời Cảm Ơn Trong quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự động viên, giúp đỡ quý báu của nhiều đơn vị và cá nhân khác nhau Những sự giúp đỡ này đã giúp tôi vượt qua những khó khăn và có thể hoàn thành tốt khóa luận này.
Trước tiên, tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến Ban giám hiệu trường Đại Học Kinh Tế Huế, Khoa Quản Trị Kinh Doanh và quý Thầy Cô đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu để tôi có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn lãnh đạo và toàn bộ nhân viên của ngân hàng Sacombank chi nhánh Quảng Bình đã giúp
đỡ, cung cấp những tư liệu và tạo những điều kiện tốt nhất trong thời gian tôi thực tập tại ngân hàng.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đến TS Nguyễn Đăng Hào, người đã hết lòng giúp đỡ và hướng dẫn tận tình để tôi có thể thuận lợi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã ủng hộ, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt thời gian nghiên cứu.
Mặc dù tôi đã cố gắng nỗ lực hết sức để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này trong phạm vi khả năng cho phép nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự thông cảm và tận tình chỉ bảo của quý thầy cô giảng viên.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn.
Huế, tháng 05 năm 2016 Sinh viên thực hiện Ngô Thị Ngân
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
Trang 3Khóa lu ận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đăng Hào
TGGD : Thời gian giao dịch
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
Trang 4Khóa lu ận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đăng Hào
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Quy trình nghiên cứu 4
Hình 1.2 Sơ đồ luân chuyển vốn 12
Hình 1.3 Thuyết hành động hợp lý (TRA) 25
Hình 1.4 Thuyết hành vi dự định (TPB) 27
Hình 1.5 Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) 27
Hình 1.6 Mô hình nghiên cứu của Hanudin Amin 29
Hình 1.7 Mô hình nghiên cứu của Maya Sari 30
Hình 1.8 Mô hình nghiên cứu của Tôn Nhất Tuấn Anh 32
Hình 1.9 Mô hình nghiên cứu đề xuất cho khóa luận 34
Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức của Sacombank Quảng Bình 46
Hình 2.2 Quan hệ giữa vốn huy động với tổng nguồn vốn của Sacombank Quảng Bình giai đoạn 2013 - 2015 48
Hình 2.3 Cơ cấu nguồn vốn huy động 50
Hình 2.4 Tình hình sử dụng vốn của Sacombank Quảng Bình giai đoạn 2013 - 2015 51
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
Trang 5Khóa lu ận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đăng Hào
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 Cơ cấu mẫu theo giới tính 62
Biểu đồ 2.2 Cơ cấu mẫu theo độ tuổi 62
Biểu đồ 2.3 Cơ cấu mẫu theo tình trạng hôn nhân 63
Biểu đồ 2.4 Cơ cấu mẫu theo thu nhập bình quân tháng 64
Biểu đồ 2.5 Cơ cấu mẫu theo công việc 64
Biểu đồ 2.6: Cơ cấu mẫu theo thời gian giao dịch 65
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
Trang 6Khóa lu ận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đăng Hào
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Tổng hợp các biến số phục vụ cho nghiên cứu 38
Bảng 2.1 Tình hình lao động tại chi nhánh Sacombank Quảng Bình 45
Bảng 2.2 Quan hệ giữa vốn huy động với tổng nguồn vốn của Sacombank Quảng Bình giai đoạn 2013 – 2015 48
Bảng 2.3 Cơ cấu nguồn vốn huy động 49
Bảng 2.4 Tình hình sử dụng vốn của Sacombank Quảng Bình giai đoạn 2013 – 2015 51
Bảng 2.5 Kết quả kinh doanh của Sacombank Quảng Bình giai đoạn 2013 -2015 53
Bảng 2.6 Danh mục thẻ tín dụng quốc tế Sacombank dành cho khách hàng cá nhân 54
Bảng 2.7 Dư nợ thẻ tín dụng quốc tế giai đoạn 2013 – 2015 59
Bảng 2.8 Cơ cấu mẫu điều tra 61
Bảng 2.9 Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha 66
Bảng 2.10 Kết quả phân tích EFA các nhân tố ảnh hưởng đến Ý định sử dụng 67
Bảng 2.11: Ma trận xoay nhân tố Rotated Component Matrix 68
Bảng 2.12 Kết quả hệ số KMO và phân tích Bartlett’s với nhân tố Ý định sử dụng 71
Bảng 2.13 Kết quả phân tích tương quan giữa ý định sử dụng và các nhân tố độc lập 71 Bảng 2.14: Kết quả hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng 72
Bảng 2.15 Kiểm định One - sample T – test đối với các nhân tố 76
Bảng 2.16: Kiểm định Independent - Sample T - test với biến giới tính 80
Bảng 2.17: Kiểm định Independent - Sample T - test với biến tình trạng hôn nhân 81
Bảng 2.18: Kết quả kiểm định phương sai đồng nhất 82
Bảng 2.19: Kết quả kiểm định One - Way ANOVA 82
Bảng 2.20: Kiểm định sự khác biệt trong ý định sử dụng của khách hàng theo độ tuổi 83
Bảng 2.21: Kiểm định sự khác biệt trong ý định sử dụng của khách hàng theo thu nhập bình quân tháng 85
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
Trang 7Khóa lu ận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đăng Hào
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC BIỂU ĐỒ DANH MỤC BẢNG
PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU 1
1.Tính cấp thiết của đề tài 1
2.Mục tiêu nghiên cứu 2
2.1Mục tiêu chung 2
2.2Mục tiêu cụ thể 2
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4.Phương pháp nghiên cứu 3
4.1Quy trình nghiên cứu 3
4.2 Các thông tin cần thu thập 5
4.3 Phương pháp thu thập số liệu 5
4.3.1Số liệu thứ cấp 5
4.3.2Số liệu sơ cấp 5
4.3.3Thiết kế mẫu và chọn mẫu 6
4.4 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 7
5 Kết cấu đề tài 9
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 10
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 10
1.1 Cơ sở lý thuyết về vấn đề nghiên cứu 10
1.1.1 Các khái niệm, lý thuyết liên quan 10
1.1.1.1 Ngân hàng thương mại 10
1.1.1.2 Khái niệm và phân loại thẻ 13
1.1.1.3 Sơ lược về thẻ tín dụng 15
1.1.1.4 Tổng quan về thẻ tín dụng quốc tế 19
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
Trang 8Khóa lu ận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đăng Hào
1.1.2.1 Thuyết hành động hợp lý (TRA- Theory of Reasoned Action) 24
1.1.2.2 Thuyết hành vi dự định (Thoery of Planned Behaviour – TPB) 25
1.1.2.3 Mô hình chấp nhận công nghệ TAM (Davis & cộng sự 1989) 27
1.1.2.4 Các mô hình nghiên cứu liên quan 28
1.1.2.5 Mô hình nghiên cứu đề xuất 33
1.1.2.6 Thang đo nghiên cứu 35
1.1.2.7 Các giả thuyết nghiên cứu 39
1.2 Cơ sở thực tiễn 40
1.2.1 Tình hình phát triển thẻ tín dụng quốc tế ở Việt Nam 40
1.2.2 Tình hình phát triển thẻ tín dụng quốc tế ở Quảng Bình 51
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG THẺ TÍN DỤNG QUỐC TẾ CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI SACOMBANK QUẢNG BÌNH 43
2.1 Khái quát về ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín– chi nhánh Quảng Bình 43
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín– Chi nhánh Quảng Bình 43
2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín– Chi nhánh Quảng Bình 47
2.1.3 Thẻ tín dụng quốc tế tại ngân hàng Sacombank chi nhánh Quảng Bình 54
2.1.3.1 Giới thiệu thẻ tín dụng quốc tế Sacombank 54
2.1.3.2 Điều kiện cấp thẻ tín dụng quốc tế Sacombank 57
2.1.3.3 Lợi ích khi sử dụng thẻ tín dụng quốc tế Sacombank 58
2.1.3.4 Thực trạng sử dụng thẻ tín dụng quốc tế tại NH Sacombank CN Quảng Bình.59 2.2 Kết quả nghiên cứu 61
2.2.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu 61
2.2.2 Kiểm định độ tin cậy của thang đo (Cronbach’s Alpha) 66
2.2.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA 66
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
Trang 9Khóa lu ận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đăng Hào
2.2.3.1 Phân tích nhân tố khám phá EFA các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ
tín dụng quốc tế Sacombank 66
2.2.3.2 Phân tích nhân tố Ý định sử dụng thẻ tín dụng quốc tế 71
2.2.4 Phân tích tương quan 71
2.2.5 Phân tích hồi quy 72
2.2.6 Kiểm định phân phối chuẩn 76
2.2.7 Đánh giá của khách hàng về các yếu tố tác động đến ý định sử dụng 76
2.2.7.1 Đánh giá của khách hàng về yếu tố quy chuẩn chủ quan với hành vi sử dụng thẻ tín dụng quốc tế Sacombank 77
2.2.7.2 Đánh giá của khách hàng về thái độ đối với hành vi sử dụng thẻ tín dụng quốc tế Sacombank 77
2.2.7.3 Đánh giá của khách hàng về nhận thức kiểm soát hành vi sử dụng thẻ tín dụng quốc tế Sacombank 78
2.2.7.4 Đánh giá của khách hàng về các chi phí liên quan đến thẻ tín dụng quốc tế Sacombank 78
2.2.8 Kiểm định sự khác biệt trong ý định sử dụng của khách hàng theo đặc điểm cá nhân ……….79
2.2.8.1 Kiểm định sự khác biệt trong ý định sử dụng của khách hàng theo giới tính 79
2.2.8.2 Kiểm định sự khác biệt trong ý định sử dụng của khách hàng theo tình trạng hôn nhân……… 80
2.2.8.3 Kiểm định sự khác biệt trong ý định sử dụng của khách hàng theo độ tuổi 83
2.2.8.4 Kiểm định sự khác biệt trong ý định sử dụng của khách hàng theo thu nhập bình quân……… .84
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO Ý ĐỊNH SỬ DỤNG THẺ TÍN DỤNG QUỐC TẾ CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG SACOMBANK CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH 86
3.1 Định hướng 86
3.2 Giải pháp 86
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
Trang 10Khóa lu ận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đăng Hào
3.2.1 Giải pháp nâng cao chất lượng thẻ tín dụng quốc tế Sacombank và phát triển hệ
thống chấp nhận thẻ 87
3.2.2 Giải pháp trong việc xây dựng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 89
3.2.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả các kênh thông tin 90
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 91
1 Kết luận 91
1.1 Những đóng góp của đề tài 91
1.2 Những hạn chế của đề tài 92
2 Kiến nghị 93
2.1 Đối với Nhà nước 93
2.2 Đối với Sacombank 93
2.3 Đối với Sacombank Quảng Bình 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO 95
PHỤ LỤC 97
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
Trang 11Khóa lu ận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đăng Hào
PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Sống trong xã hội phát triển không ngừng, hội nhập quốc tế là một quá trìnhphát triển tất yếu Hiện nay, Việt Nam đã là thành viên chính thức của ASEAN,APEC, ASEM, WTO và vừa ký kết tham gia TPP Việc hội nhập kinh tế quốc tế, mởrộng giao lưu quan hệ thương mại với các nước, các tổ chức là một cơ hội để đưa ViệtNam trở thành quốc gia có nền kinh tế phát triển Quá trình hội nhập quốc tế đã đưa lạinhững sự thay đổi nhanh trong tất cả các lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội ở nước ta,giúp nền kinh tế Việt Nam có những bước phát triển nhất định, tổng sản phẩm trong
nước (GDP) năm 2015 tăng 6,68% so với năm 2014, cao hơn mục tiêu 6,2% đề ra
Nhu cầu đi ra nước ngoài làm việc, du học hay du lịch… của người dân cũng tăng lênkhiến việc mang theo tiền mặt để tiến hành giao dịch thanh toán ở nước ngoài gặpnhiều khó khăn, bất tiện và không an toàn Thay vào đó càng có nhiều khách hàng lựachọn sử dụng thẻ tín dụng quốc tế
Để khuyến khích người sử dụng thẻ tín dụng quốc tế, nhiều ngân hàng đưa racác chương trình ưu đãi hấp dẫn như cho phép khách hàng tích điểm thưởng, liên kết
với các thương hiệu, các trung tâm mua sắm để giảm giá cho người sử dụng thẻ của
họ Bởi vậy, thẻ tín dụng quốc tế đang dần trở thành một phương tiện thanh toán đượcnhiều người sử dụng vì những lợi ích mà nó mang lại như sự tiện lợi, an toàn và đặcbiệt là “chi tiêu trước, trả tiền sau” Sử dụng thẻ tín dụng quốc tế khách hàng có thể rúttiền mặt trên phạm vi toàn cầu, bên cạnh lợi ích mua hàng trên mạng, đặt phòng kháchsạn hay đặt mua vé máy bay trực tuyến
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) là một trong
những ngân hàng hàng đầu Việt Nam với định hướng trở thành ngân hàng bán lẻ hiện
đại, đa năng hàng đầu khu vực, trong đó chú trọng vào yếu tố an toàn, hiệu quả và bền
vững Chính nhờ sự đa dạng về các loại thẻ tín dụng cùng với chất lượng dịch vụ mang
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
Trang 12Khóa lu ận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đăng Hào
Tuy nhiên, tại thị trường Quảng Bình vẫn còn nhiều khách hàng hoài nghi, e dè trongviệc quyết định lựa chọn và sử dụng thẻ do nhiều lý do Nhận thấy những điều đó, tôi
quyết định lựa chọn đề tài “PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH
SỬ DỤNG THẺ TÍN DỤNG QUỐC TẾ CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH” làm đề tài khóa
luận tốt nghiệp của mình nhằm xác định và phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tốtới ý định sử dụng thẻ tín dụng quốc tế do ngân hàng Sacombank cung cấp, từ đó đề ranhững giải pháp khuyến khích khách hàng sử dụng dịch vụ này trong thời gian tới
2 Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu chung
Xác định và phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ tín dụng
quốc tế tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Quảng Bình Thông qua
ý kiến của khách hàng nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, trên cơ sở
đó đề ra các giải pháp nhằm khuyến khích khách hàng sử dụng dịch vụ này của ngân
hàng trong thời gian tới
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm thẻ tín dụngquốc tế tại ngân hàng Sacombank chi nhánh Quảng Bình để ngày càng thu hút nhiềukhách hàng
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
Trang 13Khóa lu ận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đăng Hào
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng tới ý định sử dụng thẻ tín
dụng quốc tế của khách hàng tại ngân hàng Sacombank chi nhánh Quảng Bình
Đối tượng điều tra: Những khách hàng đang sử dụng các dịch vụ tại ngân
hàng Sacombank chi nhánh Quảng Bình mà có biết đến thẻ TDQT
+ Thu thập số liệu sơ cấp qua điều tra khách hàng từ 02/2016 đến 05/2016
4 Phương pháp nghiên cứu 4.1 Quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu cho đề tài được trình bày:
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
Trang 14Khóa lu ận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đăng Hào
Hình 1.1 Quy trình nghiên cứu
Vấn đề nghiên cứu
Cơ sở lý luận và các nghiên cứu trước
sơ bộ
Điều tra sơ bộ
Điều chỉnh bảng hỏi sơ bộ Bảng hỏi chính thức
Khảo sát điều tra
- Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha
- Phân tích nhân tố khám phá EFA
- Phân tích tương quan
- Phân tích hồi quy
- Kiểm định One – Sample T – test
- Kiểm định Independent – Sample T – test
- Kiểm định ANOVA
Kết luận, đưa ra giải pháp
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
Trang 15Khóa lu ận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đăng Hào
4.2 Các thông tin cần thu thập
Cơ sở lý thuyết về NHTM, lý thuyết về dịch vụ ngân hàng, dịch vụ thẻ tín dụng
bao gồm: khái niệm, các loại thẻ tín dụng, những lợi ích của việc sử dụng thẻ TDQT,các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của thẻ TDQT
Các mô hình nghiên cứu, thang đo nghiên cứu về dịch vụ thẻ TDQT trên thếgiới và tại Việt Nam
Các thông tin liên quan đến ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh
Quảng Bình bao gồm: lịch sử hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức, tình hình hoạt động
kinh doanh trong giai đoạn 2013 – 2015, thống kê liên quan đến dịch vụ thẻ TDQT
Thông tin về các KH cá nhân đang sử dụng dịch vụ của ngân hàng Ý kiến của
KH về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ TDQT của NH Sacombank chinhánh Quảng Bình
4.3 Phương pháp thu thập số liệu
4.3.1 S ố liệu thứ cấp
Nhằm phục vụ cho quá trình nghiên cứu được đầy đủ thông tin, nghiên cứu đãthu thập dữ liệu thứ cấp từ các nguồn sau:
- Khóa luận tốt nghiệp, luận văn, các đề tài nghiên cứu khoa học được tìm kiếm
từ thư viện trường, thư viện online, các bài đăng trên các tạp chí nghiên cứu khoa học
liên quan đến đề tài
- Các thông tin liên quan đến tình hình phát triển thẻ tín dụng quốc tế trên cácbài báo, trang web chuyên ngành và các diễn đàn kinh tế
- Các giáo trình tham khảo liên quan
- Các thông tin về ngân hàng và các số liệu thu thập được từ các phòng, ban của
NH Sacombank chi nhánh Quảng Bình
ố liệu sơ cấp
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
Trang 16Khóa lu ận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đăng Hào
- Nghiên cứu định tính:
+ Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của các cán bộ quản lý và nhân
viên tại Ngân hàng bằng cách thực hiện phỏng vấn các chuyên viên tư vấn của NHSacombank Quảng Bình về tình hình sử dụng thẻ TDQT, các mối quan tâm của KHkhi sử dụng thẻ TDQT Sacombank
+ Phỏng vấn sâu 10 KH cá nhân đã và đang tiến hành giao dịch tại quầy bằngbảng câu hỏi sơ bộ nhằm lấy ý kiến, tổng hợp và điều chỉnh, bổ sung những nhân tố
ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ TDQT nhằm xây dựng bảng hỏi
- Nghiên cứu định lượng:
+ Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS:
Sử dụng bảng hỏi tiến hành phỏng vấn KH để thu thập các thông tin, sau đó dùng phầnmềm SPSS xử lý số liệu nhằm xác định và đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến ý định
sử dụng thẻ TDQT của NH Sacombank CN Quảng Bình
4.3.3 Thi ết kế mẫu và chọn mẫu
Thiết kế mẫu
Theo Hair và cộng sự, 1998 (dẫn theo Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị MaiTrang) cỡ mẫu dùng trong phân tích nhân tố (EFA) bằng ít nhất 4 đến 5 lần số biến
quan sát để kết quả điều tra có ý nghĩa Tức là cần 5 quan sát cho 1 biến đo lường và
số mẫu không nhỏ hơn 100 để đưa ra kích thước mẫu phù hợp nhất Trong nghiên cứunày, có 24 biến quan sát nên kích thước mẫu sẽ là 120 Nhưng để đảm bảo lượngthông tin thu thập được, bảng hỏi sẽ được phát nhiều hơn nhằm lựa chọn 150 bảng hỏi
đủ điều kiện và hợp lệ
Phương pháp chọn mẫu
Hằng ngày, lượng KH đến giao dịch tại CN là rất lớn Tuy nhiên khả năng tiếpcận với những KH này để điều tra của người nghiên cứu bị hạn chế nên nghiên cứuthực hiện chọn mẫu phi xác suất, lựa chọn phương pháp chọn mẫu thuận tiện, có nghĩa
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
Trang 17Khóa lu ận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đăng Hào
là lấy mẫu dựa trên sự thuận lợi hay dựa trên tính dễ tiếp cận của đối tượng để thựchiện cuộc khảo sát
Người điều tra sẽ đứng tại tầng trệt của NH Sacombank CN Quảng Bình để
quan sát và giới thiệu mục đích thực hiện nghiên cứu với các KH vừa thực hiện giaodịch tại quầy hoặc các KH đang đợi đến lượt giao dịch và khi các KH này đồng ý thìtiến hành phát bảng hỏi Trong quá trình KH trả lời bảng hỏi người điều tra sẽ luôn
theo sát để giải đáp các thắc mắc liên quan đến bảng hỏi
4.4 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Phân tích thống kê mô tả
Là phương pháp được dùng để tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả, trình
bày số liệu điều tra, thể hiện đặc điểm cơ cấu mẫu điều tra Các đại lượng thống kê mô
tả được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm giá trị trung bình (mean), độ lệch chuẩn(standard deviation), giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất
Phương pháp đánh giá độ tin cậy thang đo
Hệ số Cronbach’s Alpha là một hệ số kiểm định thống kê về mức độ tin cậy và
tương quan giữa các biến quan sát trong thang đo Nó cho biết sự chặt chẽ và thống
nhất trong các câu trả lời nhằm đảm bảo người được hỏi đã hiểu cùng một khái niệm.Kiểm tra độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha với tiêuchuẩn như sau:
Cronbach’s Alpha >= 0,6: Chấp nhận được với những nghiên cứu được xem
là mới
Cronbach’s Alpha từ 0,7 đến 0,8: Thang đo sử dụng được
Cronbach’s Alpha > 0,8: Thang đo tốt
Hệ số tương quan biến tổng (Corrected item – total Correlation) là hệ số tươngquan của một biến với điểm trung bình của các biến khác trong cùng một thang đo, vìvậy hệ số này càng cao thì tương quan giữa các biến với các biến khác trong thang đo
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
Trang 18Khóa lu ận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đăng Hào
Phân tích nhân tố khám phá EFA
Theo Hair & cộng sự (1998), phân tích nhân tố là một phương pháp phân tíchthống kê dùng để rút gọn một tập gồm nhiều biến quan sát thành một nhóm để chúng
có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết các nội dung thông tin của biến ban đầu.Theo Hair &ctg (1998, 111) Multivariate Data analysis, Prentice – HallIntternational trong phân tích EFA, Factor loading là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩathiết thực của EFA
Factor loading > 0,3 được xem là đạt mức tối thiểu
Factor loading > 0,4 được xem là quan trọng
Factor Loading > 0,5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn
KMO là chỉ số thể hiện mức độ phù hợp của phương pháp EFA, hệ số KMO lớn
hơn 0,5 và nhỏ hơn 1 thì phân tích nhân tố được coi là phù hợp Theo Trọng & Ngọc
(2005, 262), kiểm định Bartlett’s Test xem xét giả thuyết độ tương quan của các biếnquan sát bằng 0 trong tổng thể Nếu như kiểm định này có ý nghĩa thống kê, tức là Sig
< 0,05 thì các quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể
Giá trị Eigenvalue thể hiện phần biến thiên được giải thích bởi một nhân tố sovới biến thiên toàn bộ những nhân tố Eigenvalue > 1 chứng tỏ nhân tố đó có tác dụngtóm tắt thông tin tốt hơn biến gốc và được giữ lại trong mô hình để phân tích
Tổng phương sai trích cho biết sự biến thiên của dữ liệu dựa trên những nhân tố
được rút ra, tổng phương sai trích phải ≥ 50%
Kiểm định One – sample T – Test
Kiểm định One sample T test là kiểm định giá trị trung bình của một tổng thể.Kiểm định này nhằm dựa trên những đánh giá của khách hàng để phân tích mức độ tác
động của các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ TDQT Từ đó biết được
những nhân tố nào có ảnh hưởng quan trọng đến ý định sử dụng của KH để đề ra cácgiải pháp nhằm nâng cao ý định sử dụng thẻ TDQT của NH
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
Trang 19Khóa lu ận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đăng Hào
Kiểm định Independent – sample T – Test
Kiểm định này dùng để so sánh 2 giá trị trung bình của 2 tổng thể độc lập dựatrên hai mẫu độc lập Trong nghiên cứu này, kiểm định này dùng để xem xét có sựkhác nhau hay không về ý định sử dụng thẻ TDQT của KH cá nhân tại SacombankQuảng Bình giữa hai nhóm KH được chia theo giới tính và tình trạng hôn nhân
Phân tích phương sai ANOVA
Mục tiêu của phân tích phương sai (ANOVA - Analysis of Variance) là so sánhtrung bình của nhiều tổng thể dựa trên các trị trung bình của các mẫu quan sát từ cáctổng thể này, và thông qua kiểm định giả thuyết để kết luận về sự bằng nhau giữa cáctrung bình tổng thể
Phân tích phương sai ANOVA giúp xem xét khi các yếu tố nhân khẩu học khác
nhau thì ý định sử dụng thẻ tín dụng quốc tế có sự khác nhau hay không
Sau đó, sử dụng phân tích sâu ANOVA để xác định xem thuộc tính nào của biến
phân loại (biến nhân khẩu học) có tác động mạnh hơn đến ý định sử dụng của kháchhàng so với các biến khác
5 Kết cấu đề tài
Phần 1: Phần mở đầuPhần 2: Nội dung và kết quả nghiên cứu
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứuChương 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ tín dụng
quốc tế Sacombank của khách hàng các nhân tại NH Sacombank Quảng Bình
Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao ý định sử dụng thẻ tín dụng quốc
tế Sacombank chi nhánh Quảng BìnhPhần 3: Kết luận và kiến nghị
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
Trang 20Khóa lu ận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đăng Hào
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Cơ sở lý thuyết về vấn đề nghiên cứu
1.1.1 Các khái ni ệm, lý thuyết liên quan
1.1.1.1 Ngân hàng thương mại
Khái niệm ngân hàng thương mại
NHTM là một định chế tài chính trung gian tiêu biểu, đóng vai trò quan trọngtrong việc khai thông các nguồn vốn tiết kiệm đáp ứng nhu cầu đầu tư của các chủ thểtrong nền kinh tế, đồng thời giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cho nền kinh tếvận hành hiệu quả
Cho đến thời điểm hiện nay có rất nhiều khái niệm về NHTM Ở mỗi nước luật
NHTM có sự khác nhau, vì thế khái niệm về NHTM cũng có sự khác biệt Dù vậy, có
điểm chung là người ta thường dựa trên chức năng và phương thức hoạt động của ngân
hàng trên thị trường tài chính để đưa ra các khái niệm về NHTM
Theo các nhà kinh tế học thế giới “NHTM là một loại hình doanh nghiệp hoạt
động và kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ và tín dụng”
Theo phương diện tiếp cận những loại hình dịch vụ mà NHTM cung cấp
“NHTM là một loại hình tổ chức tài chính, cung cấp một danh mục các dịch vụ tàichính đa dạng nhất, đặc biệt là tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chứcnăng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức nào trong nền kinh tế”
Ở Pháp theo luật ngân hàng năm 1941 thì “NHTM là một xí nghiệp hay cơ sở
mà nghiệp vụ thường xuyên là nhận tiền bạc của công chúng dưới nhiều hình thức ký
thác hay dưới nhiều hình thức khác và sử dụng tài nguyên đó cho chính họ trong các
nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính”
Ở Mỹ “NHTM là một công ty kinh doanh chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và
hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính”
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
Trang 21Khóa lu ận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đăng Hào
Ở Ấn Độ theo luật ngân hàng 1950 và được bổ sung 1959 đã nêu “NHTM là
một cơ sở nhận các khoản ký thác để cho vay hoặc tài trợ các khoản đầu tư”
Ở Việt Nam, theo điều 20, luật các Tổ chức tín dụng của nước CHXHCN ViệtNam được Quốc Hội khóa X (kỳ họp thứ 2, từ ngày 21 tháng 11 đến ngày 12 tháng 12năm 1997), thông qua thì “Tổ chức tín dụng là một doanh nghiệp được thành lập theoquy định của luật này và các quy định khác của pháp luật để hoạt động kinh doanh tiền
tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng sốtiền này cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán”
Nghị định của chính phủ số 49/2001 NĐ-CP ngày 12/9/2000: NHTM là ngân
hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh
khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tếcủa nhà nước
Tóm lại: “Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt
động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan Theo tính chất và mục
tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng gồm: NHTM, ngân hàng phát triển, ngân hàng
đầu tư, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã và các loại hình ngân hàng khác
NHTM là một doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ mà nhiệm vụ chủ yếu và thường xuyên
là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cho vay và cung ứng các dịch vụ thanh toán”
Chức năng của ngân hàng thương mại
Chức năng trung gian tín dụng
Ngân hàng thương mại là cầu nối giữa những người có vốn với những người cần
vốn để kinh doanh, chi tiêu và thanh toán Bằng cách huy động khai thác các khoảnvốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế, ngân hàng đã tạo nên quỹ cho vay rồi
đem cấp tín dụng cho nền kinh tế Với chức năng này, ngân hàng đóng vai trò vừa là
chủ thể đi vay, vừa là chủ thể cho vay đã góp phần tạo lợi ích cho không chỉ những
người dư thừa vốn và những người thiếu vốn mà còn đem lại lợi ích kinh tế cho bản
thân nó và nền kinh tế Đây là chức năng quan trọng nhất của ngân hàng thương mại,
nó quyết định sự duy trì và phát triển của ngân hàng Chức năng trung gian tín dụng
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
Trang 22Khóa lu ận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đăng Hào
Hình 1.2 Sơ đồ luân chuyển vốn
Chức năng trung gian thanh toán
Ngân hàng làm trung gian thanh toán khi nó thực hiện thanh toán theo yêu cầucủa KH như trích tiền từ tài khoản của KH để thanh toán, nộp tiền vào tài khoản của
KH Chức năng trung gian thanh toán này của NH có ý nghĩa rất lớn đối với các hoạt
động của nền kinh tế xã hội Hoạt động thanh toán thông qua hệ thống tài khoản tại
NH góp phần tiết giảm chi phí và lượng tiền mặt trong lưu thông nhưng vẫn đảm bảo
an toàn trong thanh toán Chức năng này cũng tạo điều kiện để NH thu hút được nguồnvốn tiền gửi lãi suất thấp, nguồn lợi nhuận từ thu phí thanh toán
Chức năng tạo tiền
Việc kết hợp chức năng trung gian tín dụng và chức năng trung gian thanh toán tạocho NHTM khả năng tạo ra tiền ghi sổ thể hiện trên tài khoản tiền gửi thanh toán của KHtại NHTM Từ một lượng tiền gửi ban đầu, qua nghiệp vụ cho vay dưới hình thức chuyểnkhoản đã làm cho số dư trên tài khoản tiền gửi trong hệ thống NHTM tăng lên
Đây là hệ quả tất yếu của hai chức năng trên vì quá trình tạo tiền thực chất là quá
trình kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động huy động vốn, hoạt động tín dụng và hoạt độngthanh toán không dùng tiền mặt của hệ thống ngân hàng thương mại Tốc độ gia tăng tiền
tệ mà các NHTM tạo ra phụ thuộc vào số tiền dự trữ an toàn mà NHTM đó giữ lại Cơchế tạo tiền của NHTM cho thấy mối quan hệ giữa tín dụng và lưu thông tiền tệ, việc mởrộng khối lượng tín dụng có ảnh hưởng đến khối lượng tiền tệ lưu thông
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
Trang 23Khóa lu ận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đăng Hào
1.1.1.2 Khái niệm và phân loại thẻ
Khái niệm
Người ta đưa ra các khái niệm khác nhau về thẻ
Theo khái niệm tổng quát: Thẻ là một danh từ chung chỉ một vật nhỏ, gọn vàchứa đựng thông tin nhằm phục vụ một hoặc một số mục đích nào đó Do vậy, thẻ
được gắn với những tính chất, đặc điểm, nội dung riêng biệt để trở thành một loại cụ
thể như thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ…
Xét về giác độ phát hành: Thẻ là một phương tiện do ngân hàng, các định chế tàichính hoặc các công ty phát hành dùng để giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ hoặcrút tiền mặt
Theo quan điểm của NHNN Việt Nam thể hiện qua quy chế phát hành, sử dụng
và thanh toán thẻ NH ban hành theo quyết định 371/1999/QĐ-NHNN ngày 19 tháng 10
năm 1999 của thống đốc NHNN và xét theo mục đích sử dụng thì: Thẻ NH là mộtphương tiện thanh toán không dùng tiền mặt mà chủ thẻ có thể sử dụng để rút tiền mặt
hoặc thanh toán chi phí mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ tại các điểm chấp nhận thẻ
Như vậy, chúng ta có thể hiểu thẻ là chìa khóa đa năng để kết nối chủ thẻ với các chủ
thể khác tham gia hệ thống thanh toán thẻ phục vụ quá trình lưu chuyển hàng hóa, tiền tệ
được thỏa thuận trước nhằm thực hiện các dịch vụ thỏa mãn như cầu của mình
Phân loại thẻ
- Theo nội dung bản chất kinh tế:
+ Thẻ ghi nợ (Debit card): là phương tiện thanh toán, chi trả hoặc rút tiền mặt
trên cơ sở số tiền của chính chủ thẻ gửi tại ngân hàng Mỗi lần sử dụng NH sẽ trừ ngay
trên số tiền trong tài khoản của chủ thẻ
+ Thẻ tín dụng (Credit card): Mỗi lần giao dịch là một lần nhận nợ vay của ngânhàng Ngân hàng cấp một hạn mức cho chủ thẻ, chủ thẻ sử dụng trong hạn mức đó
Đến thời hạn thì hoàn trả cho ngân hàng
+ Thẻ du lịch và giải trí: Người dùng thẻ không phải trả lãi nhưng phải thanhtoán trong vòng một tháng Chủ thẻ chủ yếu là doanh nhân thường đi du lịch và những
người có thu nhập cao
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
Trang 24Khóa lu ận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đăng Hào
+ Thẻ thanh toán (Charge card): Chủ yếu do các cửa hàng phát hành Tương tự
như thẻ tín dụng nhưng được giới hạn trong phạm vi cửa hàng phát hành Nhằm tiếp
thị và giữ chân khách hàng bằng cách giảm giá khi sử dụng thẻ này Tuy nhiên, lãi suấtphần khách hàng chưa trả thường cao hơn lãi suất thông thường
- Theo góc độ nghiệp vụ ngân hàng:
+ Thẻ tài khoản: được phát hành dựa trên cơ sở số dư tiền gửi của chủ thẻ tại
NH, hiện nay loại này gồm chủ yếu: thẻ Maestro (do Master Card phát hành), thẻ Plus(do Visa phát hành), thẻ JCB, thẻ Cirrus (do Visa phát hành) và ATM Mastercard
được sử dụng chủ yếu qua máy ATM
+ Thẻ tín dụng: phát hành trên cơ sở tín dụng gồm: Visa card, Master card vàAmex (do American Express phát hành)
+ Thẻ tài khoản và tín dụng: phát hành trên cơ sở tiền gửi nhưng được cấp mộthạn mức sử dụng vượt quá số dư Thông thường, thẻ sử dụng số dư tiền gửi của chủthẻ, khi hết nó sẽ tự động chuyển sang sử dụng theo cơ chế tín dụng
- Theo đối tượng sử dụng:
+ Thẻ cá nhân: Là thẻ được phát hành cho các cá nhân có nhu cầu và đáp ứng đủ
các điều kiện phát hành thẻ Chủ thẻ chịu trách nhiệm thanh toán các khoản chi tiêu
thẻ bằng nguồn tiền của bản thân mình
+ Thẻ chính: Do cá nhân đứng tên xin phát hành thẻ cho chính mình sử dụng và
người đứng tên trong thẻ tín dụng để sử dụng, đồng thời mọi thanh toán liên quan đến
thẻ đều do công ty thanh toán với ngân hàng phát hành
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
Trang 25Khóa lu ận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đăng Hào
- Theo phạm vi sử dụng thẻ:
+ Thẻ tín dụng trong nước: Là loại thẻ có phạm vi sử dụng và thanh toán trongmột nước NHPH và ĐVCNT cùng trong một nước Đồng tiền của thẻ chỉ duy nhất là
đồng nội tệ
+ Thẻ tín dụng quốc tế: Là các loại thẻ do các NH, tổ chức tài chính trong nước
và quốc tế (là thành viên của của TCTQT) phát hành Thẻ này có thể thanh toán ở tất
cả các đơn vị chấp nhận thẻ trên thế giới
- Theo gốc độ mức tín nhiệm của chủ thẻ và trị giá sử dụng của thẻ: Thẻ thường,thẻ vàng và thẻ thượng hạng
lên đến hàng chục nghìn Dần dần, thẻ được sử dụng thêm ở cả các điểm du lịch, giải
trí ngoài lĩnh vực ăn uống
Năm 1951, ngân hàng quốc gia Franklin tại Long Island, New York, đã phát
hành thẻ tín dụng có hạn mức đầu tiên tới khách hàng Khách hàng chỉ cần thanh toántoàn bộ số tiền nợ khi nhận được giấy báo từ ngân hàng Các thương nhân địa phương
được ngân hàng ứng trước tiền mặt và sau đó ngân hàng nhận lại từ khoản thanh toán
của khách hàng
Đến năm 1966, Bank of America mở rộng ra chương trình thẻ tín dụng Năm
1967, hiệp hội thẻ liên ngân hàng tiếp tục phát triển dưới tên gọi MasterChange với
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
Trang 26Khóa lu ận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đăng Hào
Mỹ đã phát hành cả 2 loại thẻ Năm 1976, BankAmerica đổi tên thành VisaInternational Năm 1979, MasterChange trở thành MasterCard International
Logo của Visa như một chú chim bồ câu đang bay Logo của MasterCard là haiquả địa cầu lồng vào nhau Chúng là hình ảnh laser 3 chiều rất khó bắt chước, khinghiêng thì hình ảnh cũng như thay đổi theo Dải từ trên thẻ tín dụng dùng để cung cấpthông tin chủ tài khoản để quét thẻ
Khái niệm thẻ tín dụng
Thẻ tín dụng là một dịch vụ thanh toán với những hạn mức chi tiêu nhất định mà
NH cung cấp cho KH căn cứ vào khả năng tài chính, số tiền ký quỹ hoặc tài sản thếchấp Nó là một dạng tín dụng tuần hoàn giành cho việc thanh toán mà KH có thể sửdụng cho mọi giao dịch một cách linh hoạt Việc hoàn trả của KH có thể được thựchiện môt lần hoặc nhiều lần theo một thời hạn nhất định và theo hạn mức quy định bởi
NH phát hành thẻ
Theo quy chế phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ ngân hàng ban hành kèmtheo quyết định 371/1999/QĐ-NHNN ngày 19 tháng 10 năm 1999 thì “Thẻ tín dụng làcông cụ thanh toán do NHPH cấp cho KH sử dụng theo hợp đồng ký kết giữa NHPHthẻ và chủ thẻ”
Ngân hàng và các tổ chức tài chính cho KH dựa trên uy tín và khả năng đảm bảochi trả của từng khách hàng Khả năng đảm bảo chi trả được xác định dựa trên các tiêu
chí như: thu nhập, tình hình chi tiêu, uy tín, mối quan hệ sẵn có với các tổ chức tài
chính, tài sản thế chấp… của khách hàng Khi thanh toán tại các điểm cung cấp hànghóa, dịch vụ thay vì dùng tiền mặt, chủ thẻ xuất trình thẻ để chi trả
Phân loại thẻ tín dụng
Tiêu thức để phân loại thẻ tín dụng hiện nay trên thế giới chủ yếu phân loại theocông nghệ sản xuất thẻ, theo đó, thẻ tín dụng được chia làm 3 loại: thẻ in nổi, thẻ từ vàthẻ thông minh
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
Trang 27Khóa lu ận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đăng Hào
- Thẻ in nổi: là loại thẻ mà trên bề mặt thẻ được khắc nổi các thông tin cầnthiết Ngày nay loại thẻ này ít được sử dụng vì quá thô sơ, dễ bị làm giả
- Thẻ từ: là loại thẻ mà các thông tin chủ thẻ vừa được dập nổi ở mặt trước, vừa
được mã hóa trong băng từ ở mặt sau Các thông tin này phải đảm bảo chính xác và
khớp với nhau Thẻ từ hiện nay chiếm phần lớn trong số lượng thẻ đang sử dụng trênthị trường Nhược điểm của thẻ là số lượng các thông tin được mã hóa không đều,mang tính cố định, khu vực chứa tin hẹp nên không áp dụng được các kỹ thuật mới
đảm bảo an toàn cho thẻ Hơn nữa, các thông tin ghi trong thẻ không tự mã hóa được
nên không thể áp dụng kỹ thuật mã hóa an toàn và có thể bị đánh cắp thông tin bằngcác thiết bị kết nối với máy vi tính
- Thẻ thông minh: Đây là thế hệ mới nhất của thẻ, có tính bảo mật và an toànrất cao, dựa trên kỹ thuật vi xử lý tin học, gắn với thẻ chip điện tử có cấu tạo như mộtmáy tính hoàn hảo Thông thường một tấm thẻ thông minh được gắn chip điện tử đểthay thế cho dải băng từ sau thẻ Cũng có trường hợp, thẻ thông minh có cả chip điện
tử và băng từ Chip điện tử độc lập với thẻ và được gắn trên bề mặt của thẻ, về bảnchất gồm hai loại chip: chip bộ nhớ và chip xử lý dữ liệu Tính năng vượt trội giúp cắtgiảm chi phí xử lý đối với ngân hàng và các trung gian thanh toán bởi việc đối chiếuthông tin tài khoản và thông tin của chủ thẻ cũng như việc cập nhật thông tin liên quantới thẻ giờ đây đã được thực hiện ngay tại ĐVCNT Tuy nhiên, do công nghệ mới nêngiá thành cao, hệ thống máy móc cũng đắt nên sử dụng còn chưa phổ biến như thẻ từ.Các TCTQT hiện vẫn đang khuyến khích các ngân hàng thành viên phát hành và thanhtoán loại thẻ này nhằm giảm tỷ lệ rủi ro giả mạo thẻ
Đặc điểm cấu tạo của thẻ tín dụng
Thẻ tín dụng được làm bằng chất nhựa trắng có 3 lớp, lõi thẻ là lớp nhựa trắngcứng nằm giữa 2 lớp tráng mỏng, kích thước tiêu chuẩn quốc tế là 8,5cm x 5,5cm x0,07 cm
Mặt trước của thẻ gồm:
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
Trang 28Khóa lu ận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đăng Hào
và hình một con chim bồ câu đang bay; Masters Card có dòng chữ “Masters Card”chạy giữa 2 vòng tròn màu da cam và đỏ lồng vào nhau…
- Tên và logo của ngân hàng phát hành thẻ
- Số thẻ, tên của chủ thẻ được in nổi
- Thời gian hiệu lực của thẻ: Là thời gian thẻ được phép lưu hành (tuỳ từng loạithẻ) được thống nhất là ngày dương lịch, tháng dương lịch, năm dương lịch
- Ký tự an ninh Là số mật mã của đợt phát hành, mỗi loại thẻ luôn có ký tự anninh kèm theo, in phía sau của ngày hiệu lực Ví dụ thẻ Visa có chữ V (hoặc CV, PV,RV), thẻ Master Card có chữ M và chữ C lồng vào nhau
Mặt sau của thẻ gồm:
- Dải băng từ chứa các thông tin đã được mã hoá theo một chuẩn thống nhất
như: số thẻ, ngày hết hạn, các yếu tố kiểm tra an toàn khác
- Ô chữ kí dành cho chủ thẻ Trên nền ô chữ ký, khách hàng phải ký vào chữ kýmẫu của mình khi nhận thẻ từ ngân hàng phát hành để cơ sở chấp nhận thẻ so sánh vớichữ ký trên ô hóa đơn mua bán hàng hóa, dịch vụ hay tạm ứng tiền mặt
Các bên tham gia hoạt động thanh toán thẻ
Hoạt động phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ ngân hàng có sự tham gia chặtchẽ của 5 thành phần cơ bản là: Tổ chức thẻ quốc tế, ngân hàng phát hành thẻ, ngânhàng thanh toán thẻ, chủ thẻ và các đơn vị chấp nhận thẻ Từng chủ thể đóng vai tròquan trọng khác nhau trong việc phát huy tối đa vai trò làm phương tiện thanh toánhiện đại của thẻ ngân hàng
- TCTQT: TCTQT là đơn vị đầu não, quản lý mọi hoạt động phát hành vàthanh toán thẻ Đây là hiệp hội các tổ chức tài chính, tín dụng lớn, có mạng lưới hoạt
động rộng khắp và đạt được sự nổi tiếng với thương hiệu và các loại sản phẩm đa
dạng Ví dụ tổ chức thẻ Visa, tổ chức thẻ Mastercard, tổ chức thẻ American Express,công ty thẻ JCB, công ty Dinners Club, công ty Mondex… TCTQT đưa ra những quy
định cơ bản về việc phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ, đóng vai trò trung gian giữaTrường Đại học Kinh tế Đại học Huế
Trang 29Khóa lu ận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đăng Hào
tổ chức và các công ty thành viên trong việc điều chỉnh và cân đối các lượng tiền thanhtoán giữa các công ty thành viên
- Ngân hàng phát hành: Thẻ ngân hàng ra đời trực tiếp từ mối quan hệ gắn bógiữa người mua hàng, các đơn vị cung ứng hàng hóa, dịch vụ và các tổ chức tài chính
– tín dụng Khi ngân hàng và các tổ chức tài chính – tín dụng trở thành thành viên
chính thức hoặc đại lý cho các tổ chức và công ty thẻ thì toàn bộ hệ thống phát hành vàthanh toán thẻ trở nên đồng bộ Ngân hàng phát hành quy định các điều khoản, điềukiện sử dụng thẻ cho chủ thẻ tuân thủ
- Chủ thẻ: chủ thẻ là những cá nhân hoặc người được ủy quyền được ngân hàngphát hành thẻ, có tên in nổi trên thẻ và sử dụng thẻ theo những điều khoản, điều kiện
do ngân hàng phát hành quy định Chủ thẻ sử dụng thẻ để thanh toán hàng hóa, dịch
vụ tại các nơi cung ứng hàng hóa chấp nhận thẻ, ứng tiền mặt tại các điểm ứng tiềnmặt thuộc hệ thống ngân hàng hoặc sử dụng thẻ để thực hiện các giao dịch máy rúttiền tự động ATM
- Ngân hàng thanh toán: là ngân hàng chấp nhận các loại thẻ như một phươngtiện thanh toán thông qua việc ký kết hợp đồng chấp nhận thẻ với các điểm cung ứnghàng hóa, dịch vụ trên địa bàn Các NHTT thu từ các đơn vị cung ứng hàng hóa, dịch
vụ có ký kết hợp đồng chấp nhận thẻ với một mức phí chiết khấu cho việc xử lý cácgiao dịch có sử dụng thẻ tại đây
- Đơn vị chấp nhận thẻ: Các đơn vị cung ứng hàng hóa, dịch vụ ký kết hợp
đồng chấp nhận thẻ như một phương tiện thanh toán được gọi là ĐVCNT Các
ngành kinh doanh của ĐVCNT trải rộng từ những cửa hiệu bán lẻ, những nhà hàng
ăn uống, khách sạn, sân bay… Để trở thành ĐVCNT thì đơn vị này phải có tình
hình tài chính tốt và có năng lực kinh doanh Chấp nhận thẻ giúp các đơn vị này thuhút một lượng KH lớn, nâng cao số lượng các giao dịch thực hiện, góp phần tăngcao hiệu quả kinh doanh
1.1.1.4 Tổng quan về thẻ tín dụng quốc tế
Khái niệm
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
Trang 30Khóa lu ận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đăng Hào
TCTQT Thẻ TDQT cho phép khách hàng sử dụng nguồn tiền do NH ứng trước đểthanh toán hàng hóa, dịch vụ hoặc ứng tiền mặt và sau đó khách hàng có trách nhiệmhoàn trả lại cho NH
Điều kiện sử dụng thẻ
Đối với chủ thẻ chính
- Khách hàng cá nhân là người Việt Nam hay nước ngoài có năng lực hành vidân sự đầy đủ và chịu trách nhiệm dân sự theo đúng các quy định của pháp luật Riêngvới cá nhân người nước ngoài phải có thời hạn cư trú/ làm việc còn lại ở Việt Nam ítnhất bằng thời hạn hiệu lực thẻ cộng thêm 45 ngày
- Khách hàng có tài khoản tiền gửi thanh toán mở tại Ngân hàng
- Khách hàng có thu nhập ổn định, hợp pháp và có bảo đảm tiền vay
- Khách hàng đồng ý chấp hành quy định về phát hành, quản lý, sử dụng vàthanh toán thẻ Quốc tế của ngân hàng
- Khách hàng là chủ thẻ chính có quyền phát hành tối đa hai (02) thẻ phụ
- Khách hàng là chủ thẻ phụ được chủ thẻ chính cam kết thực hiện toàn bộ cácnghĩa vụ phát sinh liên quan đến việc sử dụng thẻ
Lợi ích khi sử dụng thẻ tín dụng quốc tế
Đối với chủ thẻ
- Phương tiện thanh toán an toàn và tiện dụng: Công nghệ sản xuất thẻ ở trình độcao cộng với các biện pháp chống giả mạo như mã hóa thông số từ tính hoặc kỹ thuật
vi mạch điện tử khiến nhìn chung thẻ rất khó bị làm giả Số tiền khách hàng được đảm
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
Trang 31Khóa lu ận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đăng Hào
bảo bằng chữ ký hoặc mã bảo mật riêng chỉ có chủ thẻ biết Vì vậy, việc thẻ rơi hoặcmất cắp chưa chắc đã gặp rủi ro mất tiền trong khi mất tiền đồng nghĩa với việc không
đòi lại được Xét về tính tiện dụng, khách hàng chỉ cần mang một tấm thẻ gọn nhẹ đểthanh toán, tránh được rủi ro khi cầm theo tiền mặt Thẻ tín dụng ngày càng được chấp
nhận rộng rãi tại các điểm mua sắm trên thế giới Sử dụng thẻ tín dụng cũng khiến quátrình thanh toán nhanh hơn Thanh toán hàng hóa dịch vụ qua kênh Internet, điệnthoại, thư tín; KH có thể đổi mã PIN tại ATM hay tại quầy giao dịch
- Luôn sẵn sàng để sử dụng: Khi người dùng cần một khoản tiền gấp có thểdùng thẻ tín dụng và có thể trả dần không cần phải làm hồ sơ vay phức tạp như hìnhthức vay thông thường Khách hàng có thể thanh toán hàng hóa dịch vụ, rút tiền mặttại tất cả ATM/POS trong nước và quốc tế có biểu tượng tổ chức phát hành thẻ
- Hình thức bảo đảm phát hành thẻ: Tín chấp (không có tài sản bảo đảm) hoặccầm cố sổ tiết kiệm mở tại Ngân hàng phát hành
- Dễ dàng, thuận tiện để theo dõi và quản lý việc chi tiêu thông qua: Sao kê
được gửi bằng nhiều hình thức như: Email, mobile, chuyển phát bảo đảm; tin nhắn gửi
miễn phí đến mobile thông báo giao dịch; thông tin cảnh báo miễn phí khi thẻ có dấuhiệu bị gian lận, giả mạo
- Chủ thẻ có thể thực hiện các giao dịch đặt trước phòng khách sạn, đạt vé máybay, tour du lịch, v.v… trên Internet
- Phương thức trả nợ đa dạng: Tự động trích từ tài khoản của khách hàng tại
NH, trả trực tiếp tại các điểm giao dịch; chuyển khoản qua ATM hoặc chuyển khoảnqua Internet
- Thanh toán hóa đơn: Hóa đơn cho những khoản chi phí hàng tháng như tiền
điện, tiền nước được thanh toán qua thẻ tín dụng
- Ưu đãi: Chủ thẻ nhận được nhiều ưu đãi, giảm giá khi dùng thẻ thanh toán tại
các đối tác liên kết trong chương trình liên kết với tổ chức phát hành thẻ và ngân hàng;
Không phải trả lãi tối đa tới 55 ngày cho các giao dịch mua sắm hàng hóa dịch vụ khichủ thẻ luôn trả đủ dư nợ hàng kỳ và đúng hạn
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
Trang 32Khóa lu ận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đăng Hào
- Chủ thẻ được miễn phí bảo hiểm tai nạn chủ thẻ trên phạm vi toàn cầu với sốtiền bảo hiểm lớn tùy theo loại thẻ tín dụng của từng ngân hàng
- Khả năng chuyển đổi ngoại tệ: Khi đi công tác hay du lịch ra nước ngoài việc
sử dụng thẻ TDQT giúp chủ thẻ dễ dàng thanh toán nhờ khả năng quy đổi ngoại tệ củathẻ tín dụng
- Được trợ giúp mọi lúc mọi nơi với dịch vụ Khách hàng 24/7
- Thu hút lượng khách hàng sử dụng thẻ của NH có liên kết
- Hưởng lợi từ chính sách khách hàng của NH Được cung cấp máy móc thiết bịcần thiết phục vụ cho thanh toán thẻ
- Thẻ TDQT được coi là phương tiện thanh toán quốc tế Trở thành biện phápxuất khẩu tại chỗ giúp mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ của mình ra thị
trường nước ngoài Nhất là khi việc mua hàng hóa qua Internet và kinh doanh thương
mại điện tử đang ngày một phát triển hơn
Đối với với ngân hàng thương mại và nền kinh tế
- Góp phần thu hút khách hàng
- Góp phần tạo lợi nhuận cho ngân hàng nhờ lãi cho vay, chiết khấu thươngmại, lệ phí thường niên, phí phát hành thẻ, phí rút tiền mặt, phí đại lý thanh toán, cáckhoản thu phụ khác
- Mở rộng thị trường và khách hàng mà không cần mở thêm chi nhánh, do đótiết kiệm được các chi phí về mở rộng mạng lưới cho ngân hàng
- Góp phần cải thiện công tác thanh toán
- Đa dạng hóa hoạt động kinh doanh góp phần phân tán rủi ro
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
Trang 33Khóa lu ận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đăng Hào
- Góp phần giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông từ đó giảm chi phí xã hội
- Tăng nhanh khối lượng chu chuyển, thanh toán trong nền kinh tế
- Góp phần thực hiện các biện pháp kích cầu của nhà nước
- Cải thiện môi trường văn minh thương mại, thu hút khách du lịch và đầu tư
nước ngoài
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ thẻ tín dụng quốc tế
- Thói quen tiêu dùng của người dânThói quen tiêu dùng của người dân sẽ tạo ra môi trường thanh toán thẻ tín dụng.Chỉ khi việc thanh toán được thực hiện chủ yếu qua hệ thống ngân hàng thì thẻ tíndụng mới phát huy hiệu quả sử dụng của nó
- Trình độ dân tríTrình độ dân trí thể hiện qua nhận thức của người dân về thẻ, một phương tiện
thanh toán đa tiện ích, từ đó có tiếp cận và có thói quen sử dụng thẻ Trình độ dân trícao đồng nghĩa với nền kinh tế phát triển về mọi mặt, tiếp cận với nền văn minh thế
giới, ứng dụng với những thành tựu khoa học kỹ thuật phục vụ con người
- Thu nhập của người dùng thẻThu nhập cao đồng nghĩa với mức sống cao Lúc này nhu cầu du lịch, giải trícủa con người cũng được cao hơn, thẻ tín dụng quốc tế là phương tiện hữu hiệu đáp
ứng nhu cầu của họ
- Trình độ ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật công nghệ của ngân hàngThanh toán thẻ gắn liền với các máy móc thiết bị hiện đại Nếu hệ thống máymóc này trục trặc sẽ gây ách tắc cho toàn hệ thống Vì vậy cần đảm bảo công nghệthanh toán hiện đại theo kịp yêu cầu thế giới Đồng thời, phải vận hành, bảo dưỡng,duy trì hệ thống hiệu quả để giảm giá thành dịch vụ, thu hút thêm người sử dụng
- Môi trường pháp lý
Được xem là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của thẻ tín dụng
quốc tế Một môi trường hoàn thiện, chặt chẽ, đầy đủ hiệu lực mới có thể đảm bảo choquyền lợi của tất cả các bên tham gia phát hành, thanh toán và sử dụng thẻ
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
Trang 34Khóa lu ận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đăng Hào
1.1.2 Các mô hình nghiên c ứu liên quan
1.1.2.1 Thuyết hành động hợp lý (TRA- Theory of Reasoned Action)
Thuyết hành động hợp lý (TRA) được xây dựng từ năm 1967 và được hiệuchỉnh mở rộng theo thời gian từ đầu những năm 70 bởi Ajzen và Fishbein (1980)
Mô hình TRA cho thấy xu hướng tiêu dùng là yếu tố dự đoán tốt nhất về hành
vi tiêu dùng Trong mô hình TRA, thái độ được đo lường bằng nhận thức về các thuộctính của sản phẩm Người tiêu dùng sẽ chú ý đến những thuộc tính mang lại các ích lợicần thiết và có mức độ quan trọng khác nhau Nếu biết trọng số của các thuộc tính đóthì có thể dự đoán kết quả lựa chọn của người tiêu dùng Để quan tâm hơn về các yếu
tố góp phần đến xu hướng mua thì xem xét hai yếu tố là thái độ và chuẩn chủ quan củakhách hàng xây dựng thể hiện sự bao hàm và sự sắp đặt phối hợp các thành phần của
thái độ trong một cấu trúc mà được thiết kế để dự đoán và giải thích tốt hơn cho hành
vi người tiêu dùng trong xã hội dựa trên 2 khái niệm cơ bản là: Thái độ của người tiêudùng đối với việc thực hiện hành vi và các chuẩn mực chủ quan của người tiêu dùng.Trong đó, chuẩn mực chủ quan có thể được đánh giá thông qua 2 yếu tố cơ bản:
Mức độ ảnh hưởng từ thái độ của những người có liên quan đối với việc mua sảnphẩm, thương hiệu của người tiêu dùng và động cơ của người tiêu dùng làm theomong muốn của những người liên quan Thái độ của những người liên quan càngmạnh và mối quan hệ với những người liên quan ấy càng gần gũi thì xu hướng muacủa người tiêu dùng càng bị ảnh hưởng nhiều
Ưu điểm: Mô hình TRA giống như mô hình thái độ ba thành phần nhưng mô
hình này phối hợp 3 thành phần: nhận thức, cảm xúc và thành phần xu hướng được sắpxếp theo thứ tự khác với mô hình thái độ ba thành phần Phương cách đo lường thái độtrong mô hình TRA cũng giống như mô hình thái độ đa thuộc tính Tuy nhiên mô hìnhTRA giải thích chi tiết hơn mô hình đa thuộc tính vì thêm thành phần chuẩn chủ quan
Nhược điểm: Thuyết hành động hợp lý TRA bị giới hạn khi dự đoán việc thực
hiện các hành vi của người tiêu dùng mà họ không thể kiểm soát được bởi vì mô hìnhnày bỏ qua tầm quan trọng của yếu tố xã hội mà trong thực tế có thể là một yếu tốquyết định đối với hành vi cá nhân (Grandon & Peter P Mykytyn 2004; Werner 2004)
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
Trang 35Khóa lu ận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đăng Hào
Hình 1.3 Thuyết hành động hợp lý (TRA)
(Nguồn: Davis, Bagozzi và Warshaw, 1989, trích trong Chutter M.Y, 2009, tr 3) 1.1.2.2 Thuyết hành vi dự định (Thoery of Planned Behaviour – TPB)
Thuyết hành vi dự định (Ajzen, 1991) là sự phát triển và cải tiến của Thuyết
hành động hợp lý Giả định rằng một hành vi có thể được dự báo hoặc giải thích bởicác xu hướng hành vi để thực hiện hành vi đó Các xu hướng hành vi được giả sử bao
gồm các nhân tố động cơ ảnh hưởng đến hành vi, và được định nghĩa như là mức độ
nỗ lực mà mọi người cố gắng để thực hiện hành vi đó (Ajzen, 1991) Hai yếu tố chính
ảnh hưởng đến ý định là thái độ hướng tới hành vi (Attitude toward Using) và tiêu
chuẩn chủ quan (Subjective Norms) Trong đó, thái độ hướng tới hành vi được đo
lường bằng niềm tin và sự đánh giá đối với kết quả của hành vi đó Ajzen (1991), định
nghĩa tiêu chuẩn chủ quan là nhận thức của những người ảnh hưởng sẽ nghĩ rằng cá
nhân đó nên thực hiện hay không thực hiện hành vi [5, tr 188] Ý định hành vi(Behavioral Intention) được xem là bao gồm các yếu tố động cơ có ảnh hưởng đếnTrường Đại học Kinh tế Đại học Huế
Trang 36Khóa lu ận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đăng Hào
hành vi của mỗi cá nhân; các yếu tố này cho thấy mức độ sẵn sàng hoặc nỗ lực mà mỗicác nhân sẽ bỏ ra để thực hiện hành vi [5, tr 181]
Theo Ajzen (1991), sự ra đời của thuyết hành vi dự định (Theory of PlannedBehavior - TPB) xuất phát từ giới hạn của hành vi mà con người có ít sự kiểm soát.Nhân tố thứ ba mà Ajzen cho là ảnh hưởng đến ý định hành vi của con người là: Nhậnthức kiểm soát hành vi (Perceived Behavioral Control) Nhận thức kiểm soát hành viphản ánh việc dễ dàng hay khó khăn khi thực hiện hành vi và việc thực hiện hành vi đó
có bị kiểm soát hay hạn chế hay không [5, tr 183]
Ưu điểm: Mô hình TPB được xem như tối ưu hơn mô hình TRA trong việc dựđoán và giải thích hành vi của người tiêu dùng trong cùng một nội dung và hoàn cảnh
nghiên cứu Bởi vì mô hình TPB khắc phục được nhược điểm của mô hình TRA bằngcách bổ sung thêm yếu tố kiểm soát hành vi cảm nhận
Nhược điểm: Mô hình TPB có một số hạn chế trong việc dự đoán hành vi
(Werner, 2004) Hạn chế đầu tiên là yếu tố quyết định ý định bao gồm giới hạn thái độ,chuẩn chủ quan, kiểm soát hành vi cảm nhận (Ajzen 1991) là không đầy đủ, có thể cócác yếu tố khác ảnh hưởng đến hành vi Hạn chế thứ hai là có thể có một khoảng cách
đáng kể thời gian giữa các đánh giá về ý định hành vi và hành vi thực tế được đánh giá
(Werner 2004) Trong khoảng thời gian, các ý định của một cá nhân có thể thay đổi.Hạn chế thứ ba là TPB là mô hình tiên đoán rằng dự đoán hành động của một cá nhândựa trên các tiêu chí nhất định Tuy nhiên, cá nhân không luôn luôn hành xử như dự
đoán bởi những tiêu chí (Werner 2004)
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
Trang 37Khóa lu ận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đăng Hào
Hình 1.4 Thuyết hành vi dự định (TPB)
(Nguồn: Ajzen, The Theory of Planned Behaviour, 1991, tr 182) 1.1.2.3 Mô hình chấp nhận công nghệ TAM (Davis & cộng sự 1989)
Hình 1.5 Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM)
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
Trang 38Khóa lu ận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đăng Hào
Mô hình TAM chuyên sử dụng để giải thích và dự đoán về sự chấp nhận sửdụng một công nghệ TAM cung cấp một cơ sở cho việc khảo sát tác động của nhân tố
bên ngoài đối với niềm tin bên trong, thái độ và dự định (Davis & cộng sự ) giải thích
hành vi của người sử dụng qua nghiên cứu mẫu của nhiều người sử dụng công nghệ Biến bên ngoài là những nhân tố ảnh hưởng đến niềm tin (sự hữu ích cảm nhận
và sự dễ sử dụng cảm nhận) của một người về việc chấp nhận sản phẩm hay dịch vụ(Davis & Vankatest, 2000) Theo Ajzen & Fishbein, 1975 những tác động bên ngoài
ảnh hưởng đến thái độ của một người đối với hành động một cách gián tiếp thông qua
niềm tin của người đó
Hai yếu tố cơ bản của mô hình là sự hữu ích cảm nhận và dễ sử dụng cảm nhận
Sự hữu ích cảm nhận là mức độ để một người tin rằng sử dụng hệ thống đặc thù sẽnâng cao sự thực hiện công việc của họ (Davis & cộng sự, 1989), sự dễ sử dụng cảmnhận là mức độ mà một người tin rằng sử dụng hệ thống đặc thù mà không cần sự nỗlực (Davis & cộng sự, 1989) Nếu khách hàng tiềm năng tin rằng một ứng dụng là cóích, họ có thể đồng thời tin rằng hệ thống không khó sử dụng và lợi ích từ việc sử dụng
hơn cả mong đợi
Người dùng thường chấp nhận một ứng dụng nếu họ cảm nhận được sự thuận
tiện khi sử dụng nó hơn sản phẩm khác Sự dễ sử dụng cảm nhận có ảnh hưởng mạnh
đến thái độ trực tiếp cũng như gián tiếp thông qua tác động của nó tới cảm nhận hữu
ích (Davis & cộng sự, 1989)
Thái độ hướng đến việc sử dụng là cảm giác tích cực hay tiêu cực về việc thực
hiện hành vi mục tiêu (Ajzen & Fishbein, 1975)
Ý định sử dụng chịu ảnh hưởng của thái độ cá nhân, từ đó cá nhân sẽ sử dụng hệ
thống nếu họ có dự định sử dụng
1.1.2.4 Các mô hình nghiên cứu liên quan
Nghiên cứu của Hanudin Amin sử dụng mô hình TRA mở rộng nhằm giải thích “Ý định sử dụng thẻ tín dụng Hồi Giáo” (2012) của khách hàng ở ngân hàng Malaysia.
Nghiên cứu này đề xuất một mô hình TRA mở rộng bao gồm các yếu tố thái độ,tiêu chuẩn chủ quan và nhận thức về chi phí tài chính đối với thẻ tín dụng Hồigiáo Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nhận thức chi phí tài chính là tiền đề quan trọng
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
Trang 39Khóa lu ận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đăng Hào
Hình 1.6 Mô hình nghiên cứu của Hanudin Amin
(Nguồn: Amin Hanudin, 2012)
Kết quả trong nghiên cứu này cho thấy sự phù hợp của các yếu tố cơ bản của môhình TRA trong bối cảnh nghiên cứu ý định sử dụng thẻ tín dụng Hồi giáo Nó cũngxác nhận rằng thái độ và định mức chủ quan có ảnh hưởng mạnh mẽ trong ý định hành
vi để sử dụng thẻ tín dụng Hồi giáo Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy càng nhận
thức chi phí tài chính, khả năng thẻ tín dụng Hồi giáo được chọn sẽ thấp hơn Kết quả
này tương đồng với những phát hiện của Luarn và Lin (2005), theo đó chi phí tài chínhtác động đến động cơ sử dụng cho thẻ tín dụng Hồi giáo
Nghiên cứu của Maya Sari về “Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng
thẻ tín dụng của cộng đồng các trường đại học Pendidikan ở Indonesia” (2011).
Nghiên cứu này nhằm mục đích đạt được những hiểu biết và kiểm tra các yếu tố
ảnh hưởng đến hành vi sử dụng thẻ tín dụng trong cộng đồng các trường đại học
Pendidikan ở Indonesia qua lý thuyết hành vi kế hoạch TPB Sử dụng đường dẫn đểphân tích giải thích các ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của thái độ, định mức chủquan và kiểm soát hành vi với hành sử dụng thẻ tín dụng
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế
Trang 40Khóa lu ận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Đăng Hào
Hình 1.7 Mô hình nghiên cứu của Maya Sari
(Nguồn: Maya Sari, Rofi Rofaida, 2011)
Kết quả cho thấy tất cả người được hỏi đa phần trả lời có mối quan hệ giữa thái
độ hành vi, tiêu chuẩn chủ quan, và kiểm soát hành vi hướng tới mục đích sử dụng thẻ
tín dụng Kết quả nghiên cứu cho thấy thái độ hành vi có ảnh hưởng lớn nhất về dự
định sử dụng thẻ tín dụng Thái độ hành vi, quy chuẩn chủ quan, và nhận thức kiểm
soát về hành vi nợ ảnh hưởng cùng một lúc hay một phần lên ý định sử dụng thẻ tíndụng của khách hàng Kết quả từng phần cũng cho thấy, nhận thức kiểm soát hành vi
có ảnh hưởng lớn đến khả năng trả nợ thẻ tín dụng của khách hàng nên cũng có ảnh
hưởng lớn đến ý định sử dụng thẻ tín dụng sau yếu tố thái độ đối với hành vi, vì khi
khách hàng quyết định sử dụng thẻ TDQT, họ rất quan tâm đến việc trả nợ thẻ, tránhkhả năng nợ quá hạn khi sử dụng thẻ
Nghiên cứu về “Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng thẻ tín dụng ở Thổ Nhĩ Kỳ” của Halil Tunalı sử dụng mô hình Tobit.
Nghiên cứu sử dụng mô hình Tobit để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc
sử dụng thẻ tín dụng tại Thổ Nhĩ Kỳ Kết quả cho thấy rằng việc sử dụng thẻ tín dụngcủa các hộ gia đình ở Thổ Nhĩ Kỳ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố trong đó có yếu tốkinh tế và các yếu tố xã hội Bên cạnh đó, hành vi sử dụng cũng chịu ảnh hưởng do
Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế