ĐừnglãngquênđôibànchânBạn luôn quan tâm tới việc chăm sóc làn da, mái tóc nhưng đôi khi lại lãngquên chăm sóc đôibàn chân. Tuy nhiên, việc chăm sóc tới đôibànchân lại rất cần thiết và không khó như bạn vẫn tưởng. Mẹo nhỏ sau sẽ giúp đôi "gót hồng" của bạn trở nên mềm mịn và đẹp hơn. - Hãy lựa chọn những đôi dép hay giày phù hợp với kích cỡ của đôi chân. Để khi đi vào bạn luôn có cảm giác dễ chịu, thoải mái, giảm những tổn thương như phồng rộp, chai cứng cho đôi chân. Bên cạnh đó, bạn nên lựa chọn những đôi giày dép có độ thoáng nhất định, được thiết kế trên chất liệu tự nhiên, để giúp cho đôichân dễ "thở", không bị tiết ra nhiều mồ hôi. Chọn giày mũi tròn, vuông. Tránh giày mũi nhọn. - Thay tất ít nhất mỗi ngày/lần, để tránh tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn hoạt động. Khi mua tất nên chọn loại tất được làm từ 70% chất liệu vải cotton, để dễ thấm hút mồ hôi hơn. - Xu hướng mang giày thời trang cao gót hiện nay đang rất được ưa chuộng và đặc biệt thịnh hành đối với các bạn trẻ. Tuy nhiên, điều này lại gây nên những bất lợi đối với đôibàn chân, để khắc phục tình hình bạn nên thường xuyên thay đổi độ cao của giày dép cao gót. Ví dụ như hôm nay mang giày đế cao, thì ngày mai nên mang giày đế thấp hơn. - Thường xuyên mát-xa chân mỗi ngày để giúp cho máu dễ lưu thông hơn. - Đôichân cũng chính là "chiếc gương" phản chiếu thể trạng sức khỏe của bạn như bệnh viêm khớp, tiểu đường, hệ thần kinh và tuần hoàn máu. - Không nên bỏ qua những triệu chứng đau chân, bởi những biểu hiện đau chân thường không phải là những biểu hiện bình thường. Khi xuất hiện những cảm giác đau đớn nơi bànchânbạn nên được thăm khám để có những kết luận chính xác. - Rửa chân thường xuyên mỗi ngày với xà bông và nước ấm. - Luôn giữ cho đôibànchân được khô ráo, nhất là đối với các ngón chân, để đề phòng các bệnh viêm nhiễm hay nấm móng chân. - Thoa kem dưỡng da lên chân mỗi ngày, đặc biệt là giữa các ngón chân. - Sẽ là bất thường nếu như móng chân của bạn trở nên dày hơn, có màu lạ hay có hiện tượng bong móng. Nếu thấy xuất hiện những biểu hiện trên, bạn cần nhanh chóng tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được điều trị kịp thời. - Loại bỏ những lớp da chết, dày cứng bằng đá bọt nơi vùng gót chân. - Tránh đi bộ với đôichân trần trên đoạn đường gồ ghề, sẽ gây nên những tổn thương cho đôi chân. Trái lại, việc đi chân trần trên cát lại đem lại nhiều ích lợi cho đôibànchân của bạn, nó có tác dụng như khi mát xa chân vậy. - Bệnh tiểu đường gây nên những tác động tiêu cực đối với đôibàn chân, căn bệnh này khiến chânbạn vừa thiếu sự nuôi dưỡng, vừa mất cảm giác, nhiều bệnh nhân tiểu đường phải cắt cụt cả bànchân hay cẳng chân do biến chứng nhiễm trùng, hoại tử. Vì thế bạn cần đặc biệt quan tâm đến việc chăm sóc đôichân khi mắc bệnh tiểu đường bằng cách: Luôn luôn đi giày (Nếu đi chân không, bạn có thể đạp lên mảnh chai, vật sắc nhọn mà không hay biết). Nên mang giày có đế vững vàng và độ đàn hồi tốt, vừa chân, tránh bó hẹp. Khi đi giày phải luôn có tất, luôn giữ vùng da bànchân sạch sẽ, phải quan tâm đến các vết chai (vùng da dày cộm) ở bàn chân, chăm sóc chu đáo các vết loét bàn chân, chăm sóc móng chân và tránh các trầy xước. - Chăm sóc chân khi hè đến: Bạn nên thường xuyên mát -xa chân trong những ngày hè để giúp cho đôibànchân luôn có được cảm giác thoải mái. Cách mát- xa chân không khó, chỉ đơn giản là bằng những bài tập kéo căng đôi chân. Bạn hãy thoa lên đôibàn tay một lớp kem dưỡng da mỏng hay một chút dầu thơm, nên chọn loại có chứa thành phần giúp máu nhanh chóng lưu thông như bạc hà, dầu thông, long não hay lá hương thảo. Bên cạnh đó, ngâm chân cũng là một cách rất tốt giúp mát-xa và dễ lưu thông máu. Khi ngâm chânbạn nên cho thêm một chút muối hay một ít nước cốt chanh vào nước ngâm chân có tác dụng làm mềm da gót chân. Hay cho 2 - 3 muỗng dầu oliu vào 1 lít nước mát, ngâm chân trong dung dịch đó khoảng 15 phút. . Đừng lãng quên đôi bàn chân Bạn luôn quan tâm tới việc chăm sóc làn da, mái tóc nhưng đôi khi lại lãng quên chăm sóc đôi bàn chân. Tuy nhiên,. ích lợi cho đôi bàn chân của bạn, nó có tác dụng như khi mát xa chân vậy. - Bệnh tiểu đường gây nên những tác động tiêu cực đối với đôi bàn chân, căn bệnh