1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề cương Sử 10 (CB) HK1

4 2,9K 81
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 50 KB

Nội dung

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ I – MÔN LỊCH SỬ 10 1/- Những biểu hiện sự thịnh trị về kinh tế, chính trị của xã hội phong kiến Trung Quốc dưới thời Đường là gì? 2/- Giai đoạn nào Campuchia phát triển thịnh đạt nhất? Những biểu hiện của sự phát triển thịnh đạt? 3/- Trình bày những nét tiêu biểu của văn hóa Campuchia và văn hóa Lào? 4/- Trình bày sự hình thành chế độ phong kiến ở Tây Âu 5/- Trình bày: - Đời sống kinh tế và chính trị trong các lãnh địa? - Miêu tả cuộc sống của lãnh chúa, nông nô trong lãnh địa? 6/- Trình bày nguồn gốc và vai trò của các thành thị trung đại châu Âu? 7/-Trình bày nguyên nhân của những cuộc phát kiến địa lí cuối thế kỉ XV đầu thế kỉ XVI? 8/- Nêu những cuộc phát kiến địa lí và hệ quả của nó? 9/- Những biểu hiện của sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu là gì? 10/- Nguyên nhân, thành tựu của phong trào văn hóa Phục hưng? 11/- Nguyên nhân và ý nghĩa của phong trào cải cách tôn giáo? 12/- Nguyên nhân và ý nghĩa của chiến tranh nông dân Đức? ĐÁP ÁN LỊCH SỬ 10: 1/- Những biểu hiện sự thịnh trị về kinh tế, chính trị của xã hội phong kiến Trung Quốc dưới thời Đường là: -Về kinh tế : Dưới thời Đường kinh tế phát triển cao hơn các triều đại trước về mọi mặt : +Nông nghiệp : thi hành chế độ quân điền và chế độ Tô-dung-điệu, áp dụng kĩ thuật canh tác mới, chọn giống-> sản lượng tăng. +Thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển thịnh đạt :có các xưởng thủ công luyện sắt, đóng tàu . -Về chính trị : Đã hoàn thiện bộ máy chính quyền từ TW-> địa phương,nhằm tăng cường quyền lực cho hoàng đế , có chức tiết Tiết độ sứ : +Tuyển dụng quan lại bằng thi cử ( bên cạnh vẫn còn hình thức tiến cử con em thân tín xuống các địa phương ) . 2/- * Giai đoạn nào Campuchia phát triển thịnh đạt nhất: - Thời kì Angco (802 – 1432): phát triển nhất, họ sống Tây Bắc Biển Hồ, kinh đô Ang co. * Những biểu hiện của sự phát triển thịnh đạt? + Biểu hiện phát triển: -> Kinh tế: Nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp, TCN phát triển. -> Đối ngoại: xâm lược, trở thành vương quốc mạnh và ham chiến nhất ĐNÁ (X – XII). - Từ thế kỉ XIII suy yếu, đến 1863 bị Pháp xâm lược. 3/- Trình bày những nét tiêu biểu của văn hóa Campuchia và văn hóa Lào: * Văn hóa Cappuchia: + Chữ viết: chữ Khơ –me cổ trên cơ sở chữ Phạn của An Độ. + Văn học dân gian và viết có giá trị nghệ thuật. + Tôn giáo: tiếp thu Hinđu giáo, Phật giáo. + Kiến trúc: quần thể Ang-co Thom và Ang-co Vát. *Văn hóa Lào: + Chữ viết: sáng tạo ra chữ viết riêng trên cơ sở chữ viết CPChia và Mianma. + Nghệ thuật: yêu ca nhạc, múa hát. + Tôn giáo: tiếp thu Phật giáo + Kiến trúc phật giáo, điển hình Tháp Thạt Luổng. Tóm lại: Văn hoá truyền thống Lào – CPC đều chịu ảnh hưởng của văn hoá An Độ: Chữ viết, tôn giáo, văn học, kiến trúc. Song mỗi nước đều đem lồng nội dụng văn hoá của mình vào, xây dựng nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc. 4/- Trình bày sự hình thành chế độ phong kiến ở Tây Âu: - Thế kỉ III, đế quốc RôMa khủng hoảng, nô lệ đấu tranh => Sản xuất sút kém, xh rối rem. - Cuối thế kỉ V, đ/quốc Rô ma bị người Giécman xâm chiếm, năm 476 Rô ma bị diệt vong, thời đại phong kiến Châu Âu hình thành. - Những việc làm của người Giéc man. + Thủ tiêu bộ máy Nhà nước cũ, thành lập nhiều vương quốc mới. + Chiếm ruộng đất của Chủ nô Rô ma cũ rồi chia cho nhau. + Từ bỏ các tôn giáo nguyên thuỷ của mình và tiếp thu Kitô giáo, xây dựng nhà thờ, chiếm r/đất của nông dân. => Các giai cấp mới được hình thành: Lãnh chúa phong kiến >< Nông nô => Quan hệ sản xuất phong kiến Châu Âu. 5/- Trình bày: * Đời sống kinh tế và chính trị trong các lãnh địa: - Kinh tế: Lãnh địa là 1 cơ sở kinh tế đóng kín, mang tính chất tự nhiên, tự cung tự cấp, tự túc. - Lãnh địa là 1 đơn vị chính trị độc lập có quân đội, toà án, pháp luật riêng, chế độ thuế khoá, tiền tệ riêng. * Cuộc sống của lãnh chúa, nông nô trong lãnh địa: + Nông nô: là người sản xuất chính trong lãnh địa. Họ bị gắn chặt và lệ thuộc vào lãnh chúa. + Lãnh chúa sống nhàn rỗi, xa hoa, sung sướng bằng việc bóc lột tô thuế và sức lao động của nông nô. 6/- Trình bày nguồn gốc và vai trò của các thành thị trung đại châu Âu: - Nguồn gốc thành thị ra đời: + Sản xuất phát triển, Tây Au xuất hiện những tiền đề nền kinh tế hàng hoá. + Thị trường buôn bán tự do. + TCN diễn ra quá trình chuyên môn hoá. => Thợ thủ công: đến ngã ba đường, bến sông, nơi có đông người qua lại, lập xưởng sản xuất và buôn bán hình thành các thành thị. - Vai trò của thành thị: + Phá vỡ nền kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế hàng hoá phát triển. + Góp phần tích cực xoá bỏ chế độ phân quyền, mang lại không khí tự do cho xh phong kiến Tây Âu. 7/-Trình by nguyn nhn của những cuộc pht kiến địa lí cuối thế kỉ XV đầu thế kỉ XVI: + Sản xuất phát triển, nhu cầu hương liệu, thị trường. (0.75 đ) + Con đường buôn bán qua Tây Á và Đại Trung Hải bị người Ả rập độc chiếm. (0.75 đ) + Sự tiến bộ KH – KT: đóng tàu, la bàn. (0.5 đ) 8/- Nêu những cuộc phát kiến địa lí v hệ quả của nĩ: * Những cuộc phát kiến địa lí cuối thế kỉ XV đầu thế kỉ XVI: + Năm 1487: B.Đi –a-xơ đi vòng quanh cực Nam của Châu Phi, đến mũi Hảo Vọng. (0.5 đ) + T8/1492: Cô-lôm-bô phát hiện ra Châu Mĩ. (0.5 đ) + T7/1497: Va-xcô –đơ Gama đến Calicút (An Độ). (0.5 đ) + 1519 – 1521: Ma-gien-lan đi vòng quanh thế giới. (0.5 đ) * Hệ quả : + Đem lại hiểu biết về trái đất, con người mới, dân tộc mới, thị trg t.giới mở rộng. + Quan hệ p.kiến tan rã, CNTB ra đời. + Nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô nệ. 9/- Những biểu hiện của sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản ở Chu u l: + Thủ công nghiệp: -> Công trường thủ công thay phường hội. -> Quan hệ chủ – thợ. + Nông nghiệp: Đồn điền, trang trại hình thành. + Thương nghiệp: Công ty thương mại thay thế thương hội - XH xuất hiện giai cấp mới: Tư sản và công nhân. 10/- Nguyên nhân, thành tựu của phong tro văn hĩa Phục hưng: - Nguyên nhân: + G/c tư sản có thế lực k/tế, không có địa vị chính trị. + Những quan điểm lỗi thời của giáo lí Kitô và Xh phong kiến. - Thành tựu: Tiến bộ KH- KT, sự phát triển văn học, hội hoạ. - Ý nghĩa: + Cuộc đấu tranh công khai đầu tiên của g/c tư sản chống lại c/độ p.kiến trên mặt trận văn hoá tư tưởng. + Mở đường cho văn hoá Châu Âu phát triển. 11/- Nguyên nhân và ý nghĩa của phong trào cải cách tôn giáo: * Nguyên nhân: Do sự phản động, ngăn cản của Giáo hội với tư sản. * Ý nghĩa: + Cuộc đấu tranh công khai đầu tiên của g/c tư sản chống lại c/độ p.kiến trên mặt trận văn hoá tư tưởng. + Mở đường cho văn hoá Châu Âu phát triển 12/- Nguyên nhân và ý nghĩa của chiến tranh nông dân Đức: * Nguyên nhân: + c/độ p/kiến bảo thủ, cản trở g/c tư sản. + Nông dân bị áp bức nặng nề, tiếp thu tư tưởng cải cách của Lu thơ. * Ý nghĩa: + Biểu hiện cho tinh thần đấu tranh quyết liệt và khí phách anh hùng của n. dân Đức chống lại c/độ p. kiến. + Báo hiệu sự khủng hoảng suy vong của c/độ p.kiến. . ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ I – MÔN LỊCH SỬ 10 1/- Những biểu hiện sự thịnh trị về kinh tế, chính trị. giáo? 12/- Nguyên nhân và ý nghĩa của chiến tranh nông dân Đức? ĐÁP ÁN LỊCH SỬ 10: 1/- Những biểu hiện sự thịnh trị về kinh tế, chính trị của xã hội phong

Ngày đăng: 21/10/2013, 23:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w