tài liệu giáo dcuj bảo vệ môi trường

12 1.4K 16
tài liệu giáo dcuj bảo vệ môi trường

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TÀI KIỆU GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BÀI 1: MỘT SỐ NHẬN THỨC CHUNG VỀ MÔI TRƯỜNG, Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNGVÀ GIÁO GIỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ở bài này chúng ta cần nắm được: 1. Môi trường là gì? 2. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường?(môi trường: đất, nước, không khí) 3. Tác hại của môi trường đối với con người? 4. Những thách thức mt trên thế giới? 5. Hiện trạng môi trường ở VN? 6. Liên hệ vấn đề môi trườngtrường Mầm non? 7. Biện pháp xử lý môi trường và cách khắc phục? NỘI DUNG: 1. Môi trườngbao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại ,phát triển của con người và sinh vật. 2. Nguyên nhân gây ô nhiễm mt: đất, không khí, nước, a. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất: - Do tác nhân sinh học như: trực khuẩn lị, thương hàn, các loại kí sinh trùng (giun, sán) do đổ chất thải mất vệ sinh, do sử dụng phân bắc tươi bón trực tiếp cho đất. - Do tác nhân hóa học gây ra khi sử dụng thuốc trừ sâu, diệt cỏ và các chất kích thích sinh trưởng. - Do tác nhân vậy lí như nhiệt độ, chất phóng xạ làm ảnh hưởng đến sự phân hủy chất thải của sinh vật trong công nghiệp; nông nghiệp và trong sinh hoạt của con người. b. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí: - Do các hiện tượng thiên nhiên gây ra: đất đai sạc lở, đất trồng bị mưa giáo bào mòn, gió thổi tung, núi lửa, nước biển bốc hơi cùng song biển tung bọt mang theo bụi muối biển lan truyền vào không khí. - Do các ống khói của các nhà máy trong quá trình công nghệ sản xuất bốc hơi, rò rỉ thất thoát qua dây chuyền sản xuất. - Do các phương tiện giao thông vận tải sinh ra: ô tô, xe máy, máy bay. - Do sinh hoạt của con người: bếp đun, lò sưởi. c. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước: - Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: do mưa, tuyết ta, gió bão, lũ lụt… đưa vào môi trường nước chất thải bẩn, các vi sinh vật và vi sinh vật có hại kể cả xác chết của chúng. - Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: do quá trình thải các chất độc hại trong sinh hoạt, trong công nghiệp, nông nghiệp, giao thông…. Vào môi trường nước.  Tóm lai: ô nhiễm môt trường là kết quả cảu 3 yếu tố cơ bản: + Quy mô dân số tăng. (yếu tố quan trọng nhất) + Mức tiêu thụ tính theo đầu người tăng + Tác động của con người vào môi trường 3. Tác hại của ô nhiễm môi trường đối với con người: - Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, con người sống chung với mọi loại ô nhiễm. - Bệnh tật phát sinh do ô nhiễm mt ngày càng tăng. 4. Những thách thức môi trường trên thế giới: - Khí hậu toàn cầu biến đổi, thời tiết thay đổi, tần xuất thiên tai như gió, bão, động đất, núi lửa, hỏa hoạn, lũ lụt ngày càng tăng. - Sự suy giảm tầng ô zôn làm cho trái đất nóng dần lên. - Suy thoái các nguồn tài nguyên: + Tài nguyên đất: diện tích đất tự nhiên dần dần bị thu hẹp(do dân số tăng nhanh nên nhu cầu ở ngày càng cao), hang năm có khoảng 25 tỷ tấn đất bị cuốn trôi ra song ngòi và biển cả. + Tài nguyên rừng: sự tàn phá rừng đang diễn ra ở mức độ cao, hiện nay không còn những cánh rừng nguyên sinh ở quốc gia ta nữa nên bão lũ tăng lên, + Sự suy giảm nước ngọt ngày càng nghiêm trọng gây ra tình trạng thiếu nước ngọt, sự xâm nhập nước mặn đối với khu vực ven biển. - Suy giảm đa dạng sinh học:nhân loại đang phải đối mặt với sự tuyệt chủng của 1 số loại sinh vật. nguyên nhân chính là do mất nơi sinh sống do chặt phá rừng, săn bắn quá mức, ô nhiễm đất, nước, không khí và sự du nhập nhiều loài sinh vật lạ. - Ô nhiễm môi trường trong 1 quy mô rộng: như ở các nhà máy, xí nghiệp, khu du lịch…. - Và bên cạnh đó, sự gia tăng dân số dẫn đến chất lượng cuộc sống càng khó khăn…. 5. Hiện trạng môi trường ở VN: - Sự biến đổi về khí hậu và tầng xuất thiên tai gia tăng: hiện tượng mưa axit đã xuất hiện ở 1 số địa phương ở nước ta như: Lào cai, Cần Thơ, Cà Mau; tầng ô zôn cũng bị suy giảm. - Sự suy thoái tài nguyên rừng: rừng bị tàn phá mạnh mẽ. - Diện tích đất nông nghiệp giảm, chất lượng đất cũng giảm dần. - Đa dạng sinh học suy giảm nghiêm trọng. - Tài nguyên khoáng sản, sinh vật, các hệ sinh thái đang suy giảm và đang bị cạn kiệt. - Sự suy thoái môi trường nước: hiện nay vẫn xảy ra tình trạng thiếu nước do lượng mưa phân phối không đều theo thời gian và địa hình. Hầu hết là các sông ngòi và nguồn nước ngầm bị ô nhiễm bởi các dưỡng chất hỗn hợp do các nguồn nước thải từ trên xuống điển hình ở các thành phố lớn như: TP. HCM, Nam Định, Hải Phòng, Hà Nội… - Môi trường đô thị và khu công nghiệp ô nhiễm: Mật độ dân số đông, chất thải sinh hoạt công nghiệp, bệnh viện….quá nhiều, không thu gom, xử lý đúng quy trình. 6. Liên hệ vấn đề môi trường của trường Mầm Non: - Ở trường chưa có nước uống hợp vệ sinh. - Chưa có tường rào nên trâu bò vào trường và thải phân trên sân trường làm ảnh hưởng đến trẻ. - Những lớp điểm lẻ gần dân nên cũng bị ảnh hưởng bởi những chất thải mà người dân thải ra. - Ô nhiễm đất, nước do chất thải của trường Mầm Non. - Ô nhiễm không khí : ở nhiều nơi còn thiếu sự thong thoáng phòng học - Ô nhiễm tiếng ồn: vì nhiều trẻ nói và nói to. - Ô nhiễm ánh sáng: thiếu ánh sáng, sử dụng ánh sáng không phù hợp. 7. Biện pháp xử lý môi trường và cách khắc phục: - Tùy vào nguyên nhân gây ô nhiễm để khắc phục. - Có những giải pháp tức thời để bảo vệ môi trường như: + Sử dụng hợp lý và tiết kiệm các tài nguyên, nguyên vật liệu: tắt điện, quạt khi đi ra khỏi phòng, sử dụng nước vừa phải,…. + Tái sử dụng: cái gì chúng ta tận dụng được thì chúng ta sử dụng lại + Tái chế: làm các đồ cùng đồ chơi từ các nguyên vật liệu phế thải…. - Có ý thức tham gia hoạt động giữ gìn vệ sinh chung và riêng như: + Sắp xếp đồ dùng, đồ chơi trong lớp và ngoài trời gọn gàng, ngăn nắp. + Đi vệ sinh và vức rác đúng nơi quy định. + Quét dọn lớp học, sân trường, khai thông, cống rãnh,… thu gom và phân loại rác thải. + Trồng cây, chăm sóc cây xanh và chăm sóc các con vật. BÀI 2: MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP GDBV MT VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA GV NHẰM THỰC HIỆN CÔNG TÁC GDBVMT TRONG TRƯỜNG MN Ở bài này chúng ta cần nắm: 1. Giáo dục bảo vệ môi trường. 2. Xây dựng mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường 3. Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường 4. Phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ MN. 5. Các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường trong trường lớp MN. NỘI DUNG: 1. Giáo dục bảo vệ môi trường phải được bắt đầu từ lứa tuổi MN vì cũng lúc này hàm chứa ý nghĩa nhân văn sâu sắc giúp trẻ phát triển. 2. Mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường: • Đối với trẻ: + Cung cấp cho trẻ những hiểu biết ban đầu về môi trường tự nhiên – xã hội, mối quan hệ giữa con người và môi trường. + Hình thành cho trẻ những thói quen, hành động đúng đắn với môi trường: vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp học, nhà ở gọn gàng, ngăn nắp;tiết kiệm, chia sẽ hợp tác với bạn bè và những người xung quanh; tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường ; Có phản ứng với hành vi làm bẩn môi trường , phá hại môi trường: vức rác bừa bãi, bẻ cành cây, dẫm lên cỏ… + Trẻ có thái độ phù hợp với môi trường: yêu quí gần gũi thiên nhiên, có ý thữ giữ gìn và bảo vệ những phong cảnh địa danh nổi tiếng của quê hương; quan tâm và tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường. • Đối với giáo viên: + Cung cấp những hiểu biết về môi trường, những vấn đề BVMT cho tập thể GV trong nhà trường. + Xây dựng thói quen, hành vi hành động phù hợp với môi trường. + Có Thái độ tích cực với mt, đấu tranh với những biểu hiện làm ô nhiễm môi trường. 3. Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường: - Con người và môi trường sống: + Hiểu biết về môi trường xung quanh: phân biệt môi trường sạch và môi trường bẩn; nguyên nhân làm cho môi trường bẩn; nguyên nhân làm cho môi trường sạch; + Quan tâm bảo vệ môi trường: tiết kiệm trong sinh hoạt (điện, nước, giữ gìn vệ sinh môi trường); tham gia vệ sinh môi trường (không vứt rác bừa bãi, tham gia vệ sinh lau chùi, sắp xếp đồ dùng đồ chơi…); yêu quí thiên nhiên(không bẻ cây, không bắt động vật, biết tác hại của chặt cây phá rừng, giết các loài thú quí hiếm….) - Con người với động, thực vật: tìm hiểu mối quan hệ giữa con người với động, thực vật; chăm sóc bảo vệ cây cối và các con vật: tham gia trồng cây, bắt sâu, cho các con vật nuôi ăn… - Con người với thiên nhiên: nắng, gió, mưa, bão lũ, …ta biết được lợi ích và biện pháp phòng tránh. - Con người với tài nguyên: đất, nước, không khí và các danh lam thắng cảnh…ta biết được các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, và biện pháp bảo vệ danh lam thắng cảnh của quê hương. 4. Phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ MN: - Phương pháp dùng lời: ta có thể kể chuyện, đàm thoại, câu hỏi, câu đố, đọc thơ liên quan đến nội dung bảo vệ môi trường, đàm thoại với trẻ về 1 câu chuyện gì đó mà đã chuẩn bị trước, đặt ra những câu hỏi mở để trẻ nói lên những suy nghĩ của mình. - Phương pháp thực hành – trãi nghiệm: + phương pháp dùng trò chơi cho các hoạt động đặc biệt là các hoạt động có nội dung tích hợp. +phương pháp giải quyết các tình huống có vấn đề là đưa ra tình huống cụ thể, tình huống có thể được xuất hiện tự nhiên hoặc tình huống được tạo ra. Đây là 1 trong những phương pháp chủ đạo trong trường MN - Phương pháp trực quan – minh họa: phương pháp này có thể quan sát vật thật, tranh vẽ, hoạt động của người lớn giúp trẻ có thái độ và biện pháp phù hợp với môi trường , với các con vật và cây cối; trẻ tham gia thí nghiệm: phân tích mối quan hệ giữa cây – nước, cây – nắng, cây - gió,cây - đất… phương pháp này rất có hiệu quả - Phương pháp dùng tình cảm khích lệ: tuyên dương , khích lệ trẻ kịp thời khi trẻ có thái độ và hành vi bảo vệ môi trường, đồng thời nhắc nhở nhẹ nhàng những hành vi chưa có lợi cho môi trường . phương pháp này có thể dùng mọi lúc mọi nơi. - Tấm gương của người lớn về thái độ, hành vi bảo vệ môi trường: tấm gương của cô lao công quét dọc trên sân trường, các lối đi, những tấm gương trẻ chăm sóc cây cảnh, hoa lá…  Tất cả các nhóm phương pháp này bổ trợ cho nhau nên ta sử dụng kết hợp lồng các phương pháp vào với nhau. 5. Các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường trong trường lớp MN: - Cơ sở vật chất: làm sao phải đảm bảo, có phù hợp với trẻ (có nhà vệ sinh, nhà cầu có thể dội nước hoặc dùng bằng tro, nước thải được thải ra cống rảnh…), vệ sinh trường lớp theo định kỳ, đồ dùng trong lớp sạch sẽ, sắp xếp gọn gàng…. - Lập kế hoạch giáo dục bảo vệ môi trường. Việc này rất là quan trọng , nó thể hiện ở giáo dục kế hoạch năm học trong nhà trường. - Thiết kế các hoạt động : vui chơi, học tập, hoạt động ngoài trời, dạo chơi… phải có nội dung bảo vệ môi trường , có đầy đủ cơ sở vật chất. - Cập nhật các vấn đề bảo vệ môi trường đối với giáo viên, cơ sở vật chất, cập nhật các kiến thức về môi trường , bảo vệ môi trường. - Phối hợp với phụ huynh về kiến thức bảo vệ môi trường: tuyên truyền cho gia đình và cộng đồng các nội dung giáo dục bảo vệ môi trường… • Nhiệm vụ của giáo viên: vệ sinh trường lớp sạch sẽ, xây dựng môi trường sạch đẹp. tích cực làm đồ chơi từ các nguyên vật liệu thiên nhiên. BÀI 3: HƯỚNG DẪN TÍCH HỢP ND GDBVMT TRONG QUÁ TRÌNH CHĂM SÓC – GD TRẺ. ở bài này cần nắm được: 1. Mục tiêu việc tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ: - Khi đưa kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường vào thì nguyên tắc tích hợp( có phù hợp với độ tuổi trẻ hay không, phù hợp với nội dung bài dạy…) - Biết tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào các chủ đề. - Tích hợp vào các thời điểm trong 1 ngày như thế nào . biết tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường thông qua chế độ sinh hoạt của trẻ trong 1 ngày ở trường MN. 2. Nguyên tắc đưa nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào các hoạt động chăm sóc – giáo dục: - Nội dung giáo dục bảo vệ môi trườngmối liên quan với nội dung, chăm sóc sức khỏe. - Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường đưa vào hoạt động có hệ thống phù hợp với trẻ, không trùng lặp, không gây ảnh hưởng đến HĐ chính của trẻ. - Những hiện trạng môi trườnggiáo viên đưa ra phải gần gũi, không xa lạ với trẻ, cô có thể nêu ở trường hoặc ở địa phương thật cụ thể. 3. Tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào trong các chủ đề: Tên chủ đề:……………. Nội dung: Chọn 3 nội dung giáo dục bảo vệ môi trường Hoạt động: Các hoạt động để thực hiện được các nội dung CHỦ ĐỀ: BÉ VÀ GIA ĐÌNH NỘI DUNG: 1. Nhận biết về môi trường gia đình: - Phòng ở, nhà vệ sinh, sân vườn, nguồn nước, các đồ dùng - Sự sắp đặt các đồ dùng trong gia đình. 2. Hiểu biết về môi trường 3. Quan tâm bảo vệ mt: HOẠT ĐỘNG: Cho trẻ quan sát tranh, ảnh về môi trường trong các gia đình., kể chuyện về gia đình bé Quan sát thực tế hoặc tranh , nhận xét về sự khác nhau giữa mt sạch và môi trường bẩn. tô màu tranh có môi trường sạch, môi trường bẩn theo yêu cầu Xem tranh, đàm thoại về môi trường .nhân gây ô nhiễm môi trường, nhận xét hành vi đúng sai đối với môi trường. Xem tranh ảnh về môi trường trong GĐ. Nhận biết đồ dùng khi đi ra nắng, mưa; trò chuyện về tác hại của ô nhiễm môi trường, nếu không biết phòng tránh sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe; vẽ , tô màu các đồ dùng khi đi trời mưa, trời nắng…. Cô và trẻ cùng làm đồ chơi từ các nguyên vật liệu phế thải, xây dựng lịch vệ sinh lớp… Tổ chức buổi lao động : quét sân trường, tưới cây, nhổ cỏ….quan sát quá trình trẻ chơi, chơi xong thu dọn đồ chơi và nhận xét nêu gương tốt…. CHỦ ĐỀ : TRƯỜNG MẦM NON. NỘI DUNG: 1. Phân biệt môi trường sạch và môi trường bẩn: Môi trường sạch: ngăn nắp, đầy đủ ánh sáng, không có bụi, khói, mùi hôi, ẩm mốc, tiếng ồn,có nhiều cây xanh Môi trường bị ô nhiểm: bụi bẩn, rác, nước thải, tiếng ồn. 2. Tiết kiệm trong sử dụng điện, nước, đồ dùng, nguyên vật liệu, sử dụng lại…. HOẠT ĐỘNG: Quan sát, thảo luận về môi trường của lớp, ngoài sân trường. Sắp xếp và dọn dẹp lớp học (lau, dọn đồ dùng, đồ chơi, phân biệt nước sạch, nước bẩn.) Tìm hiểu về tiếng ồn ở lớp(khi tất cả đều nói to ảnh hưởng đến các bạn và cô giáo) Xây dựng nội quy của lớp học – đối với trẻ 5 tuổi ( quy định về ngày làm vệ sinh & giữ gìn đồ dùng đồ chơi của lớp học, quy định chỗ cất đồ dùng đồ chơi, nơi bỏ rác, trực nhật, quy định về sử dụng đồ dùng đồ chơi của lớp. Làm các biển hiệu quy định trong lớp các góc, nơi để các sọt rác để phân loại rác, nói nhỏ, sử dựng điện nước tiết kiệm… Làm đồ chơi từ các nguyên vật liệu thiên nhiên, rẻ tiền. Vận động phụ huynh mang những vỏ hộp, sách, báo cũ đến lớp cho trẻ học, chơi…. Trao đổi với phụ huynh về những quy định ở lớp và tiếp tục thực hiện những quy định đó ở nhà. CHỦ ĐỀ: MỘT SỐ NGHỀ. NỘI DUNG: 1 số hoạt động của con người có ích cho môi trường, làm tổn hại đến môi trường , nghề trồng rừng, kiểm lâm/ bảo vệ rừng, cứu hộ động vật, công nhân môi trường: chăm sóc thiên nhiên, thu dọn rác/ săn bắn thú quý hiếm. Ô nhiễm môi trường ở địa phương (nếu có nghề) HOẠT ĐỘNG: Thảo luận về 1 số hoạt động bảo vệ môi trường/ tổn hại đến môi trường. Làm sách, tranh về các hoạt động bảo vệ môi trường Tham quan nơi sản xuất & môi trường xung quanh nơi sản xuất, tham quan công viên. Tranh ảnh nghề ở địa phương có lợi cho môi trường / có hại cho môi trường. CHỦ ĐỀ: TẾT & MÙA XUÂN. NỘI DUNG: 1. Phong tục tập quán tốt trong dịp tết: dọn dẹp HOẠT ĐỘNG: Tham quan và thảo luận về môi trường trong dịp tết (ở làng xóm/ ở nơi công cộng, nơi vui nhà cửa, làng xóm, trồng cây nhân dịp đầu xuân 2. Ô nhiễm môi trường trong dịp tết: mùa xuân là mùa lễ hội, nơi đông người – ô nhiểm tiếng ồn, xả rác bừa bãi. 3. Thức ăn trong ngày tết (bánh, kẹo, thức ăn nhiều và đa dạng, không được bỏ phí thức ăn) chơi) Tham gia trang trí trường lớp, chuẩn bị liên hoan ở lớp và ở trường. Tham gia trồng cây / chăm sóc cây. Vức rác đúng nơi quy định, ra đường phải đeo khẩu trang Thảo luận về các loại thức ăn và tiết kiệm thức ăn trong dịp tết. CHỦ ĐỀ: QUÊ HƯƠNG – ĐẤT NƯỚC. NỘI DUNG: 1. Môi trường sống, gia đình, làng xóm: 2. Nhận biết về danh lam thắng cảnh. HOẠT ĐỘNG: - Hoạt động trong giờ học làm quen môi trường xung quanh. + Cho trẻ Tìm hiểu qua tranh ảnh. + Giáo dục âm nhạc:bài hát “Bé quét nhà” - Ngoài giờ: trò chuyện với trẻ. CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG TIỂU HỌC NỘI DUNG: 1. Giúp trẻ làm quen với trường tiểu học 2. Làm quen đồ dùng học tập 3. Giữ gìn đồ dùng HOẠT ĐỘNG: - MTXQ: Trò chuyện với trẻ về trường tiểu học. - GD ÂN: em yêu trường em - HĐNT: cho trẻ xem tranh ảnh về hoạt động của trường tiểu học (vào buổi chiều) CHỦ ĐỀ: PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG. NỘI DUNG: 1. Mô trường bị ô nhiễm do giao thông 2. Biện pháp tránh ô nhiễm 3. Thực hiện luật an toàn giao thông HOẠT ĐỘNG: - Làm đồ dùng đồ chơi, phương tiện giao thông . - Hoạt động ngoài giờ:Trò chuyện trong giờ đón trẻ. CHỦ ĐỀ: ĐỘNG VẬT. NỘI DUNG: 1. Quan hệ con người với động vật HOẠT ĐỘNG: - MTXQ: Một số con vật nuôi. - GD ÂN: gà trống, mèo con và cún con 2. Ích lợi đối với con người 3. Chăm sóc và bảo vệ - Tạo hình: vẽ con gà - Hoạt động ngoài giờ: Trò chơi: mèo đuổi chuột - Nên giáo dục trẻ không đùa ngịch với con vật nuôi, tham quan trại chăn nuôi. CHỦ ĐỀ: THỰC VẬT. NỘI DUNG: 1. Quan hệ con người với thực vật 2. Ích lợi đối với con người 3. Chăm sóc và bảo vệ HOẠT ĐỘNG: - Hoạt động chung: nhận biết 1 số loại rau - Hoạt động ngoài trời: tham quan vườn rau ăn quả - Thực hành trãi nghiệm: gieo hạt 4. Đưa nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào các thời điểm trong 1 ngày ở trường Mầm Non: - Đón trẻ - chơi tự do: Giáo viên đến sớm mở cửa thông thoáng,; giáo viên quan sát nhắc nhở trẻ cất đồ dùng cá nhân vào nơi quy định 1 cách ngay ngắn, gọn gàng, bỏ rác đúng nơi quy định. - Trò chuyện sáng: Cô và trẻ tọa đàm. ví dụ: nhiều phương tiện giao thông cần động cơ để hoạt động, do vậy khi ô tô, xe máy, xe đạp máy chạy trên đường thường xả ra khí thải/ khói – không khí bị ô nhiễm, con người đi đường phải đeo khẩu trang. - Hoạt động học: + Tiết kiệm trong sử dụng các nguyên vật liệu (sử dụng giấy cả 2 mặt, sử dụng lại, sử dụng vừa đủ hồ dán….) + Tránh gây tiếng ồn (không nói to, không kéo lê bàn, ghế trên sàn nhà tránh gây tiếng ồn và làm cho ghế, bàn chóng hỏng) + Cất đồ dùng đồ chơi gọn gàng. - Hoạt động ngoài trời : dạo chơi ở sân trường. VD: quan sát, đàm thoại với trẻ về chất thải của các phương tiện, khi ô tô, xe máy chạy trên đường đều gì gây ô nhiễm môi trường? (khí thải, khói,xa chạy làm bụi bay lên, tiếng còi của các phương tiện giao thông) Vì sao? Quan sát và nhận xét sân trường hôm nay sạch hay bẩn? Vì sao? Mỗi bạn cần làm gì để sân trường sạch (khi đó cô giáo có thể nói : bây giờ cô cùng các cháu nhặt rác bỏ vào sọt rác nào!) - Vệ sinh trước khi vào lớp + Trước khi trẻ rửa tay vào lớp và sau khi dạo chơi, giáo viên hỏi trẻ cách làm thế nào để tiết kiệm nước (vặn vòi nước vừa phải, rửa xong vặn chặt vòi nước. rửa gọn gang không làm nước vung bẩn ra ngoài máng nước). [...]... trả trẻ: Kết luận: Để giúp trẻ có kiến thức và kỹ năng thực hành bảo vệ môi trường phù hợp vói trẻ, đều quan trọng là giáo viên phải luôn gương mẫu, có ý thức nhắc nhở & hướng dẫn trẻ kiên trì thực hiện những việc làm hang ngày có ý nghĩa bảo vệ môi trường BÀI 4: THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC – GIÁO DỤC CÓ TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG B1 Xác định mục đích – yêu cầu của bài - Kiến thức - Kỹ năng... Kỹ năng - Thái độ B2 Thiết kế hoạt động (kể chuyện, khám phá, tạo hình, âm nhạc, vui chơi, lao động, vệ sinh… ) B3 Sắp xếp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào trong các hoạt động phù hợp, có tác dụng giáo dục Nguyên tắc đưa nội dung GDBVMT vào các hoạt động CS,GD trẻ • Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, gần gũi và phù hợp với khả năng của trẻ • Tích hợp nội dung GDBVMT phù hợp và tự nhiên trong... thể hàng ngày để GD trẻ BVMT  Kết luận: Để giúp trẻ có nhưng kiến thức và kỹ năng thực hành bảo vệ môi trường phù hợp với khả năng của trẻ, điều quan trọng, giáo viên phải luôn gương mẫu cho trẻ làm theo, luôn có ý thức hướng dẫn và nhắc nhở trẻ kiên trì thực hiện những việc làm hàng ngày có ý nghĩa bảo vệ môi trường ... nước vừa đủ để uống Hoạt động chiều: + Trang trí phòng nhóm ( từ những vật liệu phế thải thu gom được….) + Trò chuyện về ích lợi của việc sử dụng các vật liệu phế thải đẻ làm đồ dùng đồ chơi lại bảo vệ môi trường + Sắp xếp gọn gàng các dụng cụ & nguyên vật liệu sau khi làm Lao động: + Cho trẻ nhặt lá cây hoặc rác trong sân trường + Tưới cây, chăm sóc cây, xới đất, bón phân cho cây Sản phẩm của người . TRONG TRƯỜNG MN Ở bài này chúng ta cần nắm: 1. Giáo dục bảo vệ môi trường. 2. Xây dựng mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường 3. Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường. Phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ MN. 5. Các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường trong trường lớp MN. NỘI DUNG: 1. Giáo dục bảo vệ môi trường

Ngày đăng: 20/10/2013, 01:11

Hình ảnh liên quan

- Tạo hình: vẽ con gà - tài liệu giáo dcuj bảo vệ môi trường

o.

hình: vẽ con gà Xem tại trang 10 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan