LẠNH-MỘT NGUYÊN NHÂNGÂYBỆNH THẦM LẶNG,NGUYHIỂMNHƯNGCHƯAÐƯỢCQUANTÂM ÐÚNG MỨC! Theo y học cổ truyền, lạnh (hàn) là một trong sáu tác nhân (Phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa) từ môi trường bên ngoài có thể gâybệnh cho con người. Lạnh có hai nguồn gốc : Lạnh do thời tiết và do hệ thống làm lạnhnhân tạo. Lạnh do thời tiết tự nhiên chắc ai cũng đã biết, còn vấn đề lạnhnhân tạo có lẽ phải bàn kỹ hơn. NHỮNG TÁC HẠI CỦA KHÔNG KHÍ LẠNH ÐẾN SỨC KHỎE Hiện nay, do điều kiện xã hội ngày được nâng cao, hầu hết các gia đình sống ở thành thị đều có tủ lạnh, nếu kinh tế khá hơn thường có thêm máy lạnh. Các cơ quan Nhà nước, những điểm vui chơi giải trí, siêu thị, khách sạn, nhà hàng . đa số cũng đều có máy lạnh. Khi chúng ta có sức khỏe tốt và chỉ ghé những nơi ấy trong thời gian ngắn để mua sắm, vui chơi hoặc ở một vài ngày thì không sao, nhưng nếu sinh hoạt và làm việc lâu dài trong môi trường máy lạnh thì phải biết cách đề phòng, nếu không sớm muộn cũng sẽ bị một số bệnh do lạnhgây ra. Sống và làm việc trong môi trường lạnh, lâu dần cái lạnh sẽ xâm nhập vào cơ thể, gây tác hại đến sức khỏe chung và tác động đến hầu hết các cơ quan trong cơ thể. Lạnh ảnh hưởng rất rõ đến hệ cơ xương khớp, gây ra nhữngbệnh lý phổ biến như đau nhức các khớp, đau cột sống (đau cổ, đau lưng, thắt lưng .). Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gây ra những triệu chứng như đau bụng, sình bụng, sôi bụng, ăn uống khó tiêu, về sau có thể gâybệnh cho dạ dày, ruột già (tiêu chảy mạn tính) . Gây ra rất nhiều bệnh lý cho hệ hô hấp như viêm xoang, viêm họng mãn tính, viêm phế quản, viêm phổi, hen phế quản . Lạnh có thể làm những cơn đau nhức trở nên nặng và kéo dài hơn . CÁCH PHÒNG NGỪA Ðối với lạnh do thời tiết, chúng ta có thể phòng ngừa được một phần bằng cách mặc áo ấm hay sưởi ấm. Sự thay đổi đột ngột về môi trường không thường xuyên xảy ra hoặc chỉ xảy ra vài lần trong ngày do phải đi ra ngoài trời. Ngoài ra lạnh tự nhiên đến và đi theo mùa (ở những quốc gia có mùa lạnh kéo dài nhiều tháng hay liên tục cả năm, người dân đã thích nghi với thời tiết này). Ðến những tháng mùa xuân, hạ, thu, khí hậu ấm áp dễ chịu sẽ giúp cơ thể quân bình lại với sự mất mát năng lượng trong mùa đông rét buốt. Ðối với khí hậu lạnh tự nhiên, chúng ta cần giữ ấm cơ thể, ăn uống những thức ăn ấm nóng thích hợp và tránh bị nhiễm lạnh khi ra ngoài trời. Lạnhnhân tạo theo chúng tôi mới thật đáng sợ. Ai từng làm việc trong những nơi có máy lạnh và đã bị bệnh rồi mới thấy hết tác hại của nó. Các khu nhà có máy lạnh thường phải đóng cửa bít bùng, sự thông khí do máy lạnh không đủ nên rất ngột ngạt. Không khí do máy lạnh tạo ra thường mất đi hầu hết các ion âm có lợi cho sức khỏe. Lẽ ra trong môi trường làm việc căng thẳng, não cần được cung cấp một lượng oxy và các ion âm nhiều hơn, thì ngược lại nó phải hoạt động trong môi trường thiếu khí, đó là chưa kể những sóng điện từ có hại phát ra từ các máy móc, dụng cụ hiện đại trong văn phòng làm việc. Vì vậy sau một ngày làm việc trong phòng máy lạnh, thường chúng ta cảm thấy rất mệt so với một ngày lao động ngoài trời. Không khí do máy lạnh tạo ra là một tác nhânlạnh và khô. Ðông y gọi là "hàn táo", hít vào sẽ tác động đến hệ hô hấp gây viêm họng mạn tính rất khó điều trị. Khi khí lạnh được hít vào phổi, nó không chỉ gâynhững tác động ở hệ hô hấp mà còn có thể gâybệnh cho toàn cơ thể. Không khí trong phòng còn tùy thuộc vào hướng quét của máy lạnh, nếu người nào ngồi đúng vào luồng khí lạnh này, chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng bất lợi về xương khớp, đặc biệt là bệnh lý cột sống cổ, rồi sau đó không lâu sẽ xuất hiện những rối loạn ở các cơ quan khác. Làm việc trong phòng lạnh liên tục đã không có lợi, lại còn phải đi ra, đi vào nhiều lần do yêu cầu công tác; Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột từ lạnh ra nóng rồi lại vào lạnh, diễn ra liên tục nhiều lần trong ngày sẽ sinh ta vô số tác hại không lường hết được, do cơ thể phải xáo trộn liên tục để điều chỉnh cho thích nghi với môi trường. Chúng tôi đã gặp nhiều bệnhnhân bị các chứng bệnh do lạnh, điều trị mãi không thuyên giảm, cuối cùng phải xin chuyển công tác đến một phòng không có máy lạnh thì bệnh bớt ngay. Hiện nay hầu hết các bệnh viện đều có khu dịch vụ với những phòng bệnh sang trọng trang bị máy lạnh. Bệnhnhân vào đó phải trả tiền nhiều nên có khuynh hướng "xài cho đã", vì vậy thường để máy lạnh ở chế độ cao và cho chạy suốt ngày mà không biết rằng như vậy sẽ có hại cho sức khỏe. Ðặc biệt, chúng tôi đã từng chứng kiến những khu dịch vụ dành cho bệnhnhân nhi, có những trẻ mới chỉ vài tháng hoặc vài năm tuổi, bị các bệnh về đường hô hấp, ho hen suốt ngày, do nằm trong phòng dịch vụ với độ lạnh rất cao nên làm bệnh trở nặng và khó trị hơn. Hoặc những phụ nữ sau sinh nằm phòng dịch vụ gắn máy lạnh chạy suốt ngày đêm, điều ấy theo y học phương Ðông là không thể chấp nhận. Sản phụ sẽ dễ bị nhữngbệnh lý do lạnhgây ra về sau. Chuyện ăn uống cũng vậy, do ảnh hưởng của cuộc sống công nghiệp, ngày càng có nhiều người thích dùng những thức ăn nhanh chứa trong tủ lạnhchưa kịp hâm nóng, rồi uống nước đá lạnh liên tục . Những thức ăn, đồ uống này cũng là những "tác nhân lạnh" gây bệnh, đặc biệt là đối với hệ tiêu hóa. Muốn tránh bị "nhiễm lạnh" nhân tạo, chúng ta phải thận trọng cân nhắc khi sử dụng máy lạnh. Nếu thấy có những biểu hiện bệnh lý do lạnh, cần tránh xa ngay. Nếu không thể tránh được, phải mặc ấm khi làm việc trong phòng lạnh. Tuy nhiên mặc ấm cũng chỉ giải quyết được một phần vì thực ra chúng ta đã phải hít thở không khí lạnh ấy vào cơ thể. Tuy nhiên lạnh cũng như nhữngnguyênnhân khác - có thể gâybệnh cho người này nhưng lại tạo cảm giác dễ chịu cho người khác. Chẳng hạn những người có tạng nhiệt (luôn luôn cảm thấy nóng) có thể sống và làm việc thoải mái trong môi trường lạnh tự nhiên hay nhân tạo mà không bị ảnh hưởng nào, hoặc nhiều năm sau mới phát bệnh. KẾT LUẬN Tóm lại, lạnh là nguyênnhângây ra nhiều chứng bệnh, khi phải làm việc trong môi trường lạnh hay có thói quen sử dụng máy lạnh, chúng ta cần đặc biệt lưu ý những tác hại của nó. Ở phòng cấp cứu hay những khu điều trị theo yêu cầu (khu dịch vụ), bác sĩ điều trị cũng nên cân nhắc dạng bệnh nào nên nằm phòng máy lạnh, dạng bệnh nào không nên sử dụng. Lãnh đạo các cơ quan, doanh nghiệp khi nghe nhân viên cho biết không thể làm việc trong phòng máy lạnh vì lý do sức khỏe, nên thông cảm và cố gắng bố trí cho họ nơi làm việc thích hợp hơn vì đó là một yêu cầu chính đáng. . LẠNH - MỘT NGUY N NHÂN GÂY BỆNH THẦM LẶNG, NGUY HIỂM NHƯNG CHƯA ÐƯỢC QUAN TÂM ÐÚNG MỨC! Theo y học cổ truyền, lạnh (hàn) là một trong sáu tác nhân. trường lạnh tự nhiên hay nhân tạo mà không bị ảnh hưởng nào, hoặc nhiều năm sau mới phát bệnh. KẾT LUẬN Tóm lại, lạnh là nguy n nhân gây ra nhiều chứng bệnh,