Cây thuốctrị bệnh(1) 1.Chanh giải cảm và làm đẹp + Để chữa cảm, cúm, nhức đầu, lấy lá chanh, lá bưởi, lá tre, cúc tần, hương nhu mỗi thứ 50 g, bạc hà 20 g, sả 2 củ, tỏi 3 nhánh. Tất cả dùng tươi cho vào nồi nấu với nước đến sôi, rồi xông cho ra mồ hôi.+ Chữa ho: Rễ chanh 10 g, vỏ rễ dâu 10 g, lá trắc bá 8 g, thái nhỏ, sao vàng, sắc với 200 ml nước còn 50 ml, uống trong ngày.Nếu ho lâu ngày, dùng hạt chanh, hạt quất, lá thạch xương bồ mỗi thứ 10 g, mật gà đen 1 cái dùng tươi, giã nhỏ, thêm đường, hấp cơm, uống làm 2-3 lần trong ngày. + Viêm phế quản, mất tiếng (nhất là ở trẻ nhỏ): Lấy hạt chanh 10 g, hoa đu đủ đực 15 g, lá hẹ 15 g, nước 200 ml. Các dược liệu được nghiền nát với nước, thêm mật ong hoặc đường kính, uống làm 2-3 lần trong ngày. Dùng vài ngày.+ Viêm họng, ho: Lấy lát chanh ngậm với ít muối, nuốt nước dần dần. + Chữa ho gà: Rễ chanh 12 g, lá chua me đất hoa vàng 10 g, lá hẹ 8 g, lá xương sông 8 g, hạt mướp đắng 5 g, phèn phi 2 g, sắc lấy nước đặc, thêm đường uống. Hoặc: Lá chanh, lá táo, rễ cỏ gà mỗi thứ 4 g, vỏ quýt 1 g, vỏ trứng gà 1 quả, sắc uống một lần trong ngày. + Chữa rắn cắn: Rễ chanh 8 g, hạt chanh 4 g, gừng 2 g, phèn chua 2 g, giã nhỏ, thêm 100 ml nước sôi, lọc kỹ, uống làm hai lần, cách nhau 2 giờ.Chữa sốt cao ở trẻ em: Vỏ quả chanh giã nhỏ, gói vào vải sạch, xoa miết khắp người như kiểu đánh gió; kết hợp uống nhiều nước dịch chanh. + Chống nhăn da: Nước quả chanh 5-10 giọt, đánh nhuyễn với lòng trắng trứng gà (1 quả), bôi lên mặt, sẽ làm mất nếp nhăn trên da. Tẩy chất nhờn trên tóc: Nước quả chanh trộn với nước ép quả dâu tây, dùng chải tóc và bôi lên da đầu, sau đó gội sạch, thích hợp với tóc dầu. + Chữa táo bón: Lấy hạt chanh vừa tách khỏi múi 10-20 g ngâm ngay vào một chén nước nóng trong vài giờ, chất nhầy bao quanh hạt sẽ nở và lan ra, tạo thành một dung dịch đặc sánh, thêm đường mà uống. 2. Linh dược từ ngải cứu(Artemisia vulgaris) Ngải cứu còn có tên khác là thuốc cứu, ngải diệp, nhả ngải, là một loại rau dân dã được trồng ở khắp nước ta và các nước Âu, Á. Do ngải cứu rất giàu dược tính nên nó chữa được nhiều bệnh nhất là các bệnh của phụ nữ. Canh suông lá ngải cứu tươi non: Chữa đau tức ngực, ho do khí trời lạnh giá.Canh bổ dưỡng cho phụ nữ sau sinh 15 -20 ngày: Lá ngải cứu tươi 100g rửa sạch. Gà giò 1 con đủ 1 bữa. Chọn được gà ác càng tốt. (lông trắng da thịt đen) mổ moi bỏ lòng, nhồi ngải cứu vào bụng gà, hấp cách thuỷ. Cách ngày 1 con, cả liệu trình 7- 9 con. Canh trứng gà ngải cứu: chữa đau bụng kinh do lạnh: Lá ngải cứu 30g, trứng gà 2 quả. Nấu chín trứng với ngải cứu. Láy trứng ra bóc vỏ, rồi bỏ lại vào, nấu lại với ngải cứu 10 phút. Ăn trứng hàng ngày trong 7 ngày. Nếu thêm ít hồi hương có tác dụng sẽ mạnh.Công thức này cũng được chỉ định bồi bổ sức khoẻ cho trường hợp ung thư tử cung (cổ và thân). Canh trứng gà Ngải cứu+ gừng: chữa bế kinh, chậm kinh, thống kinh: Lá ngải cứu 9g, trứng 2 quả, gừng 15g. Nấu như bài trên. Dùng 7 ngày trước khi có kinh.Canh ngải cứu chữa sẩy thai liên tiếp: lá ngải cứu lâu năm 6g. Trứng gà 2 quả. Vò nát lá ngải cứu cho vào túi nấu lấy nước bỏ túi bã, lấy nước đạp trứng vào đánh đều nấu chín. Ăn cả cái và nước. Liên tục 3 lần. Hoặc lá ngải cứu 40g, trứng gà 1 quả nấu chung cho đến khi trứng chín. Ăn trứng, uống nước. Ngày 1 thang, liên tục 7 ngày. Về sau cứ 1 tháng ăn 1 lần, mỗi lần 2 quả, liên tục cho đến khi sinh. Cháo ngải cứu chữa động thai: lá ngải cứu tươi 50g, gạo tẻ 100g, đường đỏ vừa đủ. Thái nhỏ lá ngải cứu, nấu lấy nước để nấu cháo. Khi ăn cho đường vừa phải, ăn nóng. Chia 2 lần ăn sáng, trưa. Ăn liên tục 3 - 5 ngày. Cháo ngải cứu chữa thấp khớp: lá ngải cứu 100g, lá lốt 200g, gạo xay 200g, rửa sạch hai loại lá xay lấy nước 300ml hoà vào gạo. Đun lửa nhỏ, quay đều không để vón. Ăn nóng lúc đói. Bã lá xào dấm nóng, đắp chườm chỗ sưng đau. Cháo ngải hoa cúc: lá ngải cứu 100g, hoa cúc 50g, gạo tẻ 200g. Cách làm như trên. Cháo ngải cứu bìm bịp chữa đau liên sườn, đau khớp: lá ngải cứu 50g, bìm bịp 1 con, gạo nếp 200g. Gia vị vừa đủ. Bìm bịp bóp chết, bọc đất bên ngoài dùng củi đốt cho đến khi đất đỏ. Bóc đất, gỡ thịt ướp gia vị, còn (xương, đầu, cánh, chân .) thì giã nát lọc lấy 40ml nước. Nấu cháo nhừ rồi cho thịt, nước xương chim, lá ngải cứu đã thái chỉ vào cháo quấy đều. Cháo sôi lại là được. Ăn nóng ngày 1 lần, liền 3 ngày (kinh nghiệm cho thấy hiệu quả cao). Làm thức uống Trà: Các tiệm trà ở Nhật Bản bán lá ngải cứu khô để hãm uống bồi bổ sức khoẻ (dùng cho cả sản phụ cho con bú). Để điều kinh cũng dùng cách này uống 6g – 12g chia 3 lần/ngày. Sách Tây y hướng dẫn dùng lá ngải cứu chống mỡ máu, xơ cứng thành mạch, hạ huyết áp cao. Lá ngải cứu hái trước 10 giờ sáng rửa sạch cho vào máy xay sinh tố, dùng cốc sứ để uống. Nếu khó uống cho thêm một chút mật ong. Có thể hái sẵn cho vào túi nylon để trong tủ lạnh.Ngày khoảng 100g ngải cứu chia 3 lần uống trước bữa ăn chính.Nước uống: Cho người động thai đau bụng 4 -8g lá tươi giã vắt lấy nước cốt hoà vào chén mật ong đun sôi uống. Nước ngải cứu tươi: Chữa đau bụng kinh – 1 nắm lá ngải cứu tươi vắt lấy nước uống.Nước sắc ngải cứu: chữa kinh nguyệt kéo dài, ra nhiều máu, mệt mỏi suy nhược. Lá ngải cứu khô 10g thêm 200ml sắc còn 100ml uống 1 lần, cho ít đường cho dễ uống.Nước uống cho người cao huyết áp: ngải cứu khô 10g. Nấu trong đồ sứ (không dùng kim loại). Nấu ngày nào uống ngày đó (không để qua đêm).Nước sắc ngải cứu chữa chứng thương hàn (của Đông y) thời khí ôn dịch gây sốt cao, đầu nhức, mạch hồng thực. Dùng lá ngải cứu khô 3 lạng (120g), uống nóng cho ra được mồ hôi là khỏi (trửu hậu phương). Khi sắc thuốc ngải cứu có sách dặn “không để ngoài gió” .Rượu ngải diệp (Thánh tể tổng lục) để ôn kinh, chỉ thống, lá ngải cứu khô 30g, men rượu vừa dùng. Nấu ngải cứu lấy nước đặc cho vào 2kg cơm nếp và men rượu gầy. Sau khi ngâm xong, lọc bỏ bã, cất vào chai. Ngày uống vài lần.Thuốc ngải cứuUống trong: Đã được một số công ty bào chế thành thuocó chữa điều kinh có công thức: ích mẫu, hương phụ, ngải cứu với hàm lượng khác nhau, ở các dạng hoàn, cao lỏng, cao đặc, viên nang. Sách Đông y có nhiều cổ phương có ngải cứu, chủ yếu để chữa bệnh phụ nữ do rối loạn kinh nguyệt (sớm, muộn, bế kinh, thống kinh .) về thai sản (động thai, sẩy thai) bồi dưỡng sau sinh . thiên về thể hàn, khí trệ.Dùng ngoài: ngã tức ngực ngất xỉu. Lấy ngay ngải cứu tươi giã nhuyễn lấy nước hoà cùng một lít rượu để uống, bã xoa đắp ngoài.Trẻ em bị sốt cao cũng làm như trên nhưng chỉ để xoa khắp mình, trừ đầu mặt không xoa, không uống.Đau lưng lấy lá ngải cứu xào dấm đặt lên giường, lót lá chuối hoặc nilon nằm ngửa đặt lưng lên ngải cứu. Hoặc nằm sấp, đắp chườm ngải cứu lên vùng thắt lưng.Trị mụn ở mặt: Dùng lá non làm mặt nạ 20 phút sau đó rửa sạch. Dùng toàn thân thì sắc lấy nước cho vào bồn tắm, chữa rôm sảy, mẩn ngứa, mỏi mệt.Đau họng: giã ngải cứu lấy nước cốt uống từ từ, ít một, bã với ít dấm đắp bên ngoài cổ, phía trước.Cấm kỵKhông nên dùng dài ngày. Người nhiệt âm hư không dùng, người cao huyết áp do âm hư hoả vượng, không có hàn thấp, thai sản bình thường không dùng. 3.Thạch tùng răng cưa(còn gọi là thông đất) đã được phát hiện tại Sa Pa,Lâm Đồng trên độ cao 1.000m, là một loài thân cỏ mọc dưới tán rừng quanh năm ẩm ướt, nhiều mùn, cao 10 - 40 cm, thân đơn hay lưỡng phân 1-2 lần, hình trụ. Lá hình bầu dục, đầu nhọn, dài 1,5 cm, rộng 0,3 cm, phiến lá tương đối mỏng, nổi rõ gân giữa, mép lá có răng cưa. Túi bào tử ở nách lá hình thận màu vàng tươi. Loài cây dược liệu này được biết nhiều ở Trung Quốc dưới tên là Qian Ceng Ta, trong các bài thuốc chữa các bệnh bầm máu, rách cơ, sốt và tâm thần phân lập. Còn ở các nước phương Tây, đặc biệt là Hoa Kỳ, thạch tùng răng cưa được sử dụng như thức ăn bổ trợ, bán rộng rãi trên thị trường. Hoạt chất chính của thạch tùng răng cưa là Huperzine. Chất này được các nhà khoa học Trung Quốc cô lập lần đầu tiên vào năm 1948, và các thí nghiệm lâm sàng cũng như các ứng dụng điều trị đều đã được tiến hành ở quốc gia này. Sau khi các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc được công bố, các nhà khoa học phương Tây kết luận rằng chất này có tác dụng trong việc chữa trị các bệnh về trí nhớ, đặc biệt là bệnh Alzheimer của người già. Alcaloide này có khả năng xuyên qua hàng rào mạch máu não và tác động trực tiếp lên não bộ với liều lượng rất thấp tính bằng microgram. Tại Pháp từ năm 2007, việc trịbệnh Alzheimer được coi là vấn đề quan tâm hàng đầu của quốc gia. Theo nhiều nhà khoa học, cây thạch tùng răng cưa cần được quan tâm nghiên cứu và khai thác ứng dụng trong điều trị các bệnh rối loạn về trí nhớ, nhất là Alzheimer. Tại Việt Nam, rất nên đặt ra vấn đề bảo tồn nguồn gien qúy hiếm này, song song với việc tổ chức gây trồng và từng bước nghiên cứu, sản xuất, biến thạch tùng răng cưa thành hàng hóa cung cấp cho thị trường trong, ngoài nước. Alzheimer là bệnh thoái hóa cả não bộ không hồi phục, gây chứng sa sút trí tuệ ở người cao tuổi. Tổn thương tế bào thần kinh ở vỏ não và những cấu trúc xung quanh làm sa sút trí nhớ, giảm phối hợp vận động, giảm cảm giác, nhận cảm sai ., cuối cùng là mất trí nhớ và chức năng tâm thần. Biểu hiện: Mất trí nhớ. Triệu chứng: Mất trí nhớ hoàn toàn. Mất tập trung tư tưởng. Sụt cân không giải thích được. Khó khăn trong đi đứng. Alzheimer là bệnh gây tử vong ở người cao tuổi đứng hàng thứ 4 hiện nay. Hiện có khoảng 4 triệu người Mỹ và hơn 8 triệu người trên thế giới mắc bệnh. (* Bài và ảnh: Trần Hợp - Phùng Mỹ Trung,http://www.dalatrose.com/forum/topic.asp? TOPIC_ID=3940) 4.Trà xanh có thể bảo vệ tim Uống trà xanh đều đặn có thể bảo vệ cơ thể tránh được những tổn hại do đau tim hoặc đột quỵ gây ra. Các nhà khoa học Anh đã phát hiện ra rằng một hợp chất có trong trà xanh có tác dụng làm giảm số lượng của tế bào bị chết sau những biến cố nguy hiểm đối với tim. Khi một cơn đau tim xảy ra, lượng oxi và các dưỡng chất tới não và tim giảm, gây chết tế bào và gây nên các tổn thương không thể điều trị được. Nhiều tế bào chết đi khiến cho các mô cũng chết theo, thậm chí còn có thể dẫn đến suy tim. Tiến sĩ Anastasis Stephanou và cộng sự tại Viện Sức khoẻ trẻ em (Anh) đã tiến hành những thử nghiệm về tác dụng của trà xanh đối với các tế bào tim. Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng trong trà xanh có một hợp chất hoá học có tên epigallocatechin-3-gallate (EGCG) có khả năng giảm lượng tế bào bị chết sau một cơn đau tim hoặc đột quỵ. Hợp chất này ngăn chặn hoạt động của một loại protein có tên Stat1. Bình thường loại protein này tồn tại trong các tế bào tim ở trạng thái "ngủ" và chỉ quay trở lại trạng thái hoạt động sau những biến cố như đau tim hay đột quỵ. Khi đã quay trở lại trạng thái hoạt hoá, Stat1 sẽ tiêu diệt tế bào tim. Ngoài khả năng kiềm chế hoạt động của Stat1, EGCG cũng làm tăng tốc độ phục hồi của các tế bào tim, nhờ đó làm giảm mức độ tổn thương ở những cơ quan nội tạng. Anastasis Stephanou, một nhà sinh học phân tử, cho biết những phát hiện này là rất đáng khích lệ và hy vọng rằng sẽ tiến hành thử nghiệm dùng EGCG để làm giảm lượng tế bào chết ở những người bị bệnh mạch vành cấp tính. "Chúng tôi hy vọng rằng một ngày nào đó chúng ta có thể nói với những bệnh nhân dễ mắc bệnh tim rằng họ có thể uống trà xanh để giảm mức độ tổn hại cho tim sau khi bị đau tim hoặc đột quỵ", ông nói. Tại Anh, trà xanh thường được dùng làm nước uống hằng ngày cho những bệnh nhân bị các bệnh truyền nhiễm. Nhiều nghiên cứu trước đây đã chứng minh được rằng trà xanh có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành. Đặc tính chống oxi hoá có thể làm giảm lượng cholesterol trên thành mạch(theo BBC). 5.Những thức ăn - vị thuốc trong dinh dưỡng hiện đại Khi bị cảm, có thể ăn canh gà giải cảm; nếu bị say sóng hay say tàu xe, chỉ cần nhai lát gừng là đỡ hẳn . Đôi khi, những kinh nghiệm và mẹo vặt trong văn hóa ẩm thực cũng có tác dụng chữa bệnh. . Cây thuốc trị bệnh( 1) 1. Chanh giải cảm và làm đẹp + Để chữa cảm, cúm, nhức đầu, lấy lá. 3 lạng (1 20g), uống nóng cho ra được mồ hôi là khỏi (trửu hậu phương). Khi sắc thuốc ngải cứu có sách dặn “không để ngoài gió” .Rượu ngải diệp (Thánh