Tư tưởng Chủ tịch HCM ve thanh nien.doc
ư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh về học tập đối với sinh viên Trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay Tổ chức UNESCO của Liên hợp quốc đã thể hiện 4 trụ cột của giáo dục thế giới ngày nay là "học để biết, học để làm, học để chung sống, học để làm người", những mục tiêu của giáo dục hiện đại ngày nay thật ra cũng mang nội dung không xa lạ với tư tưởng của Hồ Chí Minh về học tập.Tư tưởng Hồ Chí Minh về học tập thể hiện trên một số nội dung trọng yếu sau đây:Một là, phải ham học, học suốt đời, học ở mọi nơi, lấy tự học làm cốt. Ham học có nghĩa là phải có sự say mê, có khát vọng hiểu biết. Muốn vậy, mỗi cá nhân phải tự nhận thấy và đánh giá được mức độ hiểu biết của mình, không tự cao, tự đại, không thể bằng lòng với cái hiện tại, có ước mơ và hoài bão vươn lên. Tri thức của nhân loại là biển cả mênh mông, hiểu biết của mỗi cá nhân chỉ như là một giọt nước, do đó nếu chỉ trông chờ vào những kiến thức được trang bị trong nhà trường thì những hiểu biết đó sẽ mai một, bốc hơi dần dần. Cuộc đời của mỗi người cao lắm cũng chỉ có 1/3 thời gian là học ở trường, vậy 2/3 thời gian còn lại chúng ta học ở đâu, theo Bác, ngoài việc học ở trường, học ở sách vở, phải học lẫn nhau và học ở nhân dân, đó là triết lí học suốt đời mà Người muốn gửi đến chúng ta. Ngày 21-7-1956, nói chuyện tại lớp nghiên cứu chính trị khóa I, Trường Đại học Nhân dân Việt Nam, Bác dặn: “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời. Suốt đời phải gắn liền lý luận với công tác thực tế. Không ai có thể tự cho mình đã biết đủ rồi, biết hết rồi. Thế giới ngày ngày đổi mới, nhân dân ta ngày càng tiến bộ, cho nên chúng ta phải tiếp tục học và hành để tiến bộ kịp nhân dân” (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 8, tr.215). Học trong nhà trường cũng như học ở ngoài đời phải “Lấy tự học làm cốt”, khi đã có niềm đam mê thì tự mình sẽ chủ động học hỏi, nghiên cứu không ngừng nghỉ.Hai là, chủ thể học tập là những người nào? Theo Bác, ai cũng phải học, không kể sang, hèn; giàu, nghèo; không phân biệt nghề nghiệp, giới tính, tôn giáo, dân tộc… Khi đã xác định sự học là một nhu cầu thì tự giác ai cũng phải học.Ba là, học cái gì? Bác đã dạy: học những điều cơ bản, thiết thực đối với mỗi người. Trong hành trang tri thức của mỗi người rất nhiều điều còn thiếu, nhưng nếu thấy cái gì học cái ấy thì chúng ta chỉ thu được một mớ kiến thức hỗn tạp, không có tác dụng với chính người học và cũng không đủ thời gian để học và hiểu hết tất cả. Vì vậy, ngoài việc học ở nhà trường theo chương trình quy định, chúng ta phải căn cứ vào trình độ nhận thức, công việc đang đảm nhiệm và vị trí của mình để lựa chọn những điều thiết thực, những vấn đề cần cho lĩnh vực công tác đang đảm nhiệm hoặc nhu cầu của mình để học.Bốn là, phải biết được mục đích của việc học là để làm gì, theo Bác:“Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại. Muốn đạt mục đích đó thì phải: Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư” (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, tr.684). Trước hết, muốn làm việc, học tập công tác tốt thì phải học, có học mới có năng lực giải quyết những yêu cầu của chương trình đào tạo và những tình huống trong thực tiễn đặt ra. Thông qua học tập ở trường, ở sách vở và ở ngoài đời để có cách đối nhân xử thế hợp lí phù hợp với luật pháp, phong tục tập quán; ứng xử đúng với các quy tắc, chuẩn mực về đạo đức. Đặc biệt, muốn làm cán bộ tốt, muốn phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân được tốt hơn bao giờ hết càng phải học để có tư duy, phương pháp làm việc khoa học, sáng tạo; nắm chắc yêu cầu, nội dung quy trình giải quyết công việc cũng như hiểu được tâm tư, nguyện vọng của người mà mình được giao phục vụ. Bác Hồ phê phán nghiêm khắc tệ giấu dốt, lười biếng học tập, tự cao, tự đại, cho mình là giỏi nhất thiên hạ, Người nói:“Cái gì biết thì nói biết, không biết thì nói không biết, kiêu ngạo, tự phụ, tự mãn là kẻ thù số một của học tập” (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 8, tr.499).Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh về học tập, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 10 của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng khẳng định: “Phấn đấu xây dựng nền giáo dục hiện đại, của dân, do dân và vì dân, bảo đảm công bằng về cơ hội học tập cho mọi người, tạo điều kiện để toàn xã hội học tập và học tập suốt đời, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước”.Nghị quyết nâng cao chất lượng dạy học giai đoạn 2008-2013 của Đảng ủy trường Đại học CSND đã đề cập: “Đổi mới phương pháp giảng dạy theo phương châm: Dạy cách học và phát huy tính chủ động của người học, đặc biệt coi trọng khâu tự học của sinh viên; gắn học tập với NCKH và rèn luyện các kĩ năng nghề nghiệp cho sinh viên”.Với tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về học tập; những định hướng của Đảng Cộng sản Việt Nam và của Đảng ủy trường Đại học CSND, sinh viên chúng ta phải làm gì để hiểu và vận dụng được tư tưởng của Bác về học tập vào cuộc sống:Thứ nhất, những lời Bác dạy rất cụ thể, rất dễ hiểu, không có gì là trừu tượng nên mỗi người cần phải nhận thức đầy đủ những nội dung về học tập trong tư tưởng Hồ Chí Minh và vận dụng được trong thực tiễn học tập, công tác của mình.Thứ hai, phải xác định được mục đích của việc học, học để thi cho có điểm số cao hay là học để lấy bằng cấp; nếu chỉ đơn thuần xác định học để đạt được các mục đích nói trên thì chưa hiểu và chưa vận dụng được tư tưởng của Bác vào thực tiễn. Chúng ta phải xác định được học là để tiếp thu tri thức khoa học về tự nhiên, xã hội, tư duy; những tri thức, kĩ năng về nghề nghiệp để nâng cao nhận thức của cá nhân và vận dụng để giải quyết những vấn đề do thực tiễn đặt ra. Từ nhận thức đúng đắn mục đích của việc học tập mà mỗi người phấn đấu không ngừng trong học tập rèn luyện để hoàn thành nhiệm vụ được Đảng và nhân dân giao cho.Thứ ba, phải xác định được nội dung học tập; trong nhà trường, nội dung học tập do chương trình đào tạo quy định; nội dung đó được thể hiện qua giáo trình và tài liệu tham khảo. Nhiều sinh viên chỉ quan tâm đến giáo trình và những nội dung ghi chép được qua bài giảng của người dạy mà không tìm tòi, so sánh với các tài liệu khác, không có tư duy hoài nghi khoa học; học như thế là học để trả bài cho thầy mà thôi. Việc học tập phải xuất phát từ yêu cầu thực tế thiết thực, không phô trương, hình thức, học cặn kẽ, thấu đáo, cụ thể và sâu sắc đến tận bản chất vấn đề, từ đó mới có thể vận dụng sáng tạo nội dung đó vào thực tiễn đa dạng.Thứ tư, có phương pháp học tập phù hợp, phải lấy tự học là chính. Để thực hiện tốt nhiệm vụ của Đảng và Ngành Công an giao cho phải không ngừng học tập để nâng cao trình độ hiểu biết mọi mặt; có tư duy độc lập và sáng tạo, cải tiến phương pháp làm việc, nâng cao chất lượng công tác, chống thói qua loa đại khái, lười học, lười suy nghĩ dẫn đến tình trạng khi giải quyết công việc thì “được chăng hay chớ”, “gặp đâu làm đấy”, chất lượng công việc thấp, không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Mỗi cá nhân phải xác định việc học tập là nhu cầu, thói quen, hành vi hàng ngày, nhằm thường xuyên tiếp nhận, cập nhật thông tin mới, những hiểu biết mới, từ đó, mới tự mình tự giác, chủ động học tập. Thứ năm, học mọi lúc, mọi nơi, tận dụng thời gian, dành công sức, tranh thủ học tập, học ở trường, lớp, sách vở và học ở bạn bè, học ở tất cả mọi người; gặp điều hay, lẽ phải ở bất kì đâu, bất kì người nào mà thấy có ý nghĩa với bản thân thì phải gắng nhớ và học cho bằng được.Từ những điều tưởng như nhỏ nhặt ấy sẽ tích gió thành bão làm cho nhận thức của mỗi người cao hơn, bản thân sẽ tự tin hơn khi giải quyết các tình huống ở thực tiễn.Thứ sáu, biết gắn học tập với hoạt động thực tiễn, Bác nhấn mạnh: “Học để vận dụng chứ không phải học lý luận vì lý luận. Tri thức, lý luận tích lũy được trong học tập phải nhằm giải quyết nhiệm vụ thực tiễn, làm cho hoạt động thực tiễn ngày càng đạt hiệu quả và chính thông qua hoạt động thực tiễn để sáng tạo, khái quát, tổng kết kinh nghiệm, phát hiện, bổ sung hoàn thiện lí luận”. Vì vậy, người học phải sáng tạo, biết kết hợp chặt chẽ giữa học với hành, lý luận gắn liền với thực tế, giữa tích luỹ tri thức với rèn luyện đạo đức, tư cách, tác phong của người Công an cách mạng.Thấm nhuần tư tưởng của Hồ Chí Minh, mỗi sinh viên chúng ta phải có kế hoạch thường xuyên để học tập, nâng cao trình độ lý luận chính trị, kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn. Học tập vừa là quyền lợi vừa là nghĩa vụ bắt buộc của mỗi người và phải được quy định thành nề nếp, chế độ trong mỗi tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể. Chúng ta phải hết sức tránh lối học tập hình thức, học vì bằng cấp hoặc học chỉ để tiêu chuẩn hóa chức danh. Cuộc đời của Bác là một quá trình vừa học tập vừa hoạt động cách mạng; học tập để hoạt động cách mạng; qua hoạt động cách mạng, không ngừng học tập, hoàn thiện tri thức và nhân cách của bản thân. Sinh viên trường Đại học CSND học tập tư tưởng Hồ Chí Minh về học tập trước hết là học tập tấm gương về tinh thần tự học và học tập suốt đời của Bác. . đại ngày nay thật ra cũng mang nội dung không xa lạ với tư tưởng của Hồ Chí Minh về học tập .Tư tư ng Hồ Chí Minh về học tập thể hiện trên. ư tư ng Chủ tịch Hồ Chí Minh về học tập đối với sinh viên Trường Đại học Cảnh sát nhân