1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ôn tập hk1 hóa 10

8 1,3K 56
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 211 KB

Nội dung

Biên soạn: PHẠM TRƯỜNG THUẬN THPT PHẠM PHÚ THỨ TRANG 1/8 TRƯỜNG THPT VŨNG TÀU ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I MÔN : HÓA HỌC 10 Câu 1. Nguyên tử của một nguyên tố R có lớp ngoài cùng là lớp M, trên lớp M chứa 5e. Xác định cấu tạo nguyên tử của nguyên tố R. Câu 2. Một nguyên tử có số khối là 80, số hiệu nguyên tử là 35. Xác định số electron, proton và nơtron của nguyên tử đó. Câu 3. Nguyên tử của một nguyên tố A có tổng số hạt là 58. Biết số nơtron nhiều hơn số proton là 1hạt. Xác định nguyên tử khối của nguyên tố đó. Câu 4. Nguyên tử 27 X có cấu hình electron: 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 1 . Xác định số proton, nơtron của nguyên tử nguyên tố X và vị trí của nguyên tố X trong bảng HTTH. Câu 5. Nguyên tử của nguyên tố B được cấu tạo bởi 36 hạt, hạt mang điện gấp đôi số hạt không mang điện. Xác định vị trí của nguyên tố B trong bảng HTTH. Câu 6. Nguyên tử X có tổng các loại hạt là 82, biết số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. Xác định số khối của X. Câu 7. Nguyên tử X có cấu hình electron đang điền ở phân lớp 3d 7 . Xác định vi trí của nguyên tố X trong bảng HTTH. Câu 8. Oxi tự nhiên là hỗn hợp các đồng vị: 99,757% 16 O; 0,039% 17 O; 0,204% 18 O. Xác định nguyên tử khối trung bình của Oxi. Câu 9. Trong tự nhiên, brôm có 2 đồng vị bền: 79 Br và 81 Br. Nguyên tử khối trung bình của brôm là 79,91. Xác định % phần trăm số nguyên tử của mỗi đồng vị trên. Câu 10. a. Sắp xếp các hiđroxit sau: NaOH, KOH, Mg(OH) 2 , Al(OH) 3 theo chiều tăng dần của tính bazơ. b. Sắp xếp các hiđroxit sau: H 2 SO 4 , H 3 PO 4 , H 2 SiO 3 , HClO 4 theo chiều giảm dần của tính axit. Câu 11. Một nguyên tố A thuộc chu kì 3, nhóm IIA trong bảng tuần hoàn. Xác định cấu tạo nguyên tử của nguyên tố đó. Câu 12. Một nguyên tố B có cấu hình electron nguyên tử là 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 3 . Xác định vị trí của nguyên tố đó trong bảng tuần hoàn. Câu 13. Oxit cao nhất của một nguyên tố là RO 2 .Trong hợp chất của nó với hiđro có 12,5% H về khối lượng. Xác định nguyên tử khối của nguyên tố đó. ( Cho H = 1, O = 16). Câu 14. Hợp chất khí với hiđro của một nguyên tố là RH 3 . Oxit cao nhất của nó chứa 53,3 % oxi về khối lượng. Xác định nguyên tử khối của nguyên tố đó. ( Cho H = 1, O = 16). Câu 15. Nguyên tố R có tổng số hạt trong nguyên tử là 36 hạt. Trong đó số proton bằng số nơtron. a. Xác định vị trí của nguyên tố R trong bảng tuần hoàn. b. R là kim loại hay phi kim? Suy ra công thức của oxit cao nhất và công thức hợp chất khí với hiđro của nguyên tố R? Oxit cao nhất và hiđroxit tương ứng có tính axit hay bazơ? Câu 16. Nguyên tử của một nguyên tố R có tổng số electron ở các phân lớp p là 10. a. Xác định vị trí của nguyên tố R trong bảng tuần hoàn. b. R là kim loại hay phi kim? Suy ra công thức của oxit cao nhất và công thức hợp chất khí với hiđro của nguyên tố R? Oxit cao nhất và hiđroxit tương ứng có tính axit hay bazơ? Câu 17. Cho 13,8g một kim loại M nhóm IA tan hoàn toàn trong nước, được 500ml dung dịch A và 6,72 lit khí H 2 (đktc). a. Viết PTPƯ dạng tổng quát. b. Xác định tên kim loại đã dùng. c. Tính nồng độ mol của dung dịch A. Câu 18. Khi cho m (g) kim loại Canxi tác dụng hoàn toàn với 17,92 lit khí X 2 (đktc) thì thu được 88,8g muối halogenua. a. Viết PTPƯ dạng tổng quát. b. Xác định công thức chất khí X 2 đã dùng. c. Tính giá trị m. Biên soạn: PHẠM TRƯỜNG THUẬN THPT PHẠM PHÚ THỨ TRANG 2/8 Câu 19. Để hoà tan hoàn toàn 8,1g một kim loại thuộc nhóm IIIA cần dùng 450 ml dung dịch HCl 2,0M, thu được dung dịch A và V lit khí H 2 (đktc). a. Xác định nguyên tử khối của kim loại trên, cho biết tên của kim loại đó. b. Tính giá trị V. c. Tính nồng độ mol của dung dịch A, xem như thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể. Câu 20. Hoà tan 3,25g một kim loại thuộc nhóm IIA bằng dung dịch H 2 SO 4 0,5M thu được 1,12 lit khí H 2 ở đktc. a. Xác định nguyên tử khối của kim loại trên, cho biết tên của kim loại đó. b. Tính thể tích dung dịch H 2 SO 4 cần dùng. c. Tính khối lượng muối sunfat tạo thành sau phản ứng. BỔ SUNG PHẦN NÂNG CAO I. BÀI TẬP 1. Một nguyên tố X ở nhóm VIA, chu kì 3. a. Hãy viết cấu hình electron của nguyên tử X. b. Hãy cho biết số thứ tự của nguyên tố X trong Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. 2. Nguyên tố X (thuộc nhóm A), có cấu hình electron ngoài cùng của nguyên tử là 3s 2 3p 6 . a. Hãy viết cấu hình electron (đầy đủ) của nguyên tử X. b. Hãy cho biết số thứ tự của nguyên tố X trong Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. 3. Cho nguyên tố X (Z = 15), Y (Z = 16), Z (Z = 20). a. Định vị trí của các nguyên tố này trong Bảng tuần hoàn. b. Viết công thức hợp chất khí của X, Y với hidro; oxit cao nhất và hidroxit tương ứng của X, Y, Z. c. Các oxit cao nhất và hidroxit tương ứng trên có tính axit hay bazơ? 4. Sắp xếp các nguyên tố Ca, C, F, O, Be: a. Theo chiều tăng dần độ âm điện của nguyên tử. b. Theo chiều giảm dần bán kính của nguyên tử. Cho biết Ca (Z=20), C (Z=6), F (Z=9), O (Z=8), Be (Z=4). 5. a. So sánh tính kim loại của Na (Z = 11) với Al (Z = 13) và K (Z = 19). b. So sánh tính phi kim của Si (Z = 14) với C (Z = 6) và Ge (Z = 32). 6. Cho các nguyên tố Na (Z = 11), Mg (Z = 12), Al (Z = 13). Viết các oxit cao nhất và hidroxit tương ứng, sắp xếp chúng theo chiều tính bazơ tăng dần. 7. Hãy viết công thức electron và công thức cấu tạo của các phân tử sau: Br 2 , CH 4 , H 2 O, NH 3 , C 2 H 6 . 8. Hãy viết công thức cấu tạo của các hợp chất sau và cho biết cộng hóa trị và số oxi hóa của Cacbon trong các hợp chất đó: CH 4 , CO 2 , C 2 H 6 , C 2 H 4 , C 2 H 2 , HCHO, HCOOH. 9. Trong số các hợp chất sau đây: Cl 2 , CaO, CsF, H 2 O, HCl, chất nào có liên kết ion, chất nào có liên kết cộng hóa trị? 10. Hợp chất khí của Hidro với nguyên tố X có dạng XH 3 . Oxit cao nhất của nó chứa 56,33% oxi về khối lượng. a. Tìm tên X. b. Cho 3,1 gam X tác dụng với oxi dư thu được hợp chất Y. Hòa tan Y vào nước thu được 500 ml dd axit. Tính C M của dd axit này. 11. Oxit cao nhất của nguyên tố R có dạng R 2 O 7 . Hợp chất khí của nó với Hidro chứa 2,74% hidro về khối lượng. a. Tìm tên R. b. Nếu cho 0,25 mol đơn chất của R tác dụng với hidro (vừa đủ) thu được hợp chất khí. Hòa tan khí này vào nước thu được 200 g dung dịch axit. Tính C% của dung dịch axit này. 12. Nguyên tố R có công thức oxit cao nhất là RO 3 , trong hợp chất với hidro chứa 5,88% H về khối lượng. Xác định R , viết công thức oxit cao nhất của R. a. So sánh tính chất của nguyên tố này với các nguyên tố xung quanh nó trong bảng tuần hoàn. b. Từ cấu hình electron, hãy cho biết tính chất của nguyên tố này là gì (tính KL, tính PK) 13. X là nguyên tố thuộc nhóm halogen. Oxit cao nhất chứa 38,79% X vế khối lượng. Tìm tên X. A là kim loại thuộc nhóm IIA. Lấy 4,8 g A tác dụng với dd HX thu được 0,4 g khí. Tìm tên A. Biên soạn: PHẠM TRƯỜNG THUẬN THPT PHẠM PHÚ THỨ TRANG 3/8 14. Cho đơn chất X tác dụng vừa đủ với 1,2 g A thu được một muối. Tính khối lượng muối tạo thành. 15. Cho 2,24g sắt tác dụng với dung dịch HCl dư. Khí sinh ra cho qua ống đựng 4,2g CuO được đun nóng. Xác định khối lượng của chất rắn ở trong ống sau phản ứng. 16. Nhúng thanh kẽm có khối lượng 30,0g vào 100 ml dung dịch AgNO 3 0,1M. Phản ứng kết thúc, lấy thanh kẽm ra rửa nhẹ, sấy khô cân nặng m (g). Tính khối lượng kẽm đã tan vào dung dịch và giá trị m? 17. Cho 2,6g bột kẽm vào 100 ml dung dịch CuCl 2 0,75M. Lắc kĩ cho đến khi phản ứng kết thúc. Xác định số mol của các chất trong dung dịch thu được. 18. Khi cho 3,33g một kim loại kiềm tác dụng với nước thì có 0,48g khí hidro thoát ra. Cho biết tên kim loại kiềm đó. 19. Cho 4,8g một kim loại A thuộc nhóm IIA vào 200g dung dịch HCl 20% thì thu được 4,48 lít khí (đktc). a. Xác định tên kim loại A. b. Tính nồng độ % các chất trong dung dịch thu được sau phản ứng. 20. Cho 6,2g hỗn hợp 2 kim loại A, B thuộc nhóm IA tác dụng hoàn toàn với H 2 O thu được 2,24 lít (đktc). Xác định A, B. Biết A, B thuộc 2 chu kì liên tiếp. II. CÂN BẰNG CÁC PHẢN ỨNG OXI HOÁ - KHỬ 1. NH 3 + O 2 → NO + H 2 O 2. CuO + NH 3 → Cu + N 2 + H 2 O 3. S + HNO 3 → H 2 SO 4 + NO 4. I 2 + HNO 3 → HIO 3 + NO + H 2 O 5. H 2 SO 4 + H 2 S → S + H 2 O 6. H 2 SO 4 + HI → I 2 + H 2 O 7. P + KClO 3 → P 2 O 5 + KCl 8. Ag + HNO 3 → AgNO 3 + NO + H 2 O 9. Cu + HNO 3 → Cu(NO 3 ) 2 + NO + H 2 O 10. Cu + HNO 3 → Cu(NO 3 ) 2 + NO 2 + H 2 O 11. Mg + HNO 3 → Mg(NO 3 ) 2 + N 2 O + H 2 O 12. Mg + HNO 3 → Mg(NO 3 ) 2 + NH 4 NO 3 + H 2 O 13. Al + HNO 3 → Al(NO 3 ) 3 + NH 4 NO 3 + H 2 O 14. Al + HNO 3 → Al(NO 3 ) 3 + N 2 O + H 2 O 15. Fe + HNO 3 → Fe(NO 3 ) 3 + NO + H 2 O 16. FeO + HNO 3 → Fe(NO 3 ) 3 + NO + H 2 O 17. Fe 3 O 4 + HNO 3 → Fe(NO 3 ) 3 + NO + H 2 O 18. Cl 2 + KOH đ o t  → KCl + KClO 3 + H 2 O 19. NO 2 + NaOH → NaNO 2 + NaNO 3 + H 2 O 20. KClO 3 o t  → KCl + KClO 21. KClO 3 o t  → KCl + O 2 22. NH 4 NO 3 o t  → N 2 + O 2 + H 2 O 23. Cu(NO 3 ) 2 o t  → Cu + NO 2 + O 2 24. FeS 2 + HNO 3 → Fe(NO 3 ) 3 + NO + H 2 SO 4 + H 2 O 25. FeS + HNO 3 → Fe(NO 3 ) 3 + Fe 2 (SO 4 ) 3 + NO + H 2 O TRƯỜNG THPT VŨNG TÀU KIỂM TRA HỌC KÌ I ––Năm học 2008-2009 MÔN HOÁ HỌC 10 (40 câu trắc nghiệm) Thời gian làm bài:60 phút; Biên soạn: PHẠM TRƯỜNG THUẬN THPT PHẠM PHÚ THỨ TRANG 4/8 I/ PHẦN CHUNG:( dành cho tất cả mọi học sinh) Mã đề thi 132 (Học sinh không được sử dụng bảng tuần hoàn ) Câu 1: Tổng số proton trong ion XA 3 2- là 40 . Nguyên tố X và A lần lượt là : A. 15 P, 16 S B. 14 Si, 8 O C. 16 S, 8 O D. 6 C, 8 O Câu 2: Cho sơ đồ phản ứng: S → FeS → SO 2 → SO 3 → NaHSO 3 .Tổng số phản ứng oxi hoá khử là A. 2 B. 1 C. 4 D. 3 Câu 3: Cho phương trình 2KMnO 4 + 16HCl-- > 2MnCl 2 + 5Cl 2 + 2KCl +8 H 2 O. Hệ số phân tử HCl đóng vai trò chất khử và môi trường trong phương trình lần lượt là A. 4 ,10 B. 10,4 C. 6, 10 D. 10, 6 Câu 4: Anion X - và cation Y 2+ đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s 2 3p 6 . Vị trí của X và Y trong bảng tuần hoàn là: A. đều ở chu kì 3, nhóm tương ứng là VIIA và IIA. B. X ở chu kì 3, nhóm VIIA ; Y ở chu kì 4, nhóm VIA C. X ở chu kì 3, nhóm VIIA ; Y ở chu kì 4, nhóm IIA D. X ở chu kì 3, nhóm VA.; Y ở chu kì 4, nhóm IIA Câu 5: Tổng số nguyên tử có trong 36 gam NH 4 NO 3 là bao nhiêu? (biết N A =6,02.10 23 . H=1 N=14 O=16) A. 24,3.10 22 B. 2,709. 10 23 C. 24,38. 10 23 D. 27,09. 10 23 Câu 6: Hãy cho biết loại phản ứng nào sau đây luôn là phản ứng oxi hóa-khử ? A. Phản ứng phân hủy. B. Phản ứng trao đổi. C. Phản ứng thế. D. Phản ứng hóa hợp. Câu 7: Cho 1,82 g một kim loại kiềm tác dụng hết với 48,44 gam nước , sau phản ứng thu được 2,912 lít khí hiđrô (đktc) và dung dịch X . Kim loại kiềm và nồng độ phần trăm dung dịch X là (H=1, O=16,Na=23 ,Li=7 K=39) A. Li 12,48% B. Li; 44% C. Na 31,65% D. Na 44% Câu 8: Liti có 2 đồng vị là 3 6 Li và 3 7 Li . Nguyên tử khối trung bình của liti là 6,94. Phần trăm khối lượng của đồng vị 3 7 Li trong Li 2 O là (Cho O có nguyên tử khối là 16) A. 44%. B. 37 %. C. 2,4 %. D. 53,55%. Câu 9: Cho các hạt vi mô: Al 3+ , 13 Al, 11 Na, Mg 2+ , 12 Mg. Dãy nào sau đây được xếp đúng thứ tự bán kính hạt? A. Al 3+ < Mg 2+ < Al < Mg < Na. B. Na < Mg < Mg 2+ < Al 3+ < Al . C. Mg 2+ <Al 3+ < Al < Mg < Na D. Al 3+ < Mg 2+ < Al < Na < Mg Câu 10: Cấu hình electron nào sau đây là của nguyên tố d ? A. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 . B. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 5 . C. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 3d 10 4s 2 4p 5 . D. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 3d 10 4s 2 . Câu 11: Tinh thể nào là tinh thể nguyên tử ? A. than chì B. iôt C. nước đá D. muối ăn Câu 12: Công thức cấu tạo nào viết sai:(biết 1 H; 6 C; 7 N; 8 O; 17 Cl) A. H-Cl-O B. O=C=O C. H-C≡N D. N≡N. Câu 13: Nguyên tố hoá học là: A. tập hợp các nguyên tử có cùng số khối. B. tập hợp các nguyên tử có số nơtron giống nhau. C. tập hợp các nguyên tử có khối lượng giống nhau. D. tập hợp các nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân. Câu 14 : Nguyên tử của các nguyên tố 13 Al , 9 F; điện hoá trị của nhôm ,Flo trong AlF 3 lần lượt là : A. 3+, 1- B. 3, 1 C. +3, +1 D. +3, 1- Câu 15: Dãy nào sau đây các chất được xếp đúng thứ tự tính bazơ? A. NaOH > Al(OH) 3 >Mg(OH) 2 B. NaOH < Mg(OH) 2 < Al(OH) 3 . C. NaOH > Mg(OH) 2 > Al(OH) 3 . D. NaOH < Al(OH) 3 < Mg(OH) 2 Biên soạn: PHẠM TRƯỜNG THUẬN THPT PHẠM PHÚ THỨ TRANG 5/8 Câu 16: Nguyên tử nguyên tố R có tổng số các loại hạt là 180. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 32. Số nơtron của R là: A. 53. B. 75. C. 74. D. 70. Câu 17: Trong phản ứng nào HCl đóng vai trò chất oxi hoá ? A. MnO 2 + 4HCl → MnCl 2 + Cl 2 ↑ + 2H 2 O . B. Zn + 2HCl → ZnCl 2 + H 2 ↑ . C. . AgNO 3 + HCl → AgCl ↓ + HNO 3 D. Fe(OH) 3 + 3HCl → FeCl 3 + 3H 2 O Câu 18: Hai nguyên tố A, B thuộc hai chu kì kế tiếp trong một nhóm A của bảng tuần hoàn có tổng số đơn vị điện tích hạt nhân là 22 . Hai nguyên tố A, B có số proton là : A. 7, 15 B. 8, 14 C. 2, 20 D. 4,18 Câu 19: Cho nguyên tử của nguyên tố có Fe (Z=26) cấu hình electron của Fe và Fe 2+ lần lượt là A. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 3d 6 4s 2 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 3d 5 4s 1 B. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 3d 6 4s 2 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 3d 6 C. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 4s 2 3d 6 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 4s 2 3d 4 D. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 3d 6 4s 2 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 3d 4 4s 2 Câu 20: Có các đồng vị 1 1 H ; 2 1 H và 16 8 O ; 17 8 O ; 18 8 O . Số phân tử H 2 O khác loại được tạo nên từ các đồng vị trên của hiđro và oxi là: A. 18 B. 12 C. 6 D. 9 Câu 21: Cho phản ứng: HNO 3 + Fe 3 O 4 → Fe(NO 3 ) 3 + NO + H 2 O. Tổng các hệ số(nguyên dương tối giản) trong phương trình của phản ứng đó là: A. 45 B. 55 C. 48 D. 20 Câu 22: Cho các phương trình : 2HCl + Ba BaCl 2 + H 2 (1) MgO + 2HNO 3 Mg(NO 3 ) 2 + H 2 O (2) 3Cl 2 + 2Fe  2FeCl 3 (3) MnO 2 +4 HCl MnCl 2 +Cl 2 + H 2 O (4) 2Fe(OH) 3 Fe 2 O 3 +3H 2 O (5) 3Cl 2 + 6NaOH 5NaCl +NaClO 3 +3H 2 O (6) Các phương trình phản ứng ôxi hoá khử gồm : A. 1,5,6 B. 1,4,5,6 C. 1,3,4,6 D. 2,3,4,6 Câu 23: Hợp chất khí với hiđro của nguyên tố R là RH 3 . Trong oxit cao nhất R chiếm 25.926% về khối lượng. R là nguyên tố nào ? ( cho H = 1; O = 16; P=31 ; S = 32; ; Al = 27; N= 14) A. S B. N. C. Al D. P. Câu 24: Cho các nguyên tố M (Z = 11), X (Z = 17), Y (Z = 15) và R (Z = 13). Tính kim loại của các nguyên tố tăng dần theo thứ tự: A. M < R < Y < X B. X < Y < R < M. C. M < X < Y < R. D. Y < X < R < M. Câu 25: Tổng số electron trong nhóm ion nào PO 4 3- ; SiO 3 2- ; ClO 4 - ; SO 4 2- đều chứa 50 electron ? (Cho 15 P, 16 S , 8 O , 14 Si , 17 Cl) A. PO 4 3- , SiO 3 2- , SO 4 2- B. PO 4 3- , SiO 3 2- , ClO 4 - C. SiO 3 2- , ClO 4 - , SO 4 2- D. PO 4 3- , ClO 4 - , SO 4 2- Câu 26: Cho O (Z= 8) . Hãy cho biết trạng thái oxi hóa của oxi không phải là -2 trong hợp chất nào sau đây A. F 2 O, K 2 O 2 B. F 2 O, H 2 O C. K 2 O 2 , KOH D. H 2 O, KOH Câu 27: Cho biết số hiệu nguyên tử của các nguyên tố: Z = 1, Z = 2, Z = 8, Z =13, Z = 15, Z= 18. Số nguyên tử KIM LOẠI , PHI KIM lần lượt là A. 1, 3 B. 2,3 C. 1, 2 D. 2, 2 Câu 28: Dãy chất nào dưới đây được xếp theo chiều tăng dần sự phân cực liên kết trong phân tử? A. KCl, HCl, Cl 2 B. Cl 2 , KCl , HCl C. HCl, Cl 2 , KCl D. Cl 2 , HCl, KCl Câu 29: Cho quá trình: Fe → Fe 3+ + 3e. Quá trình trên là quá trình : A. quá trình khử B. quá trình oxi hoá C. quá trình nhận e D. quá trình trao đổi Câu 30: Cho 6 C, 16 S, 11 Na, 12 Mg. Dãy có chiều giảm tính bazơ và tăng tính axit của các oxit là: A. Na 2 O; MgO; CO 2 ; SO 3 B. MgO; Na 2 O; SO 3 ; CO 2 ; C. Na 2 O; MgO; SO 3 ; CO 2 ; D. MgO; Na 2 O; CO 2 ; SO 3 Biên soạn: PHẠM TRƯỜNG THUẬN THPT PHẠM PHÚ THỨ TRANG 6/8 Câu 31: Cho các số hiệu ngun tử Z X = 11, Z Y = 12, Z R = 16, Z Q = 17 . Hợp chất nào phân cực nhất A. YR. B. X 2 R. C. XQ . D. YQ 2 . Câu 32: Cấu hình electron phân lớp ngồi cùng của ngun tố X là 3s 1 , còn của ngun tố Y là 2p 4 . Khẳng định nào sau đây đúng? A. X 2 Y liên kết ion B. XY 2 liên kết cộng hố trị có cực. C. XY liên kết ion D. X 2 Y liên kết cho - nhận. Câu 33: Trong ngun tử, lớp L, N có số electron tối đa là: A. 8, 18. B. 18, 8. C. 2,8. D. 8, 32. Câu 34: Trong phản ứng: FeS 2 + O 2 → Fe 2 O 3 +SO 2 .Vai trò của FeS 2 là A. có tính oxi hố và tính khử B. chất bị oxi hố C. chất bị khử D. khơng có tính oxi hố, khơng có tính khử. II/ PHẦN RIÊNG 1/Chương trình nâng cao ----------------------------------------------- 2/Chương trình chuẩn Câu 35: Cho các ngun tố X (Z = 17), Y (Z = 9) và R (Z = 19). Độ âm điện của các ngun tố tăng dần theo thứ tự A. X < Y < R. B. X < R < Y. C. Y < X < R. D. R < X < Y. Câu 36: Biết X thuộc chu kì 3 trong bảng HTTH các ngun tố hố học và Ne có Z= 10; Ar có Z= 20. Cấu hình electron nào sau đây là của anion X 3- ? A. [Ar] 3s 2 3p 1 . B. [Ne]3s 2 3p 1 . C. [Ne]3s 2 3p 6 D. [Ne]3s 2 3p 3 . Câu 37: Phản ứng nào dưới đây khơng phải là phản ứng oxi hố - khử? A. CO 2 + NaClO + H 2 O → HClO + NaHCO 3 B. 2NO 2 + 2NaOH → NaNO 3 + NaNO 2 + H 2 O C. 4KClO 3 o t → KCl + 3KClO 4 D. Cl 2 + H 2 O → HCl + HClO Câu 38: Cho phương trình Fe + H 2 SO 4  Fe 2 (SO 4 ) 3 + SO 2 + H 2 O Tổng hệ số tối giản của chất khử và chất oxi hố là A. 12 B. 10 C. 8 D. 14 Câu 39: Dãy các chất nào chỉ chứa liên kết đơn?( 6 C; 1 H) A. C 2 H 4 ; C 2 H 6 B. CH 4 ; C 2 H 6 C. C 2 H 4 ; C 2 H 2 D. CH 4; C 2 H 2 Câu 40: Trong ngun tử của một ngun tố, lớp thứ 3 có 14 electron. Số thứ tự của ngun tố đó là: A. 30. B. 26. C. 22. D. 22. ----------------------------------------------- ----------- HẾT ---------- ÔN TẬP HKI HÓA HỌC Bài 1: Viết cấu hình electron của các nguyên tử. Xác đònh vò trí của chúng trong bảng tuần hoàn. Từ đó suy ra cấu hình electron của các ion tương ứng. Biên soạn: PHẠM TRƯỜNG THUẬN THPT PHẠM PHÚ THỨ TRANG 7/8 a) 19 X, 15 Y, 11 T, 17 H b) 24 A, 26 B, 28 C, 29 D Bài 2: a) Giải thích liên kết được hình thành từ các nguyên tử : Ca, Mg, Na, F, Cl, O b) Viết công thức electron, công thức cấu tạo: PH 3 , NH 3 , NBr 3 , Cl 2 O, F 2 O, C 2 H 4 , C 2 H 2 , CO 2 , CS 2 c) Viết công thức electron, công thức cấu tạo: SO 2 , SO 3 , H 2 SO 4 , NO 2 , HNO 2 , HNO 3 , HClO 3 Bài 3: a) Hợp chất khí với hidro của M là MH. Trong hợp chất oxit cao nhất của M với oxi thì oxi chiếm 61, 2 % về khối lương. Xác đònh M b) Oxit cao nhất của R là R 2 O 5 . Trong hợp chất khí với hidro của R thì R chiếm 91,17% về khối lượng. Xác đònh R Bài 4: Cho 4 ( g) kim loại M ( IIA) vào 200 ( g) H 2 O, thấy thoát ra 2, 24( l) khí H 2 ( đkc). a) Xác đònh M b) Tính C% các chất trong ddòch sau pứ. Bài 5: Cho 3, 9 ( g) kim loại R ( IA ) vào 200 ( g) H 2 O, thấy thoát ra 1, 12 ( l) khí H 2 ( đkc). a) Xác đònh R b) Tính C% các chất trong dung dòch sau phản ứng. Bài 6: Cân bằng phương trình phản ứng : a) Cu + HNO 3  Cu(NO 3 ) 2 + NO + H 2 O b) Fe + HNO 3  Fe(NO 3 ) 3 + N 2 O + H 2 O c) Al + HNO 3  Al(NO 3 ) 3 + N 2 O + H 2 O d) Mg + HNO 3  Mg(NO 3 ) 2 + NH 4 NO 3 + H 2 O e) Al + H 2 SO 4  Al 2 (SO 4 ) 3 + S + H 2 O f) Zn + H 2 SO 4  ZnSO 4 + H 2 S + H 2 O g) Ag + H 2 SO 4  Ag 2 SO4 + SO 2 + H 2 O h) FeO + HNO 3  Fe(NO 3 ) 3 + NO + H 2 O i) FeSO 4 + Cl 2 + H 2 SO 4  Fe 2 (SO 4 ) 3 + HCl j) Fe 3 O 4 + HNO 3  Fe(NO 3 ) 3 + NO + H 2 O k) FeSO 4 + KMnO 4 + H 2 SO 4  Fe 2 (SO 4 ) 3 + MnSO 4 + K 2 SO 4 + H 2 O TRƯỜNG THPT PHAN ĐĂNG LƯU KIỂM TRA HỌC KÌ I (08-09) TỔ HĨA Mơn HĨA 10 Thời gian làm bài : 45 phút Biên soạn: PHẠM TRƯỜNG THUẬN THPT PHẠM PHÚ THỨ TRANG 8/8 KHỐI 10 A Ngày kiểm tra: Câu 1: Tổng số hạt proton, nơtron và electron trong nguyên tử của nguyên tố Y là 28. Trong đó hạt không mang điện chiếm khoảng 35%. Hãy xác định cấu tạo hạt nhân ( số proton và nơtron), số khối A, viết cấu hình electron và gọi tên nguyên tố Y. (2 điểm) Câu 2: Trong tự nhiên kali và argon đều có 3 đồng vị bền với tỉ lệ % nguyên tử như sau: Ar 36 18 (0,34%) ; Ar 38 18 (0,06%) ; Ar 40 18 (99,6%) ; K 39 19 (93,26) ; K 40 19 (0,01%) ; K 41 19 (6,73%). a) Tính nguyên tử khối trung bình của Argon va Kali. ( 0,5 điểm) b) Giải thích nguyên nhân làm cho nguyên tử khối của kali nhỏ hơn của Argon, mặc dù điện tích hạt nhân của kali lớn hơn. ( 0,5điểm) Câu 3: Hãy giải thích vì sao độ âm điện của nitơ bằng 3,04 và clo bằng 3,16 không khác nhau đáng kể nhưng ở điều kiện thường khả năng phản ứng của nitơ kém hơn so với clo ? ( 1 điểm) Câu 4: Viết công thức cấu tạo của các hợp chất có công thức phân tử sau: CH 4 và Na 2 SO 4 . Cho biết tên các liên kết trong các hợp chất trên. ( 1điểm) Câu 5: Sục khí SO 2 vào dung dịch nước clo ta thu được dung dịch axit H 2 SO 4 và dung dịch HCl. Hãy lập phương trình hoá học của phản ứng oxihóa - khử trên theo phương pháp thăng bằng electron . ( 2 điểm) Câu 6: Thế nào là số oxi hóa ? Hãy xác định số oxi hóa của các nguyên tố trong hợp chất và ion sau đây : OF 2 ; SO 4 2– ; KClO 3 . ( 1 điểm) Câu 7: Cho 3 g hỗn hợp X gồm một kim loại kiềm A và natri tác dụng với nước dư thu được dung dịch Y và khí Z. Để trung hoà dung dịch Y cần 0,2 mol HCl. Xác định nguyên tố A . ( 2 điểm) Cho : Li = 7 ; Na = 23 ; K = 39 ; Rb = 85 ; Cs = 133. Chú ý : Học sinh không được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố. Hết . N A =6,02 .10 23 . H=1 N=14 O=16) A. 24,3 .10 22 B. 2,709. 10 23 C. 24,38. 10 23 D. 27,09. 10 23 Câu 6: Hãy cho biết loại phản ứng nào sau đây luôn là phản. THUẬN THPT PHẠM PHÚ THỨ TRANG 1/8 TRƯỜNG THPT VŨNG TÀU ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I MÔN : HÓA HỌC 10 Câu 1. Nguyên tử của một nguyên tố R có lớp ngoài cùng là

Ngày đăng: 22/10/2013, 03:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w