Những chuyệnthúvịvề hậu trườngquảngcáo Một doanh nghiệp hay tập đoàn nếu muốn tạo dựng thương hiệu không thể bỏ qua vai trò quan trọng của quảng cáo. Vì vậy quảngcáo được nhiều doanh nghiệp đầu tư rất công phu và trích một phần không nhỏ lợi nhuận để đầu tư. Dù tò mò nhưng rất ít người biết rõ những câu chuyện đầy thúvị hay tình huống dở khóc dở cười phía sau mỗi clip quảngcáo ấn tượng. Có lẽ độc giả truyền hình vẫn còn nhớ tới clip quảngcáo bia Sài Gòn rất ấn tượng cách đây vài năm với slogan độc đáo “Dù bạn không caonhưng người khác vẫn phải ngước nhìn”. Để có được slogan gói gọn trong vài chữ này, cả phía doanh nghiệp và copywriter (chuyên viên ý tưởng quảng cáo) đã phải tốn khá nhiều thời gian để "động não". Theo ông Lê Hồng Sanh, Giám đốc marketting, Công ty thương mại dịch vụ Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (thuộc Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn – Sabeco), tất cả nhữngquảngcáo cho sản phẩm, doanh nghiệp đều phải thuê một đơn vịquảngcáochuyên nghiệp thực hiện. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn phải đau đầu trong việc cộng tác với đơn vịquảngcáo để tìm ra ý tưởng, nội dung phù hợp cho đoạn phim. Một lần nữa, ông Sanh phải tập trung cao độ nghiên cứu khá kỹ sản phẩm của mình, từ hình dáng cho đến hương vị, để tìm ra nét độc đáo đặc trưng của bia Sài Gòn. Vì ý tưởng quảngcáo sẽ phải làm nổi bật đặc điểm đó. “Một đặc điểm của chai bia Sài Gòn là có dáng lùn. Đây có vẻ như là nhược điểm của loại bia này vì người ta thường cho rằng chai thấp thì lượng bia ít hơn. Tuy nhiên, chai bia Sài Gòn lùn nhưng đậm nên lượng bia vẫn nhiều. Hơn nữa, điều quan trọng nằm ở chất lượng, hương vị của bia. Nhữngquảngcáo hài hước không phản cảm luôn được người xem thích thúVì thế, chúng tôi đã yêu cầu đơn vịquảngcáo chú trọng vào những đặc điểm này để viết ý tưởng và slogan. Từ đó, slogan “Dù bạn không caonhưng người khác cũng phải ngước nhìn” ra đời. Diễn viên đóng trong đoạn phim quảngcáo cũng phải là một người nổi tiếng nhưng có chiều cao khiếm tốn và được khán giả rất hâm mộ, yêu thích”, ông Sanh chia sẻ. Cũng theo ông Sanh, không gì tốn kém bằng đầu tư cho quảng cáo, kể cả khi sản phẩm đã nổi tiếng và có chỗ đứng vững chắc trên thị trường thì doanh nghiệp càng phải quảngcáo mạnh hơn. Cứ khoảng 2 - 3 năm, đoạn phim quảngcáo của một sản phẩm của Habeco lại phải thay một lần. Mỗi lần doanh nghiệp tung ra một sản phẩm mới lại phải có clip quảngcáo riêng. Mà các sản phẩm của Habeco rất đa dạng như bia Sài Gòn Special, Sài Gòn xanh, Sài Gòn đỏ, bia lon 333 . Mỗi một sản phẩm phải có slogan riêng chứ không thể dùng chung một slogan, như bia đỏ có slogan là “Không bóng bẩy, không ồn ào, không cầu kỳ, không cần phô trương – uống thì hiểu”. Ông Sanh tiết lộ, hàng năm Sabeco dành khoảng vài phần trăm doanh thu đầu tư vào quảng cáo. Trong đó, mỗi một đoạn clip quảngcáo có giá lên tới 50.000 – 70.000 USD. Còn giá phải trả cho mỗi một câu slogan dao động từ 1.000 – 2.000 USD tới cả trăm triệu đồng. Trong việc doanh nghiệp tìm hướng quảngcáo cho sản phẩm, bên cạnh những câu chuyệnthúvị thì có không ít tình huống “cười ra nước mắt”. Vì kinh phí cho sản xuất phim quảngcáo khá đắt đỏ nên nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa không dám với tới thể loại quảngcáo này mà họ phải xoay theo các hướng khác. Và quảngcáo ngoài trời (OOH) là một trong những cách họ lựa chọn vì tính lâu dài của nó. Ông Nguyễn Văn Tấn, Giám đốc Công ty thương mại và chế biến thực phẩm Thông Tấn, nổi tiếng với các sản phẩm đóng hộp mang thương hiệu Asia Food, tính toán, nếu làm phim quảngcáo và phát trên truyền hình thì để chạy lâu dài, kinh phí quá lớn. Thế nên ông quyết định thuê đơn vị xây dựng cột treo biển quảngcáo ngoài trời ven đường quốc lộ từ Phủ Lý vào Hà Nội. Thời điểm đó khoảng đầu năm 2009, do đơn vịquảngcáo trên phải tập trung, huy động nhân sự làm một số sự kiện lớn nên họ đã dời dự án của công ty ông Tấn lại tới cuối tháng 7. Đến khi họ thông báo bắt đầu làm thì mức giá họ báo cũng bị đội lên hơn 100 triệu đồng so với giá cũ, với lý do giả cả nguyên vật liệu xây dựng tăng mạnh. “Lúc đó tôi khá bức xúc vì họ đã triển khai hợp đồng với công ty chúng tôi chậm mà không báo trước để tôi tìm đơn vị khác thay thế. Sau đó tôi đã “du di” cho họ cả nửa năm nhưng họ không “biết điều”, lại còn đột ngột tăng giá mạnh, nên tôi hủy luôn hợp đồng”, ông Tấn thuật lại sự cố không mong muốn. Với đạo diễn sáng tạo ý tưởng quảngcáo thì những câu chuyệnhậutrường xung quanh vấn đề này còn lắm điều hay ho hơn để kể. Theo một chuyên viên ý tưởng quảngcáo của Công ty CP phát triển công nghệ và truyền thông Việt, trong một lần nhận hợp đồng PR và quảngcáo cho Ảnh viện áo cưới Thanh Vân tại Hà Nội, anh đã rất đau đầu trong việc tìm ý tưởng kịch bản. Anh đã đến các showroom của Thanh Vân để xem tất cả các mẫu váy cưới, comple, ảnh mẫu và thấy mẫu mã khá phong phú. Lúc đó anh nghĩ: “Làm thế nào để đưa được càng nhiều mẫu váy lên hình càng tốt, nhưng người xem không bị ngộp”. Tình cờ khi đó, anh xem một đoạn clip về một đám cưới tập thể tại nước ngoài rất sôi động, mỗi cô dâu là một kiểu váy và trang điểm riêng. Anh liền nghĩ ra một trò chơi có tên “Khởi động trước ngày cưới”. Theo đó, công ty anh và phía Thanh Vân sẽ mời 50 cặp chuẩn bị cưới tham gia vào trò chơi này, để kết hợp tổ chức sự kiện và quay clip quảng cáo. Các đôi tham gia được mặc trang phục cưới và trang điểm miễn phí tại Thanh Vân và sẽ chơi các trò chơi rất vui nhộn. Đôi nào thắng sẽ được giải thưởng là một bộ váy cưới và một buổi ghi hình album cưới. “Việc mời các đôi chuẩn bị cưới tham gia chương trình còn là một cách để thu hút khách cho ảnh viện, vì thực tế sau đó, có khá nhiều đôi đăng ký chụp ảnh cưới và thuê váy tại đây”, anh này nói. Song, một điều khiến anh chuyên viên ý tưởng này đau đầu nữa là biết tìm đâu ra được 50 cặp chuẩn bị cưới để mời họ tham gia đây. Mà chắc gì tìm được rồi, họ đã đồng ý. Lại một ý tưởng nữa nảy ra rất tình cờ khi vào một buổi tối, anh xem bộ phim “Gà trống nuôi con” của Hàn Quốc, có đoạn ông bố trẻ bế đứa con đang gào khóc vì đói đi đến từng nhà xin sữa mẹ cho nó. Nhưng gõ cửa nhiều nhà đều không ai có sữa vì con lớn hoặc chưa có con, ông bố này nghĩ ra một cách là đi tới bệnh viện phụ sản để hỏi xin địa chỉ của các bà mẹ mới sinh em bé. “Ngay lúc đó, tôi thốt lên: a, phòng đăng ký kết hôn, tại sao không?”, anh chuyên viên hào hứng kể. Thế là sáng hôm sau, anh cho người qua các phòng đăng ký kết hôn của Hà Nội để xin địa chỉ, số điện thoại của các cặp đôi mới đăng ký. Sau đó là giai đoạn gian nan khác khi thuyết phục từng đôi tham gia. Anh kể, có đôi thì đồng ý ngay, nhưng có cặp cô dâu đồng ý, chú rể lại không. Có đôi anh phải mời năm lần bảy lượt, hẹn hò café hoặc đến tận nhà, mang theo đầy đủ tài liệu chứng mình những gì mình nói là thật. Thậm chí có đôi chú rể còn hiểu lầm, ghen tuông với cô dâu khi nhân viên của anh hẹn họ, nhắn tin với cô dâu để bàn việc nhưng cô gái lại chưa kịp kể với chú rể… Còn anh Nguyễn Vũ Phước, Giám đốc Công ty Quảngcáo Kiến Vàng, một trong những đơn vị hoạt động về tổ chức sự kiện, mỹ thuật ứng dụng đầu tiên và có tiếng tại Việt Nam, cho biết, để đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp, đạo diễn ý tưởng quảngcáo phải xây dựng rất nhiều ý tưởng. Sau đó, khách hàng sẽ chọn ý tưởng nào mà họ ưng ý nhất. Anh Phước nhớ lại kỷ niệm một lần viết kịch bản quảngcáo cho sản phẩm bình tắm nóng lạnh của một thương hiệu. Gần đến hạn đưa kịch bản cho khách hàng nhưng anh vẫn chưa hài lòng với các ý tưởng đã vạch ra. Anh lại lang thang đi qua các ngóc ngách của đường phố để cảm nhận cuộc sống từ muôn mặt và tìm ý tưởng mới. Tình cờ đi vào chợ, anh thấy một cụ bà tóc trắng, bàn tay gân guốc lam lũ đang cố sức xếp những nải chuối luộc lên chiếc bàn nhỏ. “Hình ảnh cảm động này đã gây ấn tượng mạnh với tôi, và tôi biết rằng đây mới là giá trị mà kịch bản của tôi đang tìm kiếm”. Về nhà, anh đã bắt tay ngay vào việc viết kịch bản: Một bà cụ lom khom bưng nồi nước sôi để pha nước tắm giữa mùa đông lạnh giá và hình ảnh người con trai đang nghĩ về một chiếc bình tắm nước nóng với những lời ăn năn: “Mẹ thường đói để con được no. Mẹ thường rét để con được ấm. Nhưng con đã làm được gì cho mẹ khi con thành đạt?…”. Ý tưởng này sau đó đã được khách hàng đánh giá caovìnhững giá trị nhân văn của nó. Theo anh Phước, người tiêu dùng ngày nay rất thiếu thời gian để giải trí, do dó họ thường tìm mọi cách để bỏ qua những thông điệp quảngcáo trên báo đài, truyền hình lúc nào cũng như bủa vây lấy mình. Vì vậy, để thu hút người xem, phim quảngcáo yêu cầu phải ấn tượng, độc đáo, đôi khi cần hài hước và cảm động, đặc biệt trách mọi yếu tố phản cảm đi ngược với văn hóa người Việt. Thế nên để thành công trong nghề không phải là dễ, đòi hỏi người làm nghề phải am hiểu rộng nhiều lĩnh vực, óc sáng tạo cao, ngoại ngữ tốt, khả năng phân tích, đúc kết. Đôi khi họ bị dị ứng với sản phẩm nhưng vẫn phải mua về dùng thường xuyên cả tháng để “nghiên cứu” tìm ý tưởng PR cho sản phẩm. . Những chuyện thú vị về hậu trường quảng cáo Một doanh nghiệp hay tập đoàn nếu muốn tạo dựng thương hiệu không thể bỏ qua vai trò quan trọng của quảng cáo. . hương vị của bia. Những quảng cáo hài hước không phản cảm luôn được người xem thích thú Vì thế, chúng tôi đã yêu cầu đơn vị quảng cáo chú trọng vào những