1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Tại sao những kế toán giỏi lại làm kiểm toán tồi?

4 266 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 158,76 KB

Nội dung

Tại sao những kế toán giỏi lại làm kiểm toán tồi? Những kế toán giỏi cũng thường là những kiểm toán giỏi bởi vì họ nắm vững các thủ thuật kế toántài chính của công ty? Không, hầu hết các kế toán giỏi lại làm kiểm toán tồi. Có khúc mắc gì trong vấn đề tưởng chừng như logic này? Từ ý tưởng . Điều gì thực sự xảy ra đằng sau những vụ scandal kế toán ở các tập đoàn lớn? Thông thường những vụ scandal không bắt nguồn từ những vụ tham nhũng mà chúng có nguồn gốc sâu xa và nguy hại hơn. Đó là những điều vô tình được tạo ra bởi chính hệ thống kế toán của những công ty đó. Do sự chủ quan của kế toán hay các mối quan hệ vô cùng phức tạp giữa các công ty kế toán và khách hàng, nên ngay cả những kiểm toán viên trung thực và cẩn thận cũng có thể có lúc vô ý nhầm lẫn những con số. Điều này thường gây thiệt hại cho các nhà đầu tư, những người điều hành và thậm chí cho cả bộ máy quản lý. Những bộ luật mới về “giải trình kiểm toán doanh nghiệp” và các mức án phạt tù cũng không thể giải quyết được vấn đề này. Đây là vấn đề cần giải quyết triệt để hơn nữa so với những gì mà chính phủ Mỹ đã và có thể làm. Sự độc lập của các kiểm toán viên đòi hỏi phải có những thay đổi cơ bản trong hoạt động của ngành kiểm toán. Các công ty cần thừa nhận sự tồn tại của những thành kiến và tuân theo những ứng dụng và quy định có thể làm tác động xấu đến những thành kiến đó. Chỉ có cách làm như vậy, chúng ta mới có thể tin tưởng vào các bản báo cáo tài chính của công ty. … Đến thực tế Do sự “tự kỷ ám thị” về những mục tiêu muốn đạt được, chúng ta có xu hướng đưa ra các mục tiêu cần sự tận tâm cao. Chúng ta thường thiếu sự phê bình tổng thể, hay tuân theo những bằng chứng phù hợp với ý kiến bản thân và loại trừ một cách vô thức những thực tế mâu thuẫn với ý kiến của chúng ta mà không có một lời lý giải nào. Có ba khía cạnh tạo ra những thành kiến đối với các kiểm toán viên: 1. Sự mơ hồ . Con người thường có xu hướng kết luận chủ quan khi có sự mơ hồ về các bằng chứng. Rất nhiều những quyết định về kế toán (Ví dụ như cái gì cấu thành nên chi phí, khi nào có thu nhập xác định) đòi hỏi người kế toán phải biết cách giải thích chủ động cho những thông tin không rõ ràng . 2. Sự gắn bó . Những kiểm toán viên thường rất tận tâm trong việc giữ gìn mối quan hệ tốt với khách hàng và kiểm tài khoản của họ. Tại sao lại như vậy? Khách hàng có thể không thuê họ kiểm toán nữa vì những kết quả kiểm toán không như ý hay thái độ thiếu thiện ý. Hơn nữa, chỉ có các mối quan hệ dài hạn mới cho phép các công ty kiểm toán bán được nhiều dịch vụ tư vấn có lợi hơn. 3. Sự chấp nhận . Khi người khác thường hay tán thành những suy nghĩ chủ quan của bạn, bạn sẽ có thói quen đưa ra những kết luận chủ quan. Đơn giản là bởi bạn cho rằng những kết luận đó phù hợp với cách suy nghĩ của mình. Vì vậy, các kiểm toán viên thường chấp nhận những kết quả kiểm toán mà khách hàng đã chuẩn bị sẵn hơn là những kết quả mà họ sẽ phải quyết định độc lập. Mối quan hệ giữa kiểm toán viên và khách hàng càng gắn bó thì liệu kết quả kiểm toán có minh bạch hay không? Ba khía cạnh tự nhiên của con người có thể tạo ra thành kiến: 1. Sự quen thuộc . Con người có thể sẵn sàng gây thiệt hại cho một người xa lạ (Ví dụ như một nhà đầu tư không quen biết) hơn là một cá nhân nào đó mà họ biết từ lâu (khách hàng lâu năm). Mối quan hệ giữa kiểm toán viên và khách hàng càng gắn bó thì xu hướng kiểm toán viên thông qua những kết quả kiểm toán không minh bạch càng lớn. 2. Sự chủ quan . Chúng ta có xu hướng có phản ứng tức thời với những hậu quả trực tiếp hơn là những kết quả chưa chắc chắn hay những kết quả chậm trễ. Các kiểm toán viên thường chần chừ khi đưa ra các báo cáo thực sự chặt chẽ, bởi vì những tác hại mà báo cáo đó có thể gây ra cho những mối quan hệ: Họ có thể sẽ bị khách hàng hủy hợp đồng và bị công ty sa thải. 3. Leo thang . Con người thường bỏ qua những lỗi nhỏ, để rồi phải che đậy những vấn đề phát sinh sau đó. Trong kế toán, những thói quen vô thức có thể tạo ra việc tham nhũng có ý thức. Những phương pháp giải quyết cơ bản: Gần đây, việc đề ra những tiêu chuẩn kiểm toán chặt chẽ hơn của chính phủ Mỹ vẫn không giải quyết triệt để những thói quen trên. Có lẽ chúng ta nên loại bỏ những tác nhân gây ra thói quen đó bằng cách hạn chế việc các kiểm toán viên làm hài lòng khách hàng của họ thông qua các báo cáo thiếu chính xác. Tôi xin đưa ra một số đề xuất như sau:  Cần nâng cao nghiệp vụ và vấn đề đạo đức nghề nghiệp cho các nhân viên kiểm toán  Ngăn cấm hoàn toàn việc các kiểm toán viên tư vấn và cung cấp các dịch vụ về thuế cho khách hàng. Bởi vì các công ty kế toán nào khuyên khách hàng tăng lợi nhuận thường phải đối mặt với những xung đột về lợi ích khi đánh giá kết quả kiểm toán của các công ty đó.  Giúp họ loại bỏ nỗi sợ hãi bị đuổi việc nếu họ đưa ra những kết quả kiểm toán không có lợi cho khách hàng. Hãy xây dựng những hợp đồng kế toánkiểm toán viên không thể bị đuổi việc. Không tuyển dụng lại những kiểm toán viên đã hết hạn hợp đồng. Thay vào đó, yêu cầu các công ty kế toán luân chuyển khách hàng.  Ngăn cấm khách hàng thuê các kế toán đã từng kiểm toán cho họ. Các kiểm toán này có thể không công bằng khi kiểm toán viên cho báo cáo đó cố gắng làm hài lòng những người tuyển dụng tương lai của họ. Tóm tắt ý tưởng chính từ bài báo đăng trên tạp chí Harvard Business Review của Max H. Bazerman, George Loewenstein và Don A. More . Tại sao những kế toán giỏi lại làm kiểm toán tồi? Những kế toán giỏi cũng thường là những kiểm toán giỏi bởi vì họ nắm vững các thủ thuật kế toán. với khách hàng và kiểm kê tài khoản của họ. Tại sao lại như vậy? Khách hàng có thể không thuê họ kiểm toán nữa vì những kết quả kiểm toán không như ý hay

Ngày đăng: 20/10/2013, 19:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w