Chiến tranh Lê - Mạc 2

5 345 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Chiến tranh Lê - Mạc 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Chiến tranh Lê-Mạc Chiến sự giằng co Chiến sự 1551 Có lực lượng của Bá Ly và Nguyễn Thiến, nhà tổ chức tấn công ra bắc. Tháng 6 năm 1551, Trịnh Kiểm làm tổng chỉ huy, sai Bá Ly và Vũ Văn Mật ra quân tấn công Thăng Long. Trịnh Kiểm qua đò sông Thao đến An Lạc, cùng Vũ Văn Mật tấn công núi Hy, đánh thắng Mạc Kính Điển vài trận rồi tiến tới Xuân Canh, Lâm Hạ. Bá Ly, Nguyễn Khải Khang và Vũ Văn Mật chia 3 đường tiến đánh. Mạc Tuyên Tông bèn chạy đi Kim Thành, ủy thác cho chú Mạc Kính Điển làm Đô tổng súy, ở lại cầm quân ở Bồ Đề bảo vệ kinh đô. Từ Bồ Đề về phía bắc, Mạc Kính Điển đắp lũy đất, đặt thuyền chiến, quân thủy và quân bộ xen kẽ nhau, phòng thủ rất nghiêm ngặt [8] . Quân tiến vào dải tây nam gồm Thường Tín, Ứng Thiên, Quốc Oai và Quảng Oai. Các tướng định rước vua ra Thăng Long, nhưng Trịnh Kiểm cho rằng lực lượng nhà Mạc còn nhiều nên cùng Bá Ly rút về Thanh Hóa, Vũ Văn Mật cũng trở về Tuyên Quang. Quân rút lui, Mạc Kính Điển chia quân đi chiếm lại những vùng bị mất, bộ binh đóng tại Yên Mô (Ninh Bình), thủy binh đóng ở cửa Thần Phù. Chiến sự 1554 Năm 1554, Trịnh Kiểm lập hành dinh tại quê hương Biện Thượng [9] , sau đó điều quân đánh Thuận Hóa. Khi quân tiến vào nam, các quan lại nhà Mạc và các hào trưởng địa phương phần lớn đi theo. Tướng Mạc ở Thuận Hóa là Hoàng Bôi mang quân ra đánh bị tử trận. Quân Mạc bị đánh tan, nhà lấy lại được Thuận Hóa và Quảng Nam. Toàn bộ lãnh thổ Đại Việt chính thức chia làm 2 nửa: từ Ninh Bình trở ra trong tay nhà Mạc, từ Thanh Hóa trở vào trong tay nhà Lê. Chiến sự 1555 Sau khi ổn định tình hình, Mạc Kính Điển bắt đầu tổ chức tiến công vào Thanh Hóa. Tháng 8 năm đó, Mạc Kính Điển sai Thọ quận công đem hơn 100 chiếc thuyền làm tiên phong, tiến đến cửa biển Thần Phù đóng dinh. Hôm sau, Kính Điển đem quân đến hội ở sông Đại Lại [10] , sai Thọ quận công đốc suất quân bản bộ đi trước, đóng dinh ở núi Kim Sơn. Trịnh Kiểm sai Bá Ly, Nguyễn Khải Khang, Nguyễn Thiến, Khắc Thận cùng mai phục sẵn ở phía nam sông, còn Trịnh Kiểm đích thân đốc suất đại quân mai phục ở phía bắc sông, chọn 50 con voi phục ở chân núi Kim Sơn; sai Phạm Đốc đem thuỷ quân cùng Nguyễn Quyện đem hơn 10 chiếc thuyền chiến chiếm cứ mạn thượng lưu từ sông Hữu Chấp đến sông Kim Bôi. Trưa hôm sau, thuyền quân Mạc qua Kim Sơn, đến chợ Ông Cung. Trịnh Kiểm lệnh các đạo quân mai phục đổ ra đánh. Quân Mạc thua chạy. Thọ quận công nhảy xuống sông trốn, bị tướng là Vũ Sư Thước bắt sống và sau đó bị chém. Quân Mạc bị bắt rất nhiều, quân thu được nhiều khí giới. Mạc Kính Điển rút quân quay về kinh thành. Chiến sự 1557 Trận tháng 7 Năm 1556, Trung Tông mất, Trịnh Kiểm định thay làm vua nhưng sau nghe theo lời Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đã lập người trong họ là Duy Bang lên ngôi, tức là vua Anh Tông (xem chi tiết bài chúa Trịnh). Tháng 7 năm 1557, Mạc Tuyên Tông sai Mạc Kính Điển đem quân đánh Thanh Hóa, Phạm Quỳnh và Phạm Dao vào đánh Nghệ An. Mạc Kính Điển chia ra đóng ở sông Thần Phù và vùng Tống Sơn, Nga Sơn, đốt phá cầu phao. Trịnh Kiểm sai Thanh quận công ra giữ Nga Sơn, Hà Thọ Tường giữ Tống Sơn, quân Mạc không tiến lên được. Trịnh Kiểm lại đích thân chỉ huy tượng binh, ngầm tiến đến chân núi Yên Mô thẳng tới cửa biển, rồi chia làm 2 cánh đánh úp quân Mạc. Tướng là Vũ Lăng hầu nhảy lên thuyền Mạc Kinh Điển, chém chết người cầm dù. Mạc Kính Điển trở tay không kịp, vội nhảy xuống sông trốn thoát. Quân Mạc đại bại, bỏ thuyền chạy trốn vào núi rừng. Mạc Kính Điển chạy trốn vào hang núi ẩn náu 3 ngày, ban đêm thấy cây chuối trôi qua cửa hang, liền ôm chuối trôi theo dòng để tìm đường về. Trịnh Kiểm phá tan quân của Mạc Kính Điển, tước lấy chiến thuyền, giả làm quân Mạc kéo vào đánh quân Phạm Quỳnh, Phạm Dao ở Nghệ An. Phạm Quỳnh, Phạm Dao không đề phòng, bị quân đánh bại phải rút về. Trận tháng 9 Tháng 4 năm 1557, Bá Ly qua đời. Tháng 9 năm đó, Nguyễn Thiến cũng qua đời. Hai con Nguyễn Thiến là Nguyễn Quyện, Nguyễn Miễn trốn về với nhà Mạc. Mạc Tuyên Tông phong Nguyễn Quyện làm Văn Phái hầu, Nguyễn Miễn làm Phù Hưng hầu và gả con gái tông thất cho. Trịnh Kiểm đem 5 vạn quân thuỷ bộ đánh ra Sơn Nam. Quân qua sông Phụng Xí [11] phá tan quân Mạc, bắt sống tướng Mạc là Khánh quốc công. Sau đó Trịnh Kiểm tự mình chỉ huy bộ binh, sai Phạm Đốc chỉ huy thuỷ quân cùng tiến, sai Vũ Lăng hầu làm Tiền Thuỷ đội. Mạc Tuyên Tông sai Nguyễn Quyện mang quân ra chống giữ ở sông Giao Thuỷ, đánh nhau to với Vũ Lăng hầu. Vũ Lăng hầu nhảy sang mui thuyền của Nguyễn Quyện. Nguyễn Quyện cầm gươm chém, Vũ Lăng hầu nhảy xuống sông lặn đi. Nguyễn Quyện lại nhảy sang thuyền của Vũ Lăng hầu, chém được đầu của người cầm dù rồi hô lớn: Đầu Vũ Lăng hầu đây, lũ chúng mày địch sao nổi ta! Quân nghe nói sợ hãi, không kịp ngoảnh lại nhìn, nhảy cả xuống sông. Toàn quân tan vỡ, bỏ thuyền nhảy lên bờ tháo chạy. Quân Mạc thừa thắng đuổi đánh. Nhân dân các huyện đều hưởng ứng theo quân Mạc. Trịnh Kiểm vội rút quân. Mạc Kính Điển sai tướng đem quân chặn lối về của Trịnh Kiểm, giết rất nhiều quân Lê. Chiến tướng nhà trung hưng bị giết đến vài chục viên, thuyền bè, khí giới phải vứt bỏ hết. Trịnh Kiểm chạy thoát về chỉ còn non nửa số quân [5] . . Chiến tranh L - Mạc Chiến sự giằng co Chiến sự 1551 Có lực lượng của Lê Bá Ly và Nguyễn Thiến, nhà Lê tổ chức tấn công ra bắc rồi chia làm 2 cánh đánh úp quân Mạc. Tướng Lê là Vũ Lăng hầu nhảy lên thuyền Mạc Kinh Điển, chém chết người cầm dù. Mạc Kính Điển trở tay không kịp, vội

Ngày đăng: 20/10/2013, 18:15

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan