1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

1 cây thuốc quanh ta chữa bệnh hiệu quả

6 684 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 235 KB

Nội dung

Chữa bệnh bằng hạt bí ngô Thứ Ba, 16/06/2009 - 3:21 PM Hạt bí ngô có tên khoa học là Semen cucurbitae Moschatae. Đây là loại hạt rất phổ biến ở Việt Nam thường được sấy khô có nhiều chất dinh dưỡng. Trong hạt bí ngô có chứa nhiều magie. Theo một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Pháp, nam giới có lượng magie cao trong máu thì giảm được 40% nguy cơ chết so với những người có lượng magie thấp. Một người đàn ông trung bình nên tiêu thụ 353 mg khoáng chất này hàng ngày, nhưng cao nhất cũng chỉ ở mức dưới 420 mg. Chúng ta có thể ăn cả vỏ hạt bí ngô, vì vỏ hạt có nhiều chất xơ. Nếu đem rang khô thì lượng magie trong hạt còn tồn tại ở mức 150 mg/1ounce. Trong hạt bí ngô còn có các chất cucurbitine, caroten, vitamin A, B1, B2, C, dầu béo, protit Ngoài ra, trong hạt bí ngô còn có các chất cucurbitine, caroten, vitamin A, B1, B2, C, dầu béo, protit. Bạn có thể ăn hạt bí ngô hàng ngày. Trong sách thuốc phương Đông thì hạt bí ngô có tên là Nam qua tử, Nam qua nhân, dùng làm thuốc, được ghi đầu tiên trong Bản thảo cương Mục thập di. Hạt có vị ngọt tinh bình, qui kim vị đại tràng, vị ngọt tính ôn. Kết quả nghiên cứu y học hiện đại cho thấy, nước sắc và nhân hạt bí ngô khi uống có tác dụng tẩy giun đũa, làm tê liệt sán dây ở bò và heo, phối hợp với hạt cau thì đem lại hiệu quả cao. Đối với phụ nữ sau khi sinh mà mất sữa có thể khắc phục bằng cách mỗi lần uống hạt bí ngô từ 15-20g. Chế biến bằng cách: bỏ vỏ, giã nát, hòa nước uống khi đói bụng, ngày uống hai lần sáng và tối. Uống liền 3-5 ngày thì có kết quả. Canh thịt quả bí ngô có tác dụng trị nhức đầu. Cuống quả bí ngô tán nhỏ, mỗi lần uống từ 1-2 g có tác dụng gây nôn, trị đờm, giải độc thịt cá. Tại nhiều quốc gia châu Âu nơi mà tỷ lệ người dân bị béo phì, áp huyết, tim mạch tăng đột biến thì nhiều người thường sử dụng hạt bí ngô trong khẩu phần ăn của mình để ngừa bệnh phì đại tuyến tiền liệt, xơ vữa động mạch đã thấy rất hiệu quả. Có điều đặc biệt là trong hạt bí ngô có chất đặc hiệu delta 7 – phytosterol mà các loại dầu thực vật khác như đậu nành, ô liu, hướng dương không bao giờ có, chất này có tác dụng ngừa bệnh xơ vữa động mạch vành rất tốt. Tại nhiều quốc gia châu Âu và châu Mỹ, hạt bí ngô còn được chế biến thành các viên nang dinh dưỡng mềm Peponen cho các chế độ ăn chữa các bệnh rối loạn tiểu tiện ở cả nam và nữ, phòng ngừa rối loạn mỡ trong máu ở người lớn tuổi. Quả chôm chôm mát bổ, dưỡng da Thứ Tư, 10/06/2009 - 7:38 AM Ở nước ta các giống chôm chôm được trồng nhiều là chôm chôm Java, chôm chôm nhãn, chôm chôm đường . Trong các giống trên, chôm chôm nhãn được đánh giá cao hơn cả. Quả chôm chôm mọc thành chùm màu đỏ, vàng hay vàng cam, đường kính 4 - 5 cm, vỏ có nhiều lông nhọn, mềm, cong. Cùi thường dính vào vỏ hột, nhưng cũng có loại cùi không dính hột. Cùi dày, trắng, trong, hương vị ngon ngọt, hơi chua; chín trong khoảng 15 - 18 tuần lễ sau khi kết quả. Mùa chôm chôm chín kéo dài từ tháng 4 - 6 dương lịch. (Ảnh: agro.gov.vn) Quả chôm chôm nhãn có kích thước trung bình, trọng lượng từ 20 - 23g, vỏ quả lúc vừa chín màu vàng, khi chín có màu vàng đỏ, trên vỏ quả có một rãnh dọc kéo dài từ đỉnh đến đáy quả nom như hai nửa vỏ ráp lại, cùi dày và tróc khỏi hột rất tốt, ăn ngon, giòn, vị ngọt dịu, thơm . được người tiêu dùng ưa chuộng, giá bán có khi cao gấp 3 lần các loại chôm chôm khác. Trong cùi chôm chôm chín có nhiều loại đường dễ hấp thụ, các vitamin và muối khoáng, đặc biệt là nhiều vitamin C, canxi và phot-pho. Trong 100g cùi chôm chôm chứa 38,6mg vitamin C, 30mg photpho, 22mg canxi, do đó chỉ cần ăn mấy quả chôm chôm đã đủ nhu cầu về vitamin C hàng ngày của cơ thể. Quả chôm chôm chín thường được dùng ăn tươi, rất ngon và bổ. Ngoài ra, người ta còn dùng chôm chôm đóng hộp để dự trữ hay xuất khẩu. Đồng thời còn ép cùi lấy nước làm nước giải khát . Bên cạnh đó, cùi chôm chôm còn được chị em phụ nữ dùng như một loại mỹ phẩm. Lấy cùi chôm chôm chín, nghiền nát thành bột nhão, đắp lên mặt làm mặt nạ dưỡng da rất tốt và không lo bị dị ứng như dùng những loại mỹ phẩm làm bằng hóa chất. Dưỡng chất từ rong biển Thứ Sáu, 05/06/2009 - 9:57 AM Rong biển (còn gọi là tảo bẹ) là thức ăn rất giàu dưỡng chất. Trong các phương pháp dưỡng sinh của nhiều dân tộc trên thế giới, rong biển được coi là thức ăn tạo sự dẻo dai, khỏe mạnh về thể chất và tinh thần cho con người. Rong biển khô rất giàu chất bột đường, chất xơ, đạm, sinh tố và chất khoáng. Phân tích giá trị thành phần dinh dưỡng của rong biển người ta thấy, hàm lượng sinh tố A trong rong biển cao gấp 2-3 lần so với cà rốt, hàm lượng canxi cao gấp 3 lần so với sữa bò, vitamin B2 cao gấp 4 lần trong trứng . Nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy rong biển còn chứa các dưỡng chất sau: - Vitamin C trong rong biển là chất dinh dưỡng rất cần thiết cho sự trao đổi chất của tế bào, thúc đẩy sự hình thành collagen trong cơ thể, làm vết thương mau lành và có tác dụng phòng chảy máu chân răng. Món canh rong biển rất tốt cho sức khỏe - Iốt là chất khoáng rất cần thiết cho tuyến giáp, có nhiều trong rong biển. Thiếu iốt sẽ mắc bệnh bướu cổ. - Vitamin B2 trong rong biển có tác dụng tham gia truyền dẫn trong quá trình ôxy hóa của cơ thể. Nếu cơ thể thiếu vitamin B2 kéo dài sẽ gây rối loạn trao đổi chất của các tế bào. - Axit béo trong rong biển có tác dụng thúc đẩy cơ thể thải loại cholesterol, khống chế lượng cholesterol trong máu, từ đó ngăn ngừa bệnh cao huyết áp và bệnh tim mạch. Ngoài ra, rong biển còn chứa DHA, canxi và một số dưỡng chất khác cần thiết cho sức khỏe. Qua nghiên cứu và thực nghiệm lâm sàng, các chuyên gia y học thấy rằng, rong biển có tác dụng bổ máu, tốt cho tim, thận, hệ tuần hoàn, hệ bài tiết và các cơ quan sinh dục. Rong biển làm dẻo dai các mạch máu và các mô tế bào, giúp điều hòa hoạt động giữa các hệ thống trong cơ thể. Thành phần quan trọng trong rong biển là chất fertile clement - có tác dụng điều tiết máu lưu thông, tiêu độc, loại bỏ các cặn bã trong cơ thể. Trong rong biển có chứa polysaccharide, có tác dụng hấp thu cholesterol thải ra ngoài cơ thể, khiến hàm lượng cholesterol trong huyết dịch duy trì ở mức cân bằng. Nhiều nghiên cứu khoa học trong thời gian gần đây cũng đã xác nhận, rong biển có tác dụng phòng chống virus và ung thư. Các chuyên gia y học đã phát hiện ra huyết dịch của những bệnh nhân ung thư mang tính axit, trong khi đó rong biển lại là thức ăn mang tính kiềm chứa nhiều canxi, vì thế, có tác dụng điều tiết và cân bằng độ axit và kiềm trong máu. Chất cellulose có nhiều trong rong biển kích thích sự co bóp của ruột, đẩy nhanh quá trình bài tiết, hạ thấp nồng độ những chất có nguy cơ gây ung thư trong đường ruột, từ đó làm giảm mắc ung thư kết tràng và ung thư trực tràng. Dưới góc nhìn của y học hiện đại, rong biển là loại thức ăn thường được dùng phối hợp trong thực đơn cho những người béo phì, người mắc bệnh tiểu đường, người cao huyết áp và người bị suy tuyến giáp trạng. Cây dâm bụt Thứ Ba, 02/06/2009 - 7:53 AM Dâm bụt (các tỉnh miền Nam gọi là bông bụp), xuyên can bì, được trồng ở khắp nơi làm cảnh, hàng rào. Theo y học cổ truyền dâm bụt có vị ngọt, tính bình, không độc, tính thông hoạt, trị lở ngứa, sưng đau, bạch đới, mất ngủ, . Chữa mụn nhọt: Lấy hoa tươi và lá sạch, giã nát với một ít muối đắp lên những mụn nhọt đang mưng mủ (khô thuốc lại thay) cho đỡ đau nhức và chóng vỡ mủ. Hoặc dùng hoa dâm bụt phối hợp với lá trầu không, lá thồm lồm (3 thứ bằng nhau), đem giã nát, đắp lên mụn đang mưng mủ, cũng có công dụng tương tự. Chữa khó ngủ, hồi hộp, nước tiểu đỏ: Dùng hoa dâm bụt phơi khô, hãm uống như uống nước trà. Hoặc lá dâm bụt 15g, hoa nhài 12g. Sắc uống vào buổi chiều, dùng trong 5 ngày liền chữa mất ngủ. Chữa kiết lỵ: Bụng đau quặn, mót đại tiện nhiều lần, phân lầy nhầy như nước mũi, hoặc màu máu cá. Hái 10 hoa dâm bụt bỏ cuống hoa, cho vào bát ăn cơm, thêm 1 thìa nhỏ (thìa cà phê) đường, đem hấp cơm. Khi cơm chín lấy bát thuốc ra ăn. Hoặc dùng: Tiêu độc, mẩn ngứa: Lá và hoa dâm bụt hãm với nước sôi như pha trà, uống trong ngày. Chữa chứng nhức đầu chóng mặt ở phụ nữ: Lấy một nắm hoa dâm bụt (khoảng 50g) và 40-50g gỗ vang, 3 lát gừng tươi, tất cả đem sắc uống . Vỏ thân hoặc rễ cây dâm bụt (bỏ vỏ ngoài, chỉ lấy lớp vỏ trắng) 50g tươi hoặc 20g khô, lá và búp táo chua (táo ta) 50g tươi hoặc 20 g khô, trần bì (vỏ quýt khô, để lâu ngày) 8g, gừng tươi 8 g . Vỏ dâm bụt và táo sao vàng, hạ thổ, sau đó sắc kỹ cùng trần bì và gừng, chia 2-3 lần uống trong ngày Chữa quai bị: Lá dâm bụt 30-40 g, hành 5-10 củ, giã nhỏ, cho thêm nước sôi để nguội rồi gạn lấy nước cốt để uống, lấy bã đắp lên chỗ sưng, sau đó dùng băng cố định lại. Chữa khí hư: Vỏ thân dâm bụt (cạo bỏ lớp vỏ ngoài) 50g, thái nhỏ, sao vàng, sắc uống. Chữa kinh nguyệt không đều: Vỏ rễ dâm bụt 30g, lá huyết dụ 25g, ngải cứu 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần/ngày. Uống 3 ngày, uống trước hành kinh 7 ngày. Quả mận - Thanh nhiệt, chữa ho Thứ Năm, 28/05/2009 - 7:39 AM Ngoài giá trị ăn uống, quả mận còn là một vị thuốc tốt. Trong các sách thuốc cổ, quả mận có tên là "Lý tử", vị chua chát, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, sinh tân dịch, giảm ho, kích thích tiêu hóa, lợi tiểu, tiêu thũng . được dùng để chữa nhiều bệnh. - Dịch ép quả mận: Pha với nước đường uống có tác dụng mát, thanh nhiệt, giải nóng, nhuận tràng, dùng làm nước giải khát mùa hè rất tốt. Ngoài ra dịch này còn có tác dụng làm đẹp da, dùng dịch ép quả mận bôi lên mặt hàng ngày Dâm bụt. da mặt sẽ mịn hơn. - Ô mai mận: Quả mận được chế biến thành ô mai là một vị thuốc chữa ho, viêm họng rất hiệu nghiệm. Cách làm ô mai mận như sau: Chọn mua những quả mận vừa chín tới, rửa sạch, để ráo nước rồi ngâm với muối, cứ một lớp mận lại một lớp muối, vẩy thêm một ít nước đun sôi để nguội rồi nén hơi nặng. Sau một vài ngày đến một tuần đảo đều, có thể châm kim vào vỏ quả trước khi muối cho chóng ngấu. Sau đó ngâm mận muối vào nước ấm cho đỡ mặn. Để ráo, rồi ướp mận với nước đường, cứ 20g đường cho 1 kg mận. Rim nhỏ lửa, đảo đều cho đến khi cạn hết nước đường. Để nguội, trộn với gừng khô giã nhỏ và bột cam thảo. Ngậm chữa bệnh ngày nhiều lần, kết quả rất tốt. Ngoài quả mận, nhiều bộ phận của cây mận cũng được Đông y dùng làm thuốc như lá mận, hoa mận, vỏ rễ mận, nhân hạt mận. - Lá mận: Theo kinh nghiệm dân gian, dùng lá mận phối hợp với lá đào, lá si, lá dâm bụt, lá thài lài tía, mỗi thứ 30 - 50g, rửa sạch, giã nhỏ, sao, ngâm rượu. Dùng rượu này xoa bóp chữa đau nhức gân xương, không đi lại được có kết quả tốt. - Hoa mận: Giã nát, trộn với sữa, bôi lên mặt hàng ngày sẽ làm da mặt mịn màng, mất hoặc giảm vết rám đen, tàn nhang. - Vỏ rễ mận (chỉ lấy lớp vỏ trắng bên trong): Lấy 20g sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày để chữa kiết lỵ, khí hư. Nước này đem cô đặc có thể dùng ngậm chữa đau răng. - Nhân hạt mận: Lấy từ hạt quả mận chín, bỏ hết thịt, đập vỡ vỏ hạt, lấy nhân. Nhân này vị cay, đắng, hơi ngọt có tác dụng giảm đau, nhuận táo, lợi tiểu, chữa phù thũng, táo bón. Liều dùng mỗi ngày 12g. Dạng thuốc sắc. Phụ nữ có thai không được dùng. Cà tím vị thuốc bạn chưa biết Thứ Tư, 20/05/2009 - 7:46 AM Cà tím hay còn gọi là cà dái dê được trồng khắp nơi ở nước ta với tên khoa học Solanum melongena có quả mọng nhiều cùi thịt, đường kính 5-8cm Quả chứa nhiều hạt nhỏ và mềm. Trong ẩm thực, cà tím thường được biết đến là món ăn giàu dinh dưỡng như: cà tím bung, xào cần tỏi, om tôm thịt, tẩm bột rán, làm dưa muối xổi . Không chỉ thế, trong thành phần của cà tím còn có 92% nước, 5,5% glucid, 1,3% protid, 0,2% lipid và các khoáng chất (tính theo mg/100g) gồm: kali 220, phốt pho 15, magiê 12, calcium 10, lưu huỳnh 15, clor 15, sắt 0,5, mangan 0,2, kẽm 0,2, đồng 0,1, iod 0,002, có tác dụng điều trị các bệnh về tim mạch, huyết áp cao, nhuận gan, chữa phong tê thấp, táo bón, giúp răng chắc khỏe . Dưới đây là một số bài thuốc từ cà tím mà dân gian vẫn dùng: Ảnh SK& GĐ Chữa các bệnh về tim mạch: Theo giới chuyên môn, trong 1000g cà tím có chứa tới 72g vitamin P. Đây là loại vitamin chủ yếu trong việc làm tăng cường sự dẻo dai của các mạch máu và giảm bớt lượng cholesterol, cũng như giúp phòng ngừa được bệnh cao huyết áp, xơ cứng động mạch. Vì thế, ăn cà tím là biện pháp hàng đầu để giảm cholesterol trong máu. Chữa cao huyết áp: Lấy vỏ cà tím hong khô và nghiền nhỏ, khi uống pha với nước ấm. Mỗi ngày nên uống một thìa cà phê trước khi ăn. Thần kinh căng thẳng: Những người dễ bị kích động tâm thần được khuyên là nên uống một ly nhỏ nước ép cà tím mỗi khi thấy thần kinh căng thẳng. Chữa đau dạ dày: Trong thành phần của cà tím có nhiều lượng chất nhầy giúp hỗ trợ tốt trong điều trị bệnh dạ dày. Vì thế, nếu bị đau dạ dày thì lấy cà tím thái nhỏ, đem phơi khô, sắc lấy nước uống sẽ thấy giảm đau. Uống liền trong một thời gian bệnh có thể khỏi. Ngăn ngừa ung thư: Trong nước ép cà tím có nhiều thànhphần hoạt chất có khả năng ngăn ngừa ung thư, nhất là ung thư dạ dày. Vì thế, nên dùng nước ép cà tím khi xạ trị và sau phẫu thuật ung thư. Chữa phong thấp: Đem cà tím thái nhỏ, phơi khô, sao vàng, ngâm với rượu. Xoa tại các cùng đau nhức. Chữa đau bụng: Khi phụ nữ bị mắc chứng đau bụng thì lấy cà tím phơi khô, thái nhỏ với quả me chín lượng bằng nhau, cho vào một lít nước đun sôi nhỏ lửa trong khoảng 30 phút, lọc lấy nước uống nóng thì sẽ khỏi. Chữa viêm gan vàng da: Nếu bị vàng da do viêm gan thì lấy 300g cà tím, 50g gạo. Cà cắt nhỏ nấu với gạo thành cháo, ăn liên tục trong vài ngày. Chữa viêm phế quản cấp, táo bón: Cà tím 500g, gừng tươi bốn lát, tỏi ba củ. Cà thái dọc, tỏi và gừng nghiền nhuyễn. Tất cả trộn với nước tương, dầu, muối, đường, chưng cách thủy. Nên ăn hết trong ngày. Mỗi ngày ăn một lần, ăn liền 5-7 ngày sẽ có kết quả. Răng, lợi: Muốn răng và lợi vững chắc thì lấy một thìa vỏ cà tím sấy khô, nghiền nhỏ, đổ thêm nước và đun sôi lấy nước cốt. Sau đó, pha thêm một thìa nhỏ muối, dùng để súc miệng hàng ngày. . 5,5% glucid, 1, 3% protid, 0,2% lipid và các khoáng chất (tính theo mg /10 0g) gồm: kali 220, phốt pho 15 , magiê 12 , calcium 10 , lưu huỳnh 15 , clor 15 , sắt 0,5,. và bột cam thảo. Ngậm chữa bệnh ngày nhiều lần, kết quả rất tốt. Ngoài quả mận, nhiều bộ phận của cây mận cũng được Đông y dùng làm thuốc như lá mận, hoa

Ngày đăng: 20/09/2013, 07:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w