Nhứng chuyện thú vị về côn trùng

15 613 2
Nhứng chuyện thú vị về côn trùng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Những chuyện thú vị về côn trùng Những con côn trùng quá bé nhỏ tưởng chừng vô hại với những chiếc ôtô to đùng. Vậy mà chúng lại là nguyên nhân gây tai nạn cho hơn nửa triệu tài xế tại nước Anh. Thế giới côn trùng, vốn đông nhất trên hành tinh của chúng ta, đầy ắp những điều thú vị. Kẻ dẫn đường cho thần mặt trời Người Ai Cập cổ đại sùng bái và coi những con bọ hung là thần linh. Món ăn ưa thích của bọ hung là phân. Có điều bọ hung ở Ai Cập rất đông đúc, vì thế món bốc mùi này trở nên quý hiếm hơn bao giờ hết. Bọ hung phải học cách để giành lấy phần của mình khi tìm thấy thức ăn. Chúng nhanh chóng chọn cho mình một cục và lăn nó đi càng nhanh càng tốt khỏi đống phân. Sau đó, nó lập tức chôn của cải để không bị cướp lại bởi những con bọ hung khác. Những con bọ hung này sử dụng hướng di chuyển của mặt trời, tức là từ Đông sang Tây. Người Ai Cập nhìn thấy các viên phân tròn dịch chuyển theo hướng mặt trời, rồi lại biến mất xuống lòng đất thì đã liên tưởng tới Thần Mặt trời, thần linh tối cao của họ. Họ đã đặt cho bọ hung cái tên “người dẫn đường cho Thần Mặt trời”. Thủ phạm gây tai nạn giao thông Những con côn trùng bé nhỏ tưởng chừng như vô hại với những chiếc ôtô to đùng hiện đại. Vậy mà, theo nghiên cứu của một công ty bảo hiểm Anh, chúng đã gây thiệt hại hàng trăm triệu bảng và là nguyên nhân gây tai nạn cho hơn nửa triệu tài xế tại nước này. Có tới 3/4 số tài xế được khảo sát đã phàn nàn vì bị côn trùng quấy rầy. Bị hành hạ bởi tiếng vo ve, giật mình khi bị côn trùng bay vào mặt, họ phản ứng bằng cách đạp phanh đột ngột. Đáng lo ngại hơn, 1/4 các bác tài đã bỏ tay lái để rảnh rang đối phó với lũ côn trùng đáng ghét đang ở trong xe. Có đến gần 80% các tài xế nữ hay gặp côn trùng, có thể do mùi hương từ các loại mỹ phẩm đã hấp dẫn chúng. Các chuyên gia nhận định, có tới một nửa số tài xế trước đó chưa bao giờ hoặc đã có ít nhất 10 năm chưa bị côn trùng đốt. Điều này làm sự sợ hãi của họ tăng lên gấp bội khi côn trùng đột ngột xuất hiện và dẫn đến những hành động tiêu cực. Những món ăn đặc sản Côn trùng được coi là món khoái khẩu ở một số vùng nhưng lại là đồ kiêng kỵ với vùng khác. Tại một số nước châu Á như Thái Lan, Ấn Độ, Banglades , rất nhiều cửa hàng trên hè phố bán đủ các món ăn làm từ dế, châu chấu, gián, bọ cánh cứng, sâu tre và trứng kiến Người dân Thái Lan "nghiện" món côn trùng chiên hơn cả, nhất là châu chấu. Nhiều người lại khoái chén các con gián có nhiều trứng trong bụng vì hương vị thơm ngon của nó, hay thích bọ cánh cứng vì chúng có nhiều thịt hơn. Có người thích ăn bọ cạp, đặc biệt là phần đuôi vì tin rằng nọc bọ cạp sẽ làm họ mạnh mẽ hơn 1 Tại Việt Nam, những món ăn chế biến từ côn trùng cũng thu hút nhiều người, như đuông rán bơ, dế lăn bột rán giòn, bò cạp rán bơ, châu chấu nướng Tăng cường hệ miễn dịch cho người Một nghiên cứu mới đây cho thấy, nước bọt của muỗi có thể giúp chống lại bệnh sốt rét. Các chuyên gia Mỹ đã cho những con chuột tiếp xúc với muỗi mang ký sinh trùng sốt rét, một số con trước đó đã bị muỗi lành đốt. Kết quả là nhóm chuột từng tiếp xúc với nước bọt muỗi lành có lượng ký sinh trùng trong máu và gan thấp hơn. Đó là bởi thứ nước bọt này đã kích thích hệ miễn dịch tiết ra các hóa chất chống nhiễm trùng. Ở các vùng bệnh do ký sinh trùng hoành hành như châu Phi và Trung Đông, người dân có khả năng chống chọi với bệnh truyền nhiễm tốt hơn so với các vùng khác. Có ý kiến cho rằng đó là do cơ thể đã khá quen thuộc với ký sinh trùng. Tuy nhiên, nghiên cứu mới đây cho thấy sự tiếp xúc với nước bọt của côn trùng lành (không mang ký sinh trùng) mới giúp tăng sức đề kháng. Chính vì vậy, bị côn trùng đốt nhiều chưa hẳn đã xấu. Đóng vai trò bác sĩ Phương pháp điều trị vết thương bằng giòi (maggot) đã được sử dụng ở một vài bệnh viện trên thế giới. Người ta cho giòi ăn các phần da và mô chết để ngăn chặn sự hoại tử. Vết thương được xử lý bằng giòi trước phẫu thuật cho kết quả khá khả quan, nó không bị nhiễm trùng sau khi mổ. Trong một nghiên cứu khác tại Mỹ, sâu bọ được dùng để chữa bệnh dạ dày. Một loại sâu roi (Trichuris suis) có thể làm dịu cơn đau bụng do viêm ruột. Trong y học cổ truyền, rất nhiều loài côn trùng như bò cạp, ong mật, xác ve sầu đã trở thành những vị thuốc quen thuộc. Người đàn ông “ăn tươi nuốt sống" côn trùng (video) Người có khả năng kỳ lạ này là anh Ngô Văn Tùy, 49 tuổi, ở đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi). Riêng côn trùng dưới đất, anh đã ăn cỡ 400 loài khác nhau như kiến, ruồi, bọ xít, bọ ngựa và có thể ăn sống một con rắn độc. Người có khả năng kỳ lạ này là anh Ngô Văn Tùy, 49 tuổi, sinh ra và lớn lên ở đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi). Riêng côn trùng dưới đất, anh đã ăn cỡ 400 loài khác nhau, từ những con nhỏ như con kiến, đến con ruồi, bọ xít, bọ ngựa, rồi to như con bọ hung. Anh Tùy cũng khẳng định rằng, ở đảo Lý Sơn có 30 loài bướm khác nhau thì anh ăn đủ 30 loại từ 20 năm nay Để chứng minh khả năng, anh đi ra phía cánh đồng, chừng 10 phút sau, mang về một con rắn đang sống. Anh bảo, đây là loài rắn đặc trưng trên đảo Lý Sơn, có nọc cực độc. Mấy ông đứng tuổi chứng kiến buổi biểu diễn, sau khi quan sát con rắn cũng xác nhận đây là dòng rắn hổ mang, có tên gọi là Bù Nặc. 2 Loài rắn này có nhiều trong các khe đá trên núi. Chúng thường bò ra cánh đồng kiếm ăn và trú tạm ở các hang hốc, bờ bụi. Không ít người ở Lý Sơn đã thiệt mạng khi bị loài rắn này tấn công. Một người dân ở đây xác nhận, đã tận mắt thấy loài Bù Nặc cắn chết một con bò. Giống rắn này phát triển rất chậm và con to nhất chỉ bằng ngón chân cái. Con rắn anh Tùy bắt được tuy chỉ bằng ngón tay cái, song nó cũng khá già. Anh Tùy cười bảo: “ Đi một lúc nghe thấy tiếng cóc kêu giống như bị rắn cắn. Lần theo tiếng cóc, mình tóm được chú rắn này ở trong hang”. Anh Tùy liền kéo căng con rắn, rồi vuốt thật mạnh từ đuôi lên đầu, tức thì một chú cóc to bằng ngón chân cái phọt ra ngoài. Điều lạ là chú cóc vẫn sống, nhảy tưng tưng trên mặt đất. Anh Tùy nhặt lên, thổi phù phù, rồi thả vào miệng nhai một cách ngon lành. Chén xong con cóc, anh nhìn xuống dưới đất, thấy mấy con côn trùng to cỡ con ruồi và 3 con bọ xít đang bò lổm ngổm. Anh nhặt từng con vã vào mồm. Con rắn Bù Nặc độc vẫn đang quện lấy cổ tay anh. Đến lượt con rắn, anh Tùy đưa cái đuôi ngúng nguẩy của nó lên miệng. Trông cách anh ăn, người ta nghĩ anh đang ăn miếng mực khô mềm ngọt. Nhiều người chứng kiến mặt mũi tím tái, đỏ au. Khi đã ăn gần hết con rắn, còn lại phần đầu, mọi người nghĩ rằng anh sẽ bỏ đi, vì đầu rắn có đôi nanh, là nơi chứa tuyến kịch độc. Nhưng anh giơ lên bảo: “Tui ăn nốt đây!”. Nói rồi, anh đưa lên miệng. Anh Ngô Văn Tùy sinh ra và lớn lên ở đảo Lý Sơn, khi mới biết bò đã biết bơi, khi biết đi thì đã lặn ngụp dưới biển. Có người nói, con người miền biển là vậy, khi bé nếu không hòa hợp được với biển thì khi lớn sẽ chết dưới đáy biển. Anh còn nhớ rõ, gần 30 năm trước, trong một đêm trăng sáng, ngồi trên một ngọn đồi trông ra biển, anh nhìn thấy một con kiến đang hì hụi tha quả trứng mối trắng phau trên nòng súng. Như một hành động vô thức, Tùy đưa cái trứng mối bé tí tẹo lên miệng nhấm. Một cảm giác rất lạ, vừa béo, vừa ngậy, ngon không thể tả nổi. Sau khi ăn trứng kiến, trứng mối thấy ngon, Tùy thử chuyển sang những món “sống động” hơn. Lúc đầu, anh ăn thử kiến và mối, rồi các loại côn trùng nhỏ bò lổm ngổm dưới đất, những loài côn trùng đậu trên cây, những loài chim bay trên trời. Ngoài việc ăn tươi nuốt sống các loài côn trùng, động vật, anh Ngô Văn Tùy không có gì khác người. Anh có một ngôi nhà khang trang và một gia đình hạnh phúc với một người vợ hết mực yêu chồng. Anh Tùy bảo, ăn mấy thứ còn sống ngo ngoe bổ dương khiếp lắm. Người đời ngâm một số con vật vào rượu để uống cho bổ, còn tôi ăn sống luôn. Khả năng “bổ dương” của anh Tùy thì nhìn là biết. Không uống rượu, nhưng da lúc nào cũng đỏ au và sần sần như da gà chọi. Đặc biệt, mái tóc của anh rất đen, mềm mượt, mặc dù anh đã 48 tuổi. Chẳng thế mà anh có tới 5 đứa con, 2 trai, 3 gái. Hiện 2 cô gái lớn của anh đang học ở TPHCM. 3 Trong quá trình ăn, anh thống kê số lượng các loài. Riêng côn trùng dưới đất, anh đã ăn cỡ 400 loài khác nhau, từ những con nhỏ như con kiến, đến con ruồi, bọ xít, bọ ngựa, rồi to như con bọ hung. Anh Tùy cũng khẳng định, ở đảo Lý Sơn có 30 loài bướm khác nhau thì anh ăn đủ 30 loại từ 20 năm nay. Lần đầu tiên Tùy khiến dân đảo Lý Sơn kinh hãi, là lần anh ra chợ mua cá giúp vợ. Qua hàng cá, anh xem thúng cá của bà bán hàng và chê cá của bà ta không được tươi ngon. Người bán hàng cứ khăng khăng bảo cá còn tươi nguyên, vừa mới đánh bắt ở dưới biển lên. Anh bảo: “Cho tôi thử con nhé?”. Anh Tùy cầm con cá ngó ngang ngó dọc, đưa lên miệng và cắn một nhát đứt đôi con cá rồi nhai ngon lành. Một chị hàng xóm của anh Tùy kể, có lần, chị đang cuốc đất trồng tỏi, anh Tùy cũng cuốc đất ruộng bên cạnh. Chị chống cuốc nghỉ, thấy anh Tùy cứ lọ mọ bóc đất rồi cho cái gì đó vào miệng nhai. Chị lại gần coi, thấy anh ta nhặt từng con giun to bằng ngón tay, đen xì cho vào miệng nhai. Từ trước đến nay, anh chưa bao giờ bị đau bụng hay có biểu hiện trúng độc khi ăn những loài có nọc độc. Đã ăn con gì, anh ăn sạch cả nọc của nó, kể cả nhựa trên lưng con cóc, một thứ độc có khả năng làm tê liệt thần kinh cũng không làm gì được anh. Anh Tùy bảo: “Tôi rất muốn tìm hiểu về khả năng của mình, nên thường xuyên xem các chương trình chuyện lạ bốn phương. Tôi thấy người ta chiếu cả một chương trình mấy chục phút về một người ở Thái Lan ăn một lúc 4 con bọ cạp. Rồi một người ở châu Âu biểu diễn ăn 4 con gián. Trong khi, tôi có thể ăn hết 100 con bọ cạp và cả nọc của nó". Một số tập tính phổ biển của động vật 1/ Tập tính cư trú: Mỗi loài có tập tính cư trú khác nhau. Tập tính cư trú ở động vật được hình thành do nhiều yếu tố như ánh sáng, nhiệt độ, độ pH, nguồn thức ăn… Ví dụ: Đối với những sinh vật sống dưới nước: có loài sống ở đáy , có lòai sống ở vùng giữa, có loài sống ở gần mặt nước; có loài sống ở nước ngọt, loài sống ở nước lợ, loài sống ở nước mặn, cũng có loài thích ứng rộng với độ mặn, sống được ở cả nước ngọt, nước lợ, nước mặn như cá chình 2/ Tập tính kiếm ăn + săn mồi: Phần lớn các tập tính kiếm ăn, săn mồi là các tập tính thứ sinh, hình thành trong quá trình sống, qua học tập ở bố mẹ hoặc đồng loại hoặc qua trải nghiệm của bản thân. Ví dụ: hổ mẹ dạy hổ con săn mồi. 3/ Tập tính kết đôi, hôn phối: Tập tính kết đôi, hôn phối thường diễn ra vào mùa sinh sản. Đây luôn là một vấn đề hết sức thú vị của thế giới động vật. Quá trình kết đôi được bắt đầu bằng các tín hiệu như âm thanh, màu sắc, mùi… Ví dụ: 4 * Ở côn trùng, ếch và chim thì các tín hiệu âm thanh đóng vai trò quan trọng trong tập tính kết đôi. Con cái chỉ trả lời lại âm thanh do con đực cùng loài phát ra. * Tiếng hót rất quan trọng đối với chim đực khi chúng cần tìm bạn tình và răn đe những kẻ định xâm phạm lãnh thổ. Một nghiên cứu gần đây cho thấy tiếng ồn ảnh hưởng tới đời sống tình dục của chim. * Trong mùa sinh sản, các loài chim thường bay lượn trên không trung để khoe phần lông sặc sỡ dưới cánh và làm các động tác ve vãn hấp dẫn con cái * Ở một số loài động vật như chồn hôi, chồn sóc, cáo lông đỏ, mùi hôi không những có tác dụng tự vệ hiệu quả, mà còn là một biểu hiện cá tính. Tính chất khác nhau của mùi hôi có thể là yếu tố quyết định để tìm kiếm bạn đời. Tập tính hôn phối bắt đầu bằng độc chiếm lãnh thổ của con đực đánh đuổi tình địch, tiếp theo là sự rủ rê con cái để ghép đôi, xây tổ, đẻ con và sau hết là nuôi con. 4/ Tập tính sinh sản + chăm sóc con: Phần lớn các tập tính sinh sản là tập tính bẩm sinh, mang tính bản năng. Thường khởi đầu là do một kích thích của môi trường ngoài như thời tiết (nhiệt độ, độ ẩm ), ánh sáng, âm thanh… tác động vào các giác quan hay do kích thích của môi trường bên trong do tác động của hoocmon sinh dục gây nên hiện tượng chín sinh dục và chuẩn bị cho sự sinh sản, được thể hiện bằng các hành động ve vãn, khoe mẽ, tỏ tình, xây tổ, ấp trứng, chăm sóc, bảo vệ con non …. Ví dụ: * Có một số loài chim không tự ấp trứng mà luôn có tập tính đẻ trứng “trộm” vào ổ các chim khác để nhờ ấp hộ. Các chim được “gửi trứng ấp” cũng không hề hay biết * Chim chích có thể ấp nhầm trứng tu hú to hơn trứng của nó và khi trứng tu hú nở nó vẫn mớm mồi cho chim tu hú non, mặc dù con này đẩy cả trứng của chim chích ra ngoài tổ, tập tính này gọi là “Tập tính nhầm”. * Ở một số loài côn trùng như kiến và ong, hầu hết các cá thể đều không sinh sản mà dành toàn bộ sức lực để nuôi nấng bảo vệ thế hệ con của những cá thể khác. * Đối với bọ xít, được mệnh danh là "Hoàng hậu hôi", miệng tuyến hôi của nó nằm ở bụng, bình thường dùng để phòng chống kẻ địch. Khi chúng sinh con thì mùi hôi này có thể hình thành một "vòng hôi" xung quanh ấu trùng, như một bức tường bảo vệ con cái khỏi sự xâm hại của kẻ thù. * Chim chào mào (chim đầu rìu) cũng có khả năng tiết ra mùi hôi. Khả năng này bình thường được giữ kín, nhưng đến lúc sinh đẻ, nhằm giúp cho con cái ra đời bình an, chim mẹ đã thông qua tuyến hôi ở đuôi tiết ra một dịch lỏng màu nâu đen có mùi khó ngửi. Trong một khoảng thời gian, tổ chim có mùi khó thở. Dù rằng có một số động vật chuyên ăn trộm trứng chim, nhưng khi đối mặt với hoàn cảnh tồi tệ như vậy cũng phải rút lui. 5/ Tập tính bảo vệ vùng lãnh thổ: 5 Chiếm giữ và bảo vệ vùng lãnh thổ là một biểu hiện tập tính quan trọng ở giới Động Vật, từ các động vật bậc thấp đến các nhóm động vật bậc cao. Ở nhiều động vật thuộc lớp Thú, chúng dùng các chất tiết từ tuyết thơm, nước tiểu, … để đánh dấu và xác định vùng lãnh thổ, chúng chiến đấu với những kẻ xâm phạm lãnh thổ bằng các trận giao tranh quyết liệt để giữ gìn nguồn thức ăn và nơi ở. Vì vậy, ở mỗi vùng lãnh thổ, mỗi đàn đều có một con đầu đàn chỉ huy các trận đấu tranh giành lãnh thổ với kẻ khác, cũng như chống lại các động vật khác định ăn trộm thức ăn của đàn, hay khi bị đe dọa bị ăn thịt. Tổ chức theo trật tự lệ thuộc là đặc tính của hầu hết các động vật sống thành đàn. Trong 1 đàn sẽ có con đầu đàn thống trị các con còn lại. Con đầu đàn có ưu thế như vậy là nhờ thắng trận trong các trận đấu. Đấu tranh bảo vệ lãnh thổ cũng là cơ hội để lựa chọn bạn tình. Con cái thường lựa chọn những con đực chiếm giữ vùng lãnh thổ tốt nhất, cũng là con khỏe nhất. Kết bạn với những con đực như vậy có nguồn gen tốt sẽ cho những đứa con mạnh khỏe là điều kiện để duy trì và phát triển nòi giống. 6/ Tập tính di cư: là một tập tính rất phức tạp thể hiện trong hiện tượng di cư của một số loài chim, cá… Chúng thường di cư theo mùa, theo một chu kỳ nhất định trong năm. Cứ đến mùa đông, phần vì lạnh giá, phần vì thiếu thức ăn, nhiều loài chim ở phương Bắc vượt hàng ngàn, vạn cây số về phương nam ấm áp, thức ăn phong phú để sống, đến mùa xuân lại trở về phương Bắc. Ví dụ: Những biểu hiện của “Di cư sinh sản” Cá thể trưởng thành sống ở những vùng khác với nơi sinh sản Sự di chuyển cả đàn kèm theo sinh sản. Đến mùa sinh đẻ chúng phải di chuyển tập trung về những “bãi đẻ” nhất định. Cá chình là loài cá di cư, cá mẹ đẻ ở biển sâu, cá con sau khi nở trôi dạt vào bờ biển, cửa sông, vùng nước ngọt kiếm mồi và lớn lên. Khi trưởng thành, cá lại di cư ra biển sâu để đẻ trứng. Tập tính di cư thường là tập tính thứ sinh. Tập tính của động vật rất phong phú, phức tạp, và có vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng. Nó liên quan mật thiết đến sự tồn tại và phát triển nòi giống. Chẳng những thế, tập tính động vật cũng đem lại nhiều lợi ích cho thực vật và con người. - Một số loài thụ phấn cho các loài thực vật có hoa (ví dụ o¬ng, bướm, kiến, ). Một số côn trùng cũng sinh ra những chất rất hữu ích như mật, sáp, tơ. Nhiều côn trùng, đặc biệt là các loài cánh cứng là những bọn ăn xác thối, chúng ăn các xác động vật chết, các cây bị gãy mục, trả lại môi trường các dạng hữu ích cho các sinh vật khác sử dụng. Ai Cập cổ đại đã sùng bái coi những con bọ cánh cứng (ví dụ như bọ hung). Giun phát sáng châu Âu được coi như những con vật có lợi vì chúng tiêu diệt ốc và sên là những con phá hoại mùa màng. 6 Khi nuôi động vật, chúng ta cần lưu tâm đến tập tính của chúng, tạo điều kiện môi trường sống phù hợp để chúng sống và phát triển bình thường phải tìm hiểu tập tính động vật của chúng để không làm mất cân bằng sinh thái của môi trường nuôi Vì vậy, nghiên cứu tập tính động vật của có vai trò đặc biệt quan trọng 7 8 Tập tính Nhiều loài côn trùng có các cơ quan cảm giác rất tinh tế. Trong một số trường hợp, các giác quan của chúng nhạy cảm hơn con người rất nhiều. Ví dụ, ong có thể nhìn được trong phổ bức xạ cực tím để tìm kiếm nơi hút mật là những bông hoa có bức xạ này để "dẫn đường" cho ong. Bướm đực có cái "mũi chuyên hóa" là đôi ăng ten (ở bướm ngày ăng ten có chóp tròn ở đầu mút và ở ngài (bướm đêm) lại có dạng lông vũ hoặc không có đầu mút tròn) có thể ngửi thấy pheromon của bướm cái từ khoảng cách vài km. Các côn trùng có tập tính xã hội như kiến hay ong, chúng sống cùng nhau trong một tập đoàn lớn và được tổ chức rất tốt. Các cá thể trong tập đoàn tương đối giống nhau về bộ gen (do trinh sản) nên người ta có thể coi cả tập đoàn như một "siêu cơ thể". Đứng đầu một thị tộc côn trùng như vậy là con chúa-con cái duy nhất có khả năng sinh sản, và chỉ đảm nhiệm chức vụ này trong bầy và là mẹ của mọi con côn trùng khác trong thị tộc, bao gồm những con thợ là những con cái không có khả năng sinh sản, thực hiện mọi nhiệm vụ của tổ, từ kiếm thức ăn, vệ sinh tổ và vệ sinh con chúa, chăm sóc ấu trùng Con chúa điều khiển lũ con của mình bằng pheromon, và cứ vào mỗi mùa sinh sản mới, chúng lại cho ra đời một lứa con chúa là hậu duệ của mình, khi trưởng thành những con này sẽ bay đi để tạo nên một thị tộc riêng, những đàn kiến cánh bay vào nhà bạn chính là hình ảnh minh họa rõ nét của chúng. Còn những con thợ thì được sinh ra hằng ngày với tốc độ chóng mặt. Còn những con đực chỉ đóng vai trò sinh sản. Một tập tính quan trọng của côn trùng là một vài loài và ở một số giai đoạn biến thái chúng có thời kỳ ngủ đông (hibernate) và thời kỳ đình dục (diapause). [sửa] Giác quan của côn trùng Một trong những lí do giúp côn trùng không ngừng tồn tại, tiến hóa và phát triển trong suốt hàng trăm triệu năm qua, thích ứng với mọi môi trường sống trên cạn chính là một hệ thống giác quan cực kì nhanh nhạy và chính xác mà tạo hóa trang bị cho chúng, được sử dụng trong mọi hoạt động di chuyển, tìm kiếm thức ăn, trốn tránh kẻ thù và sinh sản. Nhặng xanh (thuộc bộ Diptera, những vũ công thiện nghệ trong thế giới côn trùng Kiến có thị giác kém hơn, thích ứng với đời sống dưới lòng đất tối tăm, không bay lượn, giao tiếp bằng các mùi hóa học. Chuồn chuồn ngô với một cái đầu toàn mắt. Con ngài này có ăngten hình lông vũ. Ngài đực dùng ăngten để tìm kiếm bạn tình. 9 Chuồn chuồn (thuộc bộ Odonata có đôi mắt kép gồm h ng chà ục ng n thà ấu kính bao phủ khắp đầu, giúp chúng có tầm nhìn rộng để phát hiện con mồi v à địch thủ. Thị giác của côn trùng thuộc hàng tốt nhất trong thế giới động vật. Và chúng lại có tới hai loại mắt: mắt kép và mắt đơn. Mỗi mắt kép của côn trùng được tạo nên bởi hàng trăm, hàng nghìn thấu kính nhỏ (là một tế bào thị giác) có kích thước hiển vi, mỗi thấu kính lại tiếp nhận một hình ảnh giống hệt nhau, điều đó có nghĩa là nếu bạn đứng trước một con ruồi, thì trong mắt nó, hình ảnh của khuôn mặt bạn sẽ được nhân lên hàng nghìn lần để hiển thị trên cũng ngần ấy thấu kính tí hon. Trong khi đó, mỗi mắt đơn chỉ được cấu tạo bởi một thấu kính như vậy, và chỉ có tác dụng cảm nhận sáng tối mà thôi. Một số côn trùng có cả mắt đơn và mắt kép, trong khi những côn trùng khác chỉ có mắt đơn. Đặc biệt, mắt của côn trùng không chỉ nằm trên đầu. Các nhà khoa học đã thử bịt kín đầu của một con côn trùng, nhưng nó vẫn cảm nhận được vùng có ánh sáng nhờ những tế bào thị giác nằm rải rác trên cơ thể. Không phải côn trùng nào cũng có thị giác tốt như nhau: Những côn trùng có lối sống săn mồi và ham thích bay lượn vào ban ngày như chuồn chuồn, ruồi, bọ ngựa, ong, bướm và bọ cánh cứng thường có thị giác rất tốt, bằng chứng là đôi mắt của chúng gần như bao trùm một nửa hay toàn bộ cái đầu. Những côn trùng khác ưa tối và hoạt động vào ban đêm (như gián), có cuộc sống chật chội dưới những hào sâu trong lòng đất (như kiến và mối thì có thị giác kém hơn rất nhiều. Bù lại, con gián có đôi ăngten dài có vai trò xúc giác (chạm vào các vật thể xung quanh như chiếc gậy dò đường của người mù), vai trò khứu giác giúp chúng tìm ra chiếc bánh ngọt của bạn và có những lông xúc giác cực nhạy nhô ra từ đằng sau bụng có thể cảm nhận mọi rung động nhỏ nhất của không khí và mặt đất xung quanh giúp chúng biến mất ngay khi con người xuất hiện trong bếp. Mối là hậu duệ tiến hóa của gián, phần lớn chúng đều mù, và một số loài kiến, kẻ thù truyền kiếp của chúng cũng vậy. Nhưng chúng có hệ thống khứu giác hết sức ưu việt và một tập thể trinh sản được tổ chức một cách thông minh, giúp cả tập đoàn kiến thống nhất như một cơ thể trong mọi hoạt động sống thường ngày. [sửa] Ngụy trang và tự vệ Bốn trăm triệu năm tồn tại trên trái đất cũng là bốn trăm nghìn năm côn trùng liên tục đấu tranh sinh tồn để đạt được ngôi vị thống lĩnh về số lượng trong giới động vật như ngày nay. Khi mà tác động của môi trường ngày càng thu nhỏ kích thước của côn trùng trong quá 10 [...]... ích lớn nhất của côn trùng chính là loài ăn côn trùng (insectivores) Nhiều loài côn trùng như châu chấu có thể sinh sản nhanh đến nỗi mà chúng có thể bao phủ Trái Đất chỉ trong một mùa sinh sản Tuy nhiên có hàng trăm loài côn trùng khác ăn trứng của châu chấu, một số khác thì ăn cả những con trưởng thành Vai trò này trong sinh thái thường được cho là của các loài chim, nhưng chính côn trùng, mặc dù không... của côn trùng với môi trường và đời sống con người Một con châu chấu ở giai đọan thiếu trùng, đại diện cho loài côn trùng biến thái không hoàn toàn Ở giai đoạn này, hình dáng bên ngoài của thiếu trùng đã gần như giống hệt thành trùng, nhưng kích cỡ nhỏ hơn, và cánh ngắn chưa phát triển hoàn toàn Chúng cần trải qua nhiều lần lột xác nữa để trưởng thành và tham gia sinh sản Chỉ có 0,1% các loài côn trùng. .. dinh dưỡng của loài người Người ta không thể ước tính được có bao nhiêu loài côn trùng đã nằm trong thực đơn của con người nhưng nó đã có mặt trong rất nhiều thức ăn, đặc biệt trong ngũ cốc Hầu hết chúng ta không nhận ra rằng các luật bảo vệ thực phẩm ở nhiều nước không ngăn cản việc có mặt của côn trùng trong thức ăn Nhiều côn trùng, đặc biệt là các loài cánh cứng là những bọn ăn xác thối, chúng ăn các... để trưởng thành và tham gia sinh sản Chỉ có 0,1% các loài côn trùng là đi ngược lại lợi ích của con người Nhiều côn trùng được coi là những con vật có hại với loài người vì chúng truyền bệnh (ruồi, muỗi), phá hủy các công trình (mối), hay làm hỏng các sản phẩm lương thực (mọt) Các nhà côn trùng học đã đưa ra nhiều biện pháp để kiểm soát chúng mà phổ biến nhất là thuốc trừ sâu Tuy nhiên, 11 ngày nay... lấy gì làm vệ sinh lắm ấy với thần Mặt Trời, thần linh tối cao của họ Và để trả ơn cho công lao dọn vệ sinh của con bọ hung, người Ai Cập đã trao cho chúng cái chức danh "người dẫn đường cho thần Mặt Trời" 12 Một con bọ rùa ở giai đọan trưởng thành, đại diện cho loài côn trùng biến thái hoàn toàn Cả thành trùng lẫn ấu trùng bọ rùa đều ăn rệp vừng, và là thiên địch tự nhiên có vai trò quan trọng trong... dù các côn trùng có hại thường nhận được nhiều sự quan tâm hơn, bên cạnh đó vẫn có nhiều loài có lợi cho môi trường và con người Một số loài thụ phấn cho các loài thực vật có hoa (ví dụ ong, bướm, kiến ) Sự giao phấn (pollination) là sự trao đổi (hạt phấn) giữa các thực vật có hoa để sinh sản Các loài côn trùng khi lấy mật và phấn hoa đã vô tình tiến hành giao phấn Ngày nay, một loạt các vấn đề về môi... giao phấn Ngày nay, một loạt các vấn đề về môi trường đã làm giảm các quần thể "nhà giao phấn" (pollinator) này Số lượng các loài côn trùng được nuôi với mục đích làm vật trung gian quản lý việc thụ phấn cho thực vật đang trong thời ký phát triển thịnh vượng Một số côn trùng cũng sinh ra những chất rất hữu ích như mật, sáp, tơ Ong mật đã được con người nuôi từ hàng ngàn năm nay để lây mật Tơ tằm đã... quan trọng hơn Với bất kỳ loài côn trùng có hại nào, như con người thường gọi, thì cũng có một loài ong bắp cày là vật ký sinh hay là thiên địch của chúng và giữ một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các loài có hại đó Sự quan tâm của với việc kiểm soát dịch hại bằng thuốc trừ sâu có thể có tác dụng phản lại, thực tế thì chúng ta đã không nhận ra rằng chính côn trùng đã tự kiểm soát lẫn nhau... được thiết lập trên con đường vận chuyển tơ lụa giữa Trung Quốc và phần còn lại của thế giới Ấu trùng maggot được sử dụng để chữa trị vết thương, ngăn chặn sự hoại tử do chúng ăn các phần chết thối Phương pháp điều trị hiện đại này đã được sử dụng ở một vài bệnh viện trên thế giới Nhiều nơi trên thế giới, côn trùng được sử dụng làm thức ăn cho con người (entomophagy) trong khi nó lại là đồ kiêng kị với... thứ vũ khí bí mật để tồn tại trước các loài săn mồi, tạo nên một thế giới sinh vật vô cùng phong phú về các phương pháp lẩn trốn và ngụy trang • • Ngụy trang: Bằng màu sắc và h×nh d¸ng của cơ thể, chóng thường ngụy trang thành c¸c vật thể của m«i trường sống VÝ dụ: Cành c©y, lá khô, Giả trang: Côn trùng thường giả trang thành các con có độc để đe dọa đối phương Một vẻ ngoài xấu xí nhưng rất khó phát . Những chuyện thú vị về côn trùng Những con côn trùng quá bé nhỏ tưởng chừng vô hại với những chiếc ôtô to đùng. Vậy mà chúng. số côn trùng có cả mắt đơn và mắt kép, trong khi những côn trùng khác chỉ có mắt đơn. Đặc biệt, mắt của côn trùng không chỉ nằm trên đầu. Các nhà khoa học đã thử bịt kín đầu của một con côn trùng, . với ký sinh trùng. Tuy nhiên, nghiên cứu mới đây cho thấy sự tiếp xúc với nước bọt của côn trùng lành (không mang ký sinh trùng) mới giúp tăng sức đề kháng. Chính vì vậy, bị côn trùng đốt nhiều

Ngày đăng: 09/07/2014, 23:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Tập tính

  • [sửa] Giác quan của côn trùng

  • [sửa] Ngụy trang và tự vệ

  • [sửa] Vai trò của côn trùng với môi trường và đời sống con người

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan