Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 22 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
22
Dung lượng
1,39 MB
Nội dung
Bài d thiự TRƯỜNG THPT Châu Thành B Lớp 10A3 TỔ 1 TÊN CÂYTHUỐC ĐẶC ĐIỂM VÀ CÔNG DỤNG 1 Dừa cạn: Đặc điểm sinh thái: Nó là cây thân thảo hoặc cây bụi nhỏ thường xanh, cao tới 1 m, phân cành nhiều. -Các lá có dạng hình ôvan hay thuôn dài, kích thước 2,5–9 cm dài và 1–3,5 cm rộng, xanh bóng, không lông, với gân lá giữa nhạt màu hơn và cuống lá ngắn (dài 1– 1,8 cm); mọc thành các cặp đối. -Hoa có màu từ trắng tới hồng sẫm với phần tâm có màu đỏ hơn, ống tràng dài 2,5-3 cm và tràng hoa đường kính 2–5 cm có 5 thùy tương tự như cánh hoa. -Quả là một cặp quả đại dài 2–4 cm, rộng 3 mm chứa 12-20 hạt nhỏ màu nâu nhạt, hình trứng. Thành phần hoá học: Lá chứa các ancaloit như serpentin, ajmalin, ajmalicin, catharanthin, catharanthinol, vindolin, vindolicin, vincaleucoblastin, leurocin. Công dụng dươc liệu: Trong y học cổ truyền Trung Hoa, các chất chiết ra từ loài dừa cạn này đã được sử dụng để điều trị một số bệnh, như bệnh đái đường, sốt rét và bệnh Hodgkin. [ Các chất như vinblastin và vincristin chiết ra từ cây này được sử dỵng trong điều trị bệnh máu trắng. Ngoài ra, dừa cạn có tác dụng chữa: cao huyết áp, thông tiểu. Các chất như vinblastin và -Tên thông thường: dừa cạn, hải đằng, dương giác, bông dừa, trường xuân hoa - Tên khoa học: Catharanthus roseus vincristin nó có thể gây nguy hiểm nếu uống. Nó có thể gây ra ảo giác. 2 Cỏ mực Đặc điểm sinh thái: Cây cỏ, sống một hay nhiều năm, mọc đứng hay mọc bò, cao 30-40cm. -Thân màu lục hoặc đỏ tía, phình lên ở những mấu, có lông cứng. -Lá mọc đối, gần như không cuống, mép khía răng rất nhỏ; hai mặt lá có lông. -Hoa hình đầu, màu trắng, mọc ở kẽ lá hoặc ngọn thân, gồm hoa cái ở ngoài và hoa lưỡng tính ở giữa. Quả bế dài 3mm, có 2-3 vảy nhỏ, có 3 cạnh, hơi dẹt. Thành phần hoá học: Trong cây chứa alcaloid : ecliptin, nicotin và coumarin lacton là wedelolacton Công dụng dươc liệu: Chữa chảy máu bên trong và bên ngoài, rong kinh, băng huyết, chảy máu cam, trĩ, đại tiểu tiện ra máu, nôn và ho ra máu, chảy máu dưới da; còn chữa ban sởi, ho, hen, viêm họng, bỏng, nấm da, tưa lưỡi. Dùng ngoài để cầm máu và trị những bệnh ghẻ lác. Cây cỏ mực cũng còn được sử dụng để xăm mình. *Cách dùng: -Dùng tươi(đâm) hay phơi, sấy khô. Khi dùng để nguyên hoặc sao đen. -Ngày 12-20g cây khô sắc -Tên thông thường: Cỏ mực hay cỏ nhọ nồi, hàn liên thảo,lệ trường,phong trường -Tên khoa học: Eclipta alba Hassk., đồng nghĩa: Eclipta prostrata L Cỏ nhọ nồi ở Andhra Pradesh, Ấn Độ Cỏ nhọ nồi ở Bogor, Tây Java, Indonesia hoặc 30-50g cây tươi ép nước uống(nếu có nước dừa thì càng tốt) 3 Rau má Đặc điểm sinh thái: Thân cây rau má gầy và nhẵn, là loại thân bò lan, màu xanh lục hay llục ánh đỏ, có rễ ở các mấu. Nó có các lá hình thận, màu xanh với cuống dài và phần đỉnh lá tròn, kết cấu trơn nhẵn với các gân lá dạng lưới hình chân vịt. Các lá mọc ra từ cuống dài khoảng 5-20 cm. Bộ rễ bao gồm các thân rễ, mọc thẳng đứng. Chúng có màu trắng kem và được che phủ bằng các lông tơ ở rễ. -Hoa rau má có màu từ ánh hồng tới đỏ, mọc thành các tán nhỏ, tròn gần mặt đất. Mỗi hoa được bao phủ một phần trong 2 lá bắc màu xanh. Các hoa lưỡng tính này khá nhỏ (nhỏ hơn 3 mm), với 5-6 thùy tràng hoa. Hoa có 5 nhị và 2 vòi nhụy. -Quả có hình mắt lưới dày dặc, đây là điểm phân biệt nó với các loài trong chi Hydrocotyle có quả với bề mặt trơn, sọc hay giống như mụn cơm. Quả của nó chín sau 3 tháng và toàn bộ cây, bao gồm cả rễ, được thu hái thủ công. Công dụng dươc liệu: Theo Trung y, rau má có tính hàn (lạnh), tân (cay), khổ (đắng). Khi ăn ở dạng tươi như một loại rau, người ta cho rằng nó giúp cho -Tên thông thường: rau má, tích tuyết thảo hoặc lôi công thảo… -Tên khoa học: Centella asiatica việc duy trì sự trẻ trung. Nước sắc từ lá rau má được coi là có tác dụng hạ huyết áp. Loại nước sắc này cũng được coi là một loại thuốc bổ dưỡng để có sức khỏe tốt (tăng trí nhớ, thị lực). Loại thuốc đắp từ lá cũng được dùng để điều trị những chỗ đau, hạ sốt. Nó còn được dùng trong điều trị các chứng phù; viêm thanh quản, tĩnh mạch, phế quản; các bệnh trĩ, phong, eczema hay vẩy nến; giải ngộ độc sắn và lợi tiểu . Rau má còn có khả năng trong việc hỗ trợ làm lành vết thương. Khi điều trị bằng rau má, sự liền sẹo được kích thích bằng việc sản xuất ra các chất keo loại I. Việc điều trị này cũng cho thấy sự giảm sút đáng kể của các tác động viêm nhiễm và việc tạo ra các nguyên bào sợi Các nhà thảo mộc học còn cho rằng nó có chứa nhân tố trường thọ gọi là 'Vitamin X trẻ trung' có tác dụng bổ dưỡng cho não và các tuyến nội tiết và xác nhận rằng nước chiết từ rau má giúp cải thiện các vấn đề về hệ tuần hoàn và da. 4 Bưởi Đặc điểm sinh thái: Bưởi là loài cây to, cao trung bình khoảng 3-4 m ở tuổi trưởng thành, bỏ thân có màu vàng nhạt, ở những kẽ nứt -Tên thông thường: bưởi -Tên khoa học: Citrus maxima hay Citrus grandis L. của thân đôi khi có chảy nhựa. Cành có gai dài, nhọn. Lá hình trứng, dài 11-12 cm, rộng 4,5-5,5 cm, hai đầu tù, nguyên, dai, cuống có dìa cánh to. Hoa đếu, mọc thành chùm 6-10 bông. Quả hình cầu to, vỏ dầy, màu sắc tùy theo giống. Cây bòng thường nhỏ hơn, lá xanh hơn cấy bưởi, tuy nhiên chiều cao của cây bòng lại cao hơn trung bình cây bưởi tới 1m. Trước đây, ở nhiều vùng quê Việt Nam, cây bòng là khá phổ biến tuy nhiên tính chất vượt trội hơn là trái ngon hơn và thời gian ra quả sớm nên dân ta dần chuyển đổi sang trồng bưởi. Công dụng dươc liệu -Lá bưởi thường được dùng nấu với các lá thơm khác để xông chữa cảm cúm, nhức đầu. -Vỏ quả bưởi chữa ăn uống không tiêu, đau bụng, ho. -Vỏ hạt bưởi có thể trích lấy pectin làm thuốc cầm máu và dùng như gôm chải tóc. -Dịch ép múi bưởi làm thuốc chữa tiêu khát, thiếu vitamin C -Bột than hạt bưởi có thể dùng chữa trốc đầu ở trẻ em. 5 Atiso Đặc điểm sinh thái Atisô là cây thảo lớn, cao 1 - 1,2m, có thể đến 2m. Thân ngắn, thẳng và cứng, có khía dọc, phủ lông trắng như bông. Lá to, dài, mọc so le;phiến lá xẻ thùy sâu và có răng không đều, mặt trên xanh lục mặt dưới có lông trắng, cuống lá to và ngắn. Cụm hoa hình đầu, to, mọc ở ngọn, màu đỏ tím hoặc tím lơ nhạt, lá bắc ngoài của cụm hoa rộng, dày và nhọn, đế cụm hoa nạc phủ đầy lông tơ, mang toàn hoa hình ống.Quả nhẵn bóng, màu nâu sẫm có mào lông trắng Ở VN, Atisô được trồng nhiều ở Sa Pa, Tam Đảo nhất là Đà Lạt. Công dụng dươc liệu Với bệnh nhân đái tháo đường có tác dụng hạ lượng đường trong máu (do có chất Inulin), ngoài ra còn có tác dụng nhuận gan, nhuận tràng, lợi tiểu, giải độc. Lá Actisô (và các chế phẩm chiết suất toàn phần như cao lỏng, cao đặc, cao khô Actisô) có tác dụng lợi tiểu, tăng tiết mật, thông mật, hạ cholesterol máu. Bảo vệ gan chống độc (do sự có mặt của 6 chất trong nhóm polyphenol và 10 chất nhóm acid alcol cùng các flavonoid). -Tên thông thường: Atisô -Tên khoa học: Cynara scolymus) 6 Thiên lí Đặc điểm sinh thái Cây leo bằng thân cuốn. Thân hơi có lông ở các bộ phận non. Lá mọc đối hình tim, mỏng, mền. -Tên thông thường: thiên lí -Tên khoa học:Telosma cordata merr Hoa mọc thành xim dạng tán ở nách lá. Hoa màu vàng lục nhạt, mùi thơm dễ chịu. Các cánh hoa dính nhau tao thành ống tràng. Quả đại dài. Ra hoa vào mùa hạ. Công dụng dược liệu Rễ và hoa thiên lý có vị ngọt nhạt, tính bình có tác dụng bình can, tiêu viêm mắt, làm tan màng mộng, làm chóng lên da non và thanh nhiệt giải độc. Hoa có tác dụng giải nhiệt, an thần, gây ngủ,bớt tiểu đêm, đau lưng và còn dùng để trị giun kim.Hoa và lá còn được dung trị viêm kết mạc cấp và mạn, viêm giác mạc, mờ đục màng mắt, viêm kêt mạc do bệnh sởi. Lá cây dùng ngoài giã đắp lên các mụn nhọt, vết loét, trị lòi đom và sa dạ con. Rễ được dùng để chế mứt và chữa đái buốt hoặc có cặn trắng *.Cách dùng: Ngày dùng 3-5g hoa hoặc lá dạng thuốc sắc. Có thể dùng một quả thay cho hoa. Để đắp ngoài, lấy lá tươi giã nát đắp. Để trị lòi dom và bệnh sa dạ con lấy 30-50g lá với 5% muối, giã nhỏ, vắt lấy nước cốt tẩm bông đắp rịt vào hậu môn hay âm hộ (sau khi đã rửa sạch chỗ đau bằng nước muối), mỗi ngày thay một lần, sau 3-4 ngày thấy rõ kết quả. Rễ dùng 12-20g, dạng thuốc sắc 7 Hoa hồng Đặc điểm sinh thái Đây là các cây bụi mọc đứng hoặc mọc leo, thân và cành -Tên thông thường: hoa hồng -Tên khoa học: Rosa chinensis Jacq có gai. Lá kép lông chim lẻ, lá chét khía răng, có lá kèm. Hoa thơm, màu sắc đa dạng: hồng, trắng, vàng hay đỏ . Hoa thường có nhiều cánh do nhị đực biến thành. Đế hoa hình chén. Quả bế, tụ nhau trong đế hoa dày lên thành quả. Thành phần hóa học: Trong hoa có dầu với tỷ lệ 0,013-0,15%, mà thành phần chủ yếu gồm 1- citronellol, geraniol, phenethyl alcol, stearoptenes. Công dụng dược liệu Hoa hồng có vị ngọt, tính ấm có tác dụng hoạt huyết, điều kinh, tiêu viêm, tiêu sưng. Hoa, rễ và lá được dùng làm thuốc Người ta dùng 2-10g hoa hãm uống hoặc tán bột uống để chữa kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, đinh nhọt, viêm mủ da, bệnh bạch hầu lao cổ. Bột hoa hồng còn có tác dụng cầm máu, chữa băng huyết, đi cầu lỏng. Ngoài ra dùng10-15g rễ hoa hồng dạng thuốc sắc giúp chữa đòn ngã tổn thương, bạch đới, di tinh. Đồng thời dùng hoa tươi và lá đắp ngoài. Lá cây còn dùng chữa bạch cầu lao. Lá, trái hồng sắc uống trị thấp khớp, nhọt, đái dầm, đái máu, tê thấp. Nụ hoa trị kinh nguyệt đau, tuần hoàn yếu, đau bao tử Dùng cẩn thận trong trường hợp tiêu hóa khó khăn, riêng người có thai không dùng. 8 Chanh leo Đặc điểm sinh thái Day leo nhờ tua cuốn đơn mọc ở nách lá. Lá đơn mọc cách có phiến xẻ 3 thuỳ. Cây có nguồn gốc từ Bra-xin Thành phần hóa học: Dịch quả chứa nhiều axit hữu cơ tự do, axit citric và các axit khác có liên quan chiếm khoảng 95% tổng số các axit Công dụng dược liệu Nạc quả ăn được dùng như một chất kích thích và bổ. Quả được dùng ăn và chế nước giải khát. Dầu ép từ hạt ăn được, dùng cho người cơ thể suy nhược và đau bụng kinh. Lá sắc uống trị bao tử. Hạt chống lãi.Nạc quả có vị chua, ngọt có tác dụng làm hưng phấn, cường tráng. -Tên thông thường:chanh leo, chanh dây, chùm bao trứng -Tên khoa học: passiflora edulis Sims 9 Bàng Đặc điểm sinh thái Là cây gỗ trung bình, cành phân ngang làm thành tầng, tán nhiều tầng hình dù, màu xanh, lá già màu nâu đỏ, lá hình trứng ngược. Hoa mọc ở đầu cành hay nách lá.Quả hình bầu dục dẹp, có gờ viền xung quanh. Vở cây có nhiều tanin Công dụng dược liệu Lá, vỏ cây, hạt dùng để chữa -Tên thông thường: cây bàng -Tên khoa học: Terminalia catappa Linn [...]... dùng Có vị cay, tính ấm, quy vào các kinh phế (phổi), tỳ (lá lách), vị (dạ dày), có tác dụng tán hàn, phát biểu, long đờm, thường được dùng để chữa các chứng phong hàn và kích thích tiêu hóa -Tính cay ấm Có tác dụng tăng cường tuần hoàn huyết dịch, kích thích tiết dịch vị, hưng phấn ruột, xúc tiến tiêu hóa, chữa cảm lạnh, buồn nôn, ho do lạnh Mỗi lần dùng 4 - 10gr -gừng phơi khô > tính cay ấm Có tác... thích sẩy thai 11 Ớt -Tên thông thường:ớt -Tên khoa học: Capsicum frutescens L Đặc điểm sinh thái Cây chia thành nhiều cành nhiều lá, nhánh Lá mọc cách hình thuôn dài đầu nhọn.Hoa màu trắng, quả có vị cay. Ra hoa quanh năm Thành phần hóa học: Vỏ ớt chứa alcaloid chính là capsaicine (0,2%) và sắc tố carotenoid là capsanthine (0,4), adenine, betaine và choline Quả chín đỏ chứa một lượng lớn vitamin C lên... amboinicus Đặc điểm sinh thái Cây thân thảo, sống lâu năm, cao 20-50cm Phần thân sát gốc hoá gỗ Lá mọc đối, dày cứng, giòn, mọng nước, mép khía răng tròn Thân và lá dòn, mập, lá dày có lông mịn, thơm và cay Hai mặt lá màu xanh lục nhạt Hoa nhỏ,4 tiểu nhị, màu tím đỏ, mọc thành bông ở đầu cành Quả nhỏ, tròn, màu nâu Toàn cây có lông rất nhỏ và thơm như mùi chanh nên được gọi là húng chanh Thành phần hoá . thủ công. Công dụng dươc liệu: Theo Trung y, rau má có tính hàn (lạnh), tân (cay) , khổ (đắng). Khi ăn ở dạng tươi như một loại rau, người ta cho rằng nó. nhiều lá, nhánh. Lá mọc cách hình thuôn dài đầu nhọn.Hoa màu trắng, quả có vị cay. Ra hoa quanh năm Thành phần hóa học: Vỏ ớt chứa alcaloid chính là capsaicine