Hoán dụ có quan hệ đến địa danh

5 339 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Hoán dụ có quan hệ đến địa danh

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Hoán dụ quan hệ đến địa danh Lê Trung Hoa “Hoán dụ là hiện tượng chuyển hoá về tên gọi – tên của một đối tượng này được dùng để gọi vật kia – dựa trên quy luật liên tưởng tiếp cận” [1, 52]. Nói một cách dễ hiểu hoán dụ là lấy tên sự vật này để gọi sự vật khác căn cứ vào sự gần nhau giữa chúng. Trong lĩnh vực địa danh, hoán dụ được sử dụng tương đối phổ biến. Chúng tôi thấy thể xếp hiện tượng này vào sáu kiểu sau đây. 1.Lấy tên bộ phận để chỉ toàn thể: Hoa Kỳ là một ngữ Hán Việt, nghĩa là “cờ bông”. Sở dĩ người ta lấy từ tổ này để miêu tả cờ nước Mỹ vì trên lá cờ 50 ngôi sao, tượng trưng cho 50 tiểu bang của nước Mỹ, giống những đoá hoa. Lấy đặc điểm của lá cờ một nước để chỉ nước ấy là một kiểu hoán dụ. 2.Lấy tên dân tộc để làm địa danh: Lào là tên của một dân tộc. Tên dân tộc này biến thành tên một quốc gia châu Á ở phía tây bắc nước ta. Paris vốn là tên của một dân tộc ngày xưa sống trên vùng lãnh thổ nay là thủ đô của nước Pháp. Vì thế, người Pháp lấy tên dân tộc này làm tên thủ đô của nước họ. Drai hoặc Jrai trong tiếng Gia Rai là “thác nước” [8] vì tổ tiên dân tộc này thường sinh sống cạnh các thác nước – để nước sinh hoạt – nên người ta lấy từ chỉ thác nước thành tên dân tộc (Gia Rai) rồi thành tên địa phương (tỉnh Gia Lai) [5]. Bà Nà cũng gọi là Ba Na [6] là tên dân tộc cư trú ở vùng này. Về sau, Bà Nà trở thành địa danh ở tỉnh Quảng Nam [4, 2007, 174]. 3. Lấy địa danh làm tên người: Phùng Khắc Khoan (1528 – 1613) được gọi là Trạng Bùng vì ông sinh ra và lớn lên tại làng Phùng Xá (tên nôm là làng Bùng), huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây (mới nhập vào thủ đô Hà Nội năm 2008). Người Việt gọi Nguyễn Đức Huyên (thế kỷ 18) – một thầy địa lý nổi tiếng – là ông Tả Ao vì ông sống tại làng Tả Ao, xã Xuân Giang, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Nguyễn Khuyến được gọi là Tam nguyên Yên Đổ vì ông đỗ đầu ba kỳ thi (hương, hội, đình) và sinh sống ở làng Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam trong một gia đình nho học lâu đời. Còn Nguyễn Khắc Hiếu và Nguyễn Đức Nhuận (1900 – 1968) là hai nhà thơ, nhà báo lấy hai địa danh ở quê hương mình ghép lại thành bút danh: Tản Đà là tên núi Tản (Viên), sông Đà (tỉnh HàTây) ghép lại. Còn Bút Trà là tên núi Bút, sông Trà (Quảng Ngãi) kết hợp mà thành. Ông Lâm Tấn Phác (1906 – 1969) lấy bút danh Đông Hồ, vốn là tên một trong mười thắng cảnh của tỉnh Hà Tiên xưa, nay thuộc tỉnh Kiên Giang, nơi chôn nhau cắt rốn của ông. Trương Khương Trình lấy bút danh Kiên Giang, tên một tỉnh ở Nam Bộ, nơi ông đã sinh ra và lớn lên. Nguyễn Thành Út (1919 – 2001) lấy nghệ danh là Út Trà Ôn, tức là ông lấy tên chính kết hợp với tên huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long, quê hương của ông. Nghệ danh Năm Sa Đéc cũng cách kết hợp tương tự. Riêng Tô Văn Tuấn (1914 – 1987) [9, 319] lấy bút danh là Bình Nguyên Lộc. Tên này là tên dịch và ghép lại: Quê ông ở tỉnh Đồng Nai, ông dịch Đồng là Bình Nguyên; Nai là Lộc. Sau cùng, Hoa Hạ, theo truyền thuyết, là tên nước Trung Quốc từ nhà Chu, do ban đầu tộc Hán (tộc đa số của Trung Hoa) tụ tập ở bờ sông Hạ Thuỷ, mà khu vực trung tâm của họ là chân núi Hoa Sơn (thuộc tỉnh Thiểm Tây). Vậy Hoa Hạ là do ghép hai chữ đầu của Hoa Sơn và Hạ Thuỷ, nơi xuất phát của dân tộc Hán. Rồi một nghệ sĩ Việt Nam lấy nghệ danh là Hoa Hạ, ý muốn nói mình vốn là người Việt gốc Hoa [4, 2005, 281]. Ngoài ra, vào buổi đầu thời kháng chiến chống Pháp, một số văn nghệ sĩ cách mạng muốn thể hiện ý chí quyết tâm giành độc lập cho dân tộc và đất nước, dùng những địa danh đã làm vẻ vang lịch sử để đặt thành tên gọi của mình, như Lưu Chi Lăng, Trần Bạch Đằng (theo lời ông, ban đầu ông tự đặt Trận Bạch Đằng, sau sửa thành Trần Bạch Đằng cho hợp với tên người) ,… 4. Lấy nơi xuất phát chỉ đối tượng: Sở dĩ người Trung Quốc gọi nước của người Nhật là Nhật Bản – nghĩa là “cái gốc của mặt trời” – vì nước này ở nơi mà người Trung Hoa thấy mặt trời mọc lên. Còn người Việt chúng ta gọi người Pháp là Tây vì họ đến từ phương Tây. Và chúng ta gọi người Hoa là người Tàu vì chủ yếu trước đây họ sang nước ta bằng tàu thuỷ, rồi từ tàu lên giao dịch người Việt. 5.Lấy địa danh làm tên sản phẩm: Làng Giai ở xã Minh Lăng, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, nổi tiếng là nơi sản xuất một loại gàu bền và chắc. Tên làng đã biến thành tên sản phẩm: gàu Giai, và dần dần trở thành danh từ chung: gàu giai [6, 428] để phân biệt với gàu sòng. Trong Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều (1741 – 1798) câu thơ nói về sự chết mòn chết héo của cung nữ vì thương nhớ gia đình, quê hương: -Giết nhau chẳng phải lưu cầu Giết nhau bằng cái ưu sầu, độc chưa! Lưu Cầu vốn là tên một quần đảo ở phía nam Nhật Bản, sản xuất được một thứ dao rất sắc và nổi tiếng, được người xưa dùng để hộ thân hoặc để đánh giặc. Vậy lưu cầu vốn là tên quần đảo, trở thành tên con dao, một sản phẩm được sản xuất ở quần đảo. Sau cùng là tắc ráng. Đây là một loại xuồng nhỏ, tốc độ cao hơn các loại thuyền ghe khác. Nguỵên năm 1957, ông Dương Văn Năm là người đầu tiên sản xuất loại thuyền này. Vì xuồng chạy nhanh, đoạt giải nhất trong nhiều cuộc đua ghe ở địa phương nên người Nam Bộ đã lấy tên nơi sản xuất để đặt tên cho chiếc xuồng này. Tắt Ráng là một địa danh ở thị xã Rạch Giá (tỉnh Kiên Giang), vốn chỉ một cái tắt (dòng nước để đi tắt cho ngắn lộ trình), hai bên bờ nhiều cỏ ráng (một loại cỏ cao độ hai mét, thường dùng làm chổi). Sở dĩ Tắt Ráng biến thành tắc ráng vì người Nam Bộ nói và viết lẫn lộn hai vần ăt và ăc [5]. 6.Lấy tên người làm tên đất: Đây là hiện tượng phổ biến nhất. Hàng trăm tên người biến thành tên đất vì sự gắn bó của người đó với địa phương mang tên của họ. Tên huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp cũng bắt nguồn từ tên người. Ông Đỗ Công Tường sống vào đầu thế kỷ 19, làm chức câu đương, tên thường gọi là Lãnh. Nên người đương thời thường gọi ông là Câu Lãnh. Ông công khai phá vùng này và nổi tiếng nhân hậu. Ông lấy đất của mình để lập chợ nên chợ mang tên Câu Lãnh. Dần dần tên chợ bị nói chệch thành Cao Lãnh, vì hai vần ao và âu quan hệ chuyển đổi: tậu (ruộng) – tạo (ruộng), đào (hát) – (cô) đầu, bảo (cử) – bầu (cử),… Bà Lê Thị Nữ là tu sĩ Phật giáo, sống vào thời kỳ trước thế kỷ 19. Người ta thường gọi bà là Thị Vãi. Bà tu ở một ngọn núi ở vùng Bà Rịa – Vũng Tàu. Sau người địa phương lấy tên gọi bà để gọi hòn núi nơi bà tu hành là Thị Vãi, bị nói và viết chệch thành Thị Vải [7, 14]. Còn giồng Ông Tố ở thành phố Hồ Chí Minh bắt nguồn thành tên gọi ông Trương Vĩnh Tố, một người công khẩn hoang ở vùng này. Mộ ông ở gần chợ Bình Trưng, phường Bình Trưng Tây, quận 2 [2]. Ở phường 6, quận 8, địa danh Ký Thủ Ôn. Đây vốn là tên họ một người Hoa, sinh quán ở Chợ Lớn, tham gia kháng chiến chống Pháp, sau năm 1954, ông được lệnh về giả vờ cộng tác với chế độ Ngô Đình Diệm, được chính quyền Sài Gòn cho làm đồn trưởng một cái đồn ở quận 8. Sau đó, ông bị quân Bình Xuyên giết chết năm 1955. Chính quyền Sài Gòn lấy tên ông đặt thành tên đồn nơi ông đóng giữ và về sau trở thành tên vùng [2]. Sau cùng là địa danh Ông Tạ. Ông tên thật là Trần Văn Bỉ (1918 – 1983), pháp danh Thích Thiện Thới, hiệu là Tạ Thủ (nghĩa là “cánh tay nâng đỡ người bệnh”) – nên người địa phương thường gọi là Ông Tạ – một danh y tại vùng này [2]. Xin nêu thêm một số địa danh tiêu biểu khác ở thành phố Hồ Chí Minh. Sở dĩ thành phố Sài Gòn mang tên Hồ Chí Minh vì ngày 5 tháng 6 năm 1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã từ nơi đây ra đi tìm đường cứu nước. Còn đường Bạch Đằng với đường Cường Để nhập lại vào năm 1980 và mang tên Tôn Đức Thắng vì đường này chạy qua xưởng Ba Son, nơi mà chàng công nhân ái quốc họ Tôn (1888 – 1980) đã làm việc ở đây và tham gia phong trào chống Pháp trong thời gian 1910 – 1919. Con đường bắt đầu từ cầu Công Lý đến đường Hoàng Văn Thụ mang tên Nguyễn Văn Trỗi vì tại chiếc cầu đầu đường này, người thanh niên yêu nước xứ Quảng (1940 – 1964) đã đặt mìn định ám sát Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Mac Namara, khi đi xe qua, ngày 9 – 5 – 1964, nhưng không thành và anh đã hi sinh. Như vậy, hoán dụ là một hiện tượng khá đa dạng, làm cho tiếng Việt ngày càng phong phú. Đi sâu vào hiện tượng này, chắc chắn chúng ta sẽ phát hiện được nhiều điều lý thú hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Đỗ Hữu Châu, 1962, Giáo trình Việt ngữ, tập 2, Từ hội học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 2.Lê Trung Hoa, 2003, Từ điển địa danh thành phố Sài Gòn – Hồ Chí Minh, Nxb Trẻ, tp. Hồ Chí Minh. 3.Lê Trung Hoa, 2006 Địa danh học Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 4.Lê Trung Hoa, 2005, Cửa sổ tri thức, tập 1, Nxb Trẻ, tp. Hồ Chí Minh. 2007, Cửa sổ tri thức, tập 2, Nxb Trẻ, tp. Hồ Chí Minh. 5.Lê Trung Hoa, Từ điển từ nguyên địa danh Việt Nam, bản thảo chưa xuất bản. 6.Nguyễn Như Ý (cb), 2004, Từ điển địa danh văn hoá và thắng cảnh Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 7.Quốc sử quán triều Nguyễn, 1959, Đại Nam nhất thống chí, tập thượng, Tu Trai Nguyễn Tạo dịch, Nha Văn hoá xb, Sài Gòn. 8.Rơmah Del, 1977, Từ điển Việt – Gia Rai, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 9.Thạch Phương – Lê Trung Hoa (cb), 2008, Từ điển Sài Gòn – thành phố Hồ Chí Minh, Nxb Trẻ tái bản. . Hoán dụ có quan hệ đến địa danh Lê Trung Hoa Hoán dụ là hiện tượng chuyển hoá về tên gọi – tên của một. cách dễ hiểu hoán dụ là lấy tên sự vật này để gọi sự vật khác căn cứ vào sự gần nhau giữa chúng. Trong lĩnh vực địa danh, hoán dụ được sử dụng tương đối

Ngày đăng: 20/10/2013, 10:11

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan