Giaohoan,giaophốivàthụtinhởBòsát(Reptilia) 1. Hiện tượng giao hoan Trước khi giao phối, thường xảy ra hiện tượng giao hoan sinh dục. Hiện tượng này giúp cho đực và cái nhận biết nhau và kích thích cá thể cái trước khi giao phối. Ở cắc kè (Calotes versicolor) lúc múa giaohoan, con đực đứng thẳng hai chân sau, đầu lắc lư, miệng há ra ngậm lại nhịp nhàng, màu sắc thay đổi nhanh chóng. Tắc kè đực vảy đuôi làm dáng trước khi giao phối. Thạch sùng đực (Hemydactylus) chạy chung quanh con cái, thỉnh thoảng liếm hoặc lấy mõm chạm vào thạch sùng cái để vuốt ve. Thằn lằn đực (Lacerta agilis) khi đã tìm được thằn lằn cái, liền dùng mõm đập vào cổ, gáy, cọ những lổ đùi vào lưng đớp đuôi, đớp háng thằn lằn cái. Rắn hổ mang được nuôi ở các trại rắn có thời gian giao hoan sinh dục khoảng nửa giờ. Rắn đực và cái bò song song với nhau trước khi giao phối. Một số loài rùa đầm đực có tập tínhgiao hoan bằng cách lắc lư đầu, cắn cào rùa cái. Hoạt động giaophối của rùa (theo Hickman) Hoạt động giaophốiở Rắn Coronella austriaca 2. Sự giaophốiBòsát đực có cơ quan giaophối là dương hành để đưa tinh trùng vào huyệt của cá thể cái. Sự thụtinh được thực hiện ở bên trong ống dẫn trứng. Thằn lằn đực (nhông, thạch sùng) thường dùng răng ghìm thạch sùng cái để giao phối. Một số loài nhông khác, con đực không cắn nhưng dùng chân trước giữ phần thân trước của nhông cái hoặc bám hai bên sườn, hoặc leo lên lưng của nhông cái. Con đực có thể giaophối với nhiều con cái, trái lại con cái chỉ giaophối một lần. Thời gian giaophối có thể kèo dài từ nửa giờ đến vài giờ hay hơn nữa. Khi giao phối, rùa cạn đực leo lên mai lưng của rùa cái. Ðể đứng được vững trên lưng rùa cái, rùa đực dùng vuốt bám chặt vào bờ mai trước của rùa cái và cắn vào đầu của rùa cái. Khi chịu đực, rùa cái rướn mình lên khỏi mặt đất, đuôi duỗi thẳng. Rùa đực đưa dương hành vào huyệt con cái. Rùa đầm (Emys) giaophối trong nước, rùa đực leo lên lưng của rùa cái. Nếu rùa cái chưa chịu thì sẽ bị rùa đực cắn hoặc dìm xuống bùn cho đến khi nào chịu mới thôi. Cá sấu đực dùng chân trước bám chặc vào cổ cá sấu cái. Sau đó nó vặn thân sang một bên, xoay xuống phía dưới thân của cá sấu cái để giao phối. Thông thường ởbò sát, con đực đóng vai trò chủ động và tích cực. Ngược lại ỏ một số ít loài như nhông (Agama agama). Trong mùa sinh sản nhiều cá thể cái vây lấy một cá thể đực. Con nào cũng muốn cho cá thể đực chú ý, chúng chạy quanh và chìa lỗ huyệt cho con đực. 3. ThụtinhỞ rắn, sau khi giao phối, tinh trùng nằm trong ống dẫn trứng của con cái trong nhiều tháng đến vài năm. (thí nghiệm cho thấy sau ba đến bốn năm, con cái vẫn đẻ trứng, trứng được thụtinhvà nở thành con). Rắn lục châu Phi cái (Causus rhombeatus) sau khi giaophối được nuôi cách ly khỏi rắn đực đã đẻ 7 ổ trứng và tỷ lệ thụtinh vẫn cao. Sau khi giao phối, tinh trùng sống trong ống dẫn trứng của rắn cái và chờ trứng rụng. Ở rắn sống vùng ôn đới sau khi giaophối độ hai tháng, rắn cái mới rụng trứng. Quỳnh Hoa Comments . Giao hoan, giao phối và thụ tinh ở Bò sát (Reptilia) 1. Hiện tượng giao hoan Trước khi giao phối, thường xảy ra hiện tượng giao hoan sinh. giao phối của rùa (theo Hickman) Hoạt động giao phối ở Rắn Coronella austriaca 2. Sự giao phối Bò sát đực có cơ quan giao phối là dương hành để đưa tinh